Đề tài Ứng dụng phần mềm pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng; đo vẽ chi tiết các khu chức năng trường đại học nông lâm Huế

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 1

1.3 Yêu cầu 2

PHẦN II : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1. Xây dựng lưới khống chế phục vụ công tác đo vẽ 3

2.1.1. Khái niệm và yêu cầu kỹ thuật 3

2.1.1.1. Khái niệm lưới khống chế mặt bằng 3

2.1.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản của lưới đường chuyền 3

2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các phương pháp xây dựng 5

2.2.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ HTSDĐ 5

2.2.2. Các phương pháp thành lập BĐ HTSDĐ 6

2.3 Giới thiệu các phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ HTSDĐ 8

2.3.1 Giới thiệu phần mền Pronet .8

2.3.2. Phần mềm MicroStation 8

2.3.3 Phần mềm famis 9

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11

3.1. Đối tượng nghiên cứu .11

3.2. Phạm vi nghiên cứu 11

3.3 Nội dung nghiên cứu .11

3.4 Phương pháp nghiên cứu .11

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .13

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

4.2 Xây dựng lưới khống chế mặt bằng .14

4.2.1 Quy trình đo đạc thành lập lưới 14

4.2.2. Xử lý kết quả,hoàn thiện sơ đồ lưới 15

4.3.Quy trình thành lập bản đồ địa chính khu vực Trường ĐH Nông Lâm.20

4.3.1. Đo chi tiết ngoài thực địa 20

4.3.2.Chuyển dữ liệu vào máy tính .20

4.3.3 Biên tập bản đồ trên Famis .23

4.3.3.1 Nhập dữ liệu vào Famis .23

4.3.3.2 Nối điểm đo chi tiết .24

4.3.3.3 Tạo vùng 25

4.3.3.4 Tạo khung bản đồ 25

4.3.3.5 Sản phẩm của đề tài .26

PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .27

5.1 Kết luận .27

5.2 Kiến nghị .27

PHỤ LỤC .28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8049 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phần mềm pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng; đo vẽ chi tiết các khu chức năng trường đại học nông lâm Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp cho quá trình đo vẽ và thành lập bản đồ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Trường Đại học Nông lâm là một trường Đại học thành viên của Đại học Huế có nhiều khu chức năng như giảng đường, phòng thí nghiệm, các phòng ban chức năng...bố trí trên một khu vực rộng khoảng 6,5 ha. Đây là nơi làm việc, công tác của các cán bộ, giảng viên trong trường cũng như là nơi học tập, gặp gỡ, nghiên cứu, sinh hoạt của sinh viên trong trường. Mật độ các công trình xây dựng khá cao nên cũng phần nào gây ra những khó khăn cho tân sinh viên cũng như khách của trường khi đến liên lạc, công tác. Từ những vấn đề nêu trên, và để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu cũng như hiểu rõ hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thành lập bản đồ dạng số, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm Pronet vào bình sai lưới khống chế mặt bằng; đo vẽ chi tiết các khu chức năng trường Đại học Nông Lâm Huế ” 1.2 Mục đích Tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai để thành lập bản đồ. Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation, Famis và Pronet. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng các phần mềm vào việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tập làm quen và rút ra kinh nghiệm cho kỳ thực tập tốt nghiệp sắp tới. Yêu cầu Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành dùng cho ngành quản lý đất đai, đặc biệt là phần mềm Microstation, Famis. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng máy toàn đạc điện tử và máy GPS để đo đạc. Phương pháp thành lập, nội dung và ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT và Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bản đồ các khu chức năng phải cụ thể, chính xác và phản ánh đúng hiện trạng của khu vực thành lập. PHẦN II : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng lưới khống chế phục vụ công tác đo vẽ 2.1.1. Khái niệm và yêu cầu kỹ thuật 2.1.1.1. Khái niệm lưới khống chế mặt bằng Lưới khống chế trắc địa là hệ thống các điểm được chọn và đánh dấu mốc chắc chắn trên mặt đất, chúng liên kết với nhau tạo thành các mạng lưới. Tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết, xử lí số liệu và tính ra toạ độ của các điểm theo một hệ thống toạ độ thống nhất. Lưới khống chế mặt bằng là lưới xác định mặt bằng của các điểm của lưới khống chế ( tức là xác định toạ độ X và toạ độ Y của các điểm khống chế), lấy đó làm căn cứ để tiến hành đo đạc chi tiết trong khu vực đo vẽ. Lưới khống chế mặt bằng được xây dựng trên nguyên tắc từ toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp. Hiện nay lưới khống chế mặt bằng được phân loại như sau: - Lưới khống chế mặt bằng nhà nước: Gồm các điểm tam giác hoặc đường chuyền gồm 4 hạng : hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV. - Lưới khống chế mặt bằng khu vực: Mật độ điểm của lưới nhà nước không đủ để đo vẽ, do đó phải tăng dày điểm khống chế lên, nghĩa là xây dựng thêm lưới khống chế khu vực ở dạng giải tích cấp 1 và cấp 2. Các lưới này bao gồm như lưới tứ giác trắc địa, đa giác trung tâm, chuỗi tam giác nằm giữa hai cạnh cố định. Các lưới này được xây dựng dựa trên các điểm khống chế của lưới nhà nước. - Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ : + Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ gồm các điểm tam giác nhỏ và các điểm đường chuyền cấp 1 và cấp 2. +Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ làm cơ sở để đo vẽ trực tiếp các điểm chi tiết, và nó cũng là cơ sở để chuyển các điểm thiết kế ra ngoài thực địa. + Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ thường được xây dựng ở dạng đường chuyền kinh vĩ hở, đường chuyền kinh vĩ khép kín, đường chuyền điểm nút… 2.1.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản của lưới đường chuyền Chiều dài lớn nhất của đường chuyền đơn( [S] max) Sai số trung phương đo góc( m ß”) Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs/ [S] Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền TT Tỷ lệ BĐ [S]max( m) m” fs/[S] KV1 KV2 KV1 KV2 KV1 KV2 1 KHU VỰC ĐÔ THỊ 1: 500 ; 1:1000 ; 1:20000 600 300 15 15 1:4000 1:4000 2 KHU VỰC NÔNG THÔN 1:1000 900 500 15 15 1:4000 1:2000 1:2000 2000 1000 15 15 1:4000 1:2000 1:5000 4000 2000 15 15 1:4000 1:2000 1: 10000; 1: 25000 8000 6000 15 15 1:4000 1:2000 ( Nguồn: Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT). Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không vượt quá 400m và không ngắn hơn 20m. Riêng đối với đường chuyền cấp 2 ở khu vực đô thị cho phép cạnh ngắn nhất không quá 5m. Chiều dài của 2 cạnh liền nhau của đường chuyền không chênh lệch nhau quá 2,5 lần. Số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cho tỷ lệ 1: 500 - 1: 5000 và không quá 25 cho tỷ lệ 1: 10000 - 1: 25000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,015m. Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá đại lượng fkh = 2t Trong đó : 2t là độ chính xác của máy. n là góc trong đường chuyền. ¡ Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc. Mật độ các điểm trong lưới đường chuyền, kết hợp với các điểm trạm đo xác định bằng phương pháp khác nhau phải đảm bảo cho việc tiến hành đo vẽ chi tiết với các chỉ tiêu quy định ở bảng sau: Bảng 2: Các yêu cầu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc Tỷ lệ đo vẽ Chiều dài lớn nhất của đường chuyền( m) Chiều dài lớn nhất của cạnh( m) Số cạnh tối đa 1:500 200 100 4 1:1000 300 150 6 1:2000 600 200 8 1:5000 1200 300 10 1:10000 3000 400 15 1:25000 5000 400 20 (Nguồn: giáo trình đo đạc địa chính của Nguyễn Trọng San) Sai số định tâm máy không quá 3 mm, độ cao máy, độ cao gương phải ngắm đến cm. Khi đo lưới khống chế đo vẽ cần chú ý các điểm sau: Góc của lưới khống chế đo vẽ phải được đo 2 lần bằng các loại máy có độ chính xác nhỏ hơn 10”, giữa các lần đo thay đổi vị trí bàn độ đi 900. Nếu sử dụng máy có độ chính xác từ 1”- 5” thì góc của lưới khống chế đo vẽ cấp 1, cấp 2 chỉ đo một lần đo. Cạnh của lưới đường chuyền kinh vĩ, cạnh đáy trong lưới tam giác thường đo bằng máy điện quang, máy toàn đạc điện tử. Cạnh đo 2 lần đo riêng biệt, chênh lệch kết quả giữa các lần đo 2a ( a là hằng số của máy). 2.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2.2.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ HTSDĐ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vi hành chính các cấp, vùng địa lí tự nhiên - kinh tế và cả nước. Bản đồ HTSDĐ dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản đồ HTSDĐ đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số. Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cùng nhiều mục đích chuyên ngành khác; cần thiết cho việc quản lý, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đối với công tác quản lý đất đai, bản đồ HTSDĐ được sử dụng làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện thời về bề mặt thực phủ. Bản đồ HTSDĐ là nguồn dữ liệu đầu vào rất có giá trị cho hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cho các ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, xây dựng… và nhiều vùng lãnh thổ, cấp hành chính như xã, huyện, tỉnh, toàn quốc. 2.2.2. Các phương pháp thành lập BĐ HTSDĐ Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước. Trong đó phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ từ bản đồ địa chính được sử dụng khá phổ biến. “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ” Các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở thể hiện qua sơ đồ sau Điều tra, thu thập, đánh giá , xử lý số liệu Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm Viết thuyết minh quá trình thành lập bản đồ HTSDĐ Trình bày bố cục nội dung bản đồ HTSDĐ Thu bản đồ địa chính về tỷ lệ của bản đồ HTSDĐ cùng cấp Điều tra, thu thập, đánh giá , xử lý số liệu Bản đồ địa chính Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước Số liệu thống kê diện tích đất đai Các tài liệu khác Ranh giới các khoanh đất Ranh giới khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khu kinh tế, khu CN cao, nông lâm trường Thu tỉ lệ bản đồ địa chính về tỷ lệ bản đồ HTSĐ Tổng hợp các yếu tố nội dung ( Hình 1: Sơ đồ thành lập bản đồ HTSDĐ dựa vào bản đồ địa chính ) 2.3 Giới thiệu các phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ HTSDĐ 2.3.1 Giới thiệu phần mền Pronet Phần mềm Pronet là phần mềm xử lý số liệu trắc địa, phục vụ công tác lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình. Phần mềm Pronet được nghiên cứu và phát triển từ năm 1995. Đây là phần mềm chuyên dụng để tự động hoá công tác xử lý số liệu trắc địa trên máy tính, đặc biệt với số lượng lớn. Ngoài ra Pronet còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như: Uớc tính độ chính xác của lưới, xử lý điểm đo chi tiết. Hình 2: Thanh menu của phần mềm Pronet. Trong menu này có 2 môđun quan trọng là bình sai lưới mặt bằng và bình sai lưới độ cao. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ sử dụng môđun bình sai lưới mặt bằng mà thôi, bởi lẽ khu vực nghiên cứu ( Trường Đại học Nông lâm Huế) có địa hình bằng phẳng. Để bình sai được bằng phần mềm Pronet chúng ta phải sử dụng một file số liệu đầu vào được soạn thảo trên Notepad có định dạng là Tênfile.sl. Sau khi bình sai xong phần mềm sẽ cho ra 4 file khác có định dạng và ý nghĩa như sau. - Tênfile.bs đây là file chứa kết quả bình sai. - Tênfile.err đây là file báo lổi, trong quá trình nhập dữ liệu nếu sai khuôn dạng dữ liệu thì Pronet sẽ báo lỗi.. - Tênfile.kl đây là file chứa kết quả tính khái lược. - Tênfile.xy là file chứa kết quả toạ độ gần đúng của các điểm trong lưới. 2.3.2. Phần mềm MicroStation Phần mềm Microstation là phần mềm về đồ hoạ và thiết kế rất mạnh,chạy trong môi trường Windown 95, 98, NT. Đây cũng là phần mềm đồ hoạ cho các công cụ của công nghệ integraph hiện đang sử dụng rộng rãi trong các ngành như: số hoá và biên tập bản đồ, xử lý ảnh số, hệ thống thong tin địa lý GIS, quy hoạch. Microstation cho phép xây dựng , quản lý các đối tượng đồ hoạ, thể hiện các đối tượng trên BĐĐC. Các đối tượng đồ hoạ này được phân lớp (level) và có thuộc tính thể hiện tương ứng với các đối tượng trên bản đồ.Các lớp thông tin chính của BĐĐC bao gồm: Ranh giới thửa đất Ranh giới hệ thống thủy văn Ranh giới hệ thống giao thông Địa danh …………. 2.3.3 Phần mềm famis “Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadstral Mapping Intergrated Software – FAMIS)” là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Famis có khả năng xử lý số liệu cho ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. ¡ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo. - Quản lý khu đo. - Thu nhận số liệu trị đo. - Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo, để hiển thị, tra cứu và sữa chữa trị đo. - Công cụ tích toán: Famis cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: Giao hội( thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, đóng hướng, cắt cạnh thửa… - Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in. máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. - Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ. ¡ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính. - Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau: + Từ cơ sở dữ liệu trị đo. + Từ các hệ thống GIS khác. + Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số. - Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn. Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. - Tạo vùng, tự động tính diện tích. Tự động sữa lổi. - Gán thông tin địa chính ban đầu. - Thao tác trên bản đồ địa chính: Các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động - Tạo hồ sơ thửa đất: Hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục, GCN. - Xử lý bản đồ: Nắn bản đồ, tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu, vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. - Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ địa chính. PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng máy toàn đạc điện tử, máy GPS và phần mềm Microstation, Famis, Pronet vào việc xây dựng bản đồ các khu chức năng của trường Đại học Nông Lâm Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm- ĐH Huế. Thời gian nghiên cứu từ 10/8/2010 đến ngày 25/10/2010. 3.3 Nội dung nghiên cứu Khái quát về đặc điểm của khu vực nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Microstation, Famis và Pronet để thành lập bản đồ các khu chức năng trường Đại Học Nông Lâm- ĐH Huế. Đánh giá ưu nhược điểm của việc sử dụng phần mềm Microstation, Famis và Pronet để thành lập bản đồ hiện trạng các khu chức năng trong khu vực trường. 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này dùng để thu nhập các tài liệu, số liệu sau: + Số liệu trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực trường. + Sơ đồ đo và nhật ký đo vẽ. + Các tài liệu khác có liên quan, cần thiết phục vụ cho quá trình xử lý ngoại nghiệp và nội nghiệp. - Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập số liệu, tài liệu để phân tích, rút ra quy luật, kết luận, phục vụ cho mục đích của đề tài. - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Số liệu sau khi đo đạc xong bằng máy toàn đạc sẽ được đưa vào máy tính thông qua một phần mềm đi kèm với máy toàn đạc có tên là Tctools. Những số liệu này sẻ được hiển thị trên nền Excel khá phức tạp và đây chỉ là số liệu thô ban đầu, bởi vậy cần phải thông qua một số hàm biến đổi, xử lý trong Excel như Left, Right, Mid, Value... và một số định dạng khác để được kết quả mong muốn. Sau khi xử lý xong trên Excel, file số liệu này sẻ được chuyển vào Notepad với các định dạng khác nhau để đưa vào các phần mềm khác nhau như: Pronet thì định dạng là Tênfile.sl, Famis là Tênfile.asc PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: Khu vực đo vẽ trường Đại Học Nông Lâm với tổng diện tích tự nhiên là: 6.5 ha. Ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Đông giáp với đường Tạ Quang Bửu. - Phía Tây giáp với đường Phùng Hưng. - Phía Nam giáp với trường Đại Học Kinh Tế. - Phía Bắc giáp với đường Phùng Hưng, đường Trần Quý Cáp. Trước khu vực trường có hệ thống sông Ngự Hà. ¡ Các loại hình đào tạo: - Đào tạo đại học chính quy: 20 ngành. - Đào tạo sau đại học: 07 chuyên ngành. - Đào tạo tiến sĩ: 02 chuyên ngành. - Đào tạo đại học hệ phi chính quy. - Đào tạo cao đẳng. Trường hiện có 443 cán bộ viên chức, trong đó có 280 cán bộ là giảng viên. Trường hiện đang có 57 tiến sĩ và 130 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành khoa học Nông nghiệp, khoa học Vật nuôi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Phát triển nông thôn, Công nghệ sau đại học và các ngành kinh tế, xã hội khác. Thống kê đến đầu năm 2010, trường Đại học nông lâm Huế có 16 Phó Giáo sư, 76 Giảng viên cao cấp và giảng viên chính, 6 nhà giáo ưu tú. Tỉ lệ cán bộ giảng viên được đào tạo sau đại học chiếm 66,7% tổng số cán bộ giảng dạy và công chức của toàn trường (Số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009). ¡ Cơ cấu tổ chức: - Phòng chức năng - Các khoa - Bộ môn - Trung tâm trực thuộc 4.2 Xây dựng lưới khống chế mặt bằng phục vụ công tác đo vẽ chi tiết tại trường Đại Học Nông Lâm Huế. 4.2.1 Quy trình đo đạc thành lập lưới Khảo sát địa hình khu vực đo vẽ Chuẩn bị mốc để tiến hành xác định tuyến lưới Đo vẽ lưới kinh vĩ Lưới khống chế được thành lập trong khu vực đo vẽ là lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín cấp IV.. Máy dùng để đo lưới kinh vĩ là máy toàn đạc điện tử TC 800. Hình 3: Máy toàn đạc điện tử Leic Tọa độ điểm gốc được xác định bằng máy GPS. Bảng 3: Tọa độ điểm gốc được xác định bằng máy GPS. Điểm Tọa độ X Tọa độ Y 24 1823440.000 774618.500 25 1823486.500 774586.000 Trên cơ sở tọa độ điểm gốc đã xác định và đặc điểm của khu vực đo vẽ, xây dựng được lưới khống chế đo vẽ là lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín. Lưới khống chế đo vẽ được bình sai trên phần mềm Pronet. Tuy nhiên do địa hình đo vẽ khá phức tạp, khó khăn trong việc đo vẽ chi tiết nên phải xây dựng lưới phụ là lưới đường chuyền kinh vẽ kéo dài xuất phát từ điểm mốc của lưới chính để có thể đo vẽ toàn bộ khu vực. 4.2.2. Xử lý kết quả số liệu đo, và kết quả bình sai bằng Pronet Sau khi số liệu đo được xử lý xong nó sẽ được soạn thảo trong file Notepad (*.sl) như sau: ¡ Số liệu đo lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín (lưới chính) : Hình 4 : Số liệu đo lưới chính ¡ Số liệu đo lưới kinh vĩ kéo dài (lưới phụ): Hình 5 : Số liệu đo lưới phụ. Sau đó tiến hành bình sai trên phần mềm Pronet. Thao tác bình sai như sau: Khởi động phần mềm Pronet sau đó trên thanh menu Chọn Bình sai lưới mặt bằng \1-Chọn file số liệu. Rồi tìm tới file số liệu. Sẽ có một thông báo Kiểm tra xong tệp dữ liệu, ta nhấn Ok. Sau đó vào lại menu Bình sai luới mặt bằng \ 2 -Tính khái lược mạng lưới Sẽ có thông báo Đã tính xong toạ độ khái lược, trường hợp số liệu bị sai thì sẽ hiện thông báo lỗi ngay từ bước này, như vậy chúng ta mở file báo lỗi ra để xem lại lỗi ở đâu. Tiếp theo ta vào menu Bình sai lưới mặt bằng \ 3-Hiển thị sơ đồ lưới. Ta được sơ đồ lưới như sau: Hình 6: Sơ đồ lưới chính Cuối cùng ta vào menu Bình sai lưói mặt bằng \ 4-Bình sai lưới mặt bằng Như vậy chúng ta đã kết thúc quá trình bình sai lưới khống chế bằng phần mềm Pronet Làm tương tự với lưới phụ ta được sơ đồ luới phụ như sau: Hình 7: Sơ đồ lưới phụ Kết thúc quá trình bình sai bây giờ để xem kết quả bình sai thì ta tìm đến folder chứa file gốc, trong này sẽ chứa các file của quá trình bình sai. Kết luận, so sánh giữa 2 phương pháp. Qua quá trình bình sai bằng phần mềm Pronet và tiến hành so sánh với phương pháp bình sai bằng tay, chúng tôi có một số nhận xét như sau : So với phương pháp bình sai bằng tay Phương pháp bình sai bằng phần mềm Pronet có những ưu điểm vượt trội : Có tốc độ nhanh hơn: chỉ qua một vài bước đơn giản như ( Chọn file số liệu, Tính khái lựợc…) ta sẽ có ngay kết quả với 4 file số liệu được tạo ra có đầy đủ các thông tin cần thiết do đó tiết kiệm được thời gian. Độ chính xác cao hơn : Phần mềm Pronet thực hiện các thao tác tính toán nhanh nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao .Điều này thể hiện qua việc 2 kết quả tính toán của 2 phương pháp tương đương nhau trong khi phương pháp bình sai bằng tay phải tính đi tính lại nhiều lần để tránh được sai sót trong quá trình tính toán còn với việc sử dụng phần mềm việc bình sai một lần hay nhiều lần vẫn cho một kết quả như nhau. Như vậy phần mềm Pronet đã hạn chế được những sai số trong quá trình tính toán do đó nâng cao được độ chính xác. Việc lưu trữ các file kết quả đơn giản: Sau khi chạy bình sai các file kết quả sẽ được lưu trữ trong cùng thư mục chứa kết quả số liệu đo bao gồm các file : *.err (file báo lỗi), *.kl (file chứa các kết quả tính toán khái lược của lưới ), *.bs (file chứa tọa độ các điểm, sai số trung phương…). Do đó việc chiết xuất tìm kiếm và sử dụng các thông tin trên là tương đối đơn giản. Sau khi chạy bình sai phần mềm Pronet sẽ hiển thị ra sơ đồ lưới giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan chính xác về khu vực đo để tiếp tục công việc tiến hành đo chi tiết. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm Pronet cũng có một số nhược điểm : Việc lập file số liệu đo ( *.sl) đòi hỏi phải cẩn thận và hiểu được bản chất của cấu trúc file nếu không sẽ dễ nhầm lẫn và phần mềm sẽ không tính toán được. Trong quá trình chạy bình sai nếu file *.sl có lỗi phần mềm sẽ báo lỗi trong file *.err nhưng việc báo lỗi này chỉ mang tính chất chung chung chứ không chi tiết và đôi khi thiếu chính xác. 4.3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính khu vực Trường ĐH Nông Lâm 4.3.1. Đo chi tiết ngoài thực địa Để phục vụ cho việc đo chi tiết bản đồ địa chính cần phải xây dựng thêm lưới phụ (lưới đường chuyền điểm nút) Tổ đo gồm 5 người: 1 người đứng máy, 1 người ghi số liệu, 1 người vẽ sơ đồ, 2 người dựng mia. Phương pháp đo là phương pháp đo đơn giản nhằm xác định góc và khoảng cách giữa các điểm chi tiết. Tại mỗi trạm đo cần xác định rõ điểm định hướng và góc phương vị. Trên cơ sở đó tiến hành đo các điểm chi tiết xác định góc giữa điểm định hướng và điểm chi tiết và khoảng cách giữa điểm trạm đo và điểm chi tiết. Tất cả được lưu vào máy toàn đạc. Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy khu vực đo địa hình khá bằng phẳng do đó ảnh hưởng của yếu tố độ cao đến kết quả đo coi như không có, do đo trong quá trình đo sẽ chỉ tiến hành đo chiều dài cạnh ngang và góc bằng mà không xác định các yếu tố khác. 4.3.2. Chuyển dữ liệu vào máy tính Sau khi kết thúc đo chi tiết ngoài thực địa thì tiến hành trút số liệu đo đạc từ máy toàn đạc vào máy tính: Việc trút số liệu được tiến hành bằng phần mềm TC Tools hỗ trợ trút số liệu cho máy TC 800. Sau khi trút vào máy tính file số liệu được lưu dưới định dạng file Excel (*.xls). Tuy nhiên số liệu này chưa sử dụng trực tiếp được mà phải trải qua một vài bước chỉnh sửa lại là bỏ bớt một số trường dữ liệu không cần thiết như: chiều cao, góc đứng….Và tiếp tục sử dụng một số hàm tính toán trong Excel như chuyển ký tự thành số, rút ngắn chuỗi ký tự… Cuối cùng chỉ giữ lại 3 trường là số hiệu trạm đo, số thứ tự điểm đo, góc bằng, chiều dài cạnh. Từ file Excel chuyển qua file (*.asc) trong Notepad có dạng như sau: TR TR DKD …………… Trong đó : X, Y là tọa độ. Hình 8: Nhập số liệu đo chi tiết trên Notepad 4.3.3 Biên tập bản đồ trên Famis 4.3.3.1 Nhập dữ liệu vào Famis Khởi động Microstation và Famis. Nhập số liệu vào Famis: Cơ sở dữ liệu trị đo/Nhập số liệu/Import. Chọn file số liệu đo chi tiết của khu đo.Kết quả nhập như sau : Hình 9 : Kết quả nhập số liệu đo Từ thanh menu của Famis: Cơ sở dữ liệu trị đo/ Hiển thị/ Tạo mô tả trị đo, sẽ xuất hiện hộp thoại tạo nhãn trị đo, ta gán các thông tin phù hợp để hiển thị tọa độ của các điểm. 4.3.3.2 Nối điểm đo chi tiết Dựa vào sơ đồ đo, tiến hành nối điểm theo các số hiệu điểm. Hình 10: Sơ đồ nối điểm của khu đo. Trường hợp xuất hiện các lỗi trong quá trình nối điểm ( như vùng chưa khép kín, các đoạn thẳng bị dư ra…) thì ta sử dụng công cụ tìm kiếm và sửa lỗi tự động. 4.3.3.3 Tạo vùng Từ thanh menu của famis ta chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Quản lý bản đồ/ Kết nối cơ sở dữ liệu. Sau đó vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tạo vùng. Xuất hiện hộp thoại : Ta sửa lại Level là Level hiện tại đang làm việc. Đánh dấu vào các tuỳ chọn như bên và bấm vào Tạo vùng. Trên bản đồ xuất hiện các điểm tâm thửa. 4.3.3.4 Tạo khung bản đồ Cách thực hiện như sau: Vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Quản lý bản đồ / Kết nối cơ sơ dữ liệu. Cơ sở dữ liệu bản đồ / Bản đồ địa chính / Tạo khung bản đồ. Xuất hiện hộp thoại Tạo khung bản đồ: - Chọn khung bản đồ địa chính. + Level: Mặc định là level 63. + Nhập các thông tin: Địa danh, tên xã, tên huyện, tên tỉnh. + Tọa độ góc khung. + Bấm Chọn bản đồ rồi ấn chuột trái vào một điểm trên bản đồ thì tọa độ khung sẽ tự động xuất hiện. + Bấm Vẽ khung. Kết thúc quá trình tạo khung bản đồ. 4.3.3.5 Sản phẩm của đề tài Sau khi hoàn thành các bước trên ta có sản phẩm sau : Hình 11: Bản đồ các khu chức năng trường ĐH Nông Lâm Huế. PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Quá trình đo đạc ngoài thực địa chỉ trong vòng 12 ngày. Địa hình khu vực trường khá thuận lợi cho công việc đo vẽ. Tuy nhiên, có vài điểm đo vẽ bị che khuất bởi các công trình và cây cối nên trong quá trình đo gặp một số trở ngại. Nhìn chung việc sử dụng phần mềm Pronet vào quá trình bình sai để thành lập bản đồ ngoài thực tế có thể giúp nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian nhưng đòi hỏi những người thực hiện phải có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình xử lý nội nghiệp, phần mềm Micostation và Famis đã đẩy nhanh tiến độ quá trình thành lập bản đồ hiện trạng, nâng cao độ chính xác của sản phẩm. Bản đồ các khu chức năng được thành lập đảm bảo các yếu tố nội dung và giúp có cái nhìn tổng quan về phân bố các khu vực trong trường. Việc trao đổi dữ liệu giữa Microstation và Famis với các phần mềm khác trong hệ thống GIS đã đem lại hiệu quả cao trong việc thành lập và quản lý bản đồ. 5.2 Kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao hoan chinh.doc
  • pptBAI BAO CAO HOAN THANH.ppt
  • dgnBAN DO HOAN CHINH.dgn
  • docbao cao tom tat.doc
  • docbia chinh.doc
  • docbia phu.doc
  • rarluoi 2.rar
  • rarluoi.rar
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • rarso lieu toan dac.rar
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc