Đề tài Vai trò của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đối với Du lịch Việt Nam

MỤC LỤC

Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổ chức Du lịch thế giới(WTO) và cơ cấu của WTO.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của WTO.

2. Cơ cấu tổ chức của WTO.

3. Thể lệ tham gia vào Tổ chức Du lịch thế giới.

Chương II: Vai trò của WTO.

1. Vai trò của WTO tại các khu vực.

2. Vai trò của WTO trong thống kê các thông tin về du lịch.

3. Vai trò của WTO trong phân tích kinh tế.

4. Vai trò của WTO trong việc nghiên cứu thị trường Du lịch.

5. Vai trò của WTO trong việc phát triển Du lịch bền vững.

Chương III: Vai trò của WTO đối với Du lịch Việt Nam.

I. Quá trình tham gia vào WTO.

II. Những lợi thế do WTO mang lại cho Du lịch Việt Nam.

1. Đào tạo nguồn nhân lực.

2. Thống kê.

3. Tài trợ tài chính và các dự án đạc biệt.

4. Phân tích kinh tế và nghiên cứu thị trường.

5. Phát triển bền vững.

Chương IV: Những tồn tại của ngành Du lịch Việt Nam và những biện pháp khắc phục.

1. Những tồn tại.

2. Những biện pháp khắc phục

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đối với Du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Hiệp quốc công nhận năm 1993 và được các quốc gia trên toàn thế giới công nhận và thi hành, quy định ngôn ngữ thống kê du Lịch phổ biến chung theo các vùng để so sánh sự thành công của các đối thủ cạnh tranh. Thống kê du lịch, phân tích và dự báo về tình hình du lịch được thông qua các ấn phẩm hàng năm của các ấn phẩm xuất bản chuyên môn trong đó bao gồm: Niên giám thống kê về du Lịch hàng năm. Bảng thống kê du lịch. Biểu du lịch( 3 năm một lần). Bảng thống kê của WTO được chia ra thành từng nhóm dữ liệu nhằm cung cấp một cách nhanh nhất cho các thành viên, thông tin thường xuyên về mọi khía cạnh của du lịch như: Sự đến, sô tiền đã trả, ở lại qua đêm, phương thức vận chuyển, độ dài thời gian lưu lại, tiêu dùng du lịch và nguồn gốc của khách du lịch. Cơ sở dữ liệu có liên quan của thống kê du lịch của tổ chức và tài liệu điện tử của thị trường du lịch vùng được xếp thành những sơri và có thể tra cứu bất cứ khi nào trên trang web của WTO là www.world-tourism.org Những phục vụ đó dựa trên nguyên tắc trả phí nhưng đối với các thành viên được miễn phí và giá giảm một nửa cho các hội viên. Vai trò của WTO phân tích kinh tế. Hàng năm tổ chức Du Lịch Thế giới tổ chức nghiên cứu và đo lưòng chính xác sự tác động của Du lịch vào nền kinh tế toàn cầu để thấy được vai trò vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới. Tổ chức Du Lịch Thế giới có nhận xét rằng sau chiến tranh thế giới thứ II, nhất là từ năm 1950 Du lịch thế giới hồi phục và phát triển với nhịp độ tăng trưởng mỗi năm trung bình là 7,2% về lượng khách ; 12,3% về thu nhập. Lượng khách Du lịch quốc tế năm 1950 đạt 25 triệu thì năm 1996 đã lên tới trên 590 triệu; Năm 1950 thu nhập từ Du lịch thế giới đạt 2.1 tỷ USD thì năm 1996 đạt 423 tỷ USD. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng có bị giảm đi, nhưng những năm cuối của thập kỷ 80 thị trường Du lịch thế giới vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,7% về lượng khách Du lịch quốc tế và 17,2% về thu nhập Du lịch. Thu nhập từ Du lịch thế giới đã tăng nhanh hơn thu nhập từ thương mại trong những năm 80 và hiện nay đang chiếm một tỷ lệ cao hơn trong giá trị xuất khẩu của tất cả các lĩnh vực khác, trừ lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí và chế tạo xe hơi. Ngày nay trên thế giới, Du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh, trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia và ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế thế giới. Do hiệu quả nhiều mặt của hoạt động Du lịch, các nước đều tập trung đẩy mạnh phát triển nghành Du lịch, coi Du lịch là nghành kinh tế mũi nhọn, đứng hàng đầu hay hàng thứ hai, thứ ba trong nền kinh tế, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, tạo công ăn việc làm, tuyên truyền đối ngoại và giáo dục truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc...Nhiều nước đã thành công trong quá trình phát triển đất nước nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ trong đó có Du lịch. 4. Vai trò của WTO trong việc nghiên cứu thị trường du lịch Tổ chức Du Lịch Thế giới thực hiện nghiên cứu ở mỗi vùng cho biết rằng khách Du lịch sẽ tăng lên trong tương lai như thế nào. Tổ chức Du Lịch Thế giới đưa ra dự báo Du lịch cho mỗi vùng trên thế giới với bảy ấn phẩm dự báo trên toàn cầu về xu hướng phát triển của Du lịch thế giới đến năm 2010 trong đó có một bản dự báo mới về xu hướng của Du lịch thế giới đến năm 2020. Nghiên cứu thị trường về sự tiêu dùng trong Du lịch, đặc biệt là các khuyến khích tiêu dùng được tiến hành bởi tổ chức Du Lịch Thế giới và báo cáo công bố hàng năm về tài chính, kế hoạch marketing của quản lý Du lịch quốc gia. 5. Vai trò của WTO trong việc Phát triển du lịch bền vững Theo nghiên cứu của tổ chức Du Lịch Thế giới thì các điểm Du lịch mới được mở ra phải tạo ra sức hấp dẫn đối với khách Du lịch phải có chính sách phát triển phù hợp đảm bảo lợi ích trong phát triển Du lịch mà không ảnh hưởng hư hại đến môi trường tự nhiên, văn hoá-xã hội địa phương và người dân sống tại địa phương phải được hưởng lợi tù việc phát triển Du lịch này. CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA WTO ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM. I. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀO WTO Ngành du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960 theo nghị định 26/CP của chính phủ. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, chiến tranh khốc liệt, nhiệm vụ ban đầu của du lịch là đáp ứng nhu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước. Quy mô của ngành lúc này còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị vật tư thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phục vụ. Vượt lên những điều kiện khó khăn ấy, ngành du lịch đã từng bước mở rộng ra nhiều cơ sở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An..., hình thành nên hệ thống Du lịch có thành phố, miền biển, miền núi có nhiều loại hình Du lịch. Nhờ những cố gắng này, trong suốt mười lăm năm liền (1960-1975) ngành Du lịch đã hoàn tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phục vụ an toàn có chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà Nước, các đoàn chuyên gia đến giúp đỡ Việt Nam, đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân. Năm 1975, hoà cùng khí thế chung của đất nước thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ, tiếp quản, boả quản và phát triển các cơ sở Du lịch ở thành phố vừa giải phóng. Những năm tiếp theo, ngành đã đầu tư mở rộng, xây thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng tới thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ..., hình thành trên cả nước hệ thống các doanh nhiệp nhà nước về Du lịch trực thuộc tổng cục Du lịch và uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố quản lý. Tháng 6 năm 1978, tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc hội đồng chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành. Hoạt động trong điều kiện đất nước vừa trải qua chiến tranh giữ nước, đồng thời lại tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Nam và phía Bắc, ngành Du lịch Việt Nam cùng cả nước phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách mới. Ngành đã có nhiều cố gắng trong tổ chức đón tiếp và phục vụ vụ khách Du lịch quốc tế, đồng thời tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới. Du lịch Việt Nam sớm nhận ra sự cần thiết phải hội nhập với Du lịch Thế giới để tăng uy tín vị thế của mình trên trường Quốc tế, do đó Du lịch Việt Nam đã có bước đột phá là gia nhập tổ chức Du lịch Thế giới(WTO). Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập vào WTO của ngành Du lịch Việt Nam thì thấy rằng ngành Du lịch Việt Nam nên tham gia vào tổ chức này mặc dù hàng năm chúng ta phải đóng một khoản phí không phải là nhỏ nhưng WTO là một tổ chức Du lịch hàng đầu Thế giới nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đối với ngành Du lịch trên phạm vi toàn cầu. Ngày 17/9/1981 tại hội nghị Đại Hội Đồng tổ chức Du lịch thế giới lần thứ tư diễn ra ở Italia, Du lịch Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức Du lịch Thế giới đây là một sự kiện trọng đại đối với ngành du lịch Việt Nam, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong việc hội nhập của Du lịch Việt Nam với Du lịch thế giới. Từ khi là thành viên chính thức của WTO Du lịch Việt Nam trong điều kiện khó khăn của mình đã cố gắng tham gia các hoạt động của WTO. Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các phiên họp Đại Hội đồng WTO (lần thứ 7 năm 1987 tại madrid, lần thứ 8 năm 89 tại Paris, lần thứ 9 năm 91 tại Achentina, lần thứ 10 năm 93 tại Bali Indonesia, lần thứ 11 năm 95 tại Mỹ) và các phiên họp của uỷ ban khu vực Đông á-Thái Bình Dương CAP. Việc đóng niên liễm hàng năm, trung bình khoảng 20.000 $ là cả một sự khó khăn đối với những thành viên chính thức có ngành Du lịch đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên cho đến nay Du lịch Việt Nam đã hoàn thành được nghĩa vụ đóng niên liễm của mình. Bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ hội viên của mình, Du lịch Việt Nam cũng tranh thủ khai thác quyền lợi của mình trong WTO. II. Những lợi thế do WTO mang lại cho Du lịch Việt Nam WTO thực hiện nhiều hoạt động tích cực nhằm phát triển Du lịch toàn thế giới như đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổng kết kình tế du lịch thế giới, thống kê Du lịch, tổ chức nhiều hội nghị hội thảo các công trình nghiên cứu, thu thập sử lý thông tin Du lịch, marketing Du lịch, tổ chức quản lý Du lịch, bảo vệ môi trường. Do đó khi Du lịch Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, thông qua WTO, thông tin về Du lịch Việt Nam sẽ đến các thành viên WTO và các tổ chức Quốc Tế khác một cách chính thống và nhanh chóng có thể coi đây là một hình thức xúc tiến và tiếp thị hiệu quả nhất mà du lịch nhiều nước đang áp dụng vì hàng năm WTO phát hành một số ấn phẩm, tập gấp và có trang web riêng của WTO có tên của các nước thành viên do đó các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về Du lịch chỉ việc tra cứu hoặc vào trang web của WTO là biết được thông tin đầy đủ về Du lịch trên thế giới. Hàng năm WTO tổ chức nhiều hội nghị hội thảo về Du lịch trên phạm vi toàn cầu và khu vực đây là cơ hội để nghành Du lịch Việt Nam tiếp xúc với các thành viên khác của WTO và tiếp xúc với các tổ chức Quốc tế khác để mở rộng hợp tác quan hệ trong các lĩnh vực du lịch, ký các hiệp định song phương về Du lịch với các nước thành viên và tổ chức khác. Các hội nghị hội thảo tổ chức có sự góp mặt của các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu thế giới, và sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành Du lịch trên thế giới thảo luận những vấn đề mà các nước quan tâm, phân tích mổ sẻ các vấn đề để tìm ra các hướng giải quyết tốt nhất nhằm phát triển nghành Du lịch trên toàn thế giới nói chung và của một số quốc gia nói riêng. Các quốc gia có ngành Du lịch phát triển đưa ra những kinh nghiệm trong quản lý điều hành nghành Du lịch của mình, từ lĩnh vực nghiên cứu thị trường, đầu tư tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực, luật pháp trong Du lịch, tuyên truyền quảng cáo, cách thức thu hút vốn đầu tư một cách hiệu quả nhất. Đây là một cơ hội giúp cho ngành Du lịch Việt Nam học hỏi các kinh nghiệm về tổ chức điều hành quản lý từ các nước và từ các chuyên gia Du lịch hàng đầu trên thế giới một cách có hiệu quả nhất vì ngành Du lịch của nước ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý điều hành các hoạt động từ tầm vĩ mô đến tầm vi mô, từ đó có kinh nghiệm hơn trong cách giải quyết những khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực Du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực Ngành Du lịch là một nghành đòi hỏi lao động trực tiếp làm trong ngành là rất lớn, cán bộ trong ngành Du lịch đòi hỏi rất cao vì ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Do dó việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực là rất quan trọng. Hàng năm tổ chức Du Lịch Thế giới đã chi ra một khoản tiền rất lớn để đào tạo đội ngũ cán bộ Du lịch cho các thành viên của mình đây là những người chủ chốt trực tiếp điều hành Du lịch ở các quốc gia, ngoài ra còn cử các chuyên gia sang hướng dẫn giảng giải, đào tạo nguồn nhân lực cho các quốc gia thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Du Lịch Thế giới nên hàng năm ngành Du lịch Việt Nam được cử cán bộ của mình ra nước ngoài học tập nghiên cứu theo chương trình đào tạo mà tổ chức Du Lịch Thế giới trực tiếp đứng ra mở các lớp cho các thành viên của mình, hoặc học tập ở các nước khác với kinh phí do tổ chức Du Lịch Thế giới cấp học bổng. Ngoài ra tổ chức Du Lịch Thế giới còn cử các chuyên gia Du lịch của mình sang nước ta để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam như các chương trình giảng dạy cán bộ Du lịch Việt Nam như cách tiếp thị quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Tổ chức Du Lịch Thế giới còn có các khoản tài trợ không hoàn lại và hoàn lại cho chương trình giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam. Đây cũng là điều kiện tốt để Du lịch Việt Nam cử những cán bộ của mình có đủ năng lực trình độ phẩm chất ra nước ngoài để học tập tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để về phổ biến cho cán bộ trong nước áp dụng vào việc phát triển Du lịch của Việt Nam ngày một hiệu quả hơn. Chung quy lại là để ngành Du lịch thực sự đúng nghĩa của nó là nghành kinh tế mũi nhọn thì đội ngũ nhân sự trong gnhành Du lịch phải được đào tạo một cách có bài bản các kỹ năng nghề nghiệp, phải coi yếu tố con người là yếu tố hàng đầu vì ngành Du lịch là nghành mến khách. Phát triển đào tạo đội ngũ phục vụ trong nghành đủ mạnh đảm bảo được yêu cầu của nghành đây là chìa khoá của sự thành công. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Du Lịch Thế giới thì trong lĩnh vực giáo dục đào tạo về Du lịch của Việt Nam cũng được sự quan tâm của tổ chức Du Lịch Thế giới như cung cấp các trang thiết bị phục vụ học tập nghiên cức Du lịch cho cán bộ, giáo viên, sinh viên trong ngành Du lịch đây là cơ hội tốt để những người hướng dẫn nghề và những người chuẩn bị bước vào nghề có điều kiện học tập một cách tốt hơn. Thống kê Để đánh giá kết quả hoạt động của mình và dự báo chính xác xu hướng phát triển của thị trường khách du lịch thế giới thì việc thống kê khách Du lịch, phân tích xử lý dữ liệu thống kê là rất quan trọng, để thành công trong kinh doanh đòi hỏi việc thu thập xử lý phân tích dữ liệu phải chính xác, do vậy hàng năm WTO đã tổ chức nghiên cứu thống kê khách Du lịch, dự báo thống kê một cách có hệ thống với sự đóng góp quan trọng của các chuyên gia Du lịch hàng đầu thế giới với những khoản kinh phí rất lớn do đó mà số liệu thống kê của tổ chức Du lịch thế giới và dự báo thống kê rất là chính xác và đáng tin cậy, đây là số liệu rất quan trọng đối với mỗi thành viên để căn cứ vào đó mà có kế hoạch phát triển ngành Du lịch của nước mính. Ngoài ra hàng năm WTO còn phát hành các niên giám thống kê Du lịch để phát cho các nước thành viên làm tài liệu tham khảo, hơn nữa còn hướng dẫn, khuyến nghị các quốc gia sử dụng tiêu chí có tính chất thống nhất toàn cầu về thống kê khách Du lịch quốc tế. Do đó khi Việt Nam là thành viên của WTO thì Du lịch Việt Nam sẽ được hưởng những quyền lợi của mình về lĩnh vực nghiên cứu thống kê, Du lịch Việt Nam có thể lấy số liệu thống kê khách Du lịch thế giới, xu hướng đi Du lịch của khách Du lịch thế giới, xu hướng tiêu dùng của khách, một cách dễ dàng để từ đó có kế hoạch chiến lược phát triển Du lịch của Việt nam. Ngoài ra WTO còn hướng dẫn Việt Nam cách thức thống kê, đào tạo nhân lực thống kê của Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia thống kê hàng Du lịch hàng đầu thế giới. Một trong những nguyên nhân giúp nghành du lịch Việt Nam đạt được thành tựu lớn trong những năm qua phải kể đến tiến độ vượt bậc trong công tác hoạch định chiến lược phát triển xây dựng những cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của ngành. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc nắm bắt kịp thời những thông tin về hoạt động của ngành thông qua chế độ báo cáo thống kê thường xuyên liên tục trong toàn bộ hệ thống quản lý Du lịch từ trung ương đến địa phương đến doanh nghiệp trong thời gian qua trong quá trình thu thập số liệu các đơn vị cơ sở, cấp quản lý đã vận dụng tương đối tốt những hướng dẫn của WTO mà đông đảo các nước thành viên đang áp dụng. Tài trợ tài chính và các dự án đặc biệt WTO là một tổ chức có tài chính rất hùng hậu hàng năm WTO chi một khoản tiền rất lớn cho các trương trình phát triển Du lịch toàn cầu và tài trợ cho một số các dự án của một số vùng và một số dự án của một số quốc gia thành viên nhằm phát triển du lịch ở một số vùng và một số quốc gia. Một số vùng và một số khu vực trên thế giới và một số các quốc gía nhờ có nguồn tài trợ tài chính này mà một số vùng và một số quốc gia đã tạo được đà phát triển cho Du lịch ở vùng và quốc gia mình như xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền quảng cáo, bảo vệ tài nguyên môi trường, các di sản văn hoá, mua sắm trang thiết bị phục vụ du lịch. Ngoài ra WTO còn phối hợp với các tổ chức khác như duy trì các mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức giáo dục, khoa học, văn hoá của liên hiệp quốc(UNESCO) nhằm triển khai các dự án dài hạn về Du lịch và trao đổi văn hoá, để tài trợ cho các nước thành viên do đó việt Nam là thành viên chính thức của WTO Việt Nam sẽ được WTO tài trợ cho một số dự án đây là điều kiện tốt để Du lịch Việt Nam có điều kiện tài chính để tạo đà phát triển du lịch ở một số vùng trọng điểm. Nhờ có nguồn tài chính tài trợ này của WTO mà Du lịch Việt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề tạo đà phát triển cho Du lịch Việt Nam. Những nănm vừa qua WTO đã cử chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch (Dự án VIE 89/003 do UNDP tài trợ) đã tạo những tiền đề và phác thảo ban đầu cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010. WTO tiếp tục cùng với Du lịch Việt Nam đề nghị UNDP cấp kinh phí và sớm triển khai dự án xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Phân tích kinh tế và nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường và phân tích kinh tế để thấy tác động của nền kinh tế thế giới, tác động của nền kinh tế khu vực trên thế giới ảnh hưỏng đến ngành du lịch trên toàn thế giới và khu vực, quốc gia nói riêng là rất quan trọng. Hàng năm WTO có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu thế giới giỏi về thu thập thông tin và xử lý thông tin, phân tích các hiện tượng kinh tế một cách xác thực sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung và của khu vực, các quốc gia nói riêng đến sự phát triển của ngành Du lịch thế giới, đến sự phát triển của ngành Du lịch trong khu vực, đến sự phát triển của ngành du lịch quốc gia. Nghiên cứu thị trường và xu hướng vận động tiêu dùng của khách Du lịch trên thế giới để từ đó các quốc gia có thể tránh được các tác động xấu của nền kinh tế đến ngành Du lịch của quốc gia mình và có thể tập trung vào cá thị trường khách Du lịch mà phù hợp với điều kiện của mình hơn. do đó là thành viên chính thức của WTO ngành Du lịch Việt Nam có điều kiện mời các chuyên gia phân tích kinh tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường có trình độ chuyên môn sâu của WTO nhờ họ phân tích đánh giá sự tác động của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực ảnh hưỏng đến ngành Du lịch Việt Nam, đưa ra các hướng giải quyết hướng khắc phục chống lại sự ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế khu vực đến ngành Du lịch Việt Nam làm sao giảm mức thiệt hại thấp nhất cho Du lịch Việt Nam và có giải pháp tối ưu nhất để phát triển Du lịch Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực Đông Nam á các chuyên gia của WTO tại khu vực Đông Nam á đã có những lời khuyên, lời cảnh báo đối với ngành Du lịch Đông nam á nói chung và của Việt Nam nói riêng do đó ngành Du lịch của khu vực và Việt Nam đã có những giải pháp kịp thời hữu hiệu nên đã bị ảnh hưởng ít nhất của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. Các chuyên gia nghiên cứu thị trường của WTO có khả năng dự báo chính xác xu hướng vận động của các luồng khách trên thế giới và xu hướng tiêu dùng du lịch của các luồng khách trên thế giới do đó Việt nam có thể nhờ các chuyên gia này tư vấn giúp đỡ để có các biện pháp thu hút khách ở một số thị trường trọng điểm có nguồn khách lớn, có sự chuẩn bị tốt các điều kiện đón tiếp phục vụ khách. Theo nghiên cứu của WTO thì WTO đánh giá hiện nay du lịch tàu biển có tốc độ phát triển nhanh nhất trong công nghiệp Du lịch nói chung , tốc độ phát triển bình quân là 8% WTO đánh giá trong thời gian tới số khách Du lịch tàu biển sẽ đến Châu á Thái Bình Dương tăng lên vì xu hướng phát triển thế giới coi khu vực Châu á Thái bình Dương như một điểm đến cho các kỳ nghỉ. Từ đó ngành Du lịch Việt Nam có thể nghiên cứu và căn cứ vào đó để thu hút khách Du lịch tàu biển đến Việt Nam ngày một hiệu quả hơn vì Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp được nhiều khách quốc tế ưa thích. Phát triển bền vững Trên thế giới hiện nay phát triển Du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng "mốt" nhất thời mà là một xu thế của thời đại, mà là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Tổ chức Du Lịch Thế giới xác định" Phát triển Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động Du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển Du lịch trong tương lai" Theo tổ chức Du Lịch Thế giới thì tỷ lệ các khu Du lịch được đầu tư bảo vệ tôn tạo trong tổng số các khu Du lịch nằm trong doanh mục được nhà nước phê duyệt thì tỷ số này vượt quá 50% thì dược đánh giá là phát triển bền vững. Nói đến phát triển bền vững thì ai cũng nói được nhưng những kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức điều hành quản lý phát triển bền vững đất nước nói chung và Du lịch nói riêng là điều rất khó khăn vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái không ảnh hưởng đến nhân dân tại địa phương. Đặc biệt Việt Nam ta có nhiều nơi để phát triển loại hình Du lịch sinh thái thì vấn đề bảo vệ môi trường tài nguyên, hệ động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên là rất quan trọng. Để thực hiện được điều này thì Du lịch Việt Nam phải dựa vào tổ chức Du Lịch Thế giới để tổ chức Du Lịch Thế giới cử chuyên gia hoặc tài trợ giúp Du lịch Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020. Tổ chức Du Lịch Thế giới sẽ giúp Du lịch Việt Nam về kinh nghiệm quản lý phát triển Du lịch văn hoá, sinh thái và cung cấp tài liệu có liên quan đến phát triển Du lịch bền vững. CHƯƠNG IV: NHỮNG TỒN TẠI CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. Nhận xét: Du lịch Việt Nam tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới có thể nói đây là một bước đột phá của ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn 1981 thì nghành Du lịch của nước ta chưa phát triển, ngành Du lịch chưa được coi trọng là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong hoàn cảnh đó mà những nhà quản lý ngành Du lịch Việt Nam đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong nền kinh tế, nên chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài và các tổ chức khác và tham gia vào tổ chức Du lịch Thế giới đây là bước nhảy vọt để tạo đà phát triển, có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Du lịch cho ngành Du lịch còn non trẻ. Từ ngày ra nhập tổ chức Du lịch thế giới đến nay Du lịch Việt Nam đã tham gia rất nhiều các hoạt động của tổ chức Du lịch thế giới với tinh thần rất tích cực do đó ngành Du lịch Việt Nam dần dần đã lấy được vị thế của mình trên trường quốc tế trong lĩnh vực Du lịch phù hợp với chính sách đổi mới mở cửa của Đảng-Nhà nước và của nhân dân ta. Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Du lịch Thế giới cho nên từ ngày đó cho đến nay Du lịch Việt Nam đã tận dụng được các cơ hội trong các cuộc hội nghị hội thảo của Du lịch thế giới để tuyên truyền quảng bá uy tín hình ảnh của Du lịch Việt Nam đến các thành viên khác của tổ chức Du lịch thế giới, các hãng lữ hành lớn trên thế giới, các tổ chức khác trên thế giới và khách Du lịch trên toàn thế giới. Nhờ đó mà hình ảnh uy tín của Du lịch Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế, qua đó mà các quan hệ, các hiệp định song phương và đa phương các quan hệ với các quốc gia, với các chính phủ được thiết lập đã tạo điều kiện cho Du lịch Việt Nam phát triển thông qua các hỗ trợ về tài chính hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho Du lịch Việt Nam . Du lịch Việt Nam đã được tổ chức du lịch thế giới tài trợ tài chính cho một số dự án như dự án quy hoạch phát triển tổng thể Du lịch Việt Nam đã tạo điều kiện để Du lịch Việt Nam có đà phát triển. Du lịch Việt Nam được tổ chức Du Lịch Thế giới cử các chuyên gia sang giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm quản lý Du lịch, nghiên cức thị trường, cung cấp các số liệu tài liệu quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam nhờ vậy mà năng lực kinh nghiệm quản lý của cán bộ ngày một tốt hơn đã góp phần vào sự phát triển không ngừng trong những năm vừa qua của ngành Du lịch, chất lượng lao động được ngày một cải thiện tốt hơn. Quảng cáo, tuyên truyền, tiếp thị của Du lịch Việt Nam ra nước ngoài đạt hiệu quả hơn do học hỏi được các kinh nghiệm về tổ chức quảng bá tiếp thị Du lịch ra nước khác của nước ngoài. Nhờ có sự giúp đỡ của tổ chức Du Lịch Thế giới mà trong thời gian qua Việt Nam đã có điều kiện bước đầu về quy hoạch phát triển tổng thể của ngành tạo đà cho toàn ngành Du lịch Việt Nam phát triển tốt hơn. Một số các công trình kiến trúc đã và đang xuống cấp nhờ có khoản viện trợ tài chính kịp thời mà đã giúp công tác bảo tồn tu sửa các công trình lịch sử văn hoá, ghệ thuật, bảo tồn phục chế lại được nguyên vẹn giá trị của nó chống lại sự hư hỏng theo thời gian. Nói tóm lại tham gia vào tổ chức Du Lịch Thế giới đã dần dần tạo cho Du lịch Việt Nam có một vị thế trong ngành Du lịch của thế giới nhưng do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan Du lịch Việt Nam trong thời gian dài tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới còn có nhiều mặt hạn chế do đó chúng ta phải tìm ra những biện pháp để khắc phục những tồn tại đó. Những tồn tại. Trong thời gian dài tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới du lịch Việt Nam chưa thật tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động cuả tổ chức Du lị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện lập & phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý tài chính tại các công ty xổ số kiến thiết.doc
Tài liệu liên quan