Báo cáo Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia

MỤC LỤC

1 Thông tin về đơn vị. 3

2 Trích lược dựán. 4

3 Báo cáo tóm tắt. 4

4 Giới thiệu và bối cảnh. 7

4.1 Mục tiêu của dựán:. 7

4.2 Phương pháp tiếp cận và chiến lược. 7

5 Tiến độdựán. 8

5.1 Những điểm đáng chú ý. 8

5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô chăn nuôi nhỏ. 11

5.3 Xây dựng năng lực. 12

5.4 Quảng bá. 12

5.5 Quản lý Dựán. 13

6 Các vấn đềliên quan. 13

6.1 Môi trường. 13

6.2 Các vấn đềvềgiới và xã hội. 14

7 Các vấn đềthực hiện và tính bền vững của dựán. 14

7.1 Những khó khăn và trởngại. 14

7.2 Giải pháp. 15

7.3 Tính bền vững. 15

8 Các bước then chốt tiếp theo. 16

9 Kết luận. 16

10 Tuyên bốcủa dựán. 19

11 Tiến độdựán theo mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu tưcủa dựán. 22

pdf42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và heo góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự án. Các chương trình giám sát, xác định kiểu gien, type huyết thanh của các dòng LMLM trên thực địa đang tiến hành sẽ tiếp tục cải thiện hiệu quả của chiến lược tiêm phòng tại Việt Nam. Việc này sẽ tiếp tục mang lại lợi ích kinh tế cho hộ chăn nuôi nhỏ nhờ việc giảm thất thoát do bò và lợn bị bệnh. Cán bộ Cục Thú y, thú y viên của huyện và người chăn nuôi đã có thêm kiến thức và hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn vắc-xin có thành phần phù hợp nhất thì sẽ cải thiện được hiệu quả tiêm phòng và đạt được mục tiêu lâu dài trong kiểm soát bệnh LMLM ở Việt Nam. 11 5.3 Xây dựng năng lực Dự án đã xây dựng thành công năng lực chẩn đoán bệnh LMLM đảm bảo chất lượng tại Việt Nam. Đặc biệt cả hai cơ quan RAHO 6 và NCVD đã xây dựng được các năng lực chẩn đoán bệnh LMLM đảm bảo chất lượng một cách toàn diện và đã được xem là phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM tại Việt Nam. Ngoài ra RAHO 6 và NCDV cũng đã phát triển các kỹ năng phân lập vi-rút, nuôi cấy tế bào, làm xét nghiệm trung hòa vi-rút, và khả năng xác định kiểu gien , các khả năng này sẽ tiếp tục sữ dụng để xác định tính chất của virus hiện trường. Ở tầm quốc gia, tất cả các phòng thí nghiệm hợp tác đã xây dựng được năng lực xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán bệnh LMLM và giám sát huyết thanh thường kỳ. Để đạt các mục tiêu lâu dài, việc đào tạo và tập huấn các thú y viên cơ sở về thu thập dữ liệu và mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng trong xây dựng năng lực. Rõ ràng là phương pháp tiếp cận phối hợp từ ‘phòng thí nghiệm ra thực địa’ và từ ‘thực địa vào phòng thí nghiệm’ là trọng tâm trong kiểm soát bệnh LMLM trên thực địa. Hiệu quả của hướng tiếp cận này đã được chứng minh bằng sự thành công ở phía nam Việt Nam, nơi mà sự thống nhất và liên kết hai chiều chặt chẽ giữa ‘phòng thí nghiệm và thực địa’ đã cho kết quả , làm tăng cả về số lượng và chất lượng của mẫu bệnh phẩm thu thập và gửi về phòng thí nghiệm từ đó cho phép kiểm soát bệnh LMLM trên thực địa có hiệu quả cao. Dự án đã xây dựng được mô hình kiểm soát LMLM với sự thành công như thấy ở phía nam Việt Nam, một ví dụ điển hình cho các phòng thí nghiệm vùng khác cũng như trong cả khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên dự án cũng nêu lên một số yếu điểm khách quan trong quá trình chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giám sát LMLM quốc gia ở Việt Nam. 5.4 Quảng bá Dự án CARD AusAID đã được quảng bá rộng rãi tại Việt Nam, Ôxtrâylia và quốc tế và ghi nhận thành tựu đạt được trong việc kiểm soát bệnh LMLM tại Việt Nam. LMLM là bệnh dịch quan trọng tại Việt Nam, và nằm trong chiến lược quan trọng của Ôxtrâylia, các nước Đông Nam Á láng giềng cũng như trên toàn thế giới. Thành tựu của dự án CARD AusAID này và các dự án ACIAR khác trước đây trong khu vực cho thấy phương pháp tiếp cận thực hiện và phát triển năng lực LMLM hiệu quả cao của AAHL được coi như ‘tiêu chuẩn vàng’ trong điều tra và kiểm soát LMLM ở Đông Nam Á. Dự án đã được quảng bá trên báo chí tại Ôxtrâylia và trong các bản tin bao gồm 12 các bản tin SEAFMD và trên internet. Các thành tựu của dự án đã được báo cáo tại: ƒ Cuộc họp OIE/SEAFMD 2008, 2010 ƒ EU FMD 2008 ƒ WAVLD 2007, 2009 ƒ Các cuộc họp của nhóm làm việc tại thượng lưu và hạ lưu khu vực Mê-kông. 5.5 Quản lý Dự án Nhìn chung, AAHL đã bám sát mục tiêu dự án và hỗ trợ các yêu cầu từ phía các đối tác Việt Nam. Tuy nhiên có sự chậm trễ trong đợt thu thập mẫu cuối mà chủ yếu là do nguồn cung cấp vắc-xin bị gián đoạn. Đặc biệt việc thu thập mẫu bệnh phẩm ở phía Bắc và miền Trung Việt Nam đã gặp gián đoạn do các cán bộ thú y đã phải ưu tiên để ứng phó với dịch cúm gia cầm và tai xanh. Tuy nhiên, việc quản lý và thực hiện chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM đã có hiệu quả cao đặc biệt ở phía nam. Nhìn chung, Cục Thú y luôn hợp tác gửi học viên kịp thời. Sự hợp tác và thực hiện các hoạt động thực địa được cải thiện trong suốt dự án tại hầu hết các tỉnh dự án. Các cố vấn khoa học AAHL đã tư vấn, bồi dưỡng các cán bộ giỏi và nhiệt huyết của các phòng thí nghiệm vùng dẫn đến sự thống nhất, liên kết và xác định đường lối rõ ràng. Phòng thí nghiệm hợp tác chủ trì tại Việt Nam (RAHO 6) đi tiên phòng trong mô hình phối hợp từ ‘phòng thí nghiệm ra thực địa’ và từ ‘thực địa vào phòng thí nghiệm’ và mang lại kết quả tốt trong kiểm soát bệnh LMLM trên thực địa tại Việt Nam. Ngoài ra, do là phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM, RAHO 6 tiếp tục tổ chức các hoạt động đào tạo, hỗ trợ và cung cấp vật tư chẩn đoán cho các phòng thí nghiệm hợp tác khác. 6 Các vấn đề liên quan 6.1 Môi trường Không có tác động môi trường bất lợi nào được ghi nhận do các hoạt động dự án. Nhìn rộng ra có thể thấy trước công tác chăn nuôi heo và bò sẽ trở nên hiệu quả hơn nhờ việc giảm thú nuôi bị chết và giảm số ổ dịch LMLM, cùng với lợi ích về mặt môi trường qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. 13 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội Việc xây dựng và ứng dụng thành công các xét nghiệm chẩn đoán mới đã cải thiện năng lực của các phòng thí nghiệm chẩn đoán cấp vùng và tỉnh trong việc đánh giá chính xác và nhanh chóng các ổ dịch LMLM, cho phép có các biện pháp thích hợp và nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trên thực địa. Những lợi ích rõ rệt vẫn tiếp tục tăng lên trong các vòng giám sát huyết thanh tiếp sau, trong việc xác định đặc tính của vi-rút, lựa chọn vắc-xin trên cơ sở khoa học. Đối tượng hưởng lợi của dự án này sẽ là cả các trang trại lớn và nhỏ và đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ do vật nuôi và thu nhập của họ sẽ được bảo đảm nhờ công tác chẩn đoán , kiểm soát, quản lý dịch bệnh tốt hơn. Về khía cạnh giới, do phụ nữ nông thôn là người chăn nuôi chính do đó họ chính là những đối tượng hưởng lợi chủ yếu. 7 Những vấn đề thực hiện và tính bền vững của dự án 7.1 Vấn đề và tồn tại Trong suốt dự án cán bộ thực địa và cán bộ Cục Thú y thường xuyên phải chia sẻ thời gian cho việc điều tra và kiểm soát dịch cúm gia cầm & tai xanh tại Việt Nam. Việc này đã ảnh hưởng đến thời gian của các cán bộ này giành cho dự án, dẫn đến việc không thu thập được đủ mẫu và dữ liệu và gây ra những giới hạn trong giám sát huyết thanh tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Hoạt động ban đầu của dự án trên thực địa đã nêu bật nhu cầu đào tạo thêm cho thú y viên cơ sở về các kỹ thuật điều tra dịch bệnh mà chủ yếu là kỹ thuật thu thập mẫu và dữ liệu. Mặc dù công tác này đã tiến hành ở một số nơi, cải thiện được việc thu thập mẫu bệnh phẩm và dữ liệu trong suốt dự án, ở một số nơi khác đây vẫn là vấn đề khó giải quyết và ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của dự án ở cấp độ quốc gia. Các đối tác đã quan tâm nhiều hơn về sự cần thiết phải đào tạo với qui mô lớn hơn cho các thú y viên cơ sở và các nguồn lực đi kèm để đảm bảo việc thu thập mẫu, dữ liệu và gửi cho phòng thí nghiệm được tốt hơn để góp phần kiểm soát LMLM ở Việt Nam. Đào tạo các cán bộ Cục Thú y về phân tích dữ liệu và dịch tễ học cũng là lĩnh vực cần thiết đầu tư trong tương lai. Điều này có thể đạt được qua việc tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tài trợ đang hoạt động tại Việt Nam. 14 7.2 Một số lựa chọn Chính phủ Việt Nam đang xem xét việc tăng cường hỗ trợ cho Cục Thú y và đã tăng kinh phí cho chẩn đoán bệnh Cúm gia cầm (AI) và có thể sẽ có động thái tương tự cho chẩn đoán bệnh LMLM. Do đó tăng cường phối hợp và điều phối các hoạt động là vấn đề trọng tâm cần cân nhắc bởi các trang thiết bị mới đầu tư cho chẩn đoán bệnh cúm gia cầm cũng có thể được dùng cho công tác chẩn đoán bệnh nói chung bao gồm cả bệnh LMLM. Ngoài ra cần cân nhắc việc đầu tư , nên chú trọng vào đào tạo và trang bị cho thú y viên cơ sở và các cán bộ có liên quan về các kỹ năng điều tra bệnh chung hơn là chỉ tập trung vào mỗi cúm gia cầm độc lực cao. 7.3 Tính bền vững Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y được chính phủ cũng như các tổ chức nước ngoài tài trợ trong chiến dịch cúm gia cầm để cải thiện cơ sở vật chất phòng thí nghiệm. RAHO 6 tự tin với vai trò phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM và đã thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ và đào tạo cho các phòng thí nghiệm vùng khác. Đặc biệt, RAHO 6 là một điển hình cho các phòng thí nghiệm vùng khác cũng như trong mạng lưới thú y rộng khắp Việt Nam ở các khía cạnh xây dựng và thực hiện thành công các chiến lược chẩn đoán, giám sát và kiểm soát bệnh LMLM trên thực địa. Cán bộ Cục Thú y tiếp nhận những thông tin mới rất nhanh và năng động trong việc ứng dụng cũng như thể hiện rõ mong muốn làm tốt công tác của họ. Điều này thấy rõ ở tính chuyên nghiệp, quyết đoán và có động lực của cán bộ RAHO 6 qua các thành tựu họ đạt được trong dự án. Dự án đã ứng dụng phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực đã được đánh giá và thử nghiệm của AAHL. Phương pháp tiếp cận này khởi động bằng hoạt động trình diễn và đào tạo tại AAHL, tiếp theo là cung ứng vật tư tham chiếu và các qui trình hoạt động cho học viên thực hiện tại các phòng thí nghiệm của họ. Sau đó tư vấn của AAHL thường xuyên đến thăm và tư vấn tại chính phòng thí nghiệm đó để hỗ trợ, khuyến khích, đánh giá và giải quyết vấn đề tại chỗ. Việc xây dựng năng lực chẩn đoán bệnh LMLM đảm bảo chất lượng có hiệu quả, đặc biệt là ở RAHO 6 và NCVD đã chứng minh tính bền vững 15 của dự án thể hiện ở việc cả 2 phòng thí nghiệm đã được ghi nhận là phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM của Việt Nam. Ví dụ, việc RAHO 6 đã sản xuất kháng nguyên để thử nghiệm tại phòng thí nghiệm cũng như cung cấp cho các phòng thí nghiệm vùng khác thử nghiệm chứng tỏ rõ ràng năng lực và khả năng hiện tại cũng như tính bền vững trong tương lai. Hơn nữa RAHO 6 cũng đã bắt đầu tự tổ chức được các khóa đào tạo về chẩn đoán bệnh LMLM và chuyển giao công nghệ cho các phòng thí nghiệm khác ở Việt Nam mà không cần có sự tham gia của AAHL. Dự án này chỉ là một trong số hàng loạt các dự án do AusAID và ACIAR tài trợ đã thành công. Các dự án này đã kết nối AAHL với các phòng thí nghiệm ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tất cả các phòng thí nghiệm này đã được duy trì bền vững. 8 Các bước then chốt tiếp theo Dự án đã hoàn thành mục tiêu đề ra tại Việt Nam với sự thành công đáng kể ở phía nam Việt Nam. Một trong những bài học chủ yếu rút ra trong quá trình thực hiện dự án là việc gửi mẫu bệnh phẩm kịp thời về phòng thí nghiệm kèm theo các thông tin thực địa đầy đủ và chính xác. Trong khi cán bộ phòng thí nghiệm đã quen với việc ghi chép chính xác kết quả xét nghiệm còn các dữ liệu liên quan tại thực địa và hồ sơ tiêm phòng vẫn chưa được ghi nhận đầy đủ. Việc áp dụng các biểu mẫu để thu thập dữ liệu đã cải thiện việc thu thập dữ liệu, quản lý và gửi mẫu về phòng thí nghiệm trong suốt dự án. Tuy nhiên việc tiếp tục đào tạo, hỗ trợ cho thú y viên cơ sở , tăng cường sự thống nhất và hợp tác của các hoạt động từ ‘phòng thí nghiệm ra thực địa’ và từ ‘thực địa vào phòng thí nghiệm’ là rất quan trọng trong sự thành công của các biện pháp kiểm soát bệnh LMLM ở cấp độ quốc gia. 9 Kết luận Dự án đã thực hiện được các mục tiêu chẩn đoán, giám sát và kiểm soát bệnh LMLM qua việc xây dựng thành công năng lực chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh LMLM đảm bảo chất lượng ở các cấp độ vùng và quốc gia của Việt Nam. Cụ thể là phòng thí nghiệm RAHO 6 và NCVD đã được ghi nhận là phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM và có năng lực chẩn đoán LMLM đảm bảo chất lượng, phân lập vi-rút, xác định type huyết thanh và khả năng xác định kiểu gien của các dòng vi-rút LMLM trên thực địa. Ở cấp độ quốc gia, RAHO 4, RAHO 7 và NAVETCO cũng đã có khả năng thực hiện xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể và kháng nguyên 16 LMLM, củng cố khả năng chẩn đoán LMLM trong mạng lưới thú y của Việt Nam. Dự án cũng đã giúp cho Cục Thú y có thêm thông tin và quan tâm hơn nữa đối với những yêu cầu về hậu cần và kỹ năng của nhân viên thú y cơ sở nhằm bảo đảm hiệu quả cho chương trình kiểm soát bệnh LMLM. Dự án cũng đã xây dựng các dữ liệu cơ bản liên quan đến tỷ lệ tiêm phòng và các type huyết thanh của virus LMLM đang lưu hành tại Việt Nam. Về khía cạnh giám sát bệnh LMLM, khả năng xét nghiệm huyết thanh bằng ELISA đã giúp thực hiện được giám sát sau tiêm phòng, điều tra hiệu quả tiêm phòng và chương trình giám sát đang tiến hành đã cho thấy sự cải thiện liên tục về tỷ lệ tiêm phòng trên thực địa. Đây là thành tựu đặc biệt quan trọng bởi giá mua vắc-xin LMLM là đắt và chiếm chi phí chính trong kiểm soát bệnh LMLM ở Việt nam. Dự án đã cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện chương trình giám sát huyết thanh sau tiêm phòng để đạt được kết quả tiêm phòng tốt hơn và đảm bảo hiệu quả tương xứng với chi phí đầu tư cho chương trình tiêm phòng LMLM tại Việt Nam. Đặc biệt trong kiểm soát bệnh LMLM, việc xác định được type huyết thanh và kiểu gien của các dòng vi-rút LMLM trên thực địa đã cung cấp các cơ sở khoa học cho phép đánh giá về sự lưu hành và nguy cơ đối với các type huyết thanh của vi-rút LMLM ở tùng vùng khác nhau. Điều này cũng đã cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các khuyến cáo cho Cục Thú y, thú y viên cơ sở, và người chăn nuôi trong việc lựa chọn loại vắc-xin LMLM phù hợp nhất để sử dụng trên thực địa. Phương pháp tiếp cận này đã có hiệu quả rõ rệt , góp phần làm giảm liên tục số ổ dịch LMLM mới trong thòi gian thực hiện dự án, đặc biệt là các tỉnh phía nam với gần 100 ổ dịch LMLM xảy ra trong năm 2007, không có ổ dịch nào xảy ra trong năm 2008, có 03 ổ dịch trong năm 2009 và chỉ có 01 ổ dịch được ghi nhận trong năm 2010, tính đến thòi điểm báo cáo. Trong suốt thời gian thực hiện dự án cả chất lượng dữ liệu thực địa và chất lượng của mẫu gửi xét nghiệm đều được cải thiện liên tục. Tuy nhiên ngay từ giai đoạn đầu, dự án đã chỉ ra công tác quan trọng trong kiểm soát bệnh LMLM là cần có sự hợp tác, hỗ trợ và liên lạc chặt chẽ hơn giữa cán bộ phòng thí nghiệm và cán bộ thực địa. Ở những nơi mà các vấn đề này đã được chú trọng thì các hoạt động có hiệu quả rõ ràng. Ví dụ, sự thành công của RAHO 6 trong xây năng lực xét nghiệm và đảm bảo chất lượng của phòng thí nghiệm là động lực thúc đẩy công tác đào tạo và tập huấn thú y viên cơ sở để thực hiện các mục tiêu của dự án, và kết quả là việc quản lý bệnh LMLM trên thực địa có hiệu quả. Cụ thể, sự liên lạc, hỗ trợ và hợp tác hai chiều giữa phòng thí nghiệm của cơ quan RAHO 6 và thú y viên cơ sở đã tạo điều kiện 17 cho các hoạt động chẩn đoán, giám sát và kiểm soát bệnh đạt hiệu quả cao hơn ở các tỉnh phía nam . Phòng Dịch tễ của RAHO 6 đã chủ động tham gia và đào tạo thú y viên các cấp của các chi cục và phương pháp tiếp cận này được cho rằng sẽ tiếp tục thành công ở các đơn vị khác một khi các nguồn lực đã được chuẩn bị đầy đủ và cán bộ thực địa đã được đào tạo. Về phía đối tác Ôxtrâylia, dự án đã thành công lớn, các chuyên viên của AAHL có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm thực tế trong chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM. Đặc biệt dự án cũng củng cố thêm hiệu quả của các xét nghiệm chẩn đoán bệnh LMLM của AAHL và năng lực của chuyên viên trong kế hoạch sẳn sàng đối phó với bệnh LMLM tại Ôxtrâylia. LỜI CẢM ƠN Dự án cảm ơn các tổ chức, cá nhân sau đã tham gia dự án RAHO 6- TP. Hồ Chí Minh: Bs.Đồng Mạnh Hòa, Bs.Ngô Thanh Long, Ths.Nguyễn Trúc Hà, Ths.Phạm Phong Vũ, Bs.Lý Hoài Vũ, Bs.Nguyễn Thanh Phương, Bs.Nguyễn Thanh Phong. NCVD -HÀ NỘI: Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Tùng, Tô Long Thành, Ngô Thu Hương, Mai Thùy Dương, Đỗ Thị Hoa. RAHO 7- CẦN THƠ: Nguyễn Bá Thành, Trương Thị Kim Dung RAHO 4- ĐÀ NẴNG: Trần Văn Quân, Nguyễn Thị Mỹ Phương NAVETCO-TP. Hồ Chí Minh: Nguyễn Xuân Hạnh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Lam Hương, Văn Phúc CỤC THÚ Y: Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Đỗ Hữu Dũng CÁC CHI CỤC THÚ Y Lãnh đạo và cán bộ của các Chi cục thú y Kiên Giang, An Giang,Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Kontum, Quảng Nam và Lạng Sơn 18 AAHL: Chris Morrissy, Lynda Wright, Debbie Eagles, Winsome Goff, Cathy Williams, Darren Schafer, Tony Pye, Axel Colling, Shane Riddell, Jennifer McEachern, Jef Hammond, Susan Juzva, Wendy Ha, Meng Yu, Linfa Wang, Ian Pritchard, Michael Johnson, & Peter Daniels SEAFMD, GF TADs, AusAID, và các dự án khác 10 Tuyên bố của dự án CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Dự án CARD: Lở mồm long móng – Tăng cường năng lực giám sát bệnh Lở mồm long móng. Dự án CARD số: 072/04VIE Chúng tôi cùng ký tên dưới đây và tuyên bố đã chuyển giao các nguồn lực sau để thực hiện dự án. 1. NGUỒN NHÂN LỰC Danh sách nhân lực đối tác Ôxtrâylia Tên Số ngày làm việc tại Việt Nam Số ngày làm việc tại Ôxtrâylia Số chuyến công tác tới Việt Nam Chris Morrissy 57 30 5 Peter Daniels 26 2 2 Lynda Wright 43 40 3 Darren Schafer 10 20 1 Jef Hammond 10 10 1 Catherine Williams 10 25 1 Shane Riddell 10 35 1 Peter Durr 5 2 1 Tony Pye 0 10 0 Debbie Eagles 15 20 2 Tổng cộng 186 194 17 19 Danh sách nhân lực đối tác Việt Nam Tên Số tuần làm việc Cơ Quan Thú Y vùng VI (RAHO6) Bs. Đồng Mạnh Hòa 30 Bs. Ngô Thanh Long 30 ThS.Nguyễn Trúc Hà 24 Bs. Lý Hoài Vũ 12 Bs. Phạm Phong Vũ 30 Bs. Đổ Xuân Biểu 12 Bs. Nguyễn Thanh Phương 30 Bs. Nguyễn Ngô M. Triết 24 TT Chẩn Đoán Thú y Trung Ương (NCVD) Ts. Tô Long Thành 18 Ts. Nguyễn Thu Hà 24 ThS. Nguyễn Tùng 24 Cơ Quan Thú Y vùng IV (RAHO4) Bs. Trần Văn Quân 18 Bs. Lê Thanh Quang 24 Bs.Nguyễn Thị Mỹ Phương 24 Cơ Quan Thú Y vùng VII (RAHO7) Ts. Nguyễn Bá Thành 18 ThS. Trương Thị Kim Dung 24 Bs. Trần Quốc Phong 24 NAVETCO TS. Trần Xuân Hạnh 18 ThS. Nguyễn Thu Hồng 24 Kỹ sư Nguyến Văn Hùng 24 20 Thiết bị và dịch vụ Kinh phí (AU$) Kính hiển vi đảo chiều 4.000 Pipet 5.000 Máy ly tâm ống nhỏ 3.000 Máy tính xách tay 4.000 Nguyên liệu (năm 1, 2, 3) 12.000 Thu thập mẫu (năm 1, 2, 3) 26.265 Vật tư cho sinh học phân tử (năm 1, 2, 3) 18.000 Vật liệu tiêu hao PTN (năm 1, 2, 3) 12.000 Cước vận chuyển (năm 1, 2, 3) 21.000 Xét nghiệm ELISA (năm 1, 2, 3) 9.000 Tổng cộng 114.265 Đại diện cơ quan Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Bình (Chủ trì dự án phía Việt Nam) Người làm chứng Ngô Thanh Long (Giám đốc Trung tâm chẩn đoán Thú y) Đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ Chris Morrissy (Chủ trì dự án phía Ôxtrâylia) Người làm chứng 3. CHUYỂN GIAO THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KHÁC 2. THIẾT BỊ VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC Chứng nhận các thiết bị đã được chuyển giao cho cơ quan chủ trì phía Việt Nam. 21 11 Tiến độ dự án theo mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu tư của dự án Tên dự án: CARD FMD (072/04VIE) Đơn vị chủ trì phía Việt Nam: Trung Tâm Thú Y Vùng 6 (RAHO 6) Đề xuất Báo cáo tiến độ Mô tả Thông tin yêu cầu Nội dung thực hiện Giả thuyết Thông tin báo cáo MỤC TIÊU 1. Nhằm thiết lập một mạng lưới phòng thí nghiệm (PTN) chẩn đoán và kiểm soát LMLM hiệu quả thông qua việc chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực và đào tạo nhân viên các phương pháp xét nghiệm và kiến thức đảm bảo chất lượng cần thiết. (Mục tiêu 1.2.2, 2.1.1 & chiến lược 1). Lấy và gửi mẫu về PTN. Xét nghiệm mẫu và phản hồi các kết quả cho thú y viên cơ sở và trang trại. Công nghệ sẽ được các PTN tiếp nhận. Các dữ liệu chính xác được thu thập từ các trại. Rủi ro thấp Bốn PTN tham gia dự án đã lập thành một mạng lưới, họ đã áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán LMLM và ứng dụng các kỹ thuật này trong chẩn đoán các bệnh khác như tai xanh, đậu dê. Dự án đã giúp phát triển hợp tác giữa các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đặc biệt là giữa phòng thí nghiệm của Hà Nội và thành phố HCM. Đào tạo theo hệ thống đảm bảo chất lượng đã được tiến hành tại AAHL và sau đó tiếp tục thực hiện ở các PTN thành viên. Đã hoàn thành. 1.1 Đào tạo thú y viên cơ sở điều tra phát dịch để điều tra các ca bệnh LMLM ở các trại, bao gồm cả Lấy và gửi mẫu về PTN cùng hồ sơ bệnh phẩm và trang trại. Các dữ liệu chính xác được thu thập từ các trại. Rủi ro Tiến hành đào tạo thú y viên cơ sở tại miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam về thu thập mẫu và dữ liệu và kỹ thuật giám sát 22 việc lưu giữ hồ sơ, có chiến lược lấy mẫu và thu thập thông tin. thấp huyết thanh. Các kỹ năng này có thể áp dụng để giám sát bệnh nói chung và ứng phó phát dịch. Tiếp tục đào tạo cán bộ dịch tễ của Cục Thú y, đặc biệt là RAHO 6 về đánh giá thu thập dữ liệu tại AAHL hàng năm trong suốt dự án. Đã hoàn thành. 1.2 Phát triển kỹ thuật ELISA của AAHL cho các PTN tham gia dự án. Ứng dụng các xét nghiệm chẩn đoán. Đạt kiểm soát đảm bảo chất lượng. Có bảng kiểm soát chất lượng nội bộ cho các xét nghiệm, đạt kết quả chính xác trong kỳ thử nghiệm thành thạo độc lập do AAHL tổ chức. Có kết quả xét nghiệm Công nghệ sẽ được các PTN tiếp nhận. Rủi ro thấp Đào tạo kỹ thuật ELISA đã được thực hiện vào giai đoạn đầu dự án, đã chuyển giao vật liệu trong suốt dự án. Các phòng thí nghiệm đã áp dụng kỹ thuật ELISA để xét nghiệm các mẫu giám sát huyết thanh. PTN RAHO 6 đã tự sản xuất được kháng nguyên và sử dụng trong ELISA LMLM. Xét nghiệm thành thạo đã được tiến hành để chứng minh các PTN đã thực hiện xét nghiệm chính xác và đạt kết quả đúng. Đã hoàn thành. 1.3 Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào tại RAHO 6, xây dựng một tập hợp các dòng vi-rút LMLM của các ca bệnh LMLM thu được Các dòng vi-rút phát triển tốt bằng nuôi cấy tế bào. Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào được duy trì tại RAHO 6. Rủi ro thấp. Đã tiến hành đào tạo tại AAHL, chuyển giao tế bào cho RAHO 6. Tổ chức thêm đào tạo tại TP HCM và Hà Nội, hai đơn vị này hiện nay đang ứng dụng nuôi cấy tế 23 từ các trại. bào cho LMLM và các bệnh dịch khác. TP HCM và Hà Nội đã sử dụng nuôi cấy tế bào để phân lập vi-rút LMLM từ thực địa dùng cho xác định kiểu gien. TP HCM cũng sử dụng nuôi cấy tế bào để sản xuất kháng nguyên ELISA. Đã hoàn thành. 1.4 RAHO 6 và AAHL sử dụng kỹ thuật phân tử để đánh giá các huyết thanh LMLM lưu hành Có các dữ liệu trình tự gien. PTN tiếp nhận công nghệ. Rủi ro thấp Thu thập bệnh phẩm LMLM. Đã chuyển giao công nghệ phân tử LMLM và ứng dụng để gửi mẫu cDNA tới AAHL, và ứng dụng trong xét nghiệm PCR phát hiện vi-rút LMLM trong mẫu thực địa. Đã thực hiện đào tạo kỹ thuật phân tử và giải trình tự tại AAHL. Đã giải trình tự được khoảng 120 dòng LMLM. AAHL, WRL và RAHO 6 cùng phối hợp phân tích dữ liệu trình tự gien các dòng LMLM ở Việt Nam và so sánh với các trình tự gien ở các nước khác. Cung cấp dữ liệu trình tự gien cho SEAFMD/OIE. Đã hoàn thành. 1.5 Phát triển nuôi cấy tế bào cho NCVD để chẩn đoán LMLM Thực hiện nuôi cấy tế bào tại NCVD PTN tiếp nhận công nghệ. Thực hiện đào tạo. NCVD đã thiết lập được kỹ thuật nuôi cấy tế bào. 24 R Đã hoàn thành. ủi ro thấp 1.6 Liên hệ chặt chẽ với AAHL để tiếp tục cung ứng các nguyên liệu chẩn đoán Các nguyên liệu chẩn đoán được sử dụng thường nhật trong chẩn đoán. Nguyên liệu có sẵn. Rủi ro thấp RAHO 6 đã sản xuất được kháng nguyên cho ELISA từ các dòng vi-rút tại Việt Nam để sử dụng trong xác định huyết thanh (kháng nguyên) và xét nghiệm LP ELISA phát hiện kháng thể. Xét nghiệm ELISA sử dụng kháng nguyên do Việt Nam sản xuất đã được đánh giá hiệu lực. AAHL tiếp tục hỗ trợ các PTN nguyên liệu chẩn đoán. Các PTN cũng có nguồn ngân sách hàng năm cho nguyên liệu chẩn đoán LMLM. Đã hoàn thành. 2 Cung cấp dữ liệu chính xác để giải thích sự thất bại của tiêm phòng kiểm soát LMLM và phát triển các chiến lược sử dụng vắc- xin mới có hiệu quả. (Mục tiêu 1.2.2, 2.1.1 & chiến lược 1) Nộp báo cáo dự án cho Cục thú y và AusAID. Tổ chức họp lấy ý kiến tại các tỉnh. Đáp ứng các mục tiêu dự án. Rủi ro thấp. Cải thiện thu thập dữ liệu thực địa nhờ cố gắng của cán hộ dịch tễ TP.HCM. Dữ liệu nghiên cứu dịch tễ học phân tử đã cung cấp các thông tin giá trị về các kiểu huyết thanh của vi-rút LMLM lưu hành tại Việt Nam. Các nghiên cứu đang tiến hành là rất cần thiết cho điều tra sâu hơn vấn đề thất bại vắc-xin. Đã hoàn thành. 25 2.1 Tổ chức hội thảo tập huấn và truyền tải thông tin cho người chăn nuôi và các thú y viên cơ sở, chú trọng biện pháp phòng chống, điều tra bệnh và thu thập mẫu bệnh phẩm LMLM. Thu và gửi mẫu bệnh phẩm về PTN có kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm và hồ sơ trại. Thu thập các dữ liệu chính xác từ các trại. Rủi ro thấp. Thực hiện đào tạo thú y viên cơ sở và cán bộ PTN tại miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Phản hồi kết quả giám sát huyết thanh cho các thú y viên cơ sở. Tiếp tục tổ chức đào tạo để cải thiện việc thu thập dữ liệu. Đã hoàn thành. 2.2 Thiết lập những vùng thí điểm trong từng tỉnh Thu và gửi mẫu bệnh phẩm về PTN có kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm và hồ sơ trại. Cục Thú y đạt thỏa thuận với người chăn nuôi tham

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMS11_Bao cao hoan thanh du an.pdf
Tài liệu liên quan