Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bánh kẹo Hải Hà

Lời mở đầu 1

Phần I: Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 3

I. Vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1. Chi phí sản xuất 3

1.1. Khái niệm: 3

1.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 3

1.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4

1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: 4

1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 5

1.3.3. Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6

1.3.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 6

1.4. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 7

1.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 7

1.4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 7

2. Giá thành sản phẩm 8

2.1. Khái niệm: 8

2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành 8

2.3. Phân loại giá thành 8

2.3.1. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 8

2.3.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 9

2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 10

2.4.1. Đối tượng tính giá thành: Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính được giá thành và giá thành đơn vị 10

 

2.4.2. Phương pháp tính giá thành 10

3. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12

II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 13

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 14

3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 15

4. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18

4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm 18

4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 19

III. Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 20

IV. hình thức tổ chức sổ kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 20

V. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới. 21

1. Tại Pháp: 21

2. Tại Mỹ 22

VI. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp 23

1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 23

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm so sánh được 25

Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. 26

I. Giới thiệu chung về Công ty bánh kẹo Hải Hà: 26

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 26

2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 27

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty bánh kẹo Hải Hà 29

3.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty. 29

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. 30

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 31

4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 31

4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, xí nghiệp: 31

5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 33

5.1. Bộ máy kế toán. 33

5.2. Hệ thống chứng từ. 35

5.3. Hệ thống tài khoản kế toán. 36

5.4. Hệ thống sổ kế toán. 37

5.5. Hệ thống báo cáo kế toán 38

II. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. 39

1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất. 39

1.1 Phân loại chi phí sản xuất. 39

1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 40

1.3. Hệ thống sổ sách và trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. 40

2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm. 42

2.1. Hạch toán chi phí sản xuất chính. 42

2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 42

2.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 49

2.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 56

2.2. Hạch toán chi phí sản xuất phụ. 63

2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất 65

3. Công tác kế toán tính giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà 71

3.1. Đối tượng tính giá thành. 71

3.2. Phương pháp tính giá thành. 71

4. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. 74

Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bánh kẹo Hải Hà 78

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 78

II. Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 78

III. Đánh giá kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà 79

1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chung ở Công ty 79

1.1. Ưu điểm của hệ thống kế toán 79

1.2. Nhược điểm của hệ thống kế toán 81

2. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 81

2.1. Ưu điểm 81

2.2. Nhược điểm 83

3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà 84

Kết luận 91

Danh mục tài liệu tham khảo 92

 

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền lương: Là người có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ chi phí phát sinh cho các đối tượng và tiến hành tính giá nhập kho, mở sổ hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời tiến hành hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và theo dõi tình hình lập và sử dụng các quỹ như khen thưởng, phúc lợi… - Kế toán doanh thu (tiêu thụ): Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, các khoản doanh thu… và xác định kết quả kinh doanh. - Thủ quỹ: Nhiệm vụ thu chi tiền mặt, kiểm tra tính thật giả của tiền ghi sổ quỹ và nộp tiền vào ngân hàng đúng thời hạn. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty bánh kẹo Hải Hà Kế toán trưởng (Kiêm phó TGĐ tài chính) Phó phòng Kế toán (Kiêm kế toán TSCĐ & XDCB) Phó phòng Kế toán (Kiêm kế toán tổng hợp) Kế toán doanh thu (tiêu thụ) Kế toán giá thành và tiền lương Kế toán tiền gửi ngân hàng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán vật liệu và CCDC Kế toán XN thành viên 5.2. Hệ thống chứng từ. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã sử dụng một số những chứng từ tiêu biểu cho những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ lao động tiền lương: Bảng đơn giá lương khoán cho một sản phẩm, bảng chấm công, sổ theo dõi lao động, phiếu báo cáo lao động hàng ngày, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng quyết toán chi phí lương khoán (từng xí nghiệp), hợp đồng thuê khoán lao động, phiếu làm thêm giờ, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội … Chứng từ hàng tồn kho:Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho theo định mức, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá… Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, thẻ quầy hàng, thẻ kho hàng hoá … Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ… Chứng từ tài sản cố định: Quyết định (tăng giảm TSCĐ), hợp đồng mua bán, hoá đơn giá trị gia tăng (trong trường hợp bán thanh lý tài sản), biên bản bán đấu giá, danh mục thiết bị bán, biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ…. 5.3. Hệ thống tài khoản kế toán. Công ty áp dụng chế độ tài khoản theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1 - 11 - 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Những tài khoản tổng hợp Công ty đang sử dụng bao gồm: TK111, 112, 131, 133, 136, 138, 141, 142, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 211, 213, 214, 222, 241, 311, 315, 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341, 411, 412, 413, 414, 415, 416, 421, 431, 511, 512, 531, 621, 622, 627, 632, 641, 642, 711, 721, 811, 821, 911, 466, 532... Công ty sử dụng TK 156 để phân biệt giữa các sản phẩm của các xí nghiệp đóng tại trụ sở chính của Công ty và các sản phẩm của các xí nghiệp Việt Trì, Nam Định. Khi nhập các sản phẩm của các xí nghiệp Việt Trì, Nam Định Công ty sẽ hạch toán vào TK 156. Bắt đầu từ tháng 4/2003 Công ty sẽ sửa và bổ sung những tài khoản mới theo quy chế mới của Bộ Tài chính. Phương pháp hạch toán thuế GTGT của Công ty là theo phương pháp khấu trừ .Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 5.4. Hệ thống sổ kế toán. Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là "Nhật ký chứng từ" với niên độ kế toán bắt đầu tư 1/1 kết thúc 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế của ngân hàng ngoại thương tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kế toán, và Công ty áp dụng kế toán máy. Như vậy với hình thức sổ "Nhật ký chứng từ" việc hạch toán ở công ty thực hiện dựa trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy các phần hành kế toán tiến hành kịp thời đảm bảo số liệu chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc áp dụng kế toán máy đã đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin một cách đầy đủ và kịp thời. Hầu hết các thông tin được cung cấp theo định kỳ. Tuy nhiên cũng có thông tin được cung cấp theo yêu cầu quản lý. Khi cần xem những thông tin gì chỉ cần mở máy và tra tìm. Các sổ sách sử dụng: * Sổ kế toán tổng hợp. Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10. Các bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 9, 10, 11. Các Sổ Cái tài khoản liên quan. * Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết xuất vật tư, sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết tài khoản 311, sổ chi tiết chi phí... Ngoài ra Công ty còn sử dụng các bảng tổng hợp phát sinh tài khoản, bảng cân đối phát sinh công nợ... Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 5.5. Hệ thống báo cáo kế toán Hiện nay công ty đang sử dụng các báo cáo kế toán theo chế độ nhà nước quy định bao gồm 3 loại báo cáo đó là: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra công ty còn sử dụng một số báo cáo phục vụ cho mục đích quản trị đó là báo cáo chi tiết xuất tái chế, báo cáo chi tiết chi phí quản lý, báo cáo chi tiết doanh thu bán hàng... Các báo cáo tài chính đều được lập vào cuối quý, còn đối với báo cáo quản trị thì có thể lập theo tháng như báo cáo chi tiết xuất tái chế hoặc có thể lập theo ngày như báo cáo doanh thu bán hàng. II. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. 1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất. 1.1 Phân loại chi phí sản xuất. Để phục vụ công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty bánh kẹo Hải Hà phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức: * Phân loại theo yếu tố chi phí: Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh Công ty chia chi phí thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: + Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính như đường, glucô, bột mì, sữa, chất tạo béo..., vật liệu phụ như băng dính trắng,băng dính vàng, hộp in..., phụ tùng thay thế đã sử dụng trong kỳ. + Chi phí nhiên liệu động lực bao gồm toàn bộ chi phí về than, điện... phục vụ quá trình sản xuất. Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng của Công ty. - Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm toàn bộ số tiền mà Công ty đã trả, phải trả cho các nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. - Chi phí khác bằng tiền bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên. Việc theo dõi các yếu tố chi phí được thực hiện trên phần II của Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 17). Phần này có tác dụng để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp cho bộ phận kế hoạch, phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật làm tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất cũng như kế hoạch cung cấp vật tư. * Phân loại theo khoản mục chi phí: Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành năm khoản mục chi phí: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều sản phảm khác nhau nhưng tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm tuỳ theo yêu cầu của sản xuất. Quy trình sản xuất các loại bánh kẹo là một quy trình ngắn, liên tục, khép kín, kết thúc một ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang. Trước đặc điểm của việc tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ như trên nên kế toán xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng là theo từng sản phẩm. 1.3. Hệ thống sổ sách và trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty. Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã sử dụng những loại sổ sau: - Sổ chi phí nguyên vật liệu, Sổ chi tiết xuất vật liệu. - Sổ chi tiết Nợ TK627, Sổ tổng hợp Nợ TK627. - Bảng phân bổ số 1, Bảng tổng hợp phát sinh TK152, 153. - Bảng kê số 4, 5, 6. - Nhật ký chứng từ số 7: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. - Sổ Cái các TK621, 622, 627, 154, bảng tính giá thành sản phẩm. - Các Nhật ký chứng từ liên quan khác. Trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà: Trình tự ghi sổ Chứng từ về chi phí sản xuất Sổ chi tiết xuất VL Bảng tổng hợp PS TK 153 Bảng phân bổ số 1 Sổ chi tiết Nợ TK627 Sổ tổng hợp Nợ TK627 Bảng tổng hợp PS TK 152 Bảng kê 6 Bảng kê 5 Bảng kê 4 NKCT số 7 Bảng tính giá thành Ghi chú: Sổ cái TK 621, 622,627,154 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Báo cáo kế toán 2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng các tài khoản: TK621, 622, 627, 154. Bên cạnh việc sản xuất chính là sản xuất ra các sản phẩm bánh kẹo, Công ty còn có bộ phận sản xuất phụ tiến hành sản xuất ra các sản phẩm như nhãn, túi, hộp in... để phục vụ sản xuất chính cho nên các tài khoản được chi tiết như sau: TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết thành TK6211- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản xuất chính và TK6212- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản xuất phụ. Sau đó đối với sản xuất chính lại được chi tiết thành TK6211B - Chi phí NVLTT của sản phẩm chính xí nghiệp bánh, TK6211C - Chi phí NVLTT của sản phẩm chính xí nghiệp kẹo cứng... và các TK6211B, TK6211C... lại được chi tiết cho từng sản phẩm bánh, kẹo. Đối với sản xuất phụ, TK6212 được chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phụ như TK6212 - Tổ rang xay cà phê, TK6212 - Tổ in hộp... TK622 được chi tiết cho sản xuất chính TK6221, và sản xuất phụ TK6222, sau đó cũng được chi tiết cho từng xí nghiệp và chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể tương tự TK621. TK627 được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như TK627B - Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp bánh, TK627C - Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp kẹo cứng... Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kế toán sử dụng TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 2.1. Hạch toán chi phí sản xuất chính. 2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tất cả giá trị của các loại nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: đường, sữa, bột mì, tinh dầu, chất tạo béo, muối tinh, phẩm màu, băng dính Vì có rất nhiều loại vật tư nên để có sự kiểm soát chặt chẽ Công ty cử nhân viên thống kê xuống các xí nghiệp theo dõi việc xuất dùng, sử dụng vật tư tại các xí nghiệp. Nhân viên thống kê có nhiệm vụ thống kê số lượng nguyên vật liệu trực tiếp hàng ngày. Cuối tháng sau khi tập hợp số lượng từng loại vật tư tiêu hao cho từng loại sản phẩm, nhân viên thống kê sẽ lập báo cáo vật tư chi tiết cho từng loại sản phẩm gửi lên phòng kế toán của Công ty. Ví dụ: Cuối tháng 3/2003 nhân viên thống kê của xí nghiệp kẹo gửi Báo cáo vật tư trong đó có Báo cáo vật tư của sản phẩm kẹo Tây du ký như sau: Bảng 5: Báo cáo vật tư tháng 3/2003 Kẹo Tây du ký Sản lượng thực tế: 1977,5 kg STT Vật tư ĐƠN VI VTSD ĐM TH CL 1 Đường Kg 1242 625,93 628,07 2,14 2 Glucô Kg 823 401,98 416,18 14,2 3 Sữa bột Kg 9 4,81 4,55 - 0,26 4 Axít chanh Kg 11 5,01 5,56 0,55 5 Shortning Kg 15 7,22 7,59 0,37 6 Valinin Kg 0,09 0,06 0,05 - 0,01 7 Phẩm đỏ Kg 0 0,03 0 - 0,03 8 Tinh dầu dâu Kg 0,76 0,54 0,38 - 0,16 9 Tinh dầu Socôla Kg 1,32 0,58 0,67 0,09 10 Nhãn Tây du ký Cuộn 31,2 16,57 15,78 - 0,79 11 Băng dính Cuộn 5,7 3,8 2,88 - 0,92 ....... ..... .... .... .... ... ... Trong đó Cột VTSD: là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất được 1977,5 kg kẹo Tây du ký. Cột ĐM: là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm. Cột TH: Thực hiện = Vật tư sử dụng / Sản lượng thực tế (Tính bằng tấn) Cột CL = Cột TH – Cột ĐM. Nếu thực hiên nhỏ hơn định mức (tiết kiệm) thì mang dấu (-), ngược lại mang dấu (+). Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc nhập xuất vật tư thủ kho sẽ chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Trên cơ sở chứng từ nhận được, kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, từng nhóm vật liệu và từng đối tượng sử dụng. Kế toán phải theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị vật tư tiêu hao. Các thông tin về nhập xuất vật tư trên các phiếu nhập, phiếu xuất sẽ được kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào máy tính để lập Báo cáo nhập - xuất - tồn chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Các phiếu nhập vật tư được cập nhật cả về số lượng và giá trị, còn các phiếu xuất vật tư chỉ cập nhật về số lượng. Các phiếu xuất kho được đối chiếu với Báo cáo vật tư của từng xí nghiệp. Tổng lượng nguyên vật liệu xuất của từng loại trong các phiếu xuất phải bằng tổng lượng nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong Báo cáo vật tư của từng xí nghiệp. Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của Báo cáo vật tư, trên cơ sở các báo cáo vật tư này, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành lập Sổ chi phí vật liệu (Biểu số 6) cho từng loại sản phẩm. Trong biểu số 6: Cột Số lượng = ĐM * Sản lượng thực tế Cột Thành tiền = Số lượng * Đơn giá Chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán theo định mức do phòng kỹ thuật lập dựa theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất sản phẩm của ngành. Chi phí NVL sản xuất loại sản phẩm (i) = Sản lượng thực tế loại sản phẩm (i) x ĐM NVL loại (j) cho một tấn sản phẩm (i) x Đơn giá NVL loại (j) Đơn giá vật tư xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn giá này do máy tính tính và tự đông áp giá cho từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng. Biểu số 6: Sổ chi phí nguyên vật liệu Tháng 3/2003 Sản phẩm: Kẹo tây du ký Sản lượng thực tế: 1977,5 kg. STT Mã VT Tên VT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 Đường kính 1.237,78 3.800 4.703.564 2 G1 Glucô 1 974,92 2.950 2.345.014 3 5 Sữa bột 9,51 28.500 271.035 4 24 A xít chanh 9,91 26.870 266.281,7 5 36 Shortning 14,28 6.970 99.531,6 6 25 Valinin 0,12 141.396,1 17.033,174 7 26 Phẩm đỏ 0,06 816.131,2 48.967,876 8 16 Tinh dầu dâu 1,08 247.138,2 266.909,26 9 15 Tinh dầu Socôla 1,15 235.788,5 271.156,79 10 F280 Nhãn TDK 32,78 148.589,2 4.870.755,2 11 F303 Băng dính 7,5 9.000 67.500 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 29.692.730 Về thực chất Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm đó. Tổng cộng chi phí nguyên vật liệu trong Sổ chi phí này sẽ được hạch toán vào Bảng tính giá thành sản phẩm (Biểu số 23 )như sau: Nợ TK621 (chi tiết theo từng loại sản phẩm) Có TK152 Cụ thể trong ví dụ trên tổng chi phí NVLTT của sản phẩm kẹo cứng Tây du ký là 29692730 đồng, kế toán sẽ ghi vào Bảng tính giá thành (biểu số23 trang 73) tại cột Nợ TK621 đối ứng với bên Có TK152 dòng kẹo cứng Tây du ký số tiền 29.692.730 đồng. Qua báo cáo vật tư do các xí nghiệp gửi lên cho biết số vật tư được sử dụng tiết kiêm hay lãng phí (so với định mức). Nếu tiết kiệm thì phần tiết kiệm này các xí nghiệp sẽ được hưởng và Công ty sẽ mua lại của từng xí nghiệp, do đó sẽ được hạch toán: Nơ TK152 - phần tiết kiệm Có TK336 - chi tiết theo xí nghiệp Nếu sử dụng lãng phí thì các xí nghiệp coi như đang nợ Công ty và hạch toán như sau: Nợ TK136 - chi tiết theo xí nghiệp Có TK152 - phần lãng phí Bên cạnh việc lập Sổ chi phí vật liệu cho từng sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các Phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuất trực tiếp thì sẽ căn cứ vào định mức để vào Sổ chi tiết xuất vật liệu (biểu số 7) cho tất cả các mục đích đó. Sổ chi tiết xuất vật liệu mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu (mỗi loại nguyên vật liệu được ghi vào một dòng trên sổ). Số liệu tổng cộng trên sổ này được sử dụng để ghi vào bên Có của Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 (biểu số 8). Như vậy, nguyên vật liệu xuất dùng sẽ được theo dõi trên Sổ chi tiết xuất vật tư. Tổng hợp chi tiết của Sổ chi tiết xuất vật liệu sẽ được thể hiện ở bên Có của Bảng tổng hợp phát sinh TK152 (biểu số 8), dùng để vào Bảng kê số 4 (biểu số 15), Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 16) và Bảng tính giá thành (biểu số 23). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được hạch toán theo định mức, phần tiết kiệm hay lãng phí so với định mức liên quan đến các TK136, 336 chỉ xác định được khi hoàn thành Sổ chi phí vật liệu cho từng sản phẩm do đó khi hoàn thành sổ này thì kế toán mới hoàn thành Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152. Biểu số 8: Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 Tháng 3-2003 TK 152 - nguyên vật liệu Đơn vị: đồng Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 111 - Tiền mặt 8.516.100 112 - Tiền gửi ngân hàng 462.810.292 136 - Phải thu nội bộ 105.165.000 138 - Phải thu khác 69.576.070 141 - Tạm ứng 14.735.260 142 - Chi phí trả trước 246.715.000 152 - Nguyên liệu, vật liệu 80.732.516 80.732.516 331 - Phải trả người bán 9.016.250.700 333 - Thuế 151.610.312 336 - Phải trả nội bộ 1.338.200.000 338 - Phải trả phải nộp khác 1.301.315.185 717.850.247 621 - Chi phí NVLTT 10.803.162.350 627 - Chi phí sản xuất chung 229.485.337 641 - Chi phí bán hàng 165.500.370 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.658.500 821 - Chi phí bất thường 557.408.780 Tổng 12.394.170.365 13.038.254.170 Trong bảng này Nợ TK 152 đối ứng với Có TK152 xảy ra khi xuất kho bao bì đựng vật liệu, sau đó lại được nhập kho vật liệu (công ty coi bao bì là một loại vật liệu). Giá trị bao bì xuất kho đựng vật liệu và sau đó được nhập lại vào kho là 80.732.516 đồng. Số tiền này sẽ được ghi vào cả bên phát sinh Nợ và bên phát sinh Có dòng TK 152 của bảng tổng hợp phát sinh TK 152. Trong bảng tổng hợp phát sinh TK 152, bên Có của bảng này dùng để theo dõi tổng hợp việc xuất nguyên vật liệu. Công ty sử dụng bảng này thay thế bảng phân bổ nguyên vật liệu tuy nhiên dòng TK 621 vẫn chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm. Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT sẽ được theo dõi trên sổ Cái TK 621 (biểu số 18 trang 69 ). Sổ này được mở vào cuối tháng căn cứ vào bên Có TK 621 trên NKCT số 7 và chi tiết số phát sinh bên Nợ đối ứng với các TK khác. 2.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: - Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất - Các khoản trích theo lương. Công tác theo dõi về tiền lương và các khoản trích theo lương được thể hiện trên bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (biểu số 11). * Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất: Bao gồm 3 khoản: lương, phụ cấp và khoản khác. + Khoản lương: Công ty bánh kẹo Hải Hà đã xây dựng định mức khoán về lương cho từng loại sản phẩm. Lương khoán theo sản phẩm được tính cả cho một nhóm người thực hiện các khâu công việc trong dây chuyền sản xuất, bao gồm: Công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, lao động gián tiếp, công nhân vệ sinh, công nhân trực sớm, công nhân dự phòng. Do cách tính lương cho một nhóm người như vậy nên việc tính tiền lương phải trả cho công nhân ở xí nghiệp sẽ do nhân viên thống kê theo dõi lao động tiền lương tự tính toán dựa trên bảng chấm công, sổ theo dõi lao động, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, cuối tháng, các xí nghiệp sẽ phải gửi lên cho kế toán công ty bảng quyết toán định mức lương (biểu số 9). Trong biểu số 9: ĐG lương sản phẩm i = S Đơn giá lương (i) theo nhóm j Lương = Sản lượng x ĐG L Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương khoán cho từng xí nghiệp (biểu số 10). Biểu số 9: Bảng quyết toán định mức lương Xí nghiệp kẹo Tháng 3/2003 Số TT Chủng loại sản phẩm Sản lượng Đơn giá lương (đ/kg) ĐGL Lương CN sản xuất chính CN phục vụ Gián tiếp Vệ sinh cuối tuần Trực sớm Dự phòng … 18 Kẹo Jelly 4.500 1.201,4 61,46 27,63 12,75 13,7 10,6 1.327,54 5.973.930 19 Kủo cứng nhân dâu 8.790 864,93 54,19 25,36 10,9 11,5 9,4 976,29 858.154,2 20 Kủo Tây du ký 1.977,5 690,62 49,32 24,79 8,67 14,1 6,3 793,80 1.569.739,5 … Tổng cộng 418.354 226.173.700 Biểu số 10: Bảng thanh toán tiền lương khoán Xí nghiệp kẹo Tháng 3/2003 STT Chủng loại sản phẩm Sản lượng (kg) Đơn giá lương (đ/kg) Lương … 18 Kủo Jelly 4.500 1.327,54 5.973.930 19 Kủo cứng nhân dâu 8.790 976,28 8.581.501,2 20 Kẹo Tây du ký 1977,5 793,80 1.569.739,5 … Tổng cộng 418.354 226.173.720 Trong đó: Đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm Lương = Sản lượng x Đơn giá lương Sau đó kế toán tiến hành lập bảng tiền lương và BHXH. Ví dụ đối với kẹo Tây du ký thì khoản "lương" Công ty phải trả cho công nhân sản xuất loại kẹo này là 1.569.739,5 đồng, kế toán sẽ ghi vào cột "lương" dòng kẹo Tây du ký trong bảng phân tiền lương và BHXH theo bút toán: Nợ TK 622 - Kẹo Tây du ký 1.569.739,5 Có TK 334 1.569.739,5 + Khoản phụ cấp: Văn phòng sẽ theo dõi, tính toán tổng mức phụ cấp của từng xí nghiệp, sau đó gửi lên cho phòng kế toán công ty. Kế toán chi phí sẽ tiến hành phân bổ tổng mức phụ cấp này cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức lương khoán sản phẩm để ghi vào cột phụ cấp trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. = x Ví dụ trong tháng 03/2003, tổng mức phụ cấp do văn phòng gửi lênphòng kế toán của xí nghiệp kẹo là 19.764.357 đồng. Mà tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 226.173.720. Chi phí lương khoán của sản phẩm kẹo Tây du ký là 1.569.739,5 đồng. Căn cứ vào công thức trên chương trình phần mềm máy tính sẽ tự động tính toán (công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm VC 2001) và cho ra kết quả mức phụ cấp phân bổ cho kẹo Tây du ký là 137.172,8 đồng. Kết quả này được ghi vào cột "phụ cấp" dòng "kẹo Tây du ký" trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. (biểu 11 trang 55) theo bút toán sau. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 137.172,8 Có TK 334 137.172,8 + Khoản "khác" Tại công ty bánh kẹo Hải Hà các khoản "khác" chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí tiền lương. Đó là những khoản chi phí phải trả cho công nhân ngoài hai khoản lương và phụ cấp, bao gồm tiền thưởng năng suất, tiền thưởng sáng kiến, tiền tết… Các khoản này thường tập trung vào cuối năm dựa trên những báo cáo tập hợp các khoản khác của từng xí nghiệp hoặc quyết định của ban giám đốc… Kế toán sẽ tổng hợp các khoản này theo từng xí nghiệp. Sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của các sản phẩm đó và ghi vào cột "khác" trên bảng phân bổ số 1. = x Ví dụ trong tháng 3 /2003, kế toán tính tổng các khoản "khác" phải trả cho xí nghiệp kẹo là 97.154.634 đồng, trên cơ sở công thức trên máy tính sẽ tính và phân bổ cho kẹo Tây du ký là 674.293,5 đồng, kế toán chi phí sẽ ghi khoản này vào dòng "kẹo Tây du ký cột "khác" trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH số tiền 674.293,5. Như vậy trong ví dụ về sản phẩm kẹo Tây du ký thì tổng chi phí về tiền lương là 2.381.205.8 đồng. Kế toán sẽ ghi số tiền này vào dòng "kẹo Tây du ký" cột "tổng cộng 334" của bảng phân bổ tiền lương vào BHXH (biểu số 11) theo bút toán sau. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 2.381.205,8 Có TK 334 2.381.205,8 * Các khoản trích theo lương. Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái tạo sức lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, Công ty còn tính vào chi phí các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ. Việc tính và trích được tiến hành như sau. BHXH được trích 15% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. BHYT được trích 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. KPCĐ được trích 2% tổng tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Trong đó tiền lương cơ bản do phòng tổ chức lao động và tiền lương tính toán cho từng xí nghiệp dựa trên căn cứ mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong xí nghiệp. Sau đó, kế toán chi phí sẽ phân bổ các khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức: = x KPCĐ tính cho sản phẩm (i) = Tiền lương thực tế sản phẩm (i) x 2%. Ví dụ: Vẫn xí nghiệp kẹo trong ví dụ trên, lương cơ bản của xí nghiệp kẹo trong tháng 3/2003 do phòng tổ chức lao động và tiền lương tính toán là 129.968.314 đồng. Căn cứ bảng thanh toán lương khoán thì tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 226.173.720 đồng trong đó chi phí lương khoán của kẹo Tây du ký là 1.569.739,5 đồng, kế toán sẽ tính được. BHXH trích vào CPNCTT của xí nghiệp kẹo là: 129.968.314 x 15% = 19.495.247,1 đồng. = x 1569.739,5 = 135.305,1 đồng Khoản này sẽ được ghi vào cột "B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37006.doc
Tài liệu liên quan