Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 290-CT ngày 10/10/1987, E(SUR/VND) = 150 thay cho5,64 từ năm 1959 (SUR mậu dịch); E(USD/VND) = 225 thay cho 18 từ năm 1985.Các tỷ giá này áp dụng để quyết toán nội bộ giữa đồng VND với SUR và USD. Cònđối với các đồng tiền của các nước khác XHCN, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tỷgiá kết toán nội bộ trên và mối tương quan với USD trên thị trường quốc tế để quyđịnh tỷ giá kết toán nội vụ cụ thể cho từng đồng tiền.
+ Tại Quyết định số 326-CT ngày 30/11/1987, đã xác định thêm tỷ giá phi mậudịch đối với đồng SUR là 204; tỷ giá chính thức E(USD/VND) = 638 thay cho 225như trên.Có thể nói, trong vòng 1,5 tháng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá chínhthức với USD lên gần gấp 3 lần và đưa thêm một loại tỷ giá mới vào thị trường, đó làtỷ giá phi mậu dịch.
+ Tại Quyết định số 43-CT ngày 3/3/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết địnhkhông áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đồng SUR và USD trong việc hạch toán, thanhtoán và quyết toán tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhậpkhẩu mà sử dụng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong giai đoạn 1985 - 1988, tỷ giá trên thị trường là E(SUR/VND) = 1500,E(USD/VND) = 3000. Rõ ràng, 1 Rup nhập khẩu Nhà nước phải bù lỗ số tiền là 1.350đồng và 1 Đôla phải bù lỗ 2.775 đồng (năm 1987) và 2.362 đồng từ đầu tháng12/1987. Tổng số tiền phải bù lỗ cho kim ngạch năm 1987 lên đến 900 tỷ VND. Tìnhhình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càngxuất khẩu thì ngân sách càng phải bù lỗ nhiều. nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫnđến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và tiếu vốn kinh doanh. Do tỷ giá chính thức Equy định thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ tìm cách không bán cho ngânhàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việcchuyển tiền vào tài khoản để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sửdụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường
2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái
Trong giai đoạn này trên thế giới diển ra tình trạng sụp đổ của các nước Đông Âu, Liên Xô. Quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989.
Năm
Tỷ giá USD/VND
Lạm phát
Giá chính thức của nhà nước
Giá thị trường tự do
Tăng giảm %
1989
4.200
4.570
+8.80
+34.070
1990
6.650
7.550
+13.50
+67.50
1991
12.720
12.550
-0.02
+68.00
Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi đã:
- Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá.
- Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế.
- Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt được kết quả như mong muốn.
- Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý dự trữ đồng Đôla. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho các hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
3. Thời kỳ 1992-2/1999
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả của sự can thiệp của ngân hàng nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng kì mọi năm, giá Đôla giảm mạnh, mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân Hà Nội năm 1993 là 10.300 đến 10.400. Tình trạng giá USD giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên ngân hàng nhà nước lại phải can thiệp nhằm tăng giá đồng USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I năm 1993, hệ thống ngân hàng phải mua Đôla vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định (ở đây nói về tỷ giá danh nghĩa VND/USD).
Tháng 10/1994, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ra đời, thay thế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch. Bởi thị trường liên ngân hàng có tính quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng càng sát với thực tế hơn. Ngân hàng nhà nước đã thông qua thị trường liên ngân hàng để năm bắt tín hiệu của tỷ giá hối đoái, sử dụng tỷ giá chính thức công bố hàng ngày và biên độ quy định tỷ giá giao dịch cho các ngân hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ, can thiệp và điều hòa tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ.
Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ.
Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như của các nước khác trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngoài và không gây thiệt hại cho nhập khẩu.
4. Giai đoạn 1999 đến 2008: Thả nổi có điều tiết
Đây là giai đoạn nền kinh tế vận động mạnh hơn theo cơ chế thị trường với sự xuất hiện của đồng EUR nên việc Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hàng ngày đểcác tổ chức tín dụng được phép mua bán trong biên độ nhất định không còn thích hợpvới quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/1999, tỷ giá hối đoáichính thức công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trênthị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao dịch cũng rút xuống còn ±0,1 (Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 và65/1999/QĐ-NHNN7). Qua tỷ giá áp dụng cơ chế này, tỷ giá giao dịch bình quân mà Ngân hàng Nhà nước công bố xoay quan mức 13.888, còn tỷ giá mua bán thực tế củacác Ngân hàng Thương mại khoảng 13.902. Tỷ giá thị trường tự do chênh lệch khôngđáng kể so với mức công bố của Ngân hàng Nhà nước.Bước đổi mới này rất quan trọng không những trong quan niệm, tư duy mà còncó ý nghĩa lớn trong cả thực tiễn quản lý. Với cơ chế này làm cho tỷ giá hối đoái trênthị trường vận động một cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn các quan hệ cungcầu về ngoại tệ trên thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá củanhiều nước trên thế giới.
II. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VIỆT NAM THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG (2008-đầu 2010)
Năm 2008
Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử.
Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV
a. Giai đoạn đầu (từ 01/01-25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn
* Diễn biến tỷ giá:
Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD
* Nguyên nhân:
+Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn.
+Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD.
+ Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.
b. Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
* Diễn biến tỷ giá:
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi
* Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giưois đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế.
+ Nhà ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán trái phiếu CP khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD).
+ Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trường.
c. Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.
* Nguyên nhân
+ Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
+ NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.
d. Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): Tỷ giá USD tăng trở lại.
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
* Nguyên nhân
+ Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).
+ Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).
+ NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.
Năm 2009
Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự nắm giữ ngoại tệ.
Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2008-2009
a. Giai đoạn 1 (từ 01/01 –24/11/2009): Tỷ giá liên tục tăng
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do.Cụ thể:
-Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 - 17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200đồng,còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng
-Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD.
-Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.
* Nguyên nhân
+ Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân
+ Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
+ Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
+ Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…
b. Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009)
* Diễn biến tỷ giá
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD
* Nguyên nhân
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.
Đầu năm 2010
a. Giai đoạn tháng 1-giữa tháng 2/2010
* Diễn biến tỷ giá
Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.
* Nguyên nhân:
- Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%);
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán;
- Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
- Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…
b. Giai đoạn từ giữa tháng 2/2010 đến nay :
* Diễn biến tỷ giá:
Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ phía NHNN.
Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
* Nguyên nhân:
- Ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.
- Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
- Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.
- Ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
1. Các giải pháp điều hành chính sách tỉ giá trong khủng hoảng.
Diễn biến, tác động dây chuyền và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kì hầu như đã vượt qua tất cả mọi dự báo ban đầu. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam đã có những điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ cũng như các ngoại tệ khác.Việc nới lỏng biên độ dao động tỷ giá giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường đã được thực hiện. Đặc biệt là lần đầu tiên điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm nhẹ giá trị của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ vào năm 2010 trong điều kiện thị trường có chiều hướng ổn định với 1 USD= 19.100 VNĐ để tỉ giá chính thức sát hơn với tỉ giá thị trường 1USD= 19.420 VND .Việc điều chỉnh này đã triệt tiêu dần khoảng cách giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá được hình thành tự do trên thị trường để hạn chế những biến động của tỉ giá hoặc nạn đầu cơ dựa vào tỉ giá
Năm 2008, sáu tháng đầu năm vẫn là mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trước hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với nền kinh tế thế giới, cùng những tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.
Năm 2009 và 2010, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững.
Tóm lược chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010
Thời gian
Mục tiêu của chính sách
Phân loại chế độ tỉ giá của IMF
Năm 2008
6 tháng đầu năm
6 tháng cuối năm
Kiểm soát lạm phát
Ngăn chặn suy giảm kinh tế
Chế dộ tỉ giá cố định thông thường,biên độ giao dịch ± 1%
Chế độ tỉ giá cố định thông thường, biên độ giao dịch ± 2% sau đó nâng lên ± 3%
Năm 2009 và 2010
Ngăn chặn suy giảm kinh tế và kiềm chế lạm phát
Chế độ tỷ giá cố định thông thường với biên độ dao động ±5%, sau đó giảm xuống ±3 %
Để thực hiện mục tiêu của mình ngoài việc can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng dự trữ chính thức, Chính phủ còn sử dụng một loạt các công cụ pháp lý khác như:
+ Dự trữ bắt buộc
Từ nửa đầu năm 2008, ngân hàng nhà nước đã 2 lần điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ từ 8% lên 10% tháng 7 năm 2007 và 10% lên 11% tháng 2 năm 2008. Đây đều là những thời điểm mà chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng mạnh, nhập siêu lớn và dòng vốn FDI cũng như kiều hối đổ về nước nhiều.
Quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của NHNN đã làm giảm nguồn cung ngoại tệ của các NHTM ra thị trường. Mặt khác, tăng dự trữ bắt buộc cũng góp phần làm tăng chi phí đầu vào của các NHTM kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay ngoại tệ qua đó tác động làm giảm cầu vốn ngoại tệ trên thị trường. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ cao hơn so với nội tệ cũng khuyến khách hàng vay vốn bằng VND. Đồng thời, việc duy trì hoặc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ có tác dụng tích cực hơn trong việc chống lạm phát.
Tháng 3 năm 2009, NHNN quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ xuống còn 7%. Trong bối cảnh thị trường ngoại tệ đang căng thẳng, quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng giảm lãi suất cho vay USD qua đó khuyến khích khách hàng vay bằng USD.
Tuy nhiên, việc NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ lớn hơn nội tệ (7% và 5%) làm cho lãi suất vay VND vẫn hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc không có tác dụng nhiều trong việc điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
+ Quy định biên độ xác định tỷ giá kinh doanh
Việc liên tiếp tăng biên độ giao dịch tỷ giá trong bối cảnh VND tăng giá so với USD và USD rớt giá so với các ngoại tệ khác trên thế giới đã làm cho tỷ giá VND/USD chịu thêm áp lực tăng giá. Trên thực tế từ tháng 12 năm 2007 đến đầu tháng 4 năm 2008 VND trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng đều tăng giá qua đó góp phần giảm bớt giá trị nhập siêu. Tuy nhiên đi kèm với việc nới rộng biên độ tỷ giá, như đã đề cập ở phần dự trữ bắt buộc, NHNN cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ trong thời gian này.
Tháng 2 tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tháng 3 tăng biên độ tỷ giá cho thấy sự thiếu nhất quán của các công cụ tiền tệ. Cụ thể, tháng 2 năm 2008 NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 1% làm giảm sức ép lên giá của VND và việc tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-1% nhằm gia tăng áp lực cho VND giảm giá. Nhưng trong bối cảnh USD có xu hướng giảm từ cuối năm 2007 đến thời điểm này thì việc tăng biên độ giao dịch chỉ có tác dụng làm tăng giá VND nhanh hơn. Ngược lại nếu NHNN tăng biên độ tỷ giá để tạo cơ hội cho VND tăng giá nhằm giảm bớt áp lực nhập siêu thì giữa công cụ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá đã có mâu thuẫn.
Đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm 2007. NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%. Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc. Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960 VND/USD so với mức 16091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên độ giao dịch lên mức ±1%. Lúc này, hấu hết NHTM phải mua bán tại mức giá sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng
lên 16541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19,400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng.
Để khắc phục tình trạng căng thẳng ngoại tệ như đã nói trên, ngày 24 tháng 3 năm 2009 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD từ +/-3% lên mức +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Sau khi biên độ giao dịch tỷ giá được điều chỉnh lên mức +/-5%, các NHTM đã điều chỉnh tỷ giá lên mức kịch trần, thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị trường qua đó thu hút được một lượng khách hàng bán lại USD cho mình và hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ ra khỏi ngân hàng, khắc phục một phần nào tình trạng thiếu cung ngoại tệ.Với một loạt các điều chỉnh về biên độ cũng như lãi suất ngoại tệ phối hợp cùng các biện pháp khác, thị trường ngoại tệ đã bắt đầu có dấu hiệu bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tỷ giá hối đoái.docx