Đề tài Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5. Bố cục 2

NỘI DUNG 3

Chương I: Những vấn đề chung 3

1.1.Khái niệm tự trào 3

1.2.Nguyễn Khuyến –cái nhìn không chỉ thời buổi ấy 3

Chương II: Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến 6

2.1. Thế giới hình tượng thơ độc đáo 6

2.2. Ngôn ngữ và giọng điệu tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến 9

2.3. Nghệ thuật biểu hiện tự trào 13

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11554 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Đến nửa cuối thế kỷ XIX, văn học trào phúng Việt Nam đã phát triển thành một dòng lớn mạnh bên cạnh các dòng văn học khá, với một đội ngũ tác giả đông đảo và những hình tượng nghệ thuật điển hình. Sự phát triển của văn học trào phúng chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của văn học dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới, thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nội sinh, tiến tới hình thành nền văn học cận hiện đại. Tiến trình của một nền văn học cũng giống như cuộc đời một con người. Con người ta cũng chỉ thực sự biết cười một khi đã trưởng thành, đã có đủ trí tuệ, đã biết đến đau khổ và điều quan trọng hơn là đã tự nhận thức được về những hạn chế của chính bản thân mình. Đó cũng là lúc con người ấy không chỉ còn biết cười thiên hạ, mà còn biết cười buồn về mình, biết tự trào văn trào phúng Việt Nam phải nói đến Nguyễn Khuyến và Tú Xương mới trở thành sự thật. Nguyễn Khuyến chính là một trong những tác gia tiêu biểu nhất của văn học trào phúng ở giai đoạn trưởng thành này, ông cũng là một trong những đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn học Việt Nam trung đại ở vào giai đoạn chung cục. Tam Nguyên Yên Đổ cũng là người có nhiều bài thơ mang ý vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc.  Thơ tự trào là một trong những mảng thơ thể hiện rất rõ tâm trạng của nhà thơ một cách khá chân thực. Để hiểu thêm về vấn đề này tôi quyết định đi sâu tìm hiểu về đề tài: “Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến” 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói đến Nguyễn Khuyến là độc giả nghĩ ngay đây là hai nhà thơ kiệt xuất của thơ ca trào phúng Việt Nam, trong đó mảng thơ tự trào chiếm một vị trí không nhỏ. Từ lâu “tự trào” cũng là chủ đề bàn thảo trong nhiều cuộc sinh hoat văn chương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề chưa được quan tâm đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống. Cuốn sách  Nguyễn Khuyến về tác giả và tác phẩm, của Nguyễn Huệ Chi, NXB Giáo dục, Hà Nội,2003. Và cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến và đời thơ, của Nguyễn Phương Chi. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. Xuân Diệu (giới thiệu). Thơ văn Nguyễn Khuyến. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1979. Cùng với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như tài liệu thống kê của các cơ quan tổ chức nhà nước và các websied là tài liệu giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận về đề tài: “Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến” 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu về mảng tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến 4.Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu nhập và xử lí tài liệu - Phân tích và tổng hợp - Nhận định đánh giá 5. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận bài tiểu luận còn có hai chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề chung 1.1.Khái niệm tự trào Không có một khái niệm rõ ràng và chính xác về tự trào. Nhưng qua nghiên cứu và tìm hiểu có thể đưa ra khái quát chung nhất. Có thểm xem tự trào là một mảng của thơ ca trào phúng Việt Nam. Tự trào là những tiếng cười chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm cbên trong, từ bản thân đến cuộc sống gia đình…Mỗi nhà thơ đều có những nổi niềm, những tâm sự riêng và những điều bất mãn về bản thân để từ đó tạo ra những vần thơ tự trào theo từng tâm trạng khác át nhau, phủ định hay khẳng định. Nhưng chung quy lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm sự những điều bí bách trong lòng. 1.2.Nguyễn Khuyến –cái nhìn không chỉ thời buổi ấy Trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một hiện tượng đặc biệt. Ông vừa là nhà thơ trữ tình xuất sắc, vừa là nhà thơ trào phúng hàng đầu; vừa là một đại khoa triều quan vừa là một thôn dân thực thụ; vừa coi mọi chuyện trên đời như không có gì đáng bận tâm lại vừa mang trong lòng một mối ưu hoài năm canh nhỏ lệ. Về nghệ thuật văn chương, các nhà nghiên cứu từ trước tới nay đều hết sức ca ngợi và trên thực tế, các tác phẩm của ông đã sống, đã thành một phần tâm thức của dân tộc. Từ quan, bất hợp tác với thực dân Pháp, dùng ngòi bút để phơi bày những tội ác của thực dân và quan lại xấu xa, những giả trá, đen bạc của xã hội thời bấy giờ, giữ tấm lòng trong sạch và ngay thẳng cho đến cuối đời - đó đã là một nhân cách lớn. Bi kịch của Nguyễn Khuyến không phải là bi kịch của một cá nhân, mặc dù ông không được thi thố tài kinh bang tế thế của mình, mặc dù ông đã có lúc đói ăn. Khi có người cho một miếng thịt, ông đã viết: Cho ta thịt không phải sợ gì ta Mà chỉ vì thương ta riêng một mình đói bụng Bồi hồi khó nói ra lời Ta đành cầm lấy thịt rồi ôm mặt khóc. (Tặng nhục) Ông từ quan, nghe bạn bè từ quan, nhất là khi đọc thư Đỗ Huy Liệu, bỏ chức Bố chánh Bắc Ninh, Nguyễn Khuyến đã thốt lên: "Đạo ta có lẽ chưa cùng chăng, luân thường có lẽ chưa mất chăng"? Nếu chỉ là cá nhân, cá nhân của một nhà nho, nếu chỉ giữ lấy sự trong sạch riêng mình, chỉ theo đúng lẽ xuất - xử; dùng ta ta làm, không dùng hay đời trọc ta ẩn, tự mình biết lấy mình: Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc Tâm trung thường thủ tự kiên kim (Bên ngoài không cần được như ngọc đẹp, cốt trong lòng còn giữ được như vàng cứng) hay: Tấm hồng nhan đem bôi lấm lòa xòa Làm thế để cho qua mắt tục (Mẹ Mốc) Qua được mắt tục nhưng không qua được lòng mình, một tấm lòng yêu nước thương dân như Nguyễn Trãi xưa "bui một tấc lòng ưu ái cũ". Cho nên vang lên trong thơ Nguyễn Khuyến có một tiếng khóc xé lòng buốt ruột: - Ba phần tóc bạc càng thêm tủi Một tấm lòng son vẫn có thừa - Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe... Khóc gì? Vì "Ơn vua chưa chút báo đền, Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời". Không làm gì được cho dân, cho nước mới đáng khóc, đáng hổ thẹn; tấc lòng ấy của nhà thơ đáng được người đời sau cảm thông, kính trọng. Không thể đòi hỏi Nguyễn Khuyến phải đối đầu, phải tìm ra con đường cứu nước vào lúc bấy giờ. Nguyễn Khuyến là người không cố chấp và rất giàu tính thực tế, giàu tinh thần đổi mới. Trên con đường trở về với nhân dân, Nguyễn Khuyến đã làm cho văn học Việt Nam mang một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của chủ nghĩa cổ điển trong chủ nghĩa hiện thực. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ đầu tiên và thành công nhất về quê hương làng cảnh VN. Một đánh giá thật xác đáng về Nguyễn Khuyến. Hai vùng văn hóa lớn: Nghệ Tĩnh - Nam Định, Hà Nam đã hun đúc nên một Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến đã làm rạng rỡ làng Yên Đổ và quê hương ông. Ông là dòng sông lớn chảy mãi trong văn học, trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Và sự khám phá về ông cũng dường như vô tận. Chương II: Tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến 2.1. Thế giới hình tượng thơ độc đáo Xã hội mà Nguyễn Khuyến sống là xã hội thực dân nửa phong kiến với những biểu hiện lố lăng, kệch cỡm. Ở đó mọi giá trị đạo đức truyền thống đã bị đảo lộn, còn cái mới lại mang bộ mặt của kẻ xâm lược. Ngòi bút thâm trầm mà sâu cay của Nguyễn Khuyến đã chĩa mũi nhọn vào những chỗ hiểm yếu nhất của cái ung nhọt đó. Trong văn học trào phúng, phê phán và phủ định điều này cũng chính là để khẳng định, bảo vệ một chân lí nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là đẻ khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình đẻ tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương thời. Nguyễn khuyến luôn đem mình ra đẻ tự chế giễu, tự chê trách. Đẻ từ đó trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho xã hội thối nát, một nền học vấn đã hết thời, một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò lịch sử. Ông đã có những phài thơ tự trào rất thành công và xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo. Trong Tiến sĩ giấynhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần tượng cao nhất của cả một thế chế xã hội đã tồn tại hàng mấy năm –ông tiến sĩ. Rõ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo nên những cú đánh trượt. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đã dần đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ gãy một cách dễ dàng. Ông cũng cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản thân mình. Tính tự trào của bài thơ cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình - tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào. Nguyễn Khuyến đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng mình. Tiếng nói lưỡng phân đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có được khi con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, bỏ xa kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại. Nguyễn Khuyến tự trào, tự giễu cợt mình, về mặt khách quan, cũng chính là đang trào phúng cả một tầng lớp đại diện cho một xã hội thối nát, một nền học vấn đã hết thời, và một giai cấp đang từng bước chấm dứt vai trò lịch sử. Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để dứ thằng cu, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ấy, vị Tam nguyên lừng lẫy một thời, vị quan đại thần của triều đại đương thời lại cứ tưởng như người ta đang đem mình ra để bỡn cợt: Rõ chú hoa man khéo vẽ trò Bỡn ông mà lại dứ thằng cu. (Vịnh tiến sĩ giấy, I) Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.      (Tự trào) Nguyễn Khuyến đã tự phản tỉnh mình, tự ý thức được thân phận con người thừa của mình, thấy mình là một hủ nho trong thời buổi mới. Mặc cảm con người thừa, con người vô tích sự phải đến Nguyễn Khuyến và đặc biệt Tú Xương sau này mới thật sự rõ nét. Tiến sĩ giấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của thơ Nguyễn Khuyến mà còn là một trong những hình tượng điển hình có giá trị nhất của văn học trào phúng Việt Nam ở giai đoạn đỉnh cao. Trong bài thơ "Tự trào", Nguyễn Khuyến nói thẳng ra điều cốt lõi nhất, đau đớn nhất của ông là nỗi nhục, nỗi đau vong quốc, thông qua nghĩa đen của cuộc chơi cờ :"Cờ đương giở cuộc không còn nước". Vì "Không còn nước " nên vua cũng không còn thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ là quan phường chèo thôi :" Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề "( Lời vợ anh phường chèo). Một vị túc nho lấy trung quân ái quốc làm đầu, phải tự tìm nhọ nồi, muội đèn, tro trấu mà bôi trát lên mặt vua quan thành trò hề như thế, với Nguyễn Khuyến hẳn là nỗi đau lớn nhất trong đời? Mang danh là một bậc tam Nguyên đáng lẽ thi nhân là một kẻ hoàn toàn từ đức tính, tài ba cho đến bổn phận nhưng Nguyễn Khuyến nhận thấy mình còn nhiều khiếm khuyết cần phải đem ra để chỉ trích. Bàn về tài ba cũng như đức tính, Nguyễn Khuyến đã không giấu diếm: Cờ đang dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng, Mở miệng nói ra gàn bát sách Gàn môi chén mãi ít cung thang, (Tự trào) Ngay đến cái thói xấu và say sưa thi nhân vẫn không bỏ được: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa. Hay ưa nên nỗi chưa chừa được Chừa được nhưng ông vẫn chửa chừa. (Chừa rượu) Hơn nữa mỗi lần nghĩ đến thái độ bất lực của mình trước thời cuộc đen tối lúc bấy giờ, Nguyễn Khuyến không thể không cảm thấy tủi nhục, để rồi thi nhân tự lên tiếng bày tỏ sự hổ thẹn của mình: Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời (Di chúc) 2.2. Ngôn ngữ và giọng điệu tự trào trong thơ văn Nguyễn Khuyến Đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ đó là một bộ phận thơ cũng đã góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo hướng thể hiện bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho, nhưng đã có sự giải thoát khỏi lối văn chương khuôn phép của thơ văn thời trung đại. Có thể ghi nhận đây là một biểu hiện của sự vùng vẫy nhằm thoát khỏi thi pháp văn chương trung đại. Tuy nhiên thơ tự trào của ông vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho. Bời lẽ Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức nhà nho phong kiến, vẫn là kiểu tự trào tự giễu để đề cao, để khẳng định mình. Xuyên suốt những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là một giọng điệu thâm trầm mà kín đáo, nhưng cũng hết sức thâm thuý. Đó là một dòng thơ trào phúng của nhà nho, rất đậm nét và sinh động. Có khi nhà thơ tự trào một cách trực tiếp : Tự trào, Tự giễu mình, Tự thuật, Than nghèo, Than nợ… Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Mở miệng nói ra gàn bát sách Mềm môi chén mãi tít cung thang Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng (Tự trào) Dù trong hoàn cảnh nào thơ tự trào của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện khá rõ hình ảnh: một ông già tự cười mình. Nụ cười xem ra rất nhỏ nhẹ mà chứa chan suy tư. Chẳng hạn khi cười về hành dáng của mình: - Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe - Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây - Tóc bạc lòng son chửa dám già - Thêm tuổi thêm được tóc râu phờ Đôi khi là nụ cười hối tiếc, thâm trầm: Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già                                 (Ngày xuân dặn các con) Kiểu cười tưởng như nhẹ nhàng nhưng hết sức thâm thuý và có sức công phá mãnh liệt. Đặc biệt khi ông cười về vai trò lịch sử của mình trong chốn quan trường, kiểu cười chua chát, xót xa, ân hận. Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ (Vịnh tiến sỹ giấy II) Còn đây là giọng cười chua chát thấm đượm sự khinh bỉ đối với cái địa vị cao sang mà Nguyễn Khuyến đã từng ngồi. Khinh bỉ vì hiểu được bản chất thật của nó. Chua chát khi nghĩ đến mình thế mà đã từng ngồi trên địa vị đó: -Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ -Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi                                        (vịnh tiến sĩ II) Nhiều khi Nguyễn Khuyến cũng buông những lời lẽ bông lơi, những giọng cười tưởng như sảng khoái để diễn đạt những cơn sóng lòng hết sức dữ dội: -        Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu Khi buồn ngâm láo một câu thơ (Đại lão) -        Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời (Vịnh tiến sĩ giấy II) Nhiều lúc ông cũng muốn buông xuôi vì đã nặng lòng lắm rồi: “Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác”. Chính vì thế những nụ cười xem ra nhỏ nhẹ ấy nhưng chứa chan suy tư: Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà mình thì gàn dở vô tích sự. Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên thì đó là một kiểu tự trào “ngôn chí” có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức nhà nho. Vì vậy tựu trung lại giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn mang tính chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quy phạm văn chương nhà nho. Suốt quãng đời còn lại của mình ông luôn sống trong dằn vặt và ân hận vì cái sự đỗ đạt và con đường danh vọng của mình. Vì vậy ông đã tự giễu mình với một giọng điệu hết sức chua chát: Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi (Vịnh tiến sỹ giấy II) Ông còn đem cả lỗi lầm của mình ra để châm biếm, để nhạo báng: Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng (Tự trào) Và ông luôn đắng cay khi nghĩ đến xã hội từ trên xuống dưới chẳng khác chi bọn phường chèo. Tưởng rằng là oai phong lắm, là tự hào lắm nhưng thực ra cũng chỉ là sân khấu hề mà thôi. Nguyễn Khuyến cũng sớm nhận ra mình chẳng qua cũng chỉ là một vai nhọ. Về mặt này ông đã giễu mình với giọng điệu chua chát hơn. Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu. Và đây cũng là kiểu tự bôi nhọ, tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm chất đẹp của mình, khẳng định mình và cũng để đề cao mình. Chính vì vậy đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất trong giọng điệu tự trào của cụ Tam nguyên Yên Đổ và giọng điệu tự trào của Tú Xương. Một điểm nữa trong giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến đó chính là danh vị xã hội và môi trường sống. Có lẽ cũng là một phần do tuổi đời của nhà thơ đã cao mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần kín đáo hơn, ý nhị hơn, thâm trầm hơn, tất nhiên cũng không kém phần sâu sắc. Khi ông đả kích, châm biếm bản thân mình ông không nói một cách trực tiếp mà kín đáo ý nhị thông qua hình ảnh “ông tiến sĩ giấy”. Hay khi Nguyễn Khuyến giễu mình, cười cợt mình trở thành một kẻ vô tích sự, không còn có ích gì nữa ông cũng chỉ nhẹ nhàng: Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ Có rượu thời ông chống gậy ra (Lên lão) Góp phần để tạo nên một giọng điệu thâm trầm nhẹ nhàng kín đáo của Nguyễn Khuyến phải chăng do môi trường sống của nhà thơ là ở vùng nông thôn, ít nhiều cũng không xô bồ như nơi đô thị. Sự thanh bình của cảnh sắc nơi thôn dã cũng làm cho tâm hồn con người được dịu bớt những lo toan căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến phải chăng có phần nhẹ nhàng và thâm trầm cũng là nhờ lẽ đó. 2.3. Nghệ thuật biểu hiện tự trào Trong “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến”, tác giả đã công phu sưu tập, hệ thống hoá và khảo sát chi tiết nội dung các tác phẩm thơ ca theo nhiều bình diện cốt lõi khác nhau như "cái nhìn về con người", “cái nhìn về thế giới”, “sự đa dạng, năng động và uyển chuyển trong bút pháp”, “nét riêng trong giọng điệu”, “đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật thơ”…”… Điều này tạo nên tính đồng tuyến giữa các vấn đề, sự rành mạch giữa các chương mục và tạo dựng những cách hình dung khác nhau về thơ Nguyễn Khuyến, đưa đến những cách lý giải mới mẻ hơn về mối quan hệ giữa thơ chữ Hán và chữ Nôm cũng như những sắc thái trữ tình sâu lắng gắn với các giai đoạn sáng tác khác nhau trong cuộc đời Yên Đổ... Trong Tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến xây dựng hình ảnh ông nghè tháng Tám rất đặc sắc. Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc. Tuy nhiên, điệp từ cũng xuất hiện với mật độ dày đặc và ẩn chứa ý vị mỉa mai bắt đầu bộc lộ thái độ của tác giả, khiến cho ta thấy có điều gì đó bất thường ở vị tiến sĩ này. Từ cũng được nhấn mạnh, được đưa lên đầu câu, chỉ sự giống nhau, lặp lại của hiện tượng, kết hợp với ba từ có kém ai khiến cho con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đòi. Đến hai câu sau mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa: Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Trong hai câu thực này, nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt văn khôi. Tam nguyên Yên Đổ đã táo bạo đưa vào trong thơ mình những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: cũng...cũng, kém ai, sao mà nhẹ, ấy mới hời, tưởng rằng..., đưa chất văn xuôi, chất thế tục vào trong một thể thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao như thơ Đường luật, khiến cho thể thơ này trở nên gần gũi hơn, giàu giá trị hiện thực hơn. Lối trào phúng của ông già Yên Đổ là lối trào phúng gián tiếp, kín đáo và thâm thúy, ý định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt văn bản mà chìm sâu sau những hình ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước “giải mã”, suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn ngữ với những ẩn dụ, phúng dụ... Bút pháp nghệ thuật bậc thầy dùng thuỷ nói hỏa, dùng tĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại của Nguyễn Khuyến đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ ngoài đã tưởng thấu vào gan ruột. Ví như trường hợp ba bài thơ thu của thi hào là bài "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" được coi là dấu hiệu thiên tài của nhà thơ nông thôn đệ nhất Việt Nam mà có người, ngay cả khi viết sách giáo khoa cũng chưa thẩm hết hồn thu Nguyễn Khuyến. KẾT LUẬN Thơ văn trào phúng Việt Nam phải đến Nguyễn Khuyến và Tú Xương mới trở thành một dòng thật sự. Phải nói rằng sự thông minh hóm hỉnh và cái “tạng” của Nguyễn Khuyến rất phù hợp với thơ trào phúng. Ở rất nhiều bài thơ của ông già Yên Đổ chúng ta đều thấy thấp thoáng một nét cười hóm hỉnh đằng sau những câu chữ. Trong những bài thơ trào phúng đặc biệt là mảng thơ tự trào của mình ông thường tóm tắt được ở đối tượng những điểm yếu gây cười hết sức sắc sảo. Ông nói về mình, cười mình, chửi mình một cách chua sót,đầy triết lí, chửi mình vô liên xỉ,…thể hiện tính cách tự trào rất độc đáo sau đó mới cười thiên hạ. Ông đã lột tả được bản chất của hiện tượng cần trào phúng. Nhưng thơ Nguyễn Khuyến, kể cả thơ trào phúng đều mang tính tư tưởng rõ rệt. Một số bài thơ còn thể hiện một cách nhìn khách quan mới mẻ so với các nhà thơ đương thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Khuyến về tác giả và tác phẩm, của Nguyễn Huệ Chi, NXB Giáo dục, Hà Nội,2003. Thi hào Nguyễn Khuyến và đời thơ, của Nguyễn Phương Chi. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. Xuân Diệu (giới thiệu). Thơ văn Nguyễn Khuyến. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1979. Giáo trình Văn học Việt Nam MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn học việt nam.doc
Tài liệu liên quan