Đề tài Vận dụng một nội dung triết học nào đó để nghiên cứu một hiện tượng kinh tế - Xã hội (hiện tượng lạm phát) Từ đó rút ra ý nghĩa và liên hệ bản thân

Phần A/ Lời mở đầu

Phần B/ Phân tích

I.Định nghĩa

1.Phạm trù

2.Nguyên nhân

3.Kết quả

II.Tính chất

1.Tính khách quan

2.Tính phổ biến

3.Tính tất yếu

III.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

1.Nguyên nhân sinh ra kết quả

2.Kết quả có tác động trở lại tới nguyên nhân

3.Nguyên nhân kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

IV.Y nghĩa phương pháp luận

 

 

Phần C/ Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả để nghiên cứu hiện tượng lạm phát ở Việt Nam

I.Lạm phát là gì?

II.Nguyên nhân của việc lạm phát

1.Do phương pháp tính

2.Do điều tiết vĩ mô kém

3.Do cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

4.Do cầu kéo

5.Do chi phí đẩy

6.Do tâm lý dân chúng

III.Hậu quả của việc lạm phát

IV.Tính chất của lạm phát

1.Tính khách quan

2.Tính phổ biến

3.Tính tất yếu

V.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của hiện tượng lạm phát

 

Phần D/ Kết luận

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng một nội dung triết học nào đó để nghiên cứu một hiện tượng kinh tế - Xã hội (hiện tượng lạm phát) Từ đó rút ra ý nghĩa và liên hệ bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Vận dụng một nội dung triết học nào đó để nghiên cứu một hiện tượng kinh tế - xã hội (hiện tượng lạm phát). Từ đó rút ra ý nghĩa và liên hệ bản thân. Dàn ý Phần A/ Lời mở đầu Phần B/ Phân tích I.Định nghĩa 1.Phạm trù 2.Nguyên nhân 3.Kết quả II.Tính chất 1.Tính khách quan 2.Tính phổ biến 3.Tính tất yếu III.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 1.Nguyên nhân sinh ra kết quả 2.Kết quả có tác động trở lại tới nguyên nhân 3.Nguyên nhân kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau IV.Y nghĩa phương pháp luận Phần C/ Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả để nghiên cứu hiện tượng lạm phát ở Việt Nam I.Lạm phát là gì? II.Nguyên nhân của việc lạm phát 1.Do phương pháp tính 2.Do điều tiết vĩ mô kém 3.Do cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước 4.Do cầu kéo 5.Do chi phí đẩy 6.Do tâm lý dân chúng III.Hậu quả của việc lạm phát IV.Tính chất của lạm phát 1.Tính khách quan 2.Tính phổ biến 3.Tính tất yếu V.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả của hiện tượng lạm phát Phần D/ Kết luận A/Lời mở đầu Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản. Đó là các cặp phạm trù : cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.Trong đó, mối quan hệ nguyên nhân kết quả là mối quan hệ cơ bản của triết học và liên quan tới mọi mặt trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, mối quan hệ này đã được nhận thức từ sớm và đưa vào nhiều học thuyết của thời cổ đại. Nhiều trường phái triết học ấn Độ lấy luật nhân quả để xây dựng lý thuyết của mình. Các nhà triết học Hy Lạp như Lơsip và Đêmôcrit khẳng định : ‘‘ Không có sự vật nào xuất hiện nếu thiếu nguyên nhân, mọi sự vật đều xuất hiện trên cơ sở nào đó do tính tất yếu ’’. Sở dĩ cặp phạm trù nguyên nhân kết quả được các thời đại quan tâm như vậy vì bất cư biến cố nào cũng có nguyên nhân của nó. Muốn nhận thức được sự vật hay cải tạo nó ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Chỉ khi nào tìm đúng nguyên nhân thì ta mới có thể định ra những phương pháp xử lí có hiệu quả. B.Phân tích I/ Định nghĩa 1. Phạm trù Tùy theo mức độ bao quát khác nhau của khái niệm mà chúng ta có các khái niệm rộng hay hẹp khác nhau. Khái niệm rộng nhất được gọi là phạm trù. Vậy, phạm trù là những khái niệm phản ánh các mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. 2. Nguyên nhân Theo mácxit, nguyên nhân là sự tác động qua lại giữa các sự vật hay giữa các nhân tố tạo thành sự vật tạo ra một sự biến đổi nào đó mà như Ph.Ăngghen đã viết trong tác phẩm Biện chứng tự nhiên: Sự tác động lẫn nhau là nguyên nhân chính cuối cùng của sự vật. Tóm lại, phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Nguyên nhân có thể phân thành nhiều loại : nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan,… 3. Kết quả Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật hiện tượng.Có nhiều loại kết quả như : kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,… II/ Tính chất 1.Tính khách quan Tính khách quan được thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân quả là cái vốn có ở bản chất sự vật, không phụ thuộc vào ý thức con người. Dù con người có biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau vá sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực trong đầu mình. 2.Tính phổ biến Tính phổ biến thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội đều do một nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực. 3.Tính tất yếu Tính tất yếu thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả giống nhau.Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy, trong thực tế ta phải hiểu là nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu. III/Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu : không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân. 1. Nguyên nhân sinh ra kết quả Một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của nguyên nhân và kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, do vây, nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Nhưng xét thuần túy về mặt thời gian thì không đủ để kết luận nhân tố nào đó là nguyên nhân (VD: ngày, đêm, sấm, chớp,…) Những yếu tố xuất hiện trước kết quả không phải bao giờ cũng là nguyên nhân của kết quả đó, song đã là nguyên nhân thì dứt khoát phải có trước kết quả đó. Nói nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng không phải cứ một nguyên nhân cho ta một kết quả. Có những nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và cũng có một kết quả do nhiều nguyên nhân tạo ra. 2. Kết quả có tác động trở lại tới nguyên nhân Kết quả được sinh ra có tác động trở lại tới nguyên nhân, có thể tác động theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (tiêu cực) 3. Nguyên nhân kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ tiếp nối, quan hệ dây chuyền và khi xác định một mối quan hệ nhân quả nào đó thực tế chỉ nghiên cứu một mắt xích trong chuỗi vô tận của quan hệ nhân quả. Ph.Ăngghen viết : ‘‘ Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại.’’ IV/ Y nghĩa phương pháp luận - Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật hiện tượng nào trong thế giới tồn tại mà không có nguyên nhân và không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định. Vậy nên muốn tìm hiểu nguyên nhân phải tìm trong thế giới thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra, tách rời thế giới hiện thực. - Mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân, đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân để có biện pháp giảI quyết phù hợp và đúng đắn. - Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, và ngược lại một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân quả ; phảI biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển. C/ Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả để nghiên cứu hiện tượng lạm phát ở Việt Nam I, Lạm phát là gỡ Theo từ điển kinh tế học, lạm phỏt là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thỡ lạm phỏt là sự phỏ giỏ tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thỡ người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, cũn theo nghĩa thứ hai thỡ người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. II. Nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam: 1.Về phương pháp tính: Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam. Một là, các nước thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán...Hai là, giá đó là giá giao dịch mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các nhà kinh doanh, cũn giỏ bỏn lẻ cho người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thỡ vẫn ổn định; Ba là, các mặt hàng đó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI. Ở Việt Nam theo phương pháp tính CPI hiện nay, giá cả của nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm quyền số lớn nhất, tới 47,9% trong số hàng hóa tính CPI 2. Điều tiết vĩ mô kém Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bỡnh ổn thị trường trong nước là cũn nhiều bất cập. Thớ dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược. Các quyết định quản lý được đưa ra để điều tiết thị trường thường là chậm trễ, vỡ thế hiệu quả điều tiết kém. Thí dụ: việc điều chỉnh giảm thuế thép, phôi thép mặc dù được kiến nghị từ tháng 1/2004 nhưng đến tháng 3/2004 mới được thực hiện, vào lúc này giá phôi thép đó tăng lên 480-500 USD/tấn và giá thép xây dựng đó tăng lên tới 500-520 USD/tấn. Do vậy các doanh nghiệp khi nhập khẩu tại thời điểm này khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đó nhập phụi thộp trước đó. Tỡnh trạng độc quyền, đầu cơ trục lợi vẫn cũn phổ biến dẫn đến thao túng, gây rối loạn thị trường. Cũng do quản lý kém đó dẫn đến tỡnh trạng tham nhũng, lóng phớ trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Hệ lụy tất yếu của những tỡnh trạng trờn là thị trường trong nước thêm rối loạn. Khi chỉ số lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng đầu năm 2004, mặc dù tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế là phù hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô (sẽ được phân tích ở phần dưới đây), nhưng dưới sức ép của dư luận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm mức cung ứng tiền tệ. Như vậy Ngân hàng Nhà nước đó khắc phục bất hợp lý này bằng một bất hợp lý khỏc. Hệ quả của nú là đẩy lói suất lờn cao, tăng chi phí đầu tư, hạn chế đầu tư, kỡm hóm sản xuất và tăng thất nghiệp. 3. Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Tổng phương tiện thanh toán, bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng (nội và ngoại tệ). Nhân tố này về nguyên lý là thường tác động có độ trễ, tức là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này, thỡ ảnh hưởng của nó phát sinh ở kỳ sau, trong ngắn hạn là 6 tháng, trung và dài hạn thường là từ 1 năm trở lên. Trong 14 năm qua, mức tăng tổng phương tiện thanh toán bỡnh quõn 23%-26%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rừ rệt về lạm phỏt, cũng như giảm phát. Năm 1999 tổng phương tiện thanh toán tăng cao nhất, tới 39,25%, nhưng các năm 1999, 2000 và 2001 tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức thấp, thậm chí năm 2000 cũn giảm 0,6%. Cỏc năm 1994, 1995, 1998, chỉ số CPI tăng cao, nhưng các năm đó và năm trước đó tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trung bỡnh nhiều năm. Năm 1998, tổng phương tiện thanh toán tăng thấp nhất, chỉ có 20,33%, nhưng CPI lại tăng tới 9,2%. Trong 6 tháng đầu năm nay tổng phương tiện thanh toán tăng 7,26%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 8,28%. Song chỉ số tăng giá trong 6 tháng đầu năm 2004 đó là 7,2%. Cũn trong năm 2004, tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tăng dư nợ cho vay, ... đều thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái, nhưng CPI đó là 9,5%. Tất nhiờn như đó núi ở trờn là cú độ trễ về mặt thời gian, thường từ 6 tháng đến 1 năm. Như vậy có thể khẳng định, lạm phát ở Việt Nam trong hơn 14 năm qua nói chung và năm 2004 nói riêng không phải là lạm phát tiền tệ. 4. Do cầu kộo: Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú. Do đó hầu như không có tỡnh trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó. Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, đó làm giảm mạnh nguồn cung sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến. Đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng được chuyển sang các mặt hàng thực phẩm khác nên đó làm cho nhúm hàng thực phẩm núi chung tăng cao, tới 16,8% trong 9 tháng đầu năm 2004. Mặt khác, do biến động mạnh của bất động sản từ cuối năm 1999, do vậy nhu cầu xây dựng tăng cao, dẫn đến giá cả của vật liệu xây dựng, sắt thép, các mặt hàng trang trí nội thất đồng lọat tăng lên. Một diễn biến khác cũng xét từ nhân tố cầu kéo, có thể thấy do giá xuất khẩu gạo của Việt Nam được cải thiện và khối lượng gạo xuất khẩu tăng, thị trường xuất khẩu thủy sản ổn định và được mở rộng. Do đó giá của các mặt hàng lương thực, thủy hải sản tăng lên. 5. Do chi phí đẩy Nhõn tố này chủ yếu là do giỏ cả cỏc mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm Urê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế..., làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đó được điều chỉnh tăng 4 lần. Tỡnh hỡnh đó làm cho chi phí của một loạt lĩnh vực tăng lên, nhất là giao thông vận tải. Giá cước vận chuyển hàng không tăng 8%, vận tải đường sắt tăng 10% nhằm thực hiện chính sách hũa đồng giá vé giữa người Việt Nam và người nước ngoài, ... Bên cạnh đó chi phí xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, ... của người nông dân cũng tăng cao. Giá sắt thép tăng làm cho ngành xây dựng và cơ khí chế tạo tăng chi phí. Nguyên liệu nhựa và bột giấy tăng... cũng làm cho chi phí của một loạt ngành sản xuất và một loạt sản phẩm phải tăng giá bán lên. Đặc biệt là sự biến động lớn của thị trường bất động sản từ năm 1999 đến nay, hệ lụy của nó là vô cùng lớn. Đáng nhẽ các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đặc biệt là trong dân cư phải được tập trung để đầu tư phát triển sản xuất thỡ nay mọi người lại dồn hết tiền để kinh doanh bất động sản gây rối loạn thị trường này, đẩy giá bất động sản tăng hàng chục lần. Do vậy giá thuê mặt bằng để sản xuất, thuê cửa hàng để kinh doanh cũng tăng lên tương ứng, đẩy chi phí sản xuất lên cao. 6. Do tâm lý dõn chỳng Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dõn chỳng thỡ tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đó kớch thớch tõm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thỡ NHNN Việt Nam lại phỏt hành thờm loại tiền mệnh giỏ 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN Việt Nam lại đưa tiếp loại tiền polyme mới với các mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó) đó tiếp tục tỏc động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vỡ vậy giỏ trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VNĐ sang các tài sản tài chính khỏc và càng khuyến khớch tõm lý tiờu dựng. Kết quả là giỏ cả cỏc mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng. Như vậy qua nghiên cứu về diễn biến chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng nói chung và diễn biến lạm phát nói riêng trong hơn 14 năm qua, cũng như riêng năm 2004 có thể khẳng định, lạm phát ở nứơc ta là lạm phát giá cả. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đẩy, quản lý vĩ mụ kộm, cú một yếu tố nhỏ là cầu kộo và yếu tố tõm lý dõn chỳng. Như vậy lạm phát tăng cao đó làm suy yếu, thậm chớ phỏ vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. III. Hậu quả của lạm phỏt: Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. lạm phát có thể tác động trên 2 mặt: tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tiêu cực là thấy rừ hơn cả. Về mặt tích cực, lạm phát thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động tích cực đó chỉ có hiệu quả ở một mức độ lạm phát nhất định. Về những tác động mang tính tiêu cực, lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia. Ở đây, chỉ nêu một sỗ những tác đọng rừ nột nhất. Lạm phát làm giá cả tăng lên, Mức tăng giá tính đến cuối tháng 10/2007, so với tháng 12/2006 đó là 8,1.. giá tăng tập trung vào nhóm hàng tiêu dùng nhất là lương thực - thực phẩm, nhà ở Giá xăng dầu và giá vàng cũng không ngừng tăng lên, , giá điện tăng 7%, than tăng 20%, nhiên liệu tăng 7,8%, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Lạm phát làm đồng tiền bị mất giá trị so với các đơn vị tiền tệ khác. Các biểu thuế do không kịp điều chỉnh kịp thời với mức đọ tăng bất ngờ của lạm phát nên tác dụng điều chỉnh có phần hạn chế. Lạm phát gây một tác động không nhỏ đối với ngân hàng. Hoạt động của ngân hang bị suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngõn Hàng Thương Mại. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đó làm suy giảm lũng tin của cỏc nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Đối với tiêu dùng, lạm phát làm giảm sức mua của nhân dân. Thị trường hàng hóa gặp nhiều biến động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Lạm phát làm tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo, bất bỡnh về thu nhập. Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tất cả cá giai cấp đều chịu ảnh hưởng của lạm phát. Các công ti nếu không chủ động về vốn, ngân sách, và các vấn đề về sản xuất, phân phối sản phẩm...sẽ rất khó vươt qua thời kỡ này. IV/ Tớnh chất của lạm phỏt 1. Tớnh khỏch quan của lạm phỏt: Lạm phát là 1 vấn đề kinh tế, được coi như là một căn bệnh thế kỉ của nền kinh tế thị trường. Lạm phát do những nguyên nhân tất yếu của nền kinh tế gây ra và dẫn đến một số những kết quả nhất định. Đó chính là kết quả của sự vận động, tác động giữa các nguyên nhân khách quan gây nên tạo ra sự biến đổi mà hoàn toàn không phụ thuộc vào con người. 2.Tớnh phổ biến: Lạm phát xảy ra theo được xác định bằng những nguyên nhân nhất định. tùy theo từng thời kỡ, mức độ và tính chất của lạm phát cũng khác nhau. 3.Tớnh tất yếu: Lạm phát là một hiện tượng kinh tế. trong quá trỡnh phỏt triển, hầu hết cỏc quốc gia trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế đề phải trải qua thời kỡ lạm phỏt. Tuy nhiờn, mỗi quốc gia cú một diều kiện kinh tế, xó hội khụng hoàn toàn giống nhau nờn hiện tượng lạm phát cũng có phần khác nhau. V/ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyờn nhân và kết quả của hiện tượng lạm phỏt Lạm phát gây ra rất nhiều hậu quả, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. một trong số đó là tỡnh trạng giỏ cả tăng nhanh, tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Giá cả tăng cao trong khi thu nhập của người dân không được cải thiện tất yếu dẫn đến chất lượng cuốc sống giảm sút. Theo Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng, tỉ lệ tái nghèo đang có xu hướng tăng. Vấn đề dặt ra cho nhà nước chính là giải quyết vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người dân trước cơn bóo giỏ :”Hơn lúc nào hết, chúng ta cần tập trung mọi nỗ lực giải quyết tốt vấn đề an sinh xó hội, chăm lo cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương trong xó hội.” . Theo bà Hà Thị Hạnh - Tổng Giỏm đốc Ngân hàng chính sách xó hội Việt Nam, sau 5 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xó hội đó đưa gần 50 nghỡn tỷ đồng - tương đương 3 tỷ USD vốn vay của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách. Ngân hàng Chính sách xó hội được thành lập từ 2003  với mục đích tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng Nhà nước; góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lói ở khu vực nụng thụn. Như vậy, lạm phát là một trong những nguyên nhân gây ra tỡnh trạng” bóo giỏ”. Đồng thời viêc tăng giá cả thị trường đó nảy sinh những vấn đề mới trong xó hội, buộc Nhà Nước phải có những chính sách phù hợp để điều hũa, bảo đảm cuộc sống cho người dân. D/ Kết luận Mối quan hệ nguyên nhân kết quả là một trong những mối quan hệ cơ bản ta có thể bắt gặp trong đời sống con người.Chúng ta cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, có nhận thức đúng đắn để tìm ra nguyên nhân, bản chất của vấn đề. Tìm được đúng nguyên nhân ta có thể có cách giải quyết phù hợp, hiệu quả. Cần phải tự mình rút ra những bài học sau mỗi lần thành công hay thất bại. Chính các bài học cụ thể này sẽ có thể giúp ta hành động đúng đắn nhằm phát triển những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực có thể xảy ra nhằm giải quyết những vấn đề sau này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng một nội dung triết học nào đó để nghiên cứu một hiện tượng kinh tế - xã hội (hiện tượng lạm phát) Từ đó rút ra ý nghĩa và liên hệ bản thân.DOC
Tài liệu liên quan