Đề tài Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay

Mục lục : Trang:

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung 4

I: Lý do chọn đề tài 4

II: Đối tượng- khách thể - phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 6

1. Đối tượng nghiên cứu

2. Khách thể nghiên cứu

3. Phạm vi nghiên cứu

4.Mục tiêu nghiên cứu

III: Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6 6

1. Giả thuyết nghiên cứu

2. Khung lý thuyết

IV: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 8

1. Cơ sở lý luận

2. Phương pháp nghiên cứu

3. ý nghĩa khoa học của đề tài

4.ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

V: Hệ các khái niệm. 12 10

1. Khái niệm gia đình.

2. Khài niệm hộ gia đình.

3. Khái niệm gia đình hiện nay.

4. Khái niệm bất bình đẳng.

5. Khái niệm phụ nữ.

6. Khái niệm công việc gia đình.

7. Khái niệm giới.

8. Khái niệm vai trò xã hội.

9. Khái niệm vai trò giới.

10. Khái niệm địa vị xã hội.

11. Khái niệm nông thôn.

Phần II: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 18 16

1. Tổng quan.

2. Một số đặc điểm KT-VH-XH của tỉnh Yên Bái.

Phần III: Kết quả nghiên cứu. 22 19

III.1.1. Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái

tham gia hiện nay. 22

III.1.2. Thực trạng nhìn nhận của người dân Yên Bái về vai trò

của người phụ nữ 25

III.2. Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình

hiện nay. 27

III.2.1. Vai trò làm kinh tế. 27

III.2.2. Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái. 32

III.2.3. Vai trò trong công việc nội trợ. 40

III.3. Nguyên nhân. 46 39

III.4. Dự báo 54 45

Phần IV: Kết luận - kiến nghị và giải pháp. 56 47

1. Kết luận.

2. Kiến nghị.

3. Giải pháp.

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của người phụ nữ tỉnh Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đã thu hút phần lớn lực lượng lao động trong gia đình và thành viên nào cũng có thể tham gia ở một vài quá trình sản xuất, không kể giới tính và tuổi tác. Mặt khác, đây lại là nguồn sống cơ bản, duy nhất của các gia đình nông dân, cho nên việc tham gia sản xuất, làm kinh tế của phụ nữ là điều không thể tránh khỏi. Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này chúng tôi nhận thấy : Công việc lao động sản xuất (trồng màu, chăn nuôi) Người tham gia lao động % Vợ 25,0% Chồng 9,0% Hai vợ chồng 55,0% Con trai 1.5% Con gái 3,5% Con dâu 1,5% Vắng 4,5% Rõ ràng công việc làm kinh tế, tham gia lao động sản xuất là nghề nghiệp chính của người nông dân, nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình phải do cả vợ và chồng tham gia. Nhưng nền sản xuất này lại lạc hậu chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp, cùng với công cụ thủ công thô sơ, do đó năng xuất lao động thấp, chỉ nhằm mục tiêu duy trì sự sống theo phương thức tự cung, tự cấp. Tự thoả mãn những nhu cầu hạn hẹp với các quan hệ kinh tế lạc hâu, không cần biết đến kế hoạch kinh tế. đến hiệu quả lao động sản xuất, vì thế quan hệ vợ chồng cũng đương nhiên được xác lập theo tính chất phụ thuộc của người vợ và người chồng xét về phương diện kinh tế gia đình, chỉ số 25,0% mà phụ nữ tham gia lao động sản xuất cho thấy người phụ nữ đóng vai trò không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, cho dù đây là những công đoạn sản xuất đòi hỏi sức lao động vừa phải làm: Tỷ lệ Công việc Vợ Chồng Làm cỏ 90,8% 9,2% Cấy lúa 95,6% 4,4% Cày bừa 15,2% 84,8% Gặt lúa 48,9% 51,1% Phun thuốc sâu 50,8% 49,2% Rõ ràng những công việc mà phụ nữ tham gia cũng không nặng nhưng nó lại kéo dài phần lớn thời gian của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy mà họ đã phải dùng quỹ thời gian vật chất của mình nhiều hơn những người khác trong gia đình. Khi tìm hiểu thời gian dành cho lao động với số lượng từ 8-12 giờ trong một ngày, chúng tôi thu được kết quả : 62,5% là vợ và 55,8% là chồng. Có thể nhìn thấy rõ hơn hệ quả của tính hợp lý đó qua so sánh số liệu về thời gian nghỉ ngơi cuả các thành viên trong gia đình : Thời gian dành cho nghỉ ngơi Vợ Chồng 0-8 giờ 79,2 81,0 8-12 giờ 19,5 17,9 12-16 giờ 1,3 1,2 Số liệu trên cho thấy có đến 1/5 ý kiến trả lời của phụ nữ dành cho thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình vượt quá 8 giờ trong một ngày. Trong khi đó nhiều gia đình (ở số liệu trên) lại cho thấy cũng dành qua 8 giờ trong một ngày cho thời gian lao động. Như vậy sự tương ứng giữa lao động và nghỉ ngơi của người phụ nữ là một sự bất hợp pháp vượt quá giới hạn bình thường của nhịp độ sinh học có tính tự nhiên của con người. Điều đó có nghĩa ở những gia đình có điều kiện thì vấn đề lao động kiếm tiền của phụ nữ thuận lợi hơn những gia đình khó khăn. Bởi vì họ có đồng ra đồng vào chạy chợ mua thêm những thứ cấn thiết để tạo điều kiện cho việc làm ăn thuật lợi và phát triển nhanh. Còn những phụ nữ gia đình túng đói thì suốt ngày vật lộn với đồng ruộng, kiếm từng con tôm, con tép để tăng khẩu vị cho gia đình,chính vì thế mà khi hỏi về thời gian rỗi của các chị thì hầu như các chị đều trả lời là không có thời gian rỗi. Chị Sang nói với chúng tôi: " Không còn thì giờ để lo cho chính mình nữa và công việc tối mắt, đi làm từ sáng đến trưa mới về nấu cơm nước song lại đi làm chiều đến tối về cho đến 9 -10 giờ mới được nghỉ ngơi coi ti vi '' Không những thế người phụ nữ ở đây còn đảm đương cả công việc làm nhà, sửa nhà và cả cày bừa nữa. Họ cũng biết rằng công việc này rất vất vả thậm chí quá tải đối với mình, nhưng họ lại không than vãn, kêu ca hay trách phận mà ngược lại rất cần cù đảm đang và cho đó là trách nhiệm của mình. Phải chăng đó là nhận thức quá thấp của các chị, cũng có thể vì học thức quá kém nên họ không có nhu cầu tiến thân, bởi vì nơi đây nhu cầu học tập của các chị chưa cao và rất ít người mong muốn được học cao tìm hiểu tiếp thu kiến thức khoa học. Cứ như vậy các chị sẽ sống trong vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói,không thoát ra được. Đúng như Mác nói “ Muốn cho người phụ nữ phát triển, thay đổi thân phận của họ thì phải làm cho xã hội nơi họ sinh sống phát triển trước đã, bởi vì vai trò của người phụ nữ không phải là bất di bất dịch mà nó biến đổi theo thời đại ’’ [17, 53] Đó là những công việc chính, còn ở những ngành nghề phụ mà gia đình tiến hành trong thời gian nông nhàn với mục đích là kiếm thêm một số tiền ít ỏi nhằm quay trở lại phục vụ chính những nhu cầu của cuộc sống gia đình trong nền sản xuất độc canh cây lúa thì sao? ai là người tham gia làm chính và vị trí của họ như thế nào ?. Với các công việc phụ được làm trong thời gian nông nhàn như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đi buôn bán, hái lá, chặt củi, đào sắn... thì sự tham gia của người phụ nữ vẫn là chủ yếu và đóng vai trò chính. Từ góc độ các lý thuyết kinh tế, lao động và hiệu quả lao động luôn luôn là vấn đề mang tính quyết định trong việc xem xét, đánh giá sự đóng góp của các thành viên đối với gia đình và xã hội. Thông qua lao động các mối quan hệ kinh tế được thiết lập, vận động và phát triển, từ góc độ khác hoạt động lao động lại là một hiện tượng của xã hội. Nó cho thấy sự tương tác, mối quan hệ xã hội, sự ràng buộc lẫn nhau chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong gia đình nông thôn và hai vợ chồng lại là hai lao động chính. Họ đều tham gia vào quá trình lao động làm ra của cải vật chất cho gia đình họ, đồng thời tham gia vào các hoạt động trong các công việc nội bộ gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống của các thành viên. Vậy trên thực tế, những hoạt động lao động sản xuất mà người phụ nữ tham gia họ vẫn chỉ được nhìn nhận như những người kéo dài thêm sản xuất nông nghiệp, công việc hao tổn ít sức lao động và vai trò của họ cũng không thay đổi trong gia đình. Đấy là chưa nói tới tình trạng tham gia lao động sản xuất vất vả, triền miên, với cường độ cao, trong khi chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ kém đã làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của họ: - 2,5% phụ nữ bị đau đầu - 15% phụ nữ bị thấp khớp - 10% phụ nữ bị suy nhược cơ thể Tâm sự với cô Đào xã Nga Quán được biết: " Nhà tôi rất thiếu thốn, làm ăn không đủ nên suốt ngày phải vào rừng hái lá, chặt củi, đào sắn để bán kiếm thêm thu nhập.Cho nên chẳng có thời gian rảnh rỗi để lo cho chính mình nữa'' Nhiều phụ nữ do học vấn hạn chế không biết sắp đặt công việc nên những công việc không tên trong gia đình kéo dài suốt ngày, chiếm hết cả thời gian, vì thế họ chẳng còn lúc nào để nghĩ tới việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhu cầu nghỉ nghơi giải trí, giao tiếp.... Nhiều trường hợp tuy biết là công việc không phù hợp nhưng vì sự sống còn của bản thân và gia đình buộc người phụ nữ phải lao vào kiếm tiền và làm các công việc độc hại, ít kỹ thuật và thấp lương hơn nam giới như phun thuốc sâu, cày bừa,làm nhà sửa nhà..... Đây thực sự là một vòng luẩn quẩn, một bài toán hóc búa, nếu người có trách nhiệm không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân đạo để nghiên cứu và giaỉ quyết, chắc chắn sẽ đi đến chỗ bế tắc hoàn toàn, và sự thiệt hại do nó gây ra không chỉ to lớn cho xã hội và gia đình ở mọi khía cạnh mà còn là một sự vi phạm nghiêm trọng tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nhân cách của chính người phụ nữ. Như vậy có thể thấy rằng vì điều kiện quá khó khăn phải tận dụng thời gian bất cứ lúc nào vì lợi ích thiết thực của gia đình. Người phụ nữ phải luôn gắng công sức, họ phải chịu nhiều công việc nặng nề chồng chất lệ đôi vai của họ khi đời sống kinh tế còn khó khăn. Đã có khá nhiều gia đình mà mức sống sinh hoạt của mọi người đều phụ thuộc vào khả năng lao động của người phụ nữ, vì vậy chưa bao giờ chức năng kinh tế của người phụ nữ lại có vai trò nổi bật như bây giờ, và cũng chưa bao giờ tính cần cù chịu khó lao động sáng tạo hết mình của phụ nữ lại bộc lộ rõ nét như bây giờ, cũng chưa bao giờ sự hi sinh của người phụ nữ cho chồng con, gia đình lại đầy đủ chọn vẹn như vậy. Ngược lại họ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ gì của gia đình và xã hội, theo chúng tôi không phải cứ đưa người phụ nữ thoát khỏi lao động kinh tế, mới là giải phóng, cũng không phải bình đẳng với nam giới là phụ nữ phải làm mọi việc đủ thời gian như nam giới với chất lượng, hiệu quả lao động như nhau. Đó là sự giải phóng hay đang đầy đoạ, bình đẳng hay đang bất bình đẳng với phụ nữ khi mà người ta quên mất vai trò, chức năng quan trọng không thể thay thế được của phụ nữ để buộc họ đồng thời phải gánh vác trên vai cả hai trách nhiệm nặng nề và quan trọng. Cho đến nay xã hội đã tiến thêm những bước dài trong việc xác nhận quyền bình đẳng với nam giới của phụ nữ. Trên thực tế bằng cách đưa người phụ nữ gia nhập vào đời sống chung của xã hội, vào các tổ chức kinh tế để lao động có thu nhập, xã hội cũng có nghĩa đã góp phần giúp họ thoát khỏi những trói buộc của đạo đức cũ, của những hình thức phân công lao động cổ truyền. III.2.2./ Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái của người phụ nữ tỉnh Yên Bái Chúng ta ai cũng biết chức năng giáo dục con cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với gia đình và toàn xã hội. Trong phạm vi mỗi gia đình việc thực hiện tốt chức năng này sẽ thoả mãn nhu cầu làm cha, làm mẹ, nhu cầu quan hệ đối với con cái. Còn đối với xã hội, việc gia đình nói chung, người phụ nữ nói riêng thực hiện tốt chức năng này chính là góp phần tích cực vào quá trình xã hội hoá đứa trẻ. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục con cái trong mỗi gia đình đóng một vai trò quan trọng và là trách nhiệm chung của mọi người, nhất là trong tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay đang có nhiều thay đổi. Trước tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi mỗi cá nhân phải phát triển toàn diện, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầucủa công việc và mới có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Để thực hiện tốt chức năng này, người dân Yên Bái đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào ?. Họ đã dùng những biện pháp gì để giáo dục con cái, và họ quan tâm giáo dục con cái của họ ra sao. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chúng tôi phân việc chăm sóc giáo dục con cái của người phụ nữ nơi đây làm hai mảng : + Dạy dỗ con cái trong học tập + Dạy cho con những tri thức tối thiểu trong sinh hoạt hàng ngày như cư xử, lễ phép ... (Dạy nhân cách cho con) a./ Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong việc dạy con học tập Chúng ta ai cũng biết con ngoan, học giỏi luôn là điều kiện cần thiết để gia đình hạnh phúc. Nhưng ở Yên Bái việc dạy dỗ con cái được người phụ nữ nhận thức như thế nào ?, họ đã gặp những khó khăn và trở ngại gì trong vấn đề này... Kết quả khảo sát cho thấy có tới 60% phụ nữ nhận thức rõ vấn đề này và họ đã đầu tư tiền của, vật chất, giời gian, tạo mọi điều kiện cho con cái học tập. Nhưng ngược lại còn 40% phụ nữ nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này, họ đã phó mặc cho con cái, ít đầu tư và quan tâm tìm hiểu sâu hơn, qua đó chúng tôi nhận thấy : Bảng dự định của phụ nữ về bậc học cho con Bậc học Giới tính Cấp II Cấp III C Đ, Đ H Con trai 2,6 8,1 79,0 Con gái 4,0 10,4 55,7 Bảng biểu trên cho thấy nhận thức của người phụ nữ nơi đây đã có nhiều tiến bộ, nếu như trước kia với quan niệm : Con gái học nhiều chỉ để viết thư cho con trai - thì giờ đây nhiều phụ nữ cho dù kinh tế khó khăn thì họ cũng đều có một mong muốn là cho con ăn học cho mở mang đầu óc, không phân biệt trai hay gái. Đó cũng là điều đáng mừng cho dù nơi đây tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn, vì vậy chỉ số trẻ gái được bố mẹ mong muốn thấp hơn chỉ số của bé trai khi cho vào đại học, cao đẳng là 26,3%. Chị Ngân xã Nga Quán cho tôi biết : ( Con gái ở đây hầu như chỉ được học hết cấp I, thỉnh thoảng mới có gia đình cho học hết cấp II, rồi sau đó lại cho đi lấy chồng. Số người học cao rất ít , chỉ có những gia đình giàu có mới có điều kiện cho con đi học). Qua đó cho ta thấy điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới giáo dục con cái, ngoài ra còn cộng với sự không có kiến thức trong việc giáo dục con cái thời nay. Thường thì những gia đình có trình độ văn hoá dù có làm thêm để tăng thu nhập, thời gian của họ rất ít song họ lại có ý thức trong việc dạy con học tập, giáo dục con cái, dành ra một ít thời gian thích đáng để quan tâm đến con. Còn các gia đình buôn bán mà các bậc cha mẹ lại thiếu văn hoá thì vấn đề làm kinh tế gia đình thực sự đã lấn át thời gian chăm sóc con cái. Tìm hiểu sự quan tâm của người mẹ đến việc học tập và tu dưỡng đạo đức của con cái, thì thấy : + Có 41 người phụ nữ ở trình độ cấp I được hỏi cho rằng có chăm sóc và dạy con học trong đó có 21 người trả lời có chiếm 51,2%, và 58 người trả lời không chiếm 48,8% + Có 217 người phụ nữ ở trình độ cấp II được hỏi cho rằng có chăm sóc và dạy con học , trong đó có 159 người trả lời có chiếm 73,3%, và 58 người không trả lời chiếm 26,7% + Có 124 người phụ nữ được hỏi ở trình độ cấp III cho rằng có chăm sóc và dạy con học tập, trong đó có 90 người trả lời có chiếm 72,6%, và 34 người trả lời không chiếm 27,4% + Và có một người phụ nữ ở trình độ đại học được hỏi cho rằng có quan tâm và dạy con học tập chiếm 100,0% Như vậy cho ta thấy người nào có trình độ học vấn càng cao thì dành nhiều thời gian chăm sóc, dạy con học tập nhiều hơn , còn những người trình độ thấp thì rất ít thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Nhiều gia đình buôn bán bận rộn cả ngày, người phụ nữ không có thời gian dành cho con cái, dạy con học tập, thậm chí bắt con cái tham gia vào bán hàng giúp mẹ hoặc trông em, nấu ăn. Như vậy các em làm gì có thời gian học tập, dần dần các em quên hết kiến thức và bắt đầu bỏ học hoặc trốn học. Một em bé gái xã Nga Quán cho biết : " Trong các năm học trước em rất thích học và học rất khá, nhưng từ ngày nhà em mở quán cơm thì công việc gia đình hầu như chiếm hết thời gian học tập của em, em ít có thời gian học bài và kết quả kém dần, bây giờ thì em không thích đi học nữa ". Bên cạnh đó người mẹ suốt ngày bận rộn lại hay sai bảo con cái và cho đó là bổn phận của người làm con. Muốn con cái thành người có địa vị trong xã hội thì người làm cha, làm mẹ phải quan tâm rất nhiều tới học tập của con cái, phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ dộng viên con cái học hành. Lúc này vai trò của người mẹ vô cùng to lớn, người mẹ là người gần gũi và hiểu con cái hơn bao giờ hết, trách nhiệm của họ là phải là phải an ủi con cái, dành nhiều thời gian cho con, quan tâm giúp đỡ con về mặt tinh thần lẫn vật chất để con vươn lên tự khẳng định mình và lớn dần lên làm giàu cho đất nước. Dù vậy đó là quan điểm của chúng tôi, còn những người phụ nữ Yên Bái thì sao ? việc dạy dỗ con cái cũng chiếm rất nhiều thời gian của họ, nhiều chị phàn nàn đi làm về đã mệt lại còn lo lắng chăm sóc cho con cái, cho con ăn uống, đưa con đi học, nhiều chị có con nhỏ lại phải bồng con đi làm. Nhiều chị uỷ thác cho nhà trường dạy dỗ hoặc mặc kệ cho con cái nếu chúng phạm sai lầm thì mắng chửi thậm chí đuổi đi. Như vậy cho ta thấy nuôi con đã khó, việc dạy con lại càng khó hơn, yêu thương con là đạo lý của bậc làm cha, làm mẹ. Song thực tế cho thấy có dăm bẩy đường thương con, phương ngôn có câu " Dạy con từ thưở còn thơ " đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy con từ thưở lọt lòng, nuông chiều con, buông lỏng sự giáo dục rèn luyện trong gia đình sẽ làm cho con hư hỏng, lười nhác. Nếu người cha quá nghiêm khắc, gia trưởng, thiếu hiểu biết tâm lý sẽ làm cho con cái sợ hãi, thiếu nghị lực. Hoặc người mẹ quá nhẹ dạ cả tin con cái, thương chúng không mắng mỏ khi con phạm sai lầm sẽ làm cho đứa con mềm yếu, thiếu bản lĩnh và đâm ra đòi hỏi một cách vô cớ. Nhiều trường hợp con cái bỏ nhà ra đi do chúng đòi hỏi ở người mẹ quá nhiều làm cho người mẹ không đáp ứng nổi, do đó có thể khẳng định rằng vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con cái là rất lớn, nó đòi hỏi sự tập trung cao độ, tính kiên trì và sự nhẹ nhàng mà chỉ người phụ nữ mới có được. Để thấy được sự vất vả của người phụ nữ trong việc chăm sóc và dậy dỗ con cái học tập, chúng tôi đưa ra câu hỏi : " Trong gia đình ta ai là người thường quan tâm nhiều nhất đến việc học tập của con cái " ? và đưa ra hai công việc chính : + Dạy dỗ,kiểm tra học hành của con + Sắp sếp bố trí thời gian học tập, vui chơi giải trí Bảng 3 : Tương quan theo học vấn với công việc phải làm % Công việc của người thực hiện Vợ làm Chồng làm Cả hai Người khác Trình độ học vấn 1. Dạy dỗ kiểm tra học hành của con Cấp I 17,9% 50,0% 17,9% 14,3% Cấp II 23,7% 41,8% 30,9% 2,6% Cấp III 37,0% 55,4% 27,7% 2. Sắp sếp bố trí thời gian học tập vui chơi giải trí Cấp I 46,4% 21,4% 25% 7,1% Cấp II 45,0% 22,5% 31,4% 5% Cấp III 53,2% 17,4% 29,4% Nhìn vào bảng 3 chúng tôi thấy việc dậy dỗ con cái của người phụ nữ chiếm rất ít, nhưng càng ở trình độ học vấn càng cao thì số phụ nữ tham gia càng nhiểu. ở trình độ cấp I phụ nữ chiếm 17%, cấp II chiếm 23,7%, và ở cấp III chiếm 37,0% Còn ở việc sắp sếp bố trí thời gian vui chơi giải trí cho con cái cũng vậy càng học vấn cao thì phụ nữ càng quan tâm đến con cái nhiều hơn như ở trình độ cấp I chiếm 46,4%,ở trình độ cấp II chiếm 45%, và ở trình độ cấp II chiếm 53,2%. Bên cạnh đó người chồng cũng tham gia gần như mức độ tham gia của người vợ, và một điều hiển nhiên là cả vợ lẫn chồng càng có học vấn cao thì càng có sự hiểu biết càng cao. Qua đó cho ta thấy được ở vùng miền núi nơi chúng tôi khảo sát thì trình độ học vấn của người phụ nữ còn thấp, cho nên vấn đề bất bình đẳng vai trò diễn ra khá phức tạp, người phụ nữ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc, giặt giũ cho con cái, còn dạy con học chủ yếu là do người chồng. Chẳng hạn như ở việc dạy con học người chồng chiếm tỷ lệ cao hơn người vợ từ 50,0% đến 54,5%, còn người vợ từ 17,9% đến 37,0%. Vì vậy người phụ nữ ở hai xã này chỉ lo làm lụng và kiếm sống, cần rút ngắn thời gian lao động ngoài đồng cho họ, theo chúng tôi đây chính là biện pháp khoa học nhất, đạt hiệu quả giải phóng phụ nữ lớn nhất, đem lại sự bình đẳng thực sự nhất cho người phụ nữ. Nếu làm được việc này xã hội và gia đình sẽ phát triển tốt hơn, con cái được nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn và người phụ nữ mới thực sự phát triển đầy đủ, toàn diện hợp với bản chất tự nhiên của họ. b./ Vai trò của người phụ nữ trong việc dạy nhân cách cho con cái Giáo dục đạo đức là nền tảng, là cốt lõi , là trách nhiệm của mọi người đối với thế hệ trẻ, bác Hồ đã từng nói : " Con người có tài mà không có đức là người vô dụng ". Vì vậy giáo dục đạo đức là một nội dung hết sức quan trọng trong giáo dục nhà trường và cũng là nội dung đòi hỏi các gia đình phải quan tâm hơn bao giờ hết. Trong gia đình người mẹ không chỉ đóng vai trò nuôi nấng, dạy dỗ con học tập, mà còn phải dạy bảo con cái những điều hay lẽ phải đúng lễ nghĩa. Những tri thức văn hoá về giá trị chuẩn mực của gia đình, của xã hội theo đúng mô hình mà xã hội mong đợi ở mỗi cá nhân, vậy người phụ nữ Yên Bái đã dạy dỗ con cái của họ như thế nào ?. Có ý thức dạy dỗ con cái là điều rất cần đối với người làm mẹ nhưng như vậy vẫn chưa đủ vì muốn dạy con tốt còn có thêm khả năng dạy dỗ. Có thể nói bà mẹ nào cũng có dạy con thế nhưng không phải ai cũng dạy con được tốt. Muốn có khả năng dạy con, người mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết bằng cách đọc sách báo,học hỏi, trao đổi kinh nghiệm... Kiến thức nói ở đây bao gồm kiến thức mọi mặt của cuộc sống và kiến thức về phương pháp dạy con. ở đây chúng tôi chỉ nêu lên vài ý kiến của các nhà nghiên cứu ở dạng nguyên tắc dạy con. - Trước hết xin nói tới nguyên tắc thai giáo dạy con ngay từ trong bụng mẹ, từ xưa ông bà ta vẫn thường khuyên con gái, con dâu khi có thai đừng buồn phiền cáu gắt, giận dữ, đừng tiếp xúc với đau thương và đừng làm điều xấu xa để được vuông tròn và con sinh ra được thừa hưởng đức độ của họ. - Nguyên tắc thứ hai là dạy con từ thưở còn thơ khi đứa trẻ lọt lòng, người tiếp xúc sớm nhất, nhiều nhất với đứa trẻ là người mẹ. Mẹ đã sinh ra con, nuôi con, dạy con ngay từ ngày thứ nhất của cuộc đời, mẹ cho con bú mớm, bế ẵm ra sao, mẹ ru con ngủ như thế nào để có tác dụng tới quá trình hình thành tính tình, nhân cách đứa trẻ. Sau đó là dạy con một cách liên tục thích hợp với từng đứa trẻ, thêm vào đó mỗi đứa trẻ là mỗi con người riêng biệt. Người phụ nữ là người gần gũi với con cái nhất cũng là người có điều kiện hiểu biết con cái nhất để từ đó tìm chọn biện pháp giáo dục thích hợp. ở Yên Bái nơi chúng tôi đến khảo sát, còn rất nghèo, điều kiện vật chất còn khó khăn người phụ nữ suốt ngày chân lấm tay bùn lao vào lao động sản xuất, về nhà lại lo lắng công việc nội trợ lên có ít thời gian lo lắng và dạy dỗ con cái. Thực tế ở đây các gia đình còn nghèo cho nên đã thu hút các bậc cha mẹ làm kinh tế và ít có thơì gian quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái. Kết quă điều tra cho thấy 79% số ý kiến cho rằng thời gian dành riêng cho con cái là quá ít, đi sâu tìm hiểu lượng thời gian cụ thể mà các bậc cha mẹ dành riêng ra trong ngày để chăm sóc giáo dục con cái và thấy rằng : + 22,4% đành ra 1 tiếng chăm sóc giáo dục con cái + 27,5% dành ra 2 tiếng chăm sóc giáo dục con cái (Gia đình có con nhỏ) + 16,4% dành ra 3-4 tiếng chăm sóc giáo dục con cái (Chủ yếu ông bà) + 15,8% luôn quan tâm chăm sóc con cái (Gia đình có người không có khả năng lao động). Đương nhiên trong gia đình giáo dục con cái không chỉ là trách nhiệm của người vợ mà phải là cả vợ lẫn chồng, trách nhiệm ấy cũng không phân biệt ai chính, ai phụ bởi cha mẹ dạy con theo kiểu làm cha, mẹ dạy con theo kiểu làm mẹ. Người cha dạy con theo định hướng lớn lên theo từng gia đoạn cuộc đời, người mẹ dạy con tỷ mỷ, sâu sát từng ngày. Mặt khác hai vợ chồng cùng lo dạy dỗ con cái không có nghĩa là nhất thiết mỗi một việc, cả cha cả mẹ đều súm vào rầy la, khuyên bảo có khi như vậy trẻ lại khép kín hơn. Tuy vậy ta chỉ có thể một người rầy la còn một người là chỗ dựa tinh thần cho trẻ động viên an uỉ trẻ nhận lỗi và sửa lỗi. Thông thường người cha nghiêm khắc, người mẹ dụi dàng nên trong nhiều trường hợp người mẹ cần đóng vai trò làm chỗ dựa tinh thần cho trẻ tuy nhiên tuyệt đối không được làm cho trẻ hiểu lầm là cha không thương đó là điều mà người mẹ cần khéo léo. Đó đây hàng ngày chúng ta phải nghe những câu răn đe của những người mẹ khi dỗ con : " Không nín mẹ gọi bác sĩ ". " Cho tiêm hoặc uống thuốc ". " Ngoan thì mẹ cho đi nhà trẻ "... Chính vì những lời doạ nạt đó mà trẻ có thể thôi không khóc nhưng tai hại là cháu có ác cảm với bác sĩ mỗi khi khám bệnh, khám sức khoẻ các cháu sẽ sợ. Nuôi dạy con là một phương pháp khoa học, không đơn giản nó đòi hỏi bậc làm mẹ phải có ý thức và phương pháp dạy tuỳ vào từng hoàn cảnh. Giáo dục nhân cách cho trẻ là rất khó, giáo dục trẻ em đã bị tổn thương lại càng khó hơn, muốn đối phó với mọi nguy cơ cần trang bị đầy đủ kiến thức, có trình độ học vấn thì mới có thể dạy con một cách hoàn thiện được. Qua tìm hiểu sự quan tâm của người mẹ đến việc tu dưỡng đạo đức của con cái thì thấy : + Có 41% người phụ nữ ở trình độ cấp I được hỏi cho rằng có chăm sóc con cái chiếm 90,2%, trong đó có 4 người không trả lời chiếm 9,8% ở nội dung giáo dục đạo đức cho con cái. + Có 218 người ở trình độ cấp II trả lời có chăm sóc con cái chiếm 91,7% ở nội dung giáo dục đạo đức. + 124 người ở trình độ cấp III chiếm 88,7% có quan tâm giáo dục con cái ở nội dung giáo dục đạo đức + Và có một người ở trình độ đại học chiếm 100,0% trả lời có giáo dục đạo đức cho con cái. Như vậy có thể nói việc dạy con tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh gia đình và phụ thuộc vào sự nhận thức của các bậc cha mẹ, nếu người mẹ hoặc người bố có học thức kém thì làm sao dạy con được. Đó là một sự bất công quá lớn đối với gia đình nghèo bởi vì họ không được đi học, không có kiến thức thì làm sao họ dạy bảo con cái trong xã hội ngày càng phát triển này. Đối với những người phụ nữ nông thôn suốt ngày chỉ quanh quẩn với luỹ tre làng, lớn lên lấy chồng sinh con và chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của người đi trước, thậm chí bỏ mặc cho nhà trẻ hoặc ông bà trông giúp, khi lớn bỏ mặc cho xã hội hoặc nhà trường, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tâm lý của đứa trẻ, dẫn đến tính trạng bỏ nhà ra đi của đứa trẻ, lang thang bụi đời. Để dạy con cái cách làm người mỗi chúng ta ai cũng phải tự trang bị cho mình những tri thức tối thiểu để làm cha, làm mẹ, và nhất là những người mẹ. Vì vậy xã hội cần tạo mọi điều kiện nâng cao trình độ học thức cho người phụ nữ để cho họ vươn lên trong mọi lĩnh vực của sự mong đợi thời mở cửa. Bởi vì sự tham gia của người phụ nữ vào chức năng giáo dục con cái hiện nay có ý nghĩa là một biểu hiện, một giá trị có ý nghĩa phát trong nội dung cuộc sống tự thân nó lại chứa đầy mâu thuẫn. Từ đó các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều phương hướng ứng sử để có thể giải phóng người phụ nữ, đó cũng là cách giải pháp về : " Công xã giáo dục " mà chính một nhà lý luận của phụ nữ Simone de Beauvoir cũng đã nói. " Tôi nghĩ rằng phải loại bỏ gia đình, tôi hoàn toàn đồng ý với những dự định do người phụ nữ tạo ra và thỉnh thoảng cũng do người đàn ông tạo ra là thay thế gia đình hoặc những công xã hoặc bởi những hình thức khác còn đang phải được chúng ta sáng tạo ra. Theo bà " Làm mẹ mãi mãi vẫn là hình thức tốt nhất để biến người phụ nữ thành nô lệ ". [18,53] Dạy dỗ con cái dù đó là trách nhiệm chung của cả cha lẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7.doc
Tài liệu liên quan