Đề tài Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Hiện nay, đất nước đang trong xu thế hội nhập, việc mở rộng của cho các Ngan hàng nước ngoài tham gia kinh doanh trên thị trường tài chính Việt Nam là tất yếu. Vì vậy, ngay từ bây giờ Nh cần có kế hoạch tìm kiếm khách hàng, xây dụng một mối quan hệ tốt giữa NH với KH. Việc có những khách hàng thân thiết với những dịch vụ cho họ sẽ giúp đem lại nhiều lợi nhuận cho NH. Trước đây, các Nh hầu như cho vay theo yêu cầu KH và chỉ tiếp xúc với DN khi họ có nhu cầu đến vay, do đó, không tạo được mối quan hệ thân thiết với KH. Để rút ngăắ khoảng cách giữa NH và DN, bản thân NH cũng cần phải tìm đối tác cho mình, không phải chỉ ngồi đợi KH đến gõ cửa, mà cần phải tìm ra nhu cầu tiềm ẩn của KH, gợi lên cho họ những nhu cầu mới, từ đó tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Bên cạnh đó, NH cũng nên có biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính khi vay tiền, rút ngắn thời gian giao dịch để tạo sự thoải mái cho KH.

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ước lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng. 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu đã được đặt ra ở phần trên, sau khi thu thập số liệu, tôi sử dụng thống kê mô tả để thu thập được số liệu thứ cấp, tóm tắt và trình bày dữ liệu. - Phương pháp phân tích so sánh liên hoàn, thông qua các con số tuyệt đối và tương đối được dùng để đánh giá, phân tích thực trạng cung ứng tín dụng của Ngân Hàng. - Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý số liệu, đưa ra hàm cung tín dụng cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CUNG CẤP TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ 4.1. Tổng quan về hệ thống Ngân Hàng Việt Nam Từ khi có cải tổ vào năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành một hệ thống với 2 cấp độ: cao nhất là Ngân hàng nhà nước Việt Nam với tư cách là NH trung uơng và dưới đó là các trung gian tài chính, được chia thành 4 loại như sau: 4.1.1. Các ngân hàng quốc doanh ("State Owned Commercial Banks") Các tổ chức tín dụng này là những đơn vị lớn nhất của hệ thống ngân hàng bởi vì nó chiếm khoảng 75% toàn bộ tài sản của hệ thống ngân hàng trong nước. Đó là các Ngân hàng sau: Bảng 4.1. Hệ thống ngân hàng quốc doanh của Việt Nam TT Ngân hàng Vốn điều lệ (Tỷ đồng) Năm thành lập 1 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 5.000 01/09/1995 2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 4.365 21/09/1996 3 Ngân hàng Công thương Việt Nam 7.645 21/09/1996 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 7.477 21/09/1996 5 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 6.429 15/10/1996 6 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 767 18/09/1997 7 Ngân hàng phát triển Việt Nam 5.000 15/05/2006 (Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) 4.1.2. Các ngân hàng Thương mại cổ phần ("Joint Stock Commercial Banks") Các ngân hàng này thường có qui mô nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng quốc doanh, nhìn chung, số vốn pháp định cùa các ngân hàng này vào khoảng từ 500 đến 1500 tỷ đồng Việt Nam, nhưng hiện nay những ngân hàng này ngày càng chứng tỏ khả năng kinh doanh linh hoạt, năng động và sáng tạo trong thời đại hội nhập mới và ngày càng khẳng định vai trò quan trong của nó trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, có hai loại NHTM cổ phần đó là NHTM cổ phần đô thị với khoảng 31 NH và 4 NHTM cổ phần nông thôn. 4.1.3. Các ngân hàng liên doanh Đó là các ngân hàng liên doanh giữa một ngân hàng quốc doanh với một hoặc nhiều đối tác nước ngoài. Các ngân hàng này chịu sự chi phối của quy định với ngân hàng nước ngoài. Cho đến nay, có 5 NH liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam. Đó là các NH: INDOVINA BANK, SHINHANVINA BANK, VINASIAM, VID PUBLIC BANK, Việt-Nga với vốn điều lệ từ 10 - 20 triệu USD. 4.1.4. Các ngân hàng nước ngoài: (Foreign Banks") Hiện nay, có khoảng 37 chi nhánh của các NH nước ngoài đang có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và 46 văn phòng đại diện NH nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam. Ngoài ra, trong hệ thống tín dụng của nước ta còn có 9 công ty tài chính và 12 công ty cho thuê tài chính. Trong những năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với việc tỷ giá hối đoái được kiểm soát tốt, một cơ quan định mức tín nhiệm quốc tế đã nâng mức xếp hạng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ B+ lên BB-. Việc nâng hạng phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế bền vững và vị thế đối ngoại tốt hơn cho Việt Nam. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (NHNN) đã thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt. Tỷ giá cũng đã được NHNN điều hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát và khuyến khích xuất khẩu. Nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là kênh chủ yếu để bơm tiền ra cho và thu tiền về từ lưu thông. NHNN cũng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Cơ chế, chính sách tiếp tục được NHNN hoàn thiện theo hướng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho việc thực hiện lành mạnh hóa tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Các NHTM nhà nước đã được bổ sung hơn 12.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ, cải thiện được tỷ lệ an toàn vốn. Đã có hai NHTM nhà nước được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm cổ phần hóa là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Các NHTM cổ phần cũng tiếp tục tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới phân phối, phát triển sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm ngân hàng điện tử. 4.2. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng TP. Cần Thơ Tp. Cần Thơ có hệ thống ngân hàng rất phát triển với 28 chi nhánh của các NH và khoảng 61 phòng giao dịch, là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số lượng ngân hàng đang hoạt động. Bảng 4.2. Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Cần Thơ STT Tên Ngân hàng Địa chỉ Số lượng PGD 1 NH Ngoại thương VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 2 NH Ngoại Thương VN – Chi nhánh Trà Nóc Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - 3 NH Công Thương VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 4 NH Công Thương VN – Chi nhánh Trà Nóc Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ - 5 NH No & PTNT VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 6 NH Đầu tư & Phát triển VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 7 NH Phát triển nhà ĐBSCL – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 8 NH chính sách xã hội – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 9 NH TMCP Xuất nhập khẩu VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 10 NH TMCP Xuất nhập khẩu VN – Chi nhánh Cái Khế Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 11 NH TMCP Hàng Hải VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 12 NH TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 13 NH TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Thốt Nốt Huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ - 14 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ 4 15 NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tây Đô Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 16 NH TMCP Phương Nam – Chi nhánh ĐBSCL Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 17 NH TMCP Đông Á – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 4 18 NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 19 NH TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 20 NH TMCP Quốc Tế VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 21 NH TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 2 22 NH TMCP Phát triển nhà TPHCM – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 23 NH TMCP An Bình – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 1 24 NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 25 NH TMCP Kỹ Thương – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - 26 NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 7 27 NH TMCP Nông thôn Miền Tây Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 10 28 NH liên doanh Indovina – Chi nhánh Cần Thơ Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Tổng cộng 61 (Nguồn: NHNNVN chi nhánh Cần Thơ - Tháng 5/2007) 4.3. Thực trạng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ qua 2 năm 2005 - 2006 Bắt đầu từ 01/01/2004, Tỉnh Cần Thơ được tách thành tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ_ trực thuộc trung ương nên các số liệu của 2 năm 2003, 2004 vẫn còn là số liệu chung của tỉnh Cần Thơ trước đây. Vì vậy, tôi chỉ thu thập những số liệu về dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ trong 2 năm 2005 - 2006. Bảng 4.3. Dư nợ tín dụng phân theo loại hình kinh tế của hệ thống ngân hàng TP. Cần Thơ 2005 - 2006 STT Loại hình kinh tế 2005 2006 2006/2005 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) I Tín dụng ngắn hạn 7.218.358 100 7.993.243 100 774.885 10,73 1 DNNN Trung ương 567.218 7,86 200.210 2,5 -367.008 64,70 2 DNNN địa phương 981.498 13,60 461.174 5,77 -520.324 53,01 3 DNTN 3.299.998 45,72 4.381.116 54,81 1.081.118 32,76 4 Kinh tế tập thể 151.594 2,10 98.486 1,23 -53.108 35,03 5 Kinh tế cá thể 2.218.050 30,72 2.852.257 35,69 634.207 28,59 STT Loại hình kinh tế 2005 2006 2006/2005 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) II Tín dụng dài hạn 2.465.655 100 3.038.835 100 573.180 2,25 1 DNNN Trung ương 55.832 2,26 46.043 1,52 -9.789 17,53 2 DNNN địa phương 180.743 7,33 117.752 3,87 -62.991 34,85 3 DNTN 783.096 31,76 1.015.260 33,41 232.164 29,65 4 Kinh tế tập thể 194.781 7,90 1.134 0,04 -193.647 99,42 5 Kinh tế cá thể 1.251.203 50,75 1.858.646 61,16 607.443 48,55 Tổng cộng 9.684.013 11.032.078 1.348.065 13,92 (Nguồn: NHNNVN chi nhánh Cần Thơ - Tháng 5/2007) Bảng số liệu về dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Cần Thơ qua 2 năm cho chúng ta thấy: ở cả hai hình thức tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn có sự thay đổi cơ cấu dư nợ theo chiều hướng tăng dần các khoản tín dụng cho Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá thể; giảm dần các khoản tín dụng cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp quốc doanh. Thực tế của việc tăng dần lượng tín dụng cho DNTN và kinh tế cá thể là giống với những cuộc khảo sát khác về lượng tín dụng của các ngân hàng cho các DNTN và cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được xu hướng hiện nay của hệ thống ngân hàng là tập trung hướng đến các khách hàng năng động, nhỏ lẻ trong nến kinh tế. Việc hướng đến nhóm khách hàng này đúng theo định hướng chung của Nhà nước là tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân_ khu vực đóng vai trò quan trong trong việc đưa đất nước đi lên, phát triển. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng luôn gia tăng tổng khối lượng dư nợ hàng năm, trong đó, tổng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn các loại hình cho vay còn lại và tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn cũng cao hơn tốc độ tăng dư nợ khác. Theo các báo cáo gần đây của NHNN thì tình hình huy động vốn của các ngân hàng chủ là các nguồn vốn ngắn hạn, do vậy, ta thấy rằng cơ cấu giữa tn dụng ngắn han với trung và dài hạn theo xu hướng hiện nay là phù hợp. Cơ cấu tín dụng ngắn hạn cao hơn tín dụng trung và dài hạn cùng với tỷ trọng cao của việc cho vay thành phần kinh tế tư nhân đã cho thấy xu hướng của các ngân hàng hiện nay là cho các doanh nghiệp tư nhân vay ngắn hạn là chủ yếu. Việc cho vay như vậy là để đảm bảo cho sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Như vậy, với các số liệu thực tế từ NHNNVN chi nhánh Cần Thơ, cũng như những ý kiến thu nhận được trong quá trình trao đổi với các ngân hàng khi đến phỏng vấn, tôi nhận thấy: Ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến nhóm khách hàng là Doanh nghiệp tư nhân, và mong muốn có mối quan hệ tốt với nhóm này. Đây là cơ sở quan trọng giúp tôi có thể tiếo tục cuộc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNTN của các NH, và ước lượng hàm cung tín dụng cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ. CHƯƠNG 5 ƯỚC LƯỢNG HÀM CUNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ 5.1. Đánh giá tổng quan của cuộc nghiên cứu Để tìm hiểu các nhân tố ảng hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng của NH cũng như ước lượng hàm cung tín dụng cho các DNTN của hệ thống NH, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và nhận định thực tế từ 13 trên tổng số 28 NH đang hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ với 121 hợp đồng tín dụng đã được thực hiện giữa các NH với KH là các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân của họ. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NH Quốc doanh và ngoài quốc doanh xấp xỉ bằng nhau với các NH quốc doanh chiếm 53,85% và 46,15% còn lại là những NHTMCP. Số liệu về số hợp đồng tin dụng do từng loại NH cung cấp được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 5.1 Cơ cấu hợp đồng tín dụng theo loại hình ngân hàng Loại Ngân hàng Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%) NH Quốc doanh 55 45,5 NH ngoài quốc doanh 66 54,5 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Các hợp đồng tín dụng này được ký kết giữa các NH và các đối tượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số. Bảng 5.2 Cơ cấu hợp đồng tín dụng theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp tư nhân 46 38,0 Công ty cổ phần (CTCP) 21 17,4 Công ty TNHH 44 36,4 Khác 10 8,2 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Bảng số liệu này cho thấy hai loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần thường phát sinh nhu cầu vốn cho công việc kinh doanh của mình, có thể nói đây chính là khách hàng thường xuyên của NH trong số những khách hàng (KH) là doanh nghiệp. Các công ty cổ phần có số tỷ lệ vay vốn NH ít hơn gần phân nửa so với hai loại trên có thể được giải thích là vì loại doanh nghiệp này có thể giải quyết được một phần nhu cầu vốn của họ qua thông thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp khác cũng có phát sinh nhu cầu liên hệ vay vốn đối với các NH. Nếu Các doanh nghiệp được phân loại theo qui mô như sau: Mức giá trị tài sản Dưới 5 tỷ Từ 5 đến 10 tỷ Trên 10 tỷ Qui mô doanh nghiệp Nhỏ Vừa Lớn thì các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nếu cộng dồn tỷ lệ số hợp đồng tín dụng theo qui mô doanh nghiệp, ta thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn lên đến 66,9% Bảng 5.3 Cơ cấu HĐTD theo qui mô doanh nghiệp Qui mô doanh nghiệp Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%) Nhỏ 62 51,2 Vừa 19 15,7 Lớn 40 33,1 Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh nào thường phát sinh nhu cầu vốn nhất: Bảng 5.4 Cơ cấu HĐTD theo lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp Nhóm ngành nghề kinh doanh Số hợp đồng tín dụng (n = 121) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản 30 24,8 Công nghiệp, xây dụng 24 19,8 Thương mại, dịch vụ 67 55,4 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm ngành Thương mại, dịch vụ là những doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn nhiều nhất, chiếm đa số nhu cầu với 55,4% số hợp đồng tín dụng điều tra được. Hai nhóm ngành nghề còn lại phát sinh nhu cầu tương đối ngang nhau với khoảng 20% số hợp đồng. Thực tế này chỉ ra mối liên hệ tương đối chặt chẽ giữa việc phát sinh nhu cầu cần huy động vốn của doanh nghiệp và việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của DN. Nhiều chuyên gia đã nhận định hiện nay số lượng doanh nghiệp đặng ký kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ ngày càng nhiều và lĩnh vực kinh doanh được lưa chọn nhiều nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ; bởi vì đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi ít vốn đầu tư ban đầu và không cần phải có số vốn lưu động qua cao. Lựa chọn hình thức kinh doanh này phù hợp với số vốn ban đầu tương đối ít của nhà kinh doanh, bên cạnh đó, việc vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cũng tương đối dễ dàng hơn, do đó ngày càng nhiều DN tham gia kinh doanh trên lĩnh vực này, và từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn càng nhiều. Nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các khoản vay có thời hạn trung bình một năm chiếm đa số (69,4%) trong các hợp đồng tín dụng điều tra được (tương đương với một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp). Có khoảng 19,8% số hợp đồng tín dụng có thời hạn dưới một năm và phần còn lại chiếm 80,2% là các khoảng tín dụng trung dài hạn, bao gồm cả các khoảng tín dụng kéo dài 12 tháng đã nói trên. Bảng 5.5 Thời hạn của hợp đồng tín dụng Thời hạn Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%) Dưới một năm 24 19,8 Từ một năm trở lên 97 80,2 Một năm 84 69,4 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Nhìn chung, mục đích vay của các doanh nghiệp là để bổ sung vốn lưu động với 80,2% trong tổng số hợp đồng tín dụng, hoàn toàn phù hợp với thời hạn chiếm đa số là 1 năm đã nêu trên. Bên cạnh đó, có 17,3% nhu cầu vay là để mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, đầu tư tài chính, sửa chữa, nâng cấp thiết bị máy móc... và nhiều mục đích khác. Phần còn lại là các hợp đồng nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh, tức là vốn kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Bảng 5.6 Mục đích vay của các Doanh nghiệp Mục đích vay Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%) Bổ sung vốn lưu động 97 80,2 Bổ sung vốn kinh doanh 3 2,5 Mục đích khác 21 17,3 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các số liệu về khả năng thanh toán của DN khi làm thủ tục xin vay, mức độ tín nhiệm của NH đối với doanh nghiệp khi cho vay, và những nhân tố định lượng khác đóng vai trò thiết yếu trong một hợp đồng tín dụng đó là: Số tiền DN mong muốn vay, Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu, doanh thu và cuối cùng yếu tố thể hiện quyết định cho vay của NH là tổng số tiền NH giải ngân cho Doanh nghiệp. Nhìn chung, khi tiến hành nộp hồ sơ xin vay NH, DN có sự chuẩn bị tương đối kỹ về khả năng thanh toán nợ hiện hành của mình, một yếu tố góp phần tạo nên sự tin tưởng vào DN của NH. Thực tế cho thấy có đến 99% các hợp đồng cho vay ra được đảm bảo bằng khả năng thanh toán trung bình và cao của doanh nghiệp, trong đó khả năng thanh toán tốt của DN chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn. Điều này cho thấy về phía doanh nghiệp, họ rất cố gắng trong việc chứng tỏ khả năng trả nợ cho khoản vay nhằm tạo được uy tín với đối tác NH của mình và đạt được mục đích cuối cùng là có được số vốn cần thiết. Bảng 5.7 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán Số HĐTD (n = 121) Tỷ lệ (%) Cao 94 77,7 Trung bình 26 21,5 Thấp 1 0,8 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Còn về phía ngân hàng, để đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận họ chấp nhận cho vay đối với 98,3% các đối tượng DN tạo được sự tín nhiệm (bao gồm sự tín nhiệm được đánh giá trung bình và cao) và chỉ có 1,7% DN mặc dù phía NH có mức tín nhiệm thấp nhưng vẫn được vay. Bảng 5.8 Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp Mức độ tín nhiệm Cao Trung bình Thấp Số HĐTD (n = 121) 79 40 2 Tỷ lệ (%) 65,3 33,0 1,7 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cho thấy rằng NH cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp chỉ chiếm một con số rất thấp là 5%, các hồ sơ tín dụng còn lại (95%) DN đều phải có tài sản thế chấp mới được vay. Những trường hợp NH cho vay tín chấp là do đây là những công ty có được sự bảo lãnh của nhà nước hoặc dự án mang tính quốc tế nào đó. Bảng 5.9 Sự đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp khi đi vay Đảm bảo bằng tài sản Có thế chấp Không có thế chấp Số HĐTD (n = 121) 115 6 Tỷ lệ (%) 95,0 5,0 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Tóm lại, qua khảo sát thực tế về tình hình cung cấp tín dụng của hệ thống NH trên địa bàn TP. Cần Thơ, tôi rút ra được những nhận xét sau: - Thứ nhất, nhóm khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay lớn nhất hiện nay là nhóm DN kinh doanh trên lĩnh vực Thương mại và dịch vụ. - Thứ hai, thời hạn vay chủ yếu hiện nay trung bình là 1 năm với mục đích chính là để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. - Thứ ba, để đảm bảo ít gặp rủi ro nhất, NH hầu như chỉ quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp có tài sản thế chấp và tạo được sự tín nhiệm với NH. 5.2. Một số nguyên nhân làm cho Ngân Hàng không (hoặc không thể) cho các Doanh Nghiệp vay Theo cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Võ Thị Thuý Hiền và Ngô Lâm Hải thực hiện vào 5/2007 thì các nguyên nhân không vay vốn của của doanh nghiệp được tổng kết như sau: Bảng 5.10 Nguyên nhân không vay vốn Nguyên nhân không vay vốn Phần trăm chọn lựa (%) Không có thói quen vay tiền 62,2 Chi phí vay cao 37,8 Nguyên nhân khác 26,7 Muốn vay nhưng không được vay 24,4 Số tiền được vay quá ít so với nhu cầu 15,6 Không có nhu cầu vay 8,9 Thời hạn vay quá ngắn 11,1 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007 SVTH: Võ Thị Thuý Hiền, Ngô Lâm HảI) Từ các thông tin trên cùng với thực tế quan sát được, ta có thể rút ra những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn của NH 5.2.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp - Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc các DN không muốn tìm đến đối tác là NH khi phát sinh nhu cầu. Nguyên nhân này còn có thể được hiểu là tuy cần vốn, nhưng DN không vay NH để có được số vốn đó. Theo một số điều tra cho biết, DN có rất nhiều kênh huy động vốn bên cạnh kênh huy động NH, đó là vay bạn bè, người thân; vay theo hình thức mua TSCĐ từ các công ty tài chính; vay các chương trình tín dụng của các tổ chức, chính phủ nước ngoài...do đó, DN ngày nay có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm đối tác để huy động vốn. Cùng với một số khó khăn khi muôn tiếp cận nguồn vốn NH đã dẫn đến việc nhiều DN chọn lựa các kênh huy động vốn khác thay cho NH. Ngoài ra, cũng có những trường hợp DN không muốn đến vay NH là vì lich sử tín dụng của họ, họ đã từng đi vay nhưng gặp khó khăn do phía NH từ chối cung tín dụng, hoặc thủ tục phiền hà... nên dẫn đến việc họ ngại tiếp xúc, hoặc không muốn tìm đến NH. - Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những nguyên nhân bi quan hơn, đó là bản thân DN không muốn vươn lên, không muốn mở rộng sản xuất, với tư tưởng kinh doanh “đủ xài”, sợ cạnh tranh, ngại tiếp xúc với cái mới ... do đó, họ không có nhu cầu về vốn. Một dạng DN nữa không có nhu cầu về vốn là do bản thân DN là DN nhỏ lại có vốn cá nhân của chủ DN cao, tài sản của chủ DN có thể tạo ra được nguốn vốn mà DN đó cần, nên họ cũng không cần tìm đến NH. - Nguyên nhân tiếp theo đó là việc DN không đáp ứng được những yêu cầu về mặt pháp lý: vấn đề nổi bật trong nguyên nhân này chính là việc các DNTN thường không có, hoặc có ít các tài sản có thể đảm bảo cho món vay của mình. Bên cạnh đó, còn có nhiều trường hợp NH từ chối nhận hợp đồng vay của DN do thiếu những giấy tờ liên quan đến tài sản, đến việc chứng tỏ năng lực pháp lý của DN... - Nguyên nhân nữa đó là việc không nắm rõ những qui định về pháp lý khi vay nợ của DN. Nhiều DN có thói quen vay nhiều nguồn trong đó có nhiều DN vì muốn vay được mức tối đa mà nộp đơn vào nhiều NH, làm sai giấy tờ theo yêu cầu pháp luật, kinh doanhsai mặt hàng...Chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên khá nhiều DN dù muốn nhưng cũng không huy động vốn từ phía NH được. Điều này còn cho thấy mức độ quan tâm đến việc tìm được nguồn để huy động vốn của DN còn tương đối thấp. - Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như trình độ, năng lực quản lý của bộ máy quản lý DN còn yếu kém; phương án sử dụng vốn hoặc phương án kinh doanh không đủ hiệu quả để NH có thể cho vay; năng lực tài chính của DN không lành mạnh; không minh bạch trong chế độ kết toán, kiểm toán; DN không tạo được mối liên hệ thường xuyên với NH (nay vay NH này, mai lại vay NH khác).... 5.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng - Nguyên nhân phổ biến nhất là do chính sách kinh doanh của NH, mỗi NH có chính sách cân đối giữa rủi ro - lợi nhuận khác nhau nên số tiền duyệt cho DN vay khác nhau, và lãi suất cũng khác nhau. Thông thường NH vì đảm bảo lợi nhuận và ít rủi ro nên chủ yếu cho DN vay ngắn hạn với lãi suất tương đối cao, thêm vào đó là sự rườm rà của thủ tục nên nhiều DN tìm kiếm vốn từ những kênh huy động khác. - Nguyên nhân thứ hai là do NH chưa có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để làm cơ sở tín nhiệm cho vay. Ngoài ra, là do DN không đủ tài sản để thế chấp mà uy tín vẫn chưa đủ để NH cho vay tín chấp. - Trình độ của cán bộ tín dụng chưa đồng bộ, nên có nhiều ý kiến khác nhau về các hợp đồng hoặc dự án kinh doanh của DN, dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau về việc cho vay hay không cho vay 1 KH làm cho nhà quản trị không đưa ra được quyết định kị thời, kéo dài thời gian xem xét hợp đồng tín dụng. - Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của DN như chức năng của NH bị hạn chế cho vay đối với một số DN, do vốn huy động của NH không đủ điều kiện cho vay.... 5.3. Một số giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH Để có thể đưa ra được giải pháp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa DN và NH trong mối quan hệ cung - cầu tín dụng, chúng ta xem xét các tiêu chí nào được NH sử dụng để đánh giá khách hàng và sự đánh giá của họ về mức độ quan trọng của những tiêu chí đó. Biết được cơ sở đánh giá KH của NH, DN có thể chuẩn bị tốt về mọi mặt nhằm đạt được mục đích vay vốn của mình. Bảng 5.11 Các chỉ tiêu thường được NH sử dụng đển đánh giá KH Chỉ tiêu Số ngân hàng (n = 16) Tỷ lệ (%) Các tỷ lệ tài sản lỏng 16 100 Mức tín nhiệm của NH đối với KH 16 100 Năng lực (pháp lý) vay tiền 16 100 Tài sản thế chấp 16 100 Mục đích 16 100 Tỷ số nợ 15 93,8 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 15 93,8 Uy tín của KH 15 93,8 Dòng tiền 15 93,8 Số tiền vay 15 93,8 Vốn tự có của KH 14 87,5 Quy mô của doanh nghiệp tính theo tổng tài sản 13 81,3 Loại hình doanh nghiệp 13 81,3 Sự kiểm soát của NH 13 81,3 Tỷ lệ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu 12 75,0 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2007) Bảng số liệu trên cho thấy có từ 75% NH trở lên chọn những yếu tố được nêu ra làm tiêu chí để đánh giá khách hàng và những tiêu chí này đều có mức độ quan trọng khá cao đối với việc đánh giá KH của NH. Nhìn chung, các tiêu chí được chúng tôi thể hiện trong bảng được đa số các NH đánh gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docƯớc lượng hàm cung tín dụng của hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.doc
Tài liệu liên quan