Đề tài Tội cố ý gâp thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế

Theo quy định chung của Pháp luật và luật Hình sự Việt Nam thì người phạm tội đương nhên phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi và hậu quả do chính họ gây ra tức là tùy theo tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà người phạm tội phải gánh chịu hình phạt tương xứng. Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định 4 khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của ngươig khác.

1.Khoản 1 điều 104 quy định:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tại không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đén 3 năm”

a.Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn nguy hại cho nhiều ngừời.

b.Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người.

c. Đối với trẻ em,phụ nữ có thai, người gia yéu ốm dau hoặc người không dủ khả năng tự vệ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội cố ý gâp thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cách cho uống thuốc độc gây ra suy kiệt sức khỏe về lâu dài. Hành vi cố ý gây thương tích được thể hiện bằng hành động đó là hình thức người phạm tội trực tiếp tác động vào cơ thể người khác, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe như hành vi đâm chém, đấm đá...bằng phương tiện công cụ vũ khí đa dạng như: bắn súng, kếm, mã tấu, lưỡi lê, búa, rừu, dao,gậy, gạch đá...Ngoài ra hành vi phạm tội còn được thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức dùng súc vật như chó, thú dữ hoặc ép người khác tự gây thương tích cho chính mình. Tiếp theo dấu hiệu hành vi là dấu hiệu hậu quả: –Hậu quả nguy hiểm cho Xã hội –Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do Hành vi tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của luật Hình sự. Hậu quả của tội này chính là những vết thương cụ thể với nạn nhân hoặc là tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy khi có hậu quả nguy hiểm cho nạn nhân người thực hiện tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy thế nào là hậu quả nguy hiểm cho Xã hội? Theo nghị quyết 04/KĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao: “Hậu quả của những hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên” Theo công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 hướng dẫn một số hành vi gây thương tích:“ Nếu kết quả giám định thương tật từ 10% trở xuống vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự” (Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự). –Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng...hoặc nhiều thủ đoạn có thể gây thương tích cho nhiều người. –Gây cố tật nhẹ như chém cụt một ngón tay nạn nhân. –Phạm tội đối với nhiều người cùng một lúc. –Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc nhiều người. –Phạm tội đối với người chưa thành niên, người già, phụ nữ có thai, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được. –Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia. –Phạm tội trong thời gian đang chấp hành án phạt tù, đang bị tạm giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo. –Phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm. –Để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân. Hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình sự là sự biến đổi bình thường thực tế tự nhiên của con người. Tội phạm cố ý gây thương tích là tội phạm cấu thành vật chất. Việc xác định hậu quả có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt. Trong mặt khách quan của tội phạm này chúng ta cần xác định quan hệ nhân quả. Mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan trong một cấu thành tội phạm. Hậu quả được phản ánh là dấu hiệu thì quan hệ nhân quả cũng là một dấu hiệu khách quan. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm thân thể người khác gây thương tích đây là điều kiện để buộc người có hành vi xâm phạm vào thân thể của người khác gây thương tích nhất định thì phải gánh chịu hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Để xem xét mối quan hệ nhân quả ta phải dựa vào những tình tiết như sau: –Hành vi gây thương tích( được coi là nguyên nhân ) phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. –Hành vi gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả gây thương tích về mặt thời gian. –Hậu quả nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích phải do chính hành vi nguy hiểm gây thương tích gây ra chứ không phải là hành vi nào khác. –Hành vi gây thương tích đó làm phát sinh hậu quả là nguyên nhân trực tiếp . Ví dụ :Trong khi ngồi đánh bạc do được hoặc thua tiền dẫn đến A và B xích mích với nhau, hôm sau B cầm dao đến nhà A và đâm A nhiều nhát, A được đưa đi cứu chữa, do bị dao đâm vào lưng và A đã bị cắt một phần lá phối. Khi giám định pháp y tỷ lệ thương tật của A là 45% vĩnh viễn. Hành vi đâm vào lưng A của B làm A bị cắt một phần lá phổi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thương tích cho A. Ngoài ra đối với một số vụ án cụ thể bên cạnh việc xem xét các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như: công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội ..... Nguyên nhân và kết quả trong Bộ luật Hình sự chỉ có thể là một hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là một hậu quả nguy hiểm cho xã hội. –Hành vi trái Pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. –Hành vi trái Pháp luật độc lập hoặc trong một tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khả năng này là trực tiếp làm biến đổi sức khỏe của nạn nhân như gây thương tích của người có hành động dùng dao đâm vào bụng nạn nhân. –Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Ví dụ: A đâm B bị thương nặng, B đã dược đưa đi cấp cứu nhưng do không được điều trị chu đáo( bệnh viện thiếu trách nhiệm )vết thương trở nên trầm trọng hơn và B đã chết vì vết thương đó. Trong trường hợp này hành vi của A và hậu quả B chết thì hành vi và hậu quả có một quan hệ với nhau. 1.1.5 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích –Tội phạm có thể được thực hiện bởi người nào có đủ năng lưc, trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. –Chủ thể của tội phạm là người có năng lực, trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. –Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể.Chỉ có con người cụ thể mới có thể thực hiện được một hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự và chỉ có chính con người cụ thể mới có thể chịu trách nhiệm cá nhân hay thực hiện được biện pháp cưỡng chế có tính trừng trị,giáo dục,cải tạo mà Nhà nước đã quy định. Theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý có đủ năng lực trách nhiệm và đạt độ tuổi quy định. Như vậy, chủ thể của tội cố ý gâp thương tích phải là người có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội có khả năng nhận thức được tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi do mình gây ra và họ hoàn toàn có đủ khả năng, điều khiển được hành vi nguy hiểm đó. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định chưa cụ thể như thế nào là người có năng lực hành vi Hình sự do đó muốn xem xét một người có đủ năng lực, trách nhiệm thì chúng ta phải căn cứ vào Điều 13 Bộ luật Hình sự:“ Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng lực hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm Hình sự”.Qua việc quy định ở Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự, chúng ta có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự là những người loại trừ những người ở trong tình trạng không có năng lực,trách nhiệm Hình sự. Ví dụ: A là người dùng dao đâm B gây thương tích tỷ lệ thương tật qua giám định pháp y là 13% vĩnh viễn( trong trương hợp này có kết luận của hội đồng giám định y khoa Trung ương A mắc bệnh tâm thần, A không tự mình làm chủ được hành vi ) vậy A là người không có năng lực, trách nhiệm Hình sự. Bên cạnh đó con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình .Như vậy thì năng lực,trách nhiệm Hình sự sẽ được hình thành khi con người đạt đến độ tuổi nhất định. Luật Hình sự đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực, trách nhiệm Hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự Khoản 1:“Người có đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ” Khoản 2:“Người có đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm Hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng ”. Khi một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chưa đạt độ tuổi trong quy định của Bộ luật Hình sự thì không được coi là có tội. Từ sự phân tích ở trên cho phép chúng ta khẳng định chủ thể chủ thể của tội cố ý gây thương tích ( Điều 104 Bộ luật Hình sự ) là một người thực hiện hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác một cách trái Pháp luật, người đó có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Chủ thể của tội pham mà từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi gây thương tích nặng được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 104 Bộ luật Hình sự ( vì đã phạm vào tội rất nghiêm trọng ) thì mới phải chịu trách nhiệm Hình sự. Còn chủ thể từ 16 tuổi trở lên mà gây thương tích cho người khác trên 11% mà có một trong những tình tiết đã nêu trong công văn số 03–TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án Nhân dân Tối cao trong các trường hợp ở Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự. 1.1.6 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích Nếu mặt khách quan của tội phạm là sự biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là tâm lý bên trong của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi cố ý gây thương tích và hậu quả phát sinh từ hành vi gây thương tích gây ra. Cũng như các tội phạm khác nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng, tội phạm được thực hiên do lỗi cố ý. Dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong bao gồm: Dấu hiệu lỗi , dấu hiệu động cơ và mục đích của tội phạm . A.Lỗi: Là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Dấu hiệu lỗi của tội phạm được thể hiện ngay trên tội danh là: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 Bộ luật Hình sự). Lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức vì mọi biểu hiện của con người bằng hành vi cụ thể bao giờ cũng phản ánh trạng thái tâm lý bên trong dưới sự điều khiển của lý trí, ý chí và mong muốn đạt được mục đích nhất định. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định :“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực, trách nhiệm Hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào....”. Trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi bao gồm hình thức lỗi khi thực hiện hành vi, động cơ, mục đích cần đạt được tạo thành những dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm. Trong luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc “có lỗi” được coi là một nguyên tắc cơ bản.Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người. Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm Hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích:“Không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội Chủ nghĩa,ngăn ngừa họ phạm tội mới....”(Điều 27 Bộ Luật Hình sự) Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chon của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Lỗi bao giờ cũng đi liền với một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi trong luật Hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của một người khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong tất cả các dấu hiệu này dấu hiệu “lỗi” là dấu hiệu không thể thiếu được bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Điều đó thể hiện tính thống nhất giữa ý chí và hành động của một người gắn liền giữa yếu tố bên trong là “ lỗi ” và yếu tố bên ngoài là “hành vi”. Điều 9–Bộ luật hình sự quy định: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xa hội, thấy trước hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mắc cho hậu quả xảy ra” Trong lỗi cố ý được biểu hiện dưới hai hình thức: Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp . – Lỗi cố ý trực tiếp: Là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. +Về lý trí: Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm .Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là tội phạm cấu thành vật chất. Cần xác định sự thấy trước hậu quả nguy hiểm tất yếu xảy ra của củ thể thực hiện hành vi. +Về ý chí: Người thực hiện hành vi tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra mặc dù hậu quả đó có thể chưa xảy ra. Sự mong muốn này trùng hợp với mục đích cần đạt được khi thực hiện mục đích phạm tội. Cố ý trực tiếp trong tội cố ý gây thương tích là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích, thấy trước hành vi là nhất định sẽ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngươi khác và người phạm tội mong muốn điều đó xảy ra. Cố ý gián tiếp: Là người có hành vi phạm tội biêt được hành vi gây án của mình có khả năng gây thương tích cho người khác, thấy trước hậu quả của hành vi này mặc dù không mong muốn nhưng cố ý để cho hậu quả xảy ra. +Về lý trí:Trong lỗi cố ý gián tiếp người thực hiện hành vi chỉ thấy trước được hậu quả có thể xảy ra ( tức là hậu quả có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra ) +Về ý chí : Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra vì một lí do nào đó nhưng người phạm tội không có ý thức ngăn cản cho hậu quả nguy hiểm đừng xảy ra mà bỏ mặc hậu quả xảy ra. Sự bỏ mặc thể hiện ở trạng thái tâm lý chấp nhận cho hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn. Ví dụ : Chủ nhà chăng dây kim loại trần dẫn điện xung quanh chuồng gà mục đích để bảo vệ không bị mất gà. Khi giăng dây căm điện, người chủ nhận thức được sự nguy hiểm nếu người nào sờ vào sẽ bị điện giật chết hoặc gây thương tích. Người chủ nhà mong muốn đừng ai vào lấy trộm gà nhưng vì bảo vệ gà nên người chủ vẫn chăng dây điện cho nên một người vào lấy trộm ga bị điện giật bị thương tích nặng. Trường hợp này người chủ nhà phạm tội dưới hình thức lỗi gián tiếp. Trong thực tế hầu hết các vụ án gây thương tích đều được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. B–Dấu hiệu động cơ: Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội. Động cơ phạm tội nói chung không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm của một loại tội. Động cơ nói chung không phải là căn cư để phân biệt giữua tội phạm với không phải là tội phạm, giưua tội phạm này với tội phạm khác.Tuy nhiên động cơ có thể làm thay đổi mức đọ nghuy hiểm của hành vi phạm tội. Trong luật Hình sự Việt Nam động cơ phạm tội nói chung không được phản ánh trong cấu thànhh tôị phạm cơ bản là dấu hiệu định tội. Trong một số trường hợp “sử dụng trái phép tìa sản ” (Điều 142 Bộ luật Hình sự ) động cơ được phản ánh là dấu hiệu định tội. Động cơ phạm tội có thể được phản trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định chung. Ví dụ : Động cơ đê hèn là dấu hiệu định chung đuợc phản ánh trong cấu thanh tội phạm của tội giết người (Điều 93 Khoản 1).Ngoài động cơ còn có thể xem là những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.Trong nhưng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm Hình sự được quy định tại Diều 46 và 48 Bộ luật Hình sự, có nhiều tình tiết thuộc động cơ phạm tội. C–Mục đích phạm tội: Mục đích phạm tội là “mốc ” trong ý thức của người phạm tội được đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt đến. Mục đích là cái cần phải đạt được và người phạm tội luôn luôn mong muốn đạt được mục đích đặt ra. Mục đíc phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định. Dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích có mối quan hệ châth chẽ với nhau vì có động cơ thúc đẩy thì người phạm tội mới hành động dể thực hiện mục đích và thỏa mãn động cơ. Đối với tội cố ý gây thương tích thì thông thường động cơ chủ yếu thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác. Ví dụ : Động cơ ghen tuông, ganh ty, trả thù, chống lại người thi hành công vụ... và mục đích tội này là gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.Mục đích này được đặt ra trước khi người phạm tội hành động và họ mong muốn đạt được mục đích trước khi thực hiện hành vi của mình. Mục đích phạm tội thường đi liềm với hậu quả nhưng nó không phải là hậu quả vì mục đích là cái cần đạt được của người pham tội nên mục đích có trước hành vi phạm tội cũng như hậu quả phạm tội.Mục đích được hình thành trong ý nghĩ của người phạm tội và được biểu hiện ra ngoài bằng hành vi phạm tội đến hậu quả do hành vi đó gây ra. Mặc dù dấu hiệu hành vi và dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tội danh để chúng ta khỏi bị nhầm lẫn giữa tội này với một số tội khác như tội :“Hành hạ người khác ”(Điều 110 Bộ luật Hình sự )và tội “chống người thi hành công vụ ”(Điều 257 Bộ luật Hình sự).Trong luật hình sự mục đích không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm,ở các cấu thành tội phạm vật chất hậu quả tội phạm được quy định nói chung đã thể hiện được mục đích phạm tội. Tóm lại việc nghiên cứu,phân tích xem xét các yếu tố cấu thành tôi phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng mang một ý nghĩa quan trọng và đặc biệt cần thiết bởi vì chúng là căn cứ pháp lý duy nhất để truy cứu trách nhiệm Hình sự đối với người phạm tội khi họ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích. Tộ phạm này thỏa mãn với các yếu tố cấu thành của tội phạm giúp ta định tội danh chính xác, không phải để lọt tội phạm ,không xử oan người vô tội và cũng góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung cũng như tội cố ý gây thương tích nói riêng. Chương2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 2.1 Thực trạng tình hình phát sinh tội cố ý gây thương tích ở thành phố Huế Theo quy định chung của Pháp luật và luật Hình sự Việt Nam thì người phạm tội đương nhên phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi và hậu quả do chính họ gây ra tức là tùy theo tính chất, múc độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà người phạm tội phải gánh chịu hình phạt tương xứng. Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định 4 khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của ngươig khác. 1.Khoản 1 điều 104 quy định:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tại không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đén 3 năm” a.Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn nguy hại cho nhiều ngừời. b.Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người. c. Đối với trẻ em,phụ nữ có thai, người gia yéu ốm dau hoặc người không dủ khả năng tự vệ. Ví dụ : Hồi 7 giờ sáng ngày 20 tháng 11 năm 2005 do mâu thuẫn cá nhân A dùng đòn gánh đánh B. Được sự can ngăn kịp thời A trở về nhà.Đến 8 giờ sáng cùng ngày, A đang chơi trong nhà thấy B đi ngang qua A lại dùng dao chạy ra chém B nhưng B tránh được. Kết quả giám định pháp y thương tích của B là 10%. Trường hợp này A bị xử lý về hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo Điểm D điều 104 Bộ luật Hình sự:“Đối với tre em, phụ nữ đang mang thai, người già yếu ốm đau hoặc những người khác không đủ khả năng tự vệ ”. Những người này là đối tượng cần chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ vì vậy nếu người nào có hành vi cố ý gây thương tích cho họ gây tính nguy hiểm cao đối với tính mạng,sức khỏe của con người là trái với đạo đức xã hội. Ví dụ : A mâu thuẫn B, cháu C là con của B( cháu C 10 tuổi ) đi học về gặp A, A cầm gậy đánh cháu C. Kết quả giám định pháp y tỷ lệ thương tích của cháu C là 10%.A vẫn xử lý bằng Hình sự. Ví dụ : A và chị B là hai người cùng xóm do mâu thuẫn cá nhân từ trước. một hôm gặp nhau giữa đường, lời qua tiếng lại A dùng đòn gánh đánh chị B (lúc này chị B đang có thai 5 tháng). Tuy biết chị B đang có thai A vẫn dùng đòn gánh đánh vào người, vào bụng chị B. Chị B tránh được. Kết quả dám định pháp y tỉ lệ thương tật của chị B là 10%. Trường hợp này A bị truy cứu trách nhiệm Hình sự tuy tỉ lệ thương tật dưới 10% nhưng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Phạm tội đối với phụ nữ có thai. Đối với người già yếu, đau ốm hoặc người khác không có khả năng tự vệ mà gây thương tích cho họ mặc dù tỉ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi đó phải bị xử lí về trách nhiệm Hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo điểm D khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. “ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình”. Đây là những người phải kính trọng, là người đã sinh ra nuôi dạy mình khôn lớn, trưởng thành. Thầy cô giáo dạy học ở trường nếu người nào cố ý gây thương tích cho họ thì không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trật tự xã hội mà còn trái với đạo đức xã hội, phong tục tập quán của địa phương. Nếu hành vi gây thương tích ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo mà tỉ lệ thương tích của họ dưới 11% thì cũng bị xử lí Hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo Điểm E Khoản 1 Điều 104: “phạm tội có tổ chức”. Đây là trường hợp đồng phạm có tổ chức. Tổ chức ở đây được hiểu là từ hai người trở lên, Hành vi gây thương tích được bàn bạc cụ thể, có kế hoạch phân công nhiệm vụ của từng người, có người chỉ huy, chuẩn bị sẵn phương tiện, công cụ để tấn công. Nếu tỉ lệ thương tích của nạn nhân dưới 11% sức khỏe thì hành vi gây thương tích có tổ chức phải được xử lí bằng Hình sự theo khoản 12 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Theo điểm G khoản 1 Điều 104: “Trong thời gian đang bị tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục”.Người đang bị tạm giam hoặc đưa vào cơ sở giáo dục là người đang bị các biệ pháp cưỡng chế,đẫ bị hạn chế một số quyền công dân nhue quyền tự do đ lại,thăm gặp....Nếu có hành vi cố ý gây thương tích cho nạn nhân tỷ lệ phần trăm sức khỏe dưới 11 % thì hành vi gây thương tích đó phải chịu trách nhiệ hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo Điểm H Khoản 1 Điều 104;“Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích” +Hành vi thuê gây thương tích là cố ý gián tiếp tuy người thuê không trực tiếp xâm phạm cơ thể nạn nhân nhưng đã làm mất trật tự trị an, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân.Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi thuê gây thương tích đó vận bị truy cứu trách nhiệm hình sự. +Hành vi gây thương tích là cố ý trực tiếp cho nạn nhân tuy giữa người gây thương tích và nạn nhân không có mâu thuẫn nhưng dược người khác thuê vì vậy tính chất guy hiểm cao,ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương,gây tổn hại cho sức hkỏe của nạn nhân.Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì hành vi gây thương tích thuê đos vẫn bị truy cưứ trách nhiệm Hình sự. –Theo quy định tại điểm I Khoản 1 Điều 104:“Tội phạm có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm ”.Trường hợp gây thương tích có tính chất côn đồ thể hiện sự coi thường tính mạng sức khỏe của người khác.Kẻ phạm tội sẵn sàng phạm tội vì lý do rất nhỏ nhặt,phạm tội ở những nơi đông người.Còn cố ý gây thương tích trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là người phạm tội đã bị phạt tù về phạm tội nghiêm trọng,rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý như lỗi cố ý gây thương tích chưa được xóa án tích mà lại tái phạm tội.Với việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ kẻ phạm tội là một phần tử nguy hiểm,có ý thức phạm tội sâu sắc,coi thương pháp luật.Điều đó làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như phản ánh khả năng cải tạo,giáo dục của người phạm tội. Ví dụ: A là thanh niên mới ra tù được 6 tháng( trước đây,A bị phạt tù 4 năm vì tội cố ý gay thương tích).Một hôm A ngồi uống nước trong quán thì gặp một người đàn ông khoảng 40 tuổi gé vào quán để hỏi thăm địa chỉ.Ông ta đang tìm,thấy A cắt tóc đầu đinh nói năng thô lỗ.Người đàn ông quay ra,thấy vậy A quat lớn“ Mày nhìn gì tao”.Người đàn ông chưa kịp nói gì thì A xông ra đấm đá túi bụi vào người đàn ông nọ.Mọi người can ngăn thì A cang hung hãn hơn tiếp tuc đánh cho tới khi người đàn ông đó ngã gục .Kết qyả giám định sức khỏe của nạn nhân là 9 %.Qua thí dụ trên ta thấy hành vi của A mang tính côn đò vì lí do nhỏ nhặt,coi thường tính mạng sức khỏe của người khác do vậy A phải bị xử lý về Hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. –Theo quy định tại Điểm K Khoản 1 Điều 104:“Để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nan nhân”.Đây là trường hợp cố ý gây thương tích mà động cơ phạm tội là cản trở người thi hành công vị hoặc để trả thù người thi hành công vụ.Theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:“Người thi hành công vụ là người có chức vị quyền hạn trong cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi co y gay thuong tich.doc
Tài liệu liên quan