MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
CHƯƠNG 1 5
1.1. TÊN DỰ ÁN 5
1.2. CHỦ DỰ ÁN 5
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 5
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5
1.4.1. HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN 5
1.4.2. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC 5
1.4.2.1. Quy mô dân số dự kiến 5
1.4.2.2. Các hạng mục công trình 5
(1). Nhà ở 5
(2). Khu thương mại – dịch vụ 6
(3). Đất hoa viên - cây xanh: 6
(4). Quy hoạch đường giao thông 6
(5). Quy hoạch cấp điện 7
(6). Quy hoạch cấp nước 8
(7). Phương án thoát nước 9
1.4.3. CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN 10
1.4.3.1. Chi phí đầu tư 10
1.4.3. 2. Tiến độ xây dựng dự án 10
CHƯƠNG 2: 11
2.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 11
2.1.1 HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 11
2.1.1.1. Chất lượng không khí và tiếng ồn 11
2.1.1.2. Chất lượng nước 11
(1). Chất lượng nước mặt 11
(2). Chất lượng nước ngầm 12
2.1.2. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG DỰ ÁN 13
2.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 13
2.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 14
2.1.3. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 14
2.1.3.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 14
2.1.3.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 14
2.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 15
2.2.1. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 15
2.2.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 15
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 16
2.3.1. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 16
2.3.1.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 16
(1). Tác động đến môi trường không khí 16
(2). Tác động ô nhiễm do nước thải của công nhân xây dựng 18
(3). Tác động ô nhiễm do chất thải rắn 19
(4). Tác động đến tài nguyên sinh học và con người 20
2.3.1.2. Tổng hợp tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng 20
2.3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 21
2.3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 21
(1).Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí 21
(2). Tác động ô nhiễm do nước thải và nước mưa. 23
(3). Tác động do chất thải rắn 25
2.3.2.2. Đánh giá tổng hợp các tác động do quá trình hoạt động của KDC Bình Thắng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực 25
CHƯƠNG 3 27
3.1. QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM CHẤT THẢI RẮN. 27
3.2. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG DỰ ÁN 27
3.2.1. PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 27
3.2.1.1. Những vấn đề chung 27
3.2.1.2. Những biện pháp cụ thể 28
(1). Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm không khí 28
(2). Vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn. 29
(3). Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt 29
3.3. KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ PHÚ MỸ 30
3.3.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DÂN CƯ 30
3.3.2. CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ 30
3.3.2.1. Khống chế và giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên 30
(1). Phương án quản lý và xử lý chất thải rắn 30
(2). Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 32
(3). Phương án khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và nước mưa 33
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề môi trường của Dự án xây dựng khu dân cư bình thắng tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng 2 km từ tâm khu đất xây dựng dự án.
5
Môi trường nước mặt và nước ngầm
Rạch Cầu Bà Hiệp, sông Đồng Nai và môi trường nước ngầm tại khu vực bị tác động do tiếp nhận các nguồn thải (CTR, nước thải, nước mưa,..).
- Mức độ tác động là không đáng kể (do Chủ dự án đã có phương án xử lý NTSH và các chất thải phát sinh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận).
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
2.2.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG TRONG quá trình HOẠT ĐỘNG
Bảng 2.9. Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động của KDC Bình Thắng
Stt
Đối tượng bị tác động
Quy mô bị tác động
1
Thảm thực vật
Toàn bộ thảm thực vật trên diện tích 2,7ha của khu dân cư (chủ yếu tác động tích cực do việc trồng thêm cây xanh của trong khu dân cư)
2
Đất đai khu dân cư
- Toàn bộ đất đai trong khu vực dự án bị chuyển mục đích sử dụng (đất khu dân cư).
- Đất đai ít bị tác động ô nhiễm khi Chủ dự án thực hiện hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải rắn, NTSH,..
3
Đường giao thông
- Tăng mật độ phương tiện ở các đường giao thông nội bộ và đường giao thông liên vùng.
4
Bầu khí quyển khu vực dự án
- Chủ yếu trong khuôn viên KDC và một phần diện tích xung quanh (cách ranh giới KDC khoảng 200m) do mức độ gây ô nhiễm không khí của KDC là không đáng kể.
5
Môi trường nước mặt và nước ngầm
- Mức độ tác động không đáng kể (do nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận),..
6
Người dân trong vùng
- Chủ yếu tác động tích cực (tạo nơi an cư ổn định với đầy đủ các dịch vụ cần thiết, khả năng bị tác động bởi ô nhiễm là không nhiều do được quy hoạch).
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
2.3.1. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG
2.3.1.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
(1). Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây dựng bao gồm:
Bụi sinh do quá trình san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu (đá, cát, xi măng, sắt thép,..);
Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng;
Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường).
a). Ô nhiễm bụi do từ vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng tập kết tại công trường
- Ô nhiễm bụi từ vật liệu san lấp :
Theo tính toán của Chủ dự án, khối lượng vật liệu cần thiết để san lấp mặt bằng chuẩn bị cho công tác thi công vào khoảng 12.150 tấn (tôn nền lên 30 cm).
Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi tại công trường là 0,075kg/tấn vật liệu san lấp. Như vậy tổng lượng bụi phát sinh từ vật liệu san lấp sẽ khoảng 911 kg. Dự kiến thời gian san lấp mặt bằng là 03 tháng nên tải lượng bụi phát sinh là 304kg/tháng hay 10 kg/ngày.
- Ô nhiễm bụi từ vật liệu xây dựng :
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép.
Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi thì tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình là 28.052 tấn (xi măng, cát, đá, sắt thép, ván khuôn,…). Như vậy, nếu quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh bụi từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải của vật liệu san lấp (0,075kg/tấn) thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình này là 2.104 kg bụi (trong 1 năm 9 tháng còn lại). Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong giai đoạn xây dựng là 3,3 kg/ngày.
b). Ô nhiễm bụi đường do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
- Để xác định hệ số phát sinh bụi đất trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, chúng tôi áp dụng công thức sau:
Trong đó: L : Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe)
k : Kích thước hạt (0,2)
s : Lượng đất trên đường (8,9%)
S : Tốc độ trung bình của xe (30 km/h)
W : Trọng lượng có tải của xe (10 tấn)
w : Số bánh xe (10 bánh)
Kết quả tính toán được hệ số phát sinh bụi do xe vận chuyển vật liệu là 0,65 kg/km/lượt xe.
- Xác định tải lượng ô nhiễm bụi
Khối lượng vật liệu cần thiết để san lấp mặt bằng khoảng 12.150 tấn và khối lượng vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ công trình là 28.052 tấn. Như vậy, tổng khối lượng vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ công trình là 40.202 tấn. Sử dụng xe với tải trọng vận chuyển là 10 tấn sẽ có 4.020 xe. Nếu tính cả lượng xe không tải quy về có tải (2 xe không tải tương đương với 1 xe có tải) thì tổng số lượt xe quy về có tải sẽ là 6.030 xe.
Vậy với hệ số phát sinh bụi là 0,65 kg/km/lượt xe, quãng đường vận chuyển trung bình là 6km/chiều thì tổng tải lượng ô nhiễm bụi đường do vận chuyển vật liệu xây dựng là 23,52 tấn/2 năm tương ứng với 32,2 kg/ngày.
c). Ô nhiễm do bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.
Theo các kết quả tính toán ở trên, trong 02 năm xây dựng dự án sẽ có khoảng 6.030 lượt xe (quy về có tải) tham gia vận chuyển vật liệu san lấp và nguyên vật liệu xây dựng phục vụ công trình.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 16,0 tấn
Bảng 2.10: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển NVL xây dựng.
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng
(kg/1.000km)
Tổng chiều dài
(1.000 km)
Tải lượng
kg/2 năm
kg/năm
kg/ngày
01
Bụi
0,9
36,18
32,56
16,28
0,045
02
SO2
4,15S
36,18
75,07
37,54
0,103
03
NOX
14,4
36,18
520,99
260,50
0,714
04
CO
2,9
36,18
104,92
52,46
0,144
05
THC
0,8
36,18
28,94
14,47
0,040
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,5%);
- Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 6 km.
d). Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi công.
Ngoài việc phát sinh bụi và khí thải, các phương tiện vận tải và thi công còn phát sinh tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu vực.
Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, máy trộn bê tông,… …tham gia trong quá trình xây dựng.
Tham khảo các tài liệu kỹ thuật, chúng tôi có được kết quả về độ ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công phục vụ công trình như sau
Bảng 2.11. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Stt
Thiết bị
Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m
Tài liệu (1)
Tài liệu (2)
01
Máy ủi
93,0
-
02
Máy đầm nén (xe lu)
-
72,0 - 74,0
03
Máy xúc gầu trước
-
72,0 - 84,0
04
Máy kéo
-
77,0 - 96,0
05
Máy cạp đất
-
80,0 - 93,0
06
Máy lát đường
-
87,0 - 88,5
07
Xe tải
-
82,0 - 94,0
08
Máy trộn bê tông
75,0
75,0 - 88,0
09
Bơm bê tông
-
80,0 - 83,0
10
Cần trục di động
-
76,0 - 87,0
11
Máy nén
80,0
75,0 - 87,0
Nguồn: Tài liệu (1) - Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự; Tài liệu (2) - Mackernize, L.da, năm 1985.
Như vậy, với mức ồn cực đại của hầu hết các thiết bị thi công gây ra tại công trường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Chủ dự án sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động này đối với công nhân trực tiếp thi công trên công trường và người dân xung quanh khu vực.
(2). Tác động ô nhiễm do nước thải của công nhân xây dựng
NTSH của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Bảng 2.12. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
Stt
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
1
BOD5
45 - 54
2
COD
72 - 102
3
Chất rắn lơ lửng
70 - 145
4
Dầu mỡ phi khoáng
10 - 30
5
Tổng nitơ
6 - 12
6
Amôni
2,4 - 4,8
7
Tổng photpho
0,8 - 4,0
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
Số lượng công nhân tham gia xây dựng dự án trung bình khoảng 100 người/ngày. Với định mức sử dụng nước là 180 lít nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 80% (144 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 14,4 m3/ngày.
Bảng 2.13. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại công trường.
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
1
BOD5
4,5 – 5,4
2
COD
7,2 – 10,2
3
Chất rắn lơ lửng
7,0 – 14,5
4
Dầu mỡ ĐTV
1,0 – 3,0
5
Tổng nitơ
0,6 – 1,2
6
Amôni
0,24 – 0,48
7
Tổng photpho
0,08 – 0,40
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm (kg/ngày), lưu lượng nước thải (m3/ngày) và hiệu suất xử lý của bể tự hoại, kết quả được trình bày trong bảng 2.14 dưới đây.
Bảng 2.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không
xử lý
Xử lý bằng bể tự hoại
QCVN 14 : 2008
BTNMT
1
BOD
mgO2/l
312 - 375
100 – 200
30
2
COD
mgO2/l
500 -708
170 - 340
72*
3
TSS
mg/l
486 – 1007
80 – 160
50
4
Dầu mỡ ĐTV
mg/l
69 - 208
42 - 125
20
5
Tổng nitơ
mg/l
41,7 - 83,3
20 -40
27*
6
Amôni
mg/l
16,7 - 33,3
10 - 20
9*
7
Tổng photpho
mg/l
5,5 - 27,8
3 -10
5,4*
8
Coliform
MPN/100ml
106 - 109
104
1.000
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
- QCVN 14 : 2008: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B (bổ sung): Nước thải công nghiệp - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm.
(3). Tác động ô nhiễm do chất thải rắn
Quá trình thi công công trình còn phát sinh các loại chất thải rắn gây ô nhiễm, các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường, thành phần chủ yếu của CTRSH là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa,..)
Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 100 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể ước tính được là 100 – 150 kg/ngày.
- Nếu không có phương án che chắn cẩn thận các thùng xe trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng thì CTR cũng có thể rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Mỗi khi phát sinh các loại chất thải rắn này có thể phát thải trực tiếp hoặc gián tiếp (do bị cuốn theo nước mưa) xuống các nguồn nước mặt lân cận như rạch Cầu bà Hiệp, các ao rạch khác dọc đường vận chuyển,...gây ô nhiễm các nguồn nước mặt (chủ yếu làm gia tăng độ đục của nước)..
- Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng chất thải rắn như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo,..
- Quá trình tập kết và lưu giữ nguyên vật liệu tại công trường ít phát sinh chất thải rắn cũng như các loại chất thải gây ô nhiễm khác do Chủ dự án hạn chế việc tập kết quá nhiều nguyên vật liệu tại công trường
- Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh căn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,..
(4). Tác động đến tài nguyên sinh học và con người
Đối với tài nguyên sinh học
Nhìn chung tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn (đã phân tích ở phần tài nguyên sinh học). Tác động tiêu cực của dự án lên tài nguyên sinh học chủ yếu diễn ra trong quá trình giải toả và san lấp mặt bằng. Các khía cạnh tác động của quá trình xây dựng công trình đến tài nguyên sinh vật thể hiện như sau :
- Quá trình trộn, đổ bê tông trên mặt đất, các chất thải rơi trên bề mặt, các chất thải sinh hoạt khác,…tác động đến môi trường đất gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong đất như giun đất, dế, côn trùng khác,..
- Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu đất dự án có thể mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, chất thải sinh hoạt của công nhân
Nhìn chung các tác động tiêu cực đối với sinh vật nói trên là không nhiều và có thể giảm thiểu hiệu quả khi đơn vị Chủ dự án quản lý tốt quá trình xây dựng và thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại công trường.
Đối với con người
Một số tác động của quá trình xây dựng dự án đến con người tại khu vực có thể tóm tắt như sau :
Bụi đất, bụi khói và các chất khí phát sinh như SOX, CO, NOX, THC làm giảm chất lượng môi trường khí khu vực dân cư xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư
Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường) tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường;
Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị mất...làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh của khu vực, gây nóng bức, khó chịu;
Một số sự cố như tai nạn lao động, cháy nổ,..cũng có thể xảy ra gây thiệt hại về con người và vật chất;
Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực dự án, gây phát sinh bụi, tiếng ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển.
2.3.1.2. Tổng hợp tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công xây dựng
Bảng 2.15. Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án
Hoạt động
Đất
Nước
Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế
xã hội
San lấp mặt bằng
+++
++
+++
++
+
Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, công viên,.
++
+
++
+
+
Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải.
+
+
++
+
+
Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
+
+
+++
+
+
Dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình.
+
+
++
+
+
Sinh hoạt của công nhân tại công trường
+
++
++
+
+
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
+ : Ít tác động có hại;
++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình;
+++ : Tác động có hại ở mức mạnh.
2.3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
2.3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
(1).Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Khí thải do đốt nhiên liệu như than đá, dầu tại các hộ gia đình trong khu dân cư (nguồn này rất ít, vì đây là khu đô thị hiện đại, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng gaz làm nhiên liệu đốt trong nấu nướng thực phẩm);
- Khí thải sinh ra do đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng (mức tác động không nhiều, do ít khi phải sử dụng);
- Bụi từ mặt đất phát sinh do các hoạt động của con người (không đáng kể do 100% đường giao thông đối nội và đối ngoại được trải nhựa);
- Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt bốc mùi (được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án cho xử lý hiệu quả các loại chất thải sinh hoạt phát sinh);
- Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải,.. Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho khu dân cư.
a). Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
Đối với bụi và khí thải giao thông
Do mức độ tác động của hầu hết các nguồn ô nhiễm nêu trên là không nhiều, nên ở đây chúng tôi chỉ tính toán và đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí của các hoạt động giao thông diễn ra trong khu dân cư Bình Thắng và khu vực lân cận.
Ước tính với dân số tối đa của KDC Bình Thắng là 1.200 người thì số lượt xe hoạt động trong ngày tại khu dân cư khoảng 750 lượt (loại trừ xe đạp). trong đó 60% là xe gắn máy, 40% còn lại là ô tô, xe tải; .
Ước tính trung bình mỗi phương tiện chạy 10 km/ngày thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 2.16. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày
Stt
Động cơ
Số lượt xe
Mức tiêu thụ (lít/km)
Tổng lượng xăng, dầu (lít)
1
Xe gắn máy trên 50cc
450
0,045
135,0
2
Xe hơi động cơ < 1.400cc
100
0,225
150,0
3
Xe hơi động cơ 1.400cc - 2.000cc
75
0,225
112,5
4
Xe hơi động cơ >2.000cc
35
0,225
52,5
5
Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy dầu)
90
0,45
270,0
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007
Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông :
Bảng 2.17. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới
Stt
Động cơ
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
1
Xe gắn máy trên 50cc
-
20S
8
525
80
2
Xe hơi động cơ < 1.400cc
1,1
20S
23,75
248,3
35,25
3
Xe hơi động cơ 1.400cc-2.000cc
0,86
20S
22,02
194,7
27,65
4
Xe hơi động cơ >2.000cc
0,76
20S
27,11
169,7
24,09
5
Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy bằng dầu)
3,5
20S
12
18
2,6
Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chứcY tế Thế giới (WHO), năm 1993
Bảng 2.18. Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông
Stt
Động cơ
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Bụi
SO2
NO2
CO
VOC
1
Xe gắn máy trên 50cc
-
0.023
0.928
60.952
9.288
2
Xe hơi động cơ < 1.400cc
0.142
0.0258
3.063
32.03
4.547
3
Xe hơi động cơ 1.400 -2.000cc
0.083
0.019
2.13
18.837
2.675
4
Xe hơi động cơ >2.000cc
0.034
0.009
1.223
7.661
1.088
5
Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy dầu)
0.813
0.046
2.787
4.18
0.603
Tổng cộng
6,433
1.072
1.238
10.133
123.66
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú : (-) : rất ít.
Đối với tiếng ồn và rung động
Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của chính người dân trong khu dân cư, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải - xe khách: 84 – 95 dBA, xe mô tô: 94 dBA,..
Bảng 2.19. Mức ồn của các loại xe cơ giới
Loại xe
Tiếng ồn (dBA)
Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư
(TCVN 5949:1998)
Ban ngày (dBA)
Ban đêm (dBA)
Xe du lịch
77
60
45 - 55
Xe mini bus
84
Xe thể thao
91
Xe vận tải
93
Xe mô tô 4 thì
94
Xe mô tô 2 thì
80 -100
Máy phát điện
>90
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM) tổng hợp, 7/2007.
Nhìn vào bảng 2.19 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên khu vực
b). Tác động của các chất ô nhiễm không khí
Tác động của Tiếng ồn và các chất gây ô nhiễm không khí được chúng tôi tổng hợp và đưa ra trong bảng 2.20 dưới đây.
Bảng 2.20. Tác động của tiếng ồn và các chất gây ô nhiễm không khí
TT
Thông số
Tác động
01
Bụi
Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi;
Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá.
02
Khí axít (SOx, NOx).
Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;
SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;
Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;
Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa;
Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.
03
Oxyt cacbon (CO)
Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxy-hemoglobin.
04
Khí cacbonic (CO2)
Gây rối loạn hô hấp phổi;
Gây hiệu ứng nhà kính;
Tác hại đến hệ sinh thái.
05
Hydrocarbon (THC,VOC)
Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.
06
Tiếng ồn
Tiếng ồn và độ rung cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc.
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
(2). Tác động ô nhiễm do nước thải và nước mưa.
a). Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải của KDC Bình Thắng phát sinh từ hoạt từ các hoạt động của người dân trong khu dân cư (trong các hộ gia đình) và và từ khu dịch vụ và trưng bày sản phẩm đá Granite của Công ty.
b). Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải
Tác động do nước thải sinh hoạt
Đối với khu dân cư Bình Thắng, có khá nhiều mục đích sử dụng nước như nước cho sinh hoạt, cho PCCC, nước tưới cây – tưới đường, nước sử dụng cho công trình công cộng khác,..
Tuy nhiên để tính mức phát sinh nước thải hàng ngày chúng tôi chỉ căn cứ trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của KDC (hộ gia đình, phòng dịch vụ tại khu cao tầng, nhà trưng bày sản phẩm của Công ty.).
Trên cơ sở quy mô dân số tối đa là 1.200 người, với chỉ tiêu sử dụng nước là 180 lít/người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm khoảng 80% nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt thì tổng lượng NTSH phát sinh tại KDC Bình Thắng là gần 175 m3/ngày.
- Nồng độ ô nhiễm của các chất trong NTSH :
Bảng 2.21. Tổng lượng các chất nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động của của KDC Phú Mỹ.
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
1
BOD5
54 - 64.8
2
COD
86.4 - 122.4
3
Chất rắn lơ lửng
84 - 174
4
Dầu mỡ phi khoáng
12 - 36
5
Tổng nitơ
7.2 - 14.4
6
Amôni
2.88 - 5.76
7
Tổng photpho
0.96 - 4.8
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Bảng 2.22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Có hệ thống bể tự hoại
TCVN
6772 : 2000 (mức II)
1
BOD
280 - 336
100 – 200
30
2
COD
448 - 635
170 - 340
72*
3
Chất rắn lơ lửng
435 - 902
80 – 160
50
4
Dầu mỡ (thực phẩm)
62 - 187
42 - 125
20
5
Tổng nitơ
37 - 75
20-40
27*
6
Amôni
15 - 30
10 - 20
9*
7
Tổng photpho
5 - 25
3-10
5,4*
8
Coliform
106 - 109
104
1.000
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
- TCVN 6772 : 2000 : Giới hạn các thành phần trong nước thải sinh hoạt;
- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B (bổ sung): Nước thải công nghiệp - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm (Q ≤ 50m3/s; 500< F≤5000m3/24h).
Kết quả ở bảng 2.22 cho thấy nước thải không xử lý có nồng độ ô nhiễm rất cao và sau khi được xử lý bằng bể tự hoại gia đình vẫn có hàm lượng chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.
c.) Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Một số tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được tóm tắt trong bảng 2.23 dưới đây.
Bảng 2.23. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
Stt
Thông số
Tác động
01
Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO), ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
02
Các chất hữu cơ
Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.
03
Chất rắn lơ lửng
Làm tăng độ đục của nước, tác động tiêu cực đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
04
Các chất dinh dưỡng (N, P)
Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
05
Các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh
Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả;
Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột;
E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
(3). Tác động do chất thải rắn
a). Nguồn phát sinh chất thải rắn
Có thể đưa ra một số nguồn phát sinh chất thải rắn như sau :
- Chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các căn hộ, của các nhà dịch vụ khu cao tầng,.. (giấy lộn, túi nilon, thức ăn thừa, chai nhựa, bao gói,..).
- Chất thải rắn phát sinh trên đường đi, vỉa hè, công viên,..(lá cây, chất thải rắn sinh hoạt như túi nilon, bao gói do người đi đường vứt bỏ, đất cát rơi vãi,..)
- Bùn và cặn lắng từ quá trình nạo vét cống, hầm tự hoại, ..).
- Chất thải nguy hại có thể phát sinh trong khu dân cư với mức không đáng kể như, acquy, cặn dầu nhớt, giẻ lau nhiễm dầu (từ các nhà xe của khu dân cư, ..).
b). Tải lượng phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: Tải lượng chất thải rắn sinh hoạt được tính trung bình khoảng 1,0 kg/người/ngày. Với quy mô dân số gần 1.200 người thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đạt khoảng 1,2 tấn/ngày;
CTR là bùn, rác từ quá trình nạo vét cống, lá cây và một số loại CTR khác rơi trên đường. Tổng khối lượng phát sinh các loại CTR này khoảng 0,5 tấn/ngày.
CTNH phát sinh ở khu dân cư Bình Thắng là không đáng kể kể ở dạng các bóng đèn neon hỏng, giẻ lau nhiễn dầu nhớt, khối lượng phát sinh tối đa khoảng 250kg/tháng (trung bình khoảng 1kg/căn hộ/tháng).
c). Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn
Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh các chất khí gây mùi hôi như H2S, CH4,.. tác động đến chất lượng không khí khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng.
Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, v.v…gây mất mỹ quan khu dân cư.
Các thành phần nguy hại như bóng đèn neon, giẻ lau nhiễm dầu chứa các chất độc hại như thuỷ ngân, dầu nhớt,..
2.3.2.2. Đánh giá tổng hợp các tác động do quá trình hoạt động của KDC Bình Thắng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
Các tác động của quá trình hoạt dộng KDC Bình Thắng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực được tổng hợp trong bảng 2.24 d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy ho7841ch thi7871t k7871 v xy d7921ng h7879 th7889ng qu7843.doc