Đề tài Trồng rừng Tràm trên những vùng Đất chua Nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Công dụng Thương phẩm mới của nó

Nội dung

Mở đầu

Chương 1 Chính sách Phát triển Nông thôn

1-1 Phát triển Nông thôn và Chính sách Giảm nghèo

1-2 Chính sách Trồng rừng (Dựán Quốc gia vềTrồng Mới 5 Triệu ha Rừng)

1-3 Hoàn cảnh kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

Chương 2 Nghiên cứu ởba Tỉnh (Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang)

2-1 Chính sách Trồng rừng

2-2 Hiện trạng của những Vùng Khảo sát

2-2-1 Chọn những Làng, Quận và Tỉnh đểKhảo sát

2-2-2 Phân bố Đất chua nặng, Sửdụng Đất và Trồng rừng Tràm

2-2-3 Sản xuất Nông trại

2-2-4 Điều kiện Tài chính

2-3 Hoàn cảnh kinh tế-xã hội của Cưdân trong vùng

2-3-1 Cơcấu công nghiệp

2-3-2 Điều kiện sống của Nông dân

2-4 Dựán hỗtrợ

2-4-1 Hỗtrợbởi các Tổchức Quốc tế

2-4-2 Hỗtrợbởi NGO và những tổchức khác

Chương 3 Sửdụng và Thịtrường của Tràm

3-1 Hiện trạng Tập quán Sửdụng và Dự đoán Nguồn cung cấp

3-1-1 Hiện trạng và Thịtrường vềCừ

3-1-2 Hiện trạng Trồng rừng và Dự đoán Nguồn cung cấp Tràm

3-1-3 Các Tập quán Sửdụng khác và Nét chính của rừng Tràm

3-2 Sựcần thiết Phát triển Thịtrường mới

3-2-1 Công nghiệp Bột giấy và Giấy

3-2-2 Công nghiệp Xuất khẩu Ván Việt Nam

3-2-3 Công nghiệp Xuất khẩu đồgỗNội thất

3-3 Đặc điểm Khoa học và Phát triển Sửdụng rừng Tràm

3-3-1 Đặc điểm Vật lý và Cơhọc của Tràm

3-3-2 Tràm dùng làm gỗNội thất

3-3-3 Kết quảcác Thửnghiệm đặc điểm vềBột giấy và Giấy

3-3-4 Khảnăng và Vấn đềcủa Tràm làm Vật liệu Xây dựng

3-3-5 Hệthống Vận chuyển cần thiết đểcung cấp cho các Thịtrường mới (Gồm cảxây dựng

đường Rừng)

Chương 4 Cải thiện Môi trường sinh thái của Tràm

4-1 Tràm và Sựlàm Màu mỡ đất

4-2 Tính khảthi của Dựán CDM

Chương 5 Dựán Mô hình Trồng rừng Tràm bởi Vốn Vay Nhật và các công việc liên hệ

5-1 Cơsởvà Sựcần thiết của Dựán

5-1-1 Vấn đề1: Chi phí Trồng rừng và Giá Thịtrường

5-1-2 Vấn đề2: Trồng rừng, Công nghệChếbiến, và Hệthống Vận chuyển cần cho các Công

dụng mới

5-1-3 Vấn đề3: Nghiên cứu và Phát triển Tràm cho Thịtrường mới

5-1-4 Vấn đề4: Cuộc sống tốt hơn cho Nông dân

5-2 Trung tâm Sáng lập Tràm (MPC)

5-2-1 Nhóm Nghiên cứu và Phát triển các Nhu cầu mới của Tràm

5-2-2 Nhóm HỗtrợvềCông nghệvà Quản lý Trồng rừng

5-2-3 Nhóm HỗtrợvềHệthống Phân phối và Công nghiệp liên hệ đến Tràm

5-2-4 Nhóm Phát triển và HỗtrợvềHệthống Canh tác mới

5-2-5 Bổsung vềTài chính và Tổchức Nông dân

5-3 Dựán Trồng rừng điểm của Trung tâm Sáng lập Tràm

5-3-1 Chính sách cơbản của Dựán

5-3-2 Nét chính của Dựán

5-3-3 Tổchức Dựán

5-4 Ngân sách và Thời biểu Dựán của Trung tâm Sáng lập Tràm

5-5 Kết luận

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trồng rừng Tràm trên những vùng Đất chua Nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Công dụng Thương phẩm mới của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Lưu thông giữa 3 làng chưa xong hoàn toàn, và có nhiều đường không trải nhựa hoặc nơi chỉ đến được bằng đường thủy. Đường thủy rất thông thường ở vùng nông thôn. Người đi và mang hàng hóa bằng thuyền. Nông sản như khóm và Tràm cũng được vận chuyển trên đường thủy. Do đó, thông thường nông dân có một thuyền hay tàu nhỏ chỉ vì họ có một xe đạp hay một xe máy, hoặc có một thuyền rất phổ biến. Bảng sau cho thấy những phương tiện di chuyển chính dùng trong các hộ khảo sát so với kích thước đất. Xe đạp và xe máy thuận tiện di chuyển trên đường hẹp và không trải nhựa trong làng, tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy nhiều nông dân có một thuyền hơn nhiều xe đạp. Có nhiều hộ tham gia thương mại vận chuyển bằng thuyền. Bảng 2-3-11 Những Phương tiện Di chuyển chính của Làng (theo hộ) Bằng xe đạp Bằng xe máy Bằng thuyền Kích thước sở hữu 2 hay hơn 1 0 2 hay hơn 1 0 2 hay hơn 1 0 Dưới 1 ha 1 11 5 0 4 13 0 10 7 Từ 1 đên dưới 3 ha 13 32 10 3 29 23 4 43 8 Từ 3 đên dưới 5 ha 10 12 6 3 17 8 3 23 2 Từ 5 đên dưới 10 ha 5 10 3 2 11 5 5 11 0 10 ha hay hơn 1 5 0 0 5 1 2 4 0 Tổng cộng 30 70 24 8 66 50 14 91 17 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC 2-8 Dự án hỗ trợ 2-4-1 Hỗ trợ bởi các Tổ chức Quốc tế 45 “Dự án Phát triển Kỹ thuật Trồng rừng trên Đất Phèn ở Đông bằng sông Cửu Long: Trồng rừng ở tỉnh Long An trên cơ sở Thí nghiệm” của JICA Năm 1995 khi thị trường thấy dấu hiệu gia tăng nhu cầu rừng Tràm làm cừ móng, người tham gia vào lâm nghiệp rất nhiều để lập cách trồng càng nhiều rừng Tràm thẳng ngay khi đường kính của chúng còn nhỏ. Theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, JICA hỗ trợ FSSIV bằng cách giúp đỡ kỹ thuật trồng rừng Tràm trong “Dự án phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong 3 năm kể từ tháng Ba năm 1997. Nhật Bản gởi 15 chuyên gia kỹ thuật đến Việt Nam trong khi 10 người Việt Nam đến Nhật để được tập huấn. Nhật Bản trả khoảng 770.000 USD cho các họat động giúp đỡ bao gồm trang bị phòng khi Việt Nam chi khoảng 600.000 USD chi phí xây dựng để cải thiện những ruộng cây con. Khi dự án hoàn tất, JICA gởi nhóm tìm hiểu đánh giá để nghiên cứu thực địa. Trong báo cáo đánh giá tháng Ba năm 2000, họ nói rằng dự án đem đến những kết quả hài lòng sau: đây: Phát triển kỹ thuật thích hợp để cải thiện đất chua. Chọn những loài cây thích hợp với đất phèn. Phát triển những phương pháp thích hợp cho cây con và trồng. Tìm hiểu ảnh hưởng các chất độc được rửa trôi do cải tạo đất và làm giảm các ảnh hưởng này. Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật trồng rừng theo môi trường. Tạo gỗ mẫu để triển lãm kỹ thuật trồng rừng trên vùng đất phèn. Nhưng mặt khác, báo cáo tương tự chỉ rõ sự cần thiết làm tích cực là mở rộng thị trường. Báo cáo cho rằng ”nhu cầu rừng Tràm trong xây dựng cao và có lợi, tuy nhiên, tương lai của chúng chưa rõ rệt. Chúng tôi e rằng trồng rừng Tràm ở quy mô lớn có thể dẫn đến quá thừa nguồn cung cấp làm hạ giá. Do đó, tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu cách dùng và chế biến Tràm. là rất quan trọng”. Báo cáo cũng chú trọng vào ảnh hưởng cải tạo đất do trồng rừng Tràm. Báo cáo cho rằng “Trên quan điểm môi trường, điều quan trọng là điều khiển liên tục phẩm chất nước để chứng minh ảnh hưởng của trồng rừng trên phẩm chất nước là ít nhất. Điều này được nghĩ rằng trồng rừng góp phần bảo vệ đời sống hoang dã cũng như giảm sự ô xi hóa đất”. Báo cáo còn nêu thêm JICA không thể tiến hành hai trong các mục tiêu mà chính quyền Việt Nam hy vọng họ cung cấp kèm với sự trợ giúp kỹ thuật. Một là “tiến hành nghiên cứu và phân tích điều kiện kinh tế-xã hội cho người định cư và tập huấn nông dân có thể phát triển và ứng dụng để tự nâng cấp đời sống kinh tế và văn hóa”. (Lý do: Điều này ngoài dự án phát triển kỹ thuật). Một lý do nữa là “Tiến hành nghiên cứu thị trường và tìm hiểu cách dùng và chế biến Tràm”. 2 mục này được để xem xét lần sau. 2-4-2 Hỗ trợ bởi NGO và những Tổ chức khác Năm 2002, OXFAM, một tổ chức phi chính quyền (NGO) quốc tế ở Anh bắt đầu dự án hỗ trợ giảm nghèo và trồng Tràm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, OXFAM ngưng cho vay mới vì giá Tràm giảm17. Đây là chi tiết của dự án. ∗ Nét chính: Hỗ trợ những nông hộ canh tác Tràm như cho vay và tập huấn kỹ thuật trồng Tràm. ∗ Giúp đỡ tài chính: Cho nông dân bắt đầu trồng Tràm vay 8 triệu VND mỗi ha. (Xem Bảng 2-4-1 chi tiết về 8 triệu VND). 17 Họ cung cấp thay các dựa án khác. Xem hoạt động NGO dưới Đoạn 2-2-5 Điều kiện Tài chính. 46 Bảng 2-4-1 Sự Thất bại Cho vay trong Dự án Giảm nghèo và Dự án Trồng rừng Tràm Công việc Lượng vay nhiều nhất (theo VND) Lên liếp 2.000.000Làm đất 3 lần cày và đào mương 1.500.000 Mua cây con (trồng lại 30.000 cây con 1 năm tuổi cao 1m hay hơn) mỗi ha 1.500.000Trồng lại Trồng lại cây con 1.000.000 năm thứ nhất 700.000 năm thứ 2 700.000 Phân bón năm thứ 3 600.000 Tổng cộng 8.000.000 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Nhờ dự án, nông dân được vay tiền ớ mỗi giai đoạn của công việc nêu trên. Đối với những công việc khác hơn những công việc trên, ví dụ tưới tiêu, thu hoạch, nông dân không được mượn tiền. Lãi suất: 0.5% tháng, 6% năm. Thời gian vay: 7 năm. Nông dân phải hoàn trả 2% tổng số trong 4 năm sau ngày vay, 4% trong 5 năm, 6% trong 6 năm và trả hết phần còn lại trong 7 năm. Hiện có 159 hộ được vay. Trường Đại học Cần Thơ có trách nhiệm quản lý quỹ nhưng hiện nay quỹ do Hội Phụ nữ quản lý vì Trường Đại học xa huyện Tân Phước. Những người vay lập nhóm từ 4 đến 5 người và bảo đảm lẫn nhau. ∗ Tập huấn phương pháp canh tác: OXFAM tập huấn kỹ nămg cần thiết ví dụ Lên liếp, đào mương và lượng và lịch bón phân. 47 Chương 3 Công dụng và Thị trường của cây Tràm 3-4 Hiện trạng Tập quán Sử dụng và Dự đoán Nguồn cung cấp Nhu cầu hiện tại của gỗ Tràm bị hạn chế do chỉ sử dụng làm cừ xây dựng dân dụng. Hơn nữa, nhu cầu này cho thấy có xu hướng giảm dần như trình bày trong bảng sau vì cừ đúc trở nên thông dụng. Table 3-1-1 Giai đọan chuyển tiếp và Dự đoán về tiêu thụ cừ (Tràm) để xây nhà ở miền nam Việt Nam (Đà Nẳng và các tỉnh khác phía nam) Đơn vị: 1.000 cây Năm 2003 2004 2005 2006 Dùng cừ ở nhà nông thôn 1.250 1.117 1.102 950 Nguồn: Công ty Xây dựng Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Construction Corporation). Chương 3 thảo luận hiện trạng và tính thị trường của rừng Tràm và xem lại khả năng sử dụng gỗ Tràm cho các nhu cầu mới, nghĩa là xem xét tình trạng hiện tại và tương lai của Tràm như nguồn gỗ nội địa dùng để thay thế cho ba loại gỗ thông thường, như “keo”, “bạch đàn”, và “cao su”, hiện đang được dùng làm đồ nội thất, ván ép, và gỗ dán trong công nghiệp đồ gỗ và bột giấy. 3-1-1 Hiện trạng và Thị trường về Cừ Tràm Đất trồng rừng và thị trường cừ Trong mười một tỉnh và một thành phố thuộc trung ương ở Đồng bằng sông Cửu Long, 7 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang18, An Giang, Kiên Giang, và Cà Mau) có đất thích hợp để trồng Tràm. Hầu hết Tràm trồng ở đó được tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh vì phần lớn nhu cầu xây dựng tập trung vào thành phố này. Đặc biệt, nhũng vùng (Long An, Tiền Giang, và Đồng Tháp) đựơc khảo sát kỹ trong nghiên cứu này là nơi cung cấp rất quan trọng cho thành phố Hồ Chí Minh vì ở gần thành phố. Giá thị trường của cừ Bảng 3-1-3 và 3-1-4 dưới đây cho thấy giá thì truờng của gỗ Tràm ở thành phố Hồ Chí Minh và những chợ kế cận. Kênh phân phối ở Việt Nam rất phức tạp: có nhiều người liên hệ nhau trong kênh này từ người sản xuất là nông dân đến những người tiêu thụ cuối cùng. Hiện nay trong hệ thống sản xuất-phân phối cổ truyền bắt đầu là nông dân, người môi giới địa phương hay là người mua trực tiếp, người vận chuyển, và nhiều chủ vựa cừ Tràm đây là người trực tiếp bán cho người tiêu thụ hay cho các thầu xây dựng. Do đó, giá thị trường thay đổi lớn tùy người mà bạn sẽ mua sản phẩm trong hệ thống này. Trước đây, đối với Tràm, giá trị của nó được chấp nhận như vật liệu thương mại cổ truyền từ lâu ở Việt Nam, và do đó nó được phân phối chỉ có người môi giới và người vận chuyển. Giá thị trường được xếp thành cột dưới đây cho thấy giá giao dịch giữa nhũng người môi giới trong thành phố Hồ Chí Minh và không cho thấy giá mua và bán giữa nông dân và người môi giới địa phương đầu tiên. Do đó, sự khác biệt về giá rất nhỏ. Thông thường, vật kiệu gỗ Tràm dùng làm cừ phải dài 4,5 m hay hơn và đường kính gốc 10 cm hay hơn (trong phân phối thực tế, cũng tính thêm đường kính ngọn). Tuy nhiên, giá giảm từ 25.000 VND hay hơn năm 2000 xuống còn 18.000 VND năm 2004, giảm gần 25%. Bảng 3-1-2 Giá thị trường Gỗ Tràm (năm 2004) 18 Tách ra từ tỉnh Cần Thơ năm 2004. 48 Chiêu dài (m) Đường kính ngọn (cm) Đường kính gốc (cm) Giá mua (VND) Giá bán (VND) >5,0 >12 18.000 19.000 >4,0 >10 12.000-13.000 14.000-15.000 >8 10.000 12.000 4,5 >3,5 >6 7.000 8.500 >4,0 >10 8.000 9.500 >3,8 >8 6.000 7.5004,0 >3,5 >6 4.500 6.000 2,5 >4,0 >8 3.500 4.000 Nguồn: Phát triển kỹ thuật sử dụng hữu hiệu vật liệu Tràm ở Viêt Nam, Hội nghi lần thứ 55 Hiệp Hội Nghiên cứu Gỗ Nhật Bản (Development of the effective use technology of the Melaleuca material in Vietnam, the 55th Japan Wood Research Society conventions). Bảng 3-1-3 Giá thị trường Cừ Tràm (năm 2000) Mục Lớp Chiều dài (m) Đường kính ngọn (cm) Giá mua (VND) Giá bán (VND) Giá sản xuất (VND) Nóng 5 5,0 >24.000 >25.000 >22.000 Nóng 4 4,0 >5,5 >21.000 >22.000 >19.000 Cừ 5 Lớp 1 4,5-5,4 18.000 19.500 16.500 Lớp 2 3,8-4,4 13.500 15.000 12.000 Lớp 3 3,5-3,7 9.000 10.000 8.000 Lớp 4 4,8 3,0-3,4 6.500 7.000 6.000 Cừ 4 Lớp 1 4,5-5,4 15.000 16.500 13.500 Lớp 2 3,8-4,4 11.000 12.500 10.000 Lớp 3 3,5-3,7 7.500 8.000 7.000 Lớp 4 3,8 3,0-3,4 5.500 6.000 5.000 Nóng 3 Lớp 1 4,5-5,4 4.000 4.500 3.500 Lớp 2 3,8-4,4 3.000 3.500 2.500 Lớp 3 3,5-3,7 2.700 3.000 2.300 Lớp 4 2,7 3,0-3,4 1.800 2.000 1.500 Nguồn: Tìm hiểu và Dự đoán Thị trường Gỗ Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 (Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003). Nhu cầu tương lai về cừ Tràm Cừ làm từ Tràm (gỗ tự nhiên) dài trung bình 5m và đường kính từ 7 đến 8 cm, đây là giới hạn chấp nhận cho nhà kiên cố (đến 3 tầng) theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Cừ Tràm này không thể dùng xây dựng cao ốc cao hơn hay xưởng có trang bị nặng. Mặt khác, cừ đúc có thể dùng cho cao ốc cao hay xưởng xây dựng trên đất mềm vì nó có thể được đóng xuống đất sâu từ 30 đến 40 m bằng cách dùng 49 từng cây kế tiếp nhau đến độ sâu mong muốn. Thêm vào đó, phương pháp xây dựng cổ truyền dùng cừ Tràm cần nhiều sức người nên kém hiệu quả. Trong khi đó cừ đúc được làm ra theo kích thước định trước và sử dụng máy đóng cừ chuyên dùng nên tiết kiệm thời gian. Với kỹ thuật dân dụng ở quy mô lớn dùng phương pháp xây dựng tiên tiến, nhu cầu cừ đúc tăng và vì vậy nhu cầu cừ Tràm giảm. Đá vôi là nguồn nguyên liệu được sử dụng làm xi măng nhiều ở Việt Nam. Với mục tiêu tăng tốc độ xây dựng dân dụng ở quy mô lớn, và việc phát triển được tài trợ bởi các nguồn vốn ODA, từ khoảng năm 1993 các nhà máy sản xuất xi măng được xây dựng liên tiếp nhau do liên doanh với nước ngoài. Kết quả, một hệ thống cung cấp ổn định cừ đúc rẻ được hình thành và cừ Tràm đã được dùng như vật liệu ưa chuộng dần dần bị cừ đúc lấn áp, điều này là xu hướng tất yếu của thị trường. Trong hoàn cảnh như vậy, không thể hy vọng cừ Tràm có thể trở lại tình trạng dẫn đầu đã qua. Mặc dù nhu cầu cừ Tràm vẫn còn nhưng chỉ giới hạn trong các công trình nhỏ như xây dựng đường và nhà nông thôn, tuy nhiên nhu cầu này tiếp tục co lại. Phần 3-1-2 tiếp theo sẽ thảo luận và phân tích về khả năng cung - cầu của thị trường. 3-1-2 Hiện trạng Trồng rừng và Dự đoán Nguồn cung cấp Tràm Tràm: Diện tích trồng rừng hiện tại và tương lai Đối với diện tích trồng rừng Tràm, không có số liệu thống kê mới nhất trong khảo sát nầy. Tuy nhiên, ở ba tỉnh kể trên, kết quả cuộc khảo sát được trình bày ở bảng dưới đây. Ở những tỉnh khác, số liệu được ước lượng thống kê bằng cách so sánh hai vùng, một là vùng được trồng rừng Tràm vào thời điểm FSSIV tìm hiểu mỗi vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000, và vùng còn lại là vùng đất phèn có thể trồng rừng Tràm. Số liệu ở Bến Tre, Trà Vinh, và Vỉnh Long không được trình bày vì không có kết quả khảo sát của FSSIV19 Bảng 3-1-4 Những vùng đã trồng và có thể trồng rừng Tràm Vùng Tỉnh Đã trồng rừng: A (ha)*1 Đất phèn: B (ha)*2 A / B (%) Long An 67.769 208.449 32,5 Tiền Giang 8.265 27.485 30,0 Đồng Tháp 11.024 140.396 7,9 An Giang 1.753 22.751 7,7 Kiên Giang 2.500 109.069 2,3 Sóc Trăng 4.500 9.033 49,8 Cần Thơ 1.907 24.129 7,9 Cà Mau 28.494 81.735 34,9 Tông cộng 126.212 623.047 20,2 Nguồn: *1: Đối với Long An, Tiền Giang, và Đồng Tháp, kết quả là do khảo sát trực tiếp. Đối với các tỉnh khác, số liệu tham khảo tư báo cáo “Tìm hiểu và Dự đoán về Thị trường Gỗ Tràm ở Đồng bằng 19 Chính quyền địa phương có số liệu chính xác từ đo đạc thực tế, nhưng thỉnh thoáng họ mới công bố chính thức. Họ chỉ công bố số liệu khi cần. Không có qui định chung về hệ thống trao đổi số liệu cập nhật với chính quyền trung ương. 50 sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003” (“Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003”). *2: Đối với Long An, Tiền Giang, và Đồng Tháp, kết quả là do khảo sát trực tiếp. Đối với các tỉnh khác, số liệu tham khảo tư báo cáo Đánh giá tiềm năng Sử dụng của Đất Rừng ở Đông bằng sông Cửu Long (“Evaluation of Potential Use of Forest Land In the Mekong River Delta, 1999”). Như trình bày trong bảng trên, nhiều vung đất phèn nặng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích hợp để trồng rừng Tràm20. Để khảo sát số lượng Tràm trồng, cần có mật độ thực tế rừng trồng. Mật độ rừng Tràm ở huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An được ước lượng gần bằng 10 ngàn cây/ha khi thu hoạch (Hình 3-2-5). Trong số này, từ 7000 đến 8000 cây được đốn bán chủ yếu là để làm cừ. Bảng 3-1-5 Mật độ rừng trồng Tràm (lúc đốn) trong mỗi tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, khả năng bán, chu kỳ đốn, v.v… Với số liệu ở Cà Mau, chu kỳ đốn hầu như dài gấp hai lần chu kỳ đốn ở các tỉnh khác và sản lượng thấp hơn vì đất của họ không chỉ chua nặng mà còn bị ảnh hưởng mặn. Bảng 3-1-5 Diện tích, mật độ (lúc đốn), số cây đốn, khả năng bán, và chu kỳ đốn của rừng Tràm vào năm 2000 Mục Tỉnh Diện tích đốn (ha) Mật độ lúc đốn (cây/ha) Số cây đốn (x 103) Khả năng bán (%) Chu kỳ đốn (năm) Long An 2.000 12.000 24.000 70-80 5-6 Tiền Giang 110 12.000 1.320 70 5-6 Đồng Tháp 630 10.000 6.300 70 5-6 An Giang 450 12.000 5.400 70-80 5-6 Kiên Giang 500 14.000 7.000 50-60 6-8 Sóc Trăng 400 7.000 2.800 70 6-8 Cần Thơ 140 7.000 980 70 6-8 Cà Mau 1.450 4.500 6.525 60-70 10-12 Tông cộng 5.608 ― 54.325 ― ― Nguồn: Tìm hiểu và Dự đoán về Thị trường Gỗ Tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 (Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003). Bảng dưới đây trình bày dự đoán năm 2000 và 10 năm tiếp theo cho đến năm 2010 về diện tích trồng rừng, diện tích trồng Tràm trong vùng qui họach trồng rừng, mật độ Tràm trên diện tích môt ha trồng rừng, và sản lượng, tức số cây Tràm đốn trong tổng số, bao gồm số liệu từ năm 2000 dến năm 201021. 20 Chú ý chỉ có một ít vùng ở Long An, Đồng Tháp, và Tiền Giang (xem Bảng 2-2-1) và nhiều vùng có đất phèn được dùng cho mục đích khác. Do đó, vùng trồng rừng hiện có chỉ xem xét chủ yếu ở ba tỉnh này. Nếu một dự án mới về trồng rừng được xem xét, rất có thể vùng đất đã canh tác những cây trồng khác sẽ được chuyển sang vùng trồng rừng mới. 21 Chú ý vấn đề sau trong giá trị dự đoán trình bày ở bảng này: Qua diễn tiến cho thấy tính tự chủ của chính quyền địa phương được tăng lên, việc lập kế hoạch được giao cho chính quyền địa phương và phán quyết thuộc chính quyền trung ương, nơi chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách theo hướng trên xuống, và do đó chính quyền địa phương không thể tiến hành kế hoạch của họ cho đến khi chính quyền trung ương chấp nhận kế họach và quyết định chi ngân sách. Vì lý do này, nhiều kế hoạch và mục tiêu khi tìm hiểu thấy rất phức tạp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Do đó, 51 Bảng 3-1-6 Dự đoán diện tích trồng rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích Tràm, mật độ trồng rừng, lượng Tràm đốn (trong 2000-2010) Mục Năm Diện tích trồng rừng (ha) Diện tích Tràm (ha) Mật độ trồng rừng (cây/ha) Tổng số Tràm đốn (x103) 2000 92.000 5.608 − * 1 54.325 2001 102.000 13.000 5000 65.000 2002 112.000 13.000 5.000 65.000 2003 122.000 13.000 6.000 78.000 2004 132.000 13.000 6.500 84.500 2005 142.000 13.000 7.000 91.000 2006 152.000 13.000 7.000 91.000 2007 162.000 14.000 7.500 105.000 2008 173.000 23.000 7.500 172.500 2009 173.000 23.000 8.000 184.000 2010 173.000 23.000 8.000 184.000 Nguồn: Tìm hiểu và Dự đoán về Thị trường Gỗ Tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 (Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003). * 1: Bảng 2 Mật độ lúc trồng Như ở năm 2000 khi bảng này được tóm tắt, nhu cầu Tràm gia tăng và sự mở rông diện tích trồng rừng đã đạt được kế họach mong muốn. Tuy nhiên, lượng cung cấp bắt đầu giảm với sự giảm nhu cầu sau khi đạt đỉnh năm 2003 và năm 2004. Dự đoán nhu cầu và nguồn cung cấp Tràm Bảng 3-1-7 Dự đoán nhu cầu và nguồn cung cấp gỗ Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa năm 2000 và năm 2010 Mục Năm Cung cấp (×103 trees) Nhu cầu (×103 trees) Cung cấp / Nhu cầu 2001 65.000 62.194 1,1 2002 65.000 70.997 0,9 2003 78.000 80.197 1,0 2004 84.000 89.497 0,9 2005 91.000 98.514 0,9 2006 91.000 105.954 0,9 2007 105.000 112.216 0,9 2008 172.000 116.849 1,5 bảng này không trình bày những số liệu mà mỗi chính quyền địa phương có trong kế hoạch trồng rừng của họ hoặc dự định thực hiện. Các số liệu chỉ phản ánh kế hoạch mà chính quyền địa phương muốn mở rộng trồng Tràm trên quy mô lớn, như ở năm 2000, khi họ được sự hỗ trợ kỹ thuật từ JICA. 52 2009 184.000 119.451 1,5 2010 184.000 119.721 1,6 Nguồn: Tìm hiểu và Dự đoán về Thị trường Gỗ Tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 (Investigation and Prediction about Tram Wood Market in Mekong Delta and Ho Chi Minh City, 2003). Bảng trên dự đoán cung và cầu sẽ hầu như cân bằng cho đến năm 2007, nhưng cung sẽ vượt quá trong và sau năm 2008. Đặc biệt, nguồn cung vượt quá được xem chủ yếu do sự giảm nhu cầu cừ Tràm cũng như sự đốn rừng hằng loạt sẽ bắt đầu ở năm 2008. Hiện nay hai năm qua sau khi lập ra bảng này năm 2003, hoàn cảnh trở nên nghiêm trọng hơn: trong khảo sát vừa qua chúng tôi thấy sự vượt cung đã xảy ra và giá đã giảm. Như mô tả ở Chương 2, có thể vì lý do tỉnh Long An sửa lại kế hoạch trồng rừng Tràm theo đó diện tích rừng Tràm sẽ hẹp hơn. 3-1-3 Các Tập quán Sử dụng khác và Nét chính của rừng Tràm Ở hoàn cảnh hiện tại, hầu hết Tràm được dùng làm cừ và một số dùng làm đồ gỗ, than, và củi ở vài nơi, các công dụng khác ít gặp. Tuy nhiên, việc dùng các phần khác ngoài gỗ (tức là thân) Tràm, được biết chỉ là tinh dầu trích từ lá và nuôi ong trong rừng Tràm. Dầu Như giới thiệu ở Chương 2, vài nông dân ở tỉnh Long An khai thác Tràm gió để trích tinh dầu (Tràm gió không khác biệt với Tràm cừ về hình thái và di truyền, nhưng dầu có chất lượng (hàm lượng cineol) cao gấp 3 lần dầu trích từ Tràm cừ), nhưng diện tích trồng rất nhỏ và chỉ một lượng ít dầu được nông dân sản xuất đem ra chợ. Tinh dầu không thể trích từ rừng Tràm (Tràm cừ) được trồng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Về nguồn gốc, tinh dầu Tràm là một loại trong hàng hóa quốc tế, Việt Nam và Indonesia là nơi nổi tiếng về tinh dầu Tràm Cajuput. Với sự bùng phát hiện nay trong trị liệu bằng dầu thực vật, tinh dầu làm từ Tràm được trích và chế biến ở Úc và Florida-Hoa Kỳ rồi được nhập khẩu vào Nhật Bản như “dầu thơm lấy từ cây Tràm (Melaleuca alternifoila)”. Than Cho đến nay, sản phẩm than Trung Quốc đã chiếm phần áp đảo trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã ngưng hoàn toàn việc xuất khẩu than từ tháng Chín năm 2004 để bảo vệ rừng. Theo vài số liệu thống kê, lượng than nhập khẩu vào Nhật từ Myanmar vượt quá 1.000% so với cùng kỳ của năm qua, điều này là do nguồn than sản xuất từ Trung Quốc tiếp tục quá cảnh Myanmar theo các hợp đồng với nhiều công ty Nhật Bản. Khi than xuất khẩu Trung Quốc ngưng, sẽ có khả năng dẫn đến việc tăng than xuất khẩu làm từ rừng Tràm của Việt Nam, than xuất khẩu Trung quốc về thực chất không thể ngưng ngay một lúc vì còn đường quá cảnh ngang qua Myanmar. Thêm vào đó, than làm từ mạt cưa sản xuất tại xưởng gỗ ở Indonesia hay Malaysia được xuất khẩu với giá 400 USD/tấn C&F hay ít hơn và nó rất phổ biến ở thị trường Nhật Bản. Đối với than từ cây Tràm của Việt Nam, viễn cảnh không dễ dàng do giá thành sản xuất còn cao và phẩm chất chưa cạnh tranh được với than xuất khẩu lúc này trên thị trường. Sẽ rất khó khăn cho những công ty ở Nhật Bản khi ngưng nhập khẩu than Trung Quốc vì từ lâu họ đã đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách cung cấp bí quyết kỹ thuật và vốn qua nhiều năm. Để xuất khẩu than từ cây Tràm của Việt Nam sang thị trường Nhậ Bản, trước tiên phải tập trung cải tiến phẩm chất. Tuy nhiên, quan trọng hơn là chiến lược sản xuất với giá thấp để có thể xâm nhập thành 53 công vào thị trường Nhật. Nhu cầu trong nước của than Việt Nam chủ yếu được các nhà hàng dùng nướng thịt, không được các hộ dân ưa chuộng (xen Chương 2). Thêm vào đó, than đước với giá 4.000 VND/kg và giữ nóng được lâu, ít khói. Mặt khác, than Tràm giá 3.000 VND/kg nhưng không giữ nóng tốt. Than làm từ những cây khác gía khoảng 2.800VND/kg. Như đã nêu trên, gỗ Tràm có tỉ trọng cao hơn cùng với sợi cứng nên đủ điều kiện để làm than cao cấp. Do đó, về mặt kỹ thuật, so sánh với than cao cấp “Binchotan” (than Trung Quốc giá 1.000 USD C&F hay hơn) có thể làm từ Tràm. Muốn làm than này, trước hết cần cải tiến mạnh lò nung để có thể đạt nhiệt độ tro hóa cao hơn. Thêm vào đó, khi phát triển kỹ thuật thích hợp để sản xuất than Tràm, cũng cần quan tâm việc trích dung dịch giấm gỗ dù hiện nay chưa có thị trường. Để dùng Tràm làm than và dung dịch giấm gỗ ở Việt Nam, cần quan tâm cải tạo đất, thay đổi nông dược, thoát nước tốt, v.v…, điều này cần tiến hành nghiên cứu và phát triển các công nghệ thích hợp mới. 3-5 Sự cần thiết Phát triển Thị trường mới Như thảo luận ở phần 3-1, thị trường truyền thống chỉ dùng Tràm làm cừ đã co lại nhanh chóng và sự vượt cung nghiêm trọng sẽ xảy ra ít nhất là trong hai năm tới. Thị trường các sản phẩm khác với cừ Tràm thì rất nhỏ, và do đó bất kỳ sự phát triển thị truờng mới nào cũng cần thiết. Khả năng về các thị trường mới sẽ được phân tích dưới đây. 3-2-1 Công nghiệp Bột giấy và Giấy (4) Nhu cầu tiêu thụ giấy Ở Việt Nam, tổng lượng giấy tiêu thụ năm 1994 gần bằng 150 ngàn tấn/năm với khoảng 2kg hay ít hơn cho một người. Tuy nhiên, năm 2004, lượng giấy tiêu thụ trên một người tăng đến 13,7kg, lớn gấp bảy lần so với năm 1994, từ đó có thể ước lượng năm 2004 tổng lượng tiêu thụ giấy ở Việt Nam gần bằng 1,11 triệu tấn22 trên giả định tổng dân số trong cùng năm đó là 81 triệu người. Nói cách khác, thị trường này tùy thuộc vào các tình hình tiêu thụ giấy gia tăng nhanh như vậy. Lượng sản xuất và nhập khẩu bột giấy được thảo luận dưới đây. (5) Lượng sản xuất và nhập khẩu bột giấy Lượng giấy sản xuất nội địa Bảng 3-2-1(1) trình bày sự gia tăng lượng giấy sản xuất nội địa, cho thấy lượng sản xuất đã tăng nhanh trong mười năm qua. Thêm vào đó, sự đóng góp của những công ty ngòai quốc doanh cũng tăng. Bảng 3-2-1(1) Thống kê lượng giấy sản xuất nội địa (đơn vị: 1.000 tấn) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lượng giấy sản xuất nội địa 216,0 408,4 445,3 489,6 534,4 739,6 880,0 Công ty quốc doanh 178,0 249,5 258,2 266,5 251,6 na na Công ty ngoài quốc doanh 35,0 158,9 173,9 207,9 268,3 na na Công ty đầu tư nước ngoài 3,0 10,0 13,2 15,2 14,5 na na Nguồn: Niên giám Thống kê 2003, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2003. 22 Nguồn: Báo cáo của Hội Phát triển Nông nghiệp Nước ngòai, tháng Ba 2004 (Report from Overseas Agricultural Development Association, March 2004) (dưới đây xem OADA2004/3) 54 Bảng 3-2-1(2) Lượng giấy sản xuất theo chủng lọai năm 2004. đơn vị: tấn Chủng lọai giấy Lượng sản xuất Giấy in rời 212.000 Giấy gói hàng 390.380 Giấy lụa 46.380 Giấy in báo 39.750 Các loại khác 61.065 Tổng cộng 749.577 Nguồn: Nhóm Nghiên cứu JBIC Lượng giấy nhập khẩu là 590 ngàn tấn23 năm 2003 và 483 ngàn tấn năm 2004, từ đó ước tính năm 2005 nhu cầu giấy sẽ là 500

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiemnangkinhtevacongdungcayTramoDBSCL.pdf
Tài liệu liên quan