Đề tài Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam

PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -

1.Lý do lựa chọn đề tài: - 1 -

2.Mục đích nghiên cứu: - 2 -

3.Lời cảm ơn: - 2 -

PHẦN II: NỘI DUNG. - 3 -

I.Lý luận chung về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp: - 3 -

1.Khái niệm: - 3 -

2.Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: - 6 -

II. Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây - 8 -

1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam - 8 -

2. Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt Nam: - 11 -

III.Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: - 16 -

1. Liên kết sản xuất trái cây xuất khẩu - 16 -

2. Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam: - 19 -

3. Cần lấy thị trường làm căn cứ sản xuất: - 21 -

4. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu trái cây: - 22 -

Phần III. KẾT LUẬN. - 27 -

Danh mục tài liệu tham khảo - 28 -

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng cũng như việc có một phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả để tạo nên những sản phẩm có chất lựợng là vấn đề sống còn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay.VIETGAP là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện và đảm bảo. Nếu không xây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, . Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Cao hơn nữa việc đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm chung chung chưa đủ mà phải phù hợp với yêu cầu chất lượng thương mại của sản phẩm ở thị trường mà Việt Nam muốn thâm nhập, và vì vậy mới có cơ hội vượt qua các hàng rào kỹ thuật của nước ngoài để có một thị trường,Việt Nam phải đối mặt khi đã hội nhập WTO.chính quản trị chất lượng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của trái cây ngay tại nguồn gốc sản phẩm. Quản lý chất lượng ở giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch luôn được quan tâm cụ thể để quản lý ở mọi khâu, như: thu hoạch, nhập kho và đóng gói, rửa trái, xử lý thuốc, bọc sáp, làm khô, phân loại, đóng gói, dán nhãn, phân bổ và tồn trữ. Đảm bảo được hệ thống chuỗi như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch,và đảm bảo trái cây luôn đủ tiêu chuẩn cho đến lúc xuất khẩu và vượt qua được các hàng rào kĩ thuật của các thị trường nước ngoài khó tính. Qua những phân tich trên chúng ta đã nhận thấy vấn đề quản trị chất lượng trái cây xuất khẩu là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tiến hành và thực hiện một cách nghiêm túc. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp xuất khẩu cũng như cả ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Nó đảm bảo cho Việt Nam có một chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, đảm bảo một vị thế xứng đáng với tiềm năng nông nghiệp của nước ta.Nâng cao giá trị thị phần của trái cây xuất khẩu của Việt Nam trong nghành. II. Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây 1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam Thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam đang ngày càng suy giảm,các doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự đang rất khó khăn.Tính đến tháng 10/2007 cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp tham gia v ào thị trường xuất khẩu. Trong số đó, có tới 5 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 nghìn USD, tăng so với 3 doanh nghiệp trong tháng 9/2007 và tăng so với 2 doanh nghiệp trong tháng 8/2007. Do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cũng như tính thời vụ của các chủng loại rau quả nên thứ tự kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thay đổi mạnh trong từng tháng. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 10/2007 đạt 24.380.496 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm 2007 lên 249.472.417 USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 15,7% so với tháng 9/2007.Chúng ta có thể tham khảo giá trị xuất khẩu theo bảng số liệu: (nguồn: vinanet.vn) Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga… Tên nước Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2007 (USD) Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2007 (USD) Achentina 24.735 203.302 CH Ailen 377.786 Ấn Độ 84.474 1.893.147 Anh 333.414 3.203.066 Ả rập Xê út 81.016 489.100 Ba Lan 166.725 682.071 Bỉ 58.592 1.934.826 Braxin 52.520 507.500 Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất 317.148 3.416.715 Campuchia 86.013 1.299.754 Canada 477.781 3.698.942 Đài Loan 3.626.360 23.603.644 CHLB Đức 314.690 4.487.799 Hà Lan 634.883 8.169.866 Hàn Quốc 531.072 9.116.455 Hồng Kông 848.559 6.673.175 Hungary 50.000 288.999 Hy Lạp 40.913 652.114 Indonesia 65.411 1.846.976 Italia 337.086 4.196.042 Lítva 69.967 321.313 Malaysia 335.788 4.208.363 Mỹ 1.603.890 15.451.185 Na Uy 81.123 605.175 CH Nam Phi 337.479 Niu zi lân 288.316 Liên Bang Nga 1.775.813 18.732.213 Nhật Bản 2.160.790 21.903.784 Ôxtrâylia 240.424 3.409.736 Pháp 438.082 3.667.008 Philippines 109.369 394.587 CH Séc 85.040 876.278 Singapore 820.391 8.219.097 Tây Ban Nha 65.535 1.294.723 Thái Lan 865.856 5.936.990 Thổ Nhĩ Kỳ 35.449 457.006 Thuỵ Điển 29.700 839.160 Thuỵ Sĩ 112.598 553.752 Trung Quốc 2.550.654 22.414.053 Ucraina 244.515 1.802.377 Tổng 24.380.496 249.472.417 Qua những số liệu trên chúng ta cũng đã biết sơ lược về tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay.và thấy được tình hình kinh doanh của họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch. 2. Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt Nam: 2.1. Theo tiến sĩ  Roger H.Ford, một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam đã nhận xét: “Cái yếu nhất của ngành sản xuất Việt Nam nói chung là thiếu sự liên kết”. Người sản xuất không liên kết với người bán, và ngay cả những thành viên trong hiệp hội cũng không liên kết với nhau. Lợi thế cạnh tranh bắt đầu với một chiến lược rõ ràng được chia sẻ trong chính liên kết ngành. Tấm gương những quốc gia phát triển cho thấy tầm quan trọng của liên kết 2.2. Điểm khó khăn quan trọng của ngành sản xuất trái cây Việt Nam là công nghệ sau thu hoạch lạc hậu, thiếu tổ chức liên kết ngành, quy hoạch chung yếu kém, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng bộ, thiếu kiến thức thị trường, kỹ thuật trồng trọt thấp, thiếu vốn vay, năng suất lao động không cao… Như chúng ta đã biết, để nâng cao chất lượng xuất khẩu trái cây ra thị trường quốc tế chúng ta rất cân thiết chú trọng dến vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số doanh nghiệp lớn và các siêu thị có phương thức tồn trữ trái cây ở nhiệt độ lạnh. Còn lại, đa số các vựa thu mua trái cây cũng như nông dân đều thu hoạch và bán trái cây theo tập quán, không có qui trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Sản phẩm trái cây của nước ta, đặc biệt trái cây của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều lợi thế về chủng loại, sản lượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới nhưng việc bảo quản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… chưa ngang tầm với sản lượng thu hoạch hàng năm. Có nhiều nguyên nhân trong vấn đề này, trong đó việc bảo quản chưa được đầu tư về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản một cách tương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu trái cây xuất khẩu. Tại thị trường trong nước từ nhiều năm nay giá bán trái cây vào thời điểm thu hoạch rộ thường bấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại nhiều vào thời điểm thu hoạch, bình quân khoảng 2 tháng / vụ, làm cho việc điều tiết tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm trái cây được tiêu thụ ở dạng tươi là chủ yếu ở tại địa phương và trong nước, nên thường gây ứ đọng, sản phẩm thường bị hư hỏng. Trong thực tế sản phẩm trái cây thường được thu hoạch thậm chí khi chưa đến thời điểm thu hoạch, đa số trái cây thường không qua khâu kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm…Trong đó chỉ một số lượng trái tươi đủ tiêu chuẩn phẩm cấp được phân loại bảo quả ở kho lạnh có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho từng loại trái. Đáng chú ý, hiện do nước ta có rất ít các kho bảo quản nên chí phí bảo quản trong các khâu thu hái, bao gói và vận chuyển lạnh để xuất khẩu rất cao. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản sản phẩm ở các trung tâm phát triển cây ăn quả trong cả nước. Thời gian gần đây vấn đề này được các nhà vườn rất quan tâm và đặc biệt các công trình nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch cũng đang cho những kết quả khả quan… Qui trình nghiên cứu bảo quản xoài được Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu đầu năm 2007. Nông trường Sông Hậu – nơi nghiên cứu hiện có 150.000 cây xoài cát Hòa Lộc, trung bình, mỗi hộ có 80-100 cây. Với sản lượng hàng năm lên đến cả hàng nghìn tấn xoài sản phẩm… Để hướng tới qui trình thu hoạch và bảo quản xoài có qui mô của một phân xưởng phân loại, đóng gói, bảo quản trái cây tươi chính qui, Nông trường đã hợp tác với Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ cùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu thành công qui trình bảo quản xoài sau thu hoạch bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng tốt, giúp kéo dài thời gian tồn trữ, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Theo đánh giá của các nhà khoa học, những nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch có thể ứng dụng rộng rãi trong các siêu thị vì nơi đây có phòng lạnh và các điều kiện cần thiết để bảo quản trái cây lâu dài. Ngoài ra, khi trái cây Việt Nam hướng đến thị trường xuất khẩu thì việc bảo quản trái sau thu hoạch để kéo dài thời gian tồn trữ trong quá trình vận chuyển là một yêu cầu bắt buộc. Do đó, những công trình nghiên cứu về bảo quản trái cây sau thu hoạch hiện nay là rất cần thiết, góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho trái cây trên thị trường trong và ngoài nước. Việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau, hoa, quả còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất, xuất khẩu bài bản, chính qui theo các qui trình tiên tiến từ canh tác đến thu hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh, vận chuyển, giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan-Indonesia HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay. Có thể nói, quản lý chất lượng, công nghệ sau quy hoạch và quy trình công nghiệp an toàn (GAP). Có thể nói hiện nay, xuất khẩu trái cây Việt Nam đang đối mặt với 4 thách thức lớn, đó là: số lượng lơn, ngon, rẻ và phải sạch. Đây cũng được xem là 4 thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây khi Việt Nam gia nhập WTO. Lấy ví dụ từ kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu trái cây chính của Việt Nam nhiều năm qua, để khẳng định rằng các nhà xuất khẩu trái cây của Việt Nam cứ xem Trung Quốc là thị trường dễ tính, thích hàng rẻ, chất lượng thấp là sai lầm. Từ thị trường xuất khẩu trái cây với 142 triệu đô la Mỹ vào năm 2001, sau đó giảm dần và tới năm 2005, Việt Nam chỉ xuất khẩu có 35 triệu đô la Mỹ trái cây sang Trung Quốc. Sở dĩ kim ngạch giảm do nhiều nguyên nhân. Nhưng cần phải nhận định rằng cái quan trọng là thị trường Trung Quốc bây giờ thích hàng hiệu, mẫu mã đẹp, chất lượng cao và nhất là an toàn vệ sinh. Là thành viên WTO, nông nghiệp Việt Nam, đang đứng trước bốn thách thức lớn. Đó là xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices) để cho ra nông sản sạch, hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất; hai là tập trung sản xuất hàng hóa lớn; ba là đảm bảo chất lượng cao và bổ dưỡng; và bốn là giá rẻ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. GAP là chiếc chìa khóa thành công cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, bởi sản xuất theo quy trình GAP đã là hội tụ đủ ba thách thức còn lại. Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO với thị trường tiêu thụ thế giới khoảng 103 tỉ đô la Mỹ hàng năm nhưng Việt Nam mới chỉ chiếm 0,2% thị phần, một tỷ lệ quá nhỏ bé. Thị trường lúa gạo, cà phê, cao su nhỏ hơn với mỗi mặt hàng không quá 10 tỉ đô la Mỹ và Việt Nam đang chiếm 10-15% thị phần. Các loại nông sản khác như hạt điều, hồ tiêu càng nhỏ hơn. Nghịch lý ở chỗ, 74% diện tích canh tác và gần như phần lớn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào nông nghiệp chỉ để cho cây lúa, trong khi trái cây có thị trường rộng gấp 10 lần hạt gạo thì ít được đầu tư, diện tích chỉ chiếm chưa tới 15%, điều này đồng nghĩa nông nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là độc canh cây lúa. GAP thực ra không phải là khái niệm mới với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam. Có thể hiểu đơn giản GAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A tới Z của cả quy trình sản xuất, bắt đầu từ khâu giống, cày cấy, canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tới khâu thu hoạch, bảo quản và tồn trữ và kể cả các chi tiết liên quan tới môi trường. Một số quốc gia Asean như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia hiện đã biên soạn quy trình GAP cho lĩnh vực sản xuất trái cây của riêng mình nhưng các quy trình này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu thuộc vùng ôn đới và có thị hiếu cũng như văn hóa ẩm thực khác với khu vực Asean. Do vậy mà Asean đã yêu cầu Chính phủ Úc biên soạn quy trình GAP cho các nước Asean, hay còn gọi là Asean GAP được công bố vào tháng 11 năm ngoái, trở thành quy trình GAP chính thức cho các thành viên Asean, trong đó có Việt Nam. Mặc dù ở Việt Nam hiện nay đã có một số chương trình, dự án được nước ngoài tài trợ để thực hiện quy trình GAP như “GAP cho cây thanh long” chẳng hạn, nhưng đó là những chương trình nhỏ lẻ cho từng nông sản riêng biệt mà chưa có một quy trình GAP có quy mô toàn ngành nông nghiệp được biên soạn. 2.3. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam có sự thua thiệt khi không có thương hiệu: Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nói chung và hàng trái cây nói riêng được thị trường thế giới ngày càng đánh giá cao về chất lượng.Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế, hầu như người tiêu dùng chưa có khái niệm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Người trực tiếp sản xuất kinh doanh nông sản, trái cây nước ta phải chịu bán giá thấp, trong khi người tiêu dùng lại phải chịu giá cao. Nước ta có chủng loại trái cây rất phong phú, có chất lượng cao và hương vị đặc biệt: thanh long, dừa, chuối, mãng cầu, nho, ổi, cheri, vú sữa, hồng, mít, chôm chôm, bưởi… nhưng chưa xuất khẩu được bằng con đường chính ngạch và vì vậy không có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thế giới (trừ duy nhất thương hiệu bưởi Năm Roi do Cty Hoàng Gia của Vĩnh Long đăng ký) nên các quốc gia lân cận đã chiếm ưu thế một số loại trái cây mà nguồn cung ứng của nước ta rất dồi dào. Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau, hoa, quả không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau quả Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả của chúng ta không được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thị trường. III.Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: 1. Liên kết sản xuất trái cây xuất khẩu Theo Tổ chức lương nông LHQ (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/ năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/ năm. Điều này cho thấy thị trường xuất khẩu rau quả có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001, xuất khẩu đến 42 nước và vùng lãnh thổ, thì năm 2004, chỉ còn lại 39 và năm 2005 còn lại 36. Có nhiều nguyên nhân của sự suy giảm này, trong đó chủ yếu vẫn là do sản xuất manh mún, chất lượng, quy cách không đồng nhất, số lượng không tập trung, giá cao. Còn một nguyên nhân mà các nước nhập khẩu trái cây luôn đề cập đến là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt mức cho phép chiếm tỷ trọng lớn. Để ngành rau - quả nước nhà nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập, ngày 18/11/2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 4146 QĐ/BNN-TCCB về việc thành lập Ban chỉ đạo Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền, nhằm sản xuất và kinh doanh trái cây được xác nhận theo qui trình GAP thống nhất. Liên kết GAP (Good Agricultural Practices) sông Tiền gồm 6 tỉnh thuộc khu vực sông Tiền: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Tp. HCM. Liên kết GAP ra đời để liên kết giữa sản xuất và kinh doanh trái cây để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sáu tỉnh này được Liên kết GAP sông Tiền chọn đưa vào làm mô hinh liên kết thí điểm đầu tiên của Việt Nam do có thế mạnh về diện tích vườn cây ăn trái (CAT), chiếm 2/3 tổng diện tích CAT của cả vùng ĐBSCL. Đất đai mầu mỡ, giao thông thuận tiện, có Trung tâm thương mại trái cây quốc gia Hoà Khánh -Tiền Giang, gần cảng và sân bay quốc tế, gần Tp.HCM - trung tâm thương mại, giao dịch và là khu vực nối giữa miền Tây và miền Đông Nam Bộ, có Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, có nhiều giống cây ăn trái đặc sản có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, xuất khẩu và chế biến, đồng thời là trung tâm sản xuất và cung cấp giống cây ăn trái trên toàn quốc. Mục tiêu đề ra là GAP phải tạo được mối liên kết bền vững trong nguyên tắc tự nguyện chịu sự chỉ đạo của Ban điều hành giữa 4 nhà: nhà sản xuất cây ăn trái gồm có nhà vườn, hợp tác xã, nông trường, doanh nghiệp, nhà kinh doanh trái cây: thu mua, đóng gói, bảo quản, xuất nhập khẩu, vận chuyển, ngân hàng, hợp tác xã tiêu thụ, cơ quan khoa học ngành nông nghiệp và đại diện nhà nước ngành nông nghiệp. Đã từ nhiều năm nay nhà vườn ở ĐBSCL nhận thức được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gây gắt về chất lượng và giá cả của thị trường trái cây trong khu vực và thế giới. Vì vậy Liên kết GAP ra đời đã nhanh chóng tạo được mối liên kết vững giữa 4 nhà, thực hiện đầy đủ các chức năng để cùng nhau xây dựng và thực hiện qui trình sản xuất, hệ thống xác nhận chất lượng thống nhất để sản xuất trái cây chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo tiêu chuẩn EU (EUREGAP). Để mối liên kết bền vững, GAP gắn các thành viên với nhau bởi nhiệm vụ của họ. Nhà sản xuất: tiếp nhận kỹ thuật mới, sáng tạo và đi đầu trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu thị trường. Nhà kinh doanh: cung cấp yêu cầu của khách hàng cho nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà nước để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, góp phần cải tiến, nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo phát triển và mở rộng thị trường. Nhà nước có trách nhiệm  đề ra chính sách thích hợp hỗ trợ kinh tế tập thể, tổ chức liên kết tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn đủ sức cạnh tranh. Nhà khoa học: cung cấp kỹ năng, hướng dẫn nghiên cứu & phát triển và hỗ trợ huấn luyện, đào tạo, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Với phương châm mọi thành viên trong Liên kết đều hiểu, tham gia thực hiện và tin tưởng lẫn nhau dưới sự lãnh đạo của ban điều hành, chiến lược thực hiện sản xuất sản phẩm chất lượng cao mà GAP đề ra có 4 yêu cầu: Một là, tiêu chuẩn hoá GAP cho trái cây vùng sông Tiền. Hai là, phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thành viên và các cơ quan chức năng, tổ chức huấn luyện và hội thảo thực hiện GAP. Ba là, soạn tài liệu dễ hiểu để huấn luyện tại vườn. Bốn là, xây dựng hệ thống ghi chép, kiểm tra chất lượng và đánh giá cuối cùng để cấp mã hiệu GAP của Liên kết. 2. Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam: Với nhiều đặc sản nổi tiếng, mỗi năm, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp hơn 1/2 sản lượng lương thực quốc gia, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Xuất khẩu nông sản đã trở thành nhân tố tăng trưởng chính của các tỉnh trong khu vực. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn vùng hàng năm đạt bình quân 1,5 tỷ USD, chiếm 30 – 45% kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Tuy nhiên, sản xuất nông sản của ĐBSCL vẫn chưa theo kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường trong nước và thế giới. Chúng ta chưa có thương hiệu mạnh tương xứng với thế mạnh sản xuất. Công nghiệp thu hoạch, bảo quản, chế biến chưa theo kịp tốc độ phát triển nông nghiệp của khu vực, thiếu hệ thống đồng bộ, thông suốt từ khâu sản xuất, thu mua đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là chế biến thô, nên chỉ tạo ra giá trị tăng thêm nhỏ, lợi nhuận thấp. Chất lượng nông sản (kể cả nông sản nguyên liệu) còn nhiều hạn chế, giá thành cao, mẫu mã đơn điệu, độ đồng đều thấp, chưa theo sát nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác quản lý chất lượng hàng nông sản chưa thực hiện tốt, gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng đối với một số nông sản sản xuất trong nước. Quá trình đổi mới các hình thức tổ chức trong sản xuất, tiêu thụ trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển biến chậm, chưa hình thành được hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ đáp ứng mục tiêu sản xuất nông sản hàng hóa hiện đại và yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Từ khi thành lập “Liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây an toàn khu vực Sông Tiền”, với nhiệm vụ trước mắt là tập trung củng cố các hợp tác xã trái cây, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn, biện pháp nâng cao chất lượng chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tìm thị trường xuất khẩu… đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho đặc sản vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trên thực tế, liên kết “4 nhà” chỉ mới vừa khởi đầu, mà vấn đề xây dựng thương hiệu là một bất cập làm đau đầu nhiều giới khoa học, chuyên môn từ nhiều năm qua, đến nay, vẫn đang trong giai đoạn tháo gỡ. Theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam, trái cây ở ĐBSCL có thương hiệu chỉ đếm trên đầu ngón tay đã khiến cho trái cây Việt Nam chưa đứng vững trên thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu, trong khi trái cây Thái Lan tràn ngập thị trường, với giá rất cạnh tranh. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu trái cây giảm mạnh, chỉ còn hơn 178 triệu USD so với mức 330 triệu USD xuất trong năm 2001 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2005. Để có định hướng mới, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2010 (diện tích rau quả 6 tỉnh đạt 283.790 ha, tập trung vào 11 loại trái cây thế mạnh), trước mắt, nên tập trung vào khâu nguyên liệu và xây dựng thương hiệu. ĐBSCL có nhiều loại trái cây cần xây dựng thương hiệu. Thế nhưng, trước mắt chỉ có trái thanh long là đủ điều kiện về chất lượng, an toàn và có vùng nguyên liệu lớn. Còn dứa thì có vùng nguyên liệu lớn, nhưng chất lượng không đồng đều. Một số loại có thương hiệu như xoài cát Hòa Lộc, nhưng diện tích rất ít (chưa tới 1.000 ha). Phải thấy rằng, chỗ dựa của thương hiệu là vùng nguyên liệu đã khó, nhưng bảo vệ thương hiệu càng khó hơn Một đề xuất gần đây cho rằng Việt Nam cần xác định hai loại hình sản phẩm có thể xây dựng hai loại thương hiệu: loại “nổi tiếng” mang thương hiệu quốc gia, loại kém nổi tiếng hơn mang thương hiệu hiệp hội… Hơn thế nữa, nhà nước cần có chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ hội viên Vinafruit và các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu và mở Website quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo và đủ sức cạnh tranh đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các thị trường tiềm năng trên thế giới; xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị phần trái cây Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Asean, EU… 3. Cần lấy thị trường làm căn cứ sản xuất: Theo Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của Bộ Thương mại được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu rau, quả là 600-700 triệu USD vào 2010 và là 1 tỷ USD vào năm 2015. Trong dự thảo chương trình quốc gia về phát triển rau, hoa quả tươi Việt Nam đến năm 2015 cũng đặt ra vấn đề mấu chốt là tìm mô hình tổ chức sản xuất và xuất khẩu thích hợp, gắn sản xuất với xuất khẩu, tháo gỡ những tồn tại lớn nhất hiện nay của ngành. Chương trình đề xuất sẽ triển khai trên địa bàn cả nước, trước mắt xây dựng một số mô hình thí điểm. Theo đó, sẽ có khá nhiều giải pháp đáng chú ý sẽ được thực hiện, chẳng hạn như xây dựng các mô hình liên kết vệ tinh với vai trò chủ đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trọng điểm lựa chọn vài công ty TNHH hoặc hợp tác xã ở địa phương đã và đang sản xuất, xuất khẩu mặt hàng rau, hoa, quả. Chương trình sẽ hỗ trợ các đơn vị này ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tổ chức sản xuất, thu gom và xuất khẩu rau, hoa, quả theo quy trình công nghệ mới. Công ty hoặc HTX xác định kế hoạch sản xuất, xuất khẩu của mình cho từng giai đoạn và sẽ hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, quản lý quy trình canh tác cho bà con. Hộ nông dân vệ tinh sản xuất đảm bảo cung cấp hàng đủ số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như hợp đồng. Đồng thời chương trình hỗ trợ các công ty được chọn thí điểm các giải pháp xuất khẩu như: đàm phán ký hợp đồng ngoại, nghiên cứu thị trường, thành lập ban chuyên trách về các thủ tục xuất khẩu, xây dựng các phương tiện phục vụ cho xuất khẩu như kho lạnh, thiết bị chọn lựa, đóng gói hàng hóa... 4. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu trái cây: Cụ thể như sau: So

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0071.doc
Tài liệu liên quan