Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009

Trang

Lời mở đầu 03

Những vấn đề lý luận chung về dãy số thời gian .04

-Khái niệm và các loại dãy số thời gian 04

-Phân loại dãy số thời gian 05

-Tác dụng của dãy số thời gian .05

-Điều kiện vận dụng dãy số thời gian 05

-Yêu cầu của việc xây dựng dãy số thời gian 06

Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian .06

-Mức độ bình quân theo thời gian .06

-Lượng tăng giảm tuyệt đối 07

-Tốc độ phát triển 08

-Tốc độ tăng (giảm) 09

-Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm lien hoàn) .09

Một số phương pháp biểu hiện sự biến động của hiện tượng 10

 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian 10

 Phương pháp số bình quân trượt .10

 Phương pháp hàm xu thế 10.

-Hàm xu thế tuyến tính 11

-Hàm xu thế parabol .11

-Hàm xu thế hypebol 11

-Hàm xu thế mũ .11

 Phương pháp chỉ số biến động thời vụ .12

Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình biến động kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 13

Những vấn đề chung về ngành thủ công mỹ nghệ 13

Tình hình xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ .16

Phân tích biến động kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ 18

Kết luận chung 22

Danh mục tài liệu tham khảo .22

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4494 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể được một mức độ lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Lúc này, số lượng các số trong dãy số giảm xuống và khoảng cách thời gian lớn hơn. Tác dụng của dãy số thời gian: Dãy số thời gian có 2 tác dụng chính Thứ nhất,cho phép nghiên cứu các hướng biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó có thể đề ra các định hướng hoặc các biện pháp xử lý thích hợp. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong lai Điều kiện vận dụng. Để có thể vận dụng dãy số thời gian một cách hiệu quả thì dãy số thời gian phải đảm bảo tình chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy thời gian. Cụ thể là: + Phải thống nhất được nội dung và phương pháp tính + Phải thống nhất được phạm vi tổng thể nghiên cứu. + Các khoảng thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kì. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các điều kiện trên bị vi phạm do các nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, khi vận dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp để tiến hành phân tích đạt hiệu quả cao. Yêu cầu: Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiên tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau. II/ Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian người ta thường sử dụng 5 chỉ tiêu chính sau đâu: Mức độ bình quân theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho tất cả các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.Việc tính chỉ tiêu này phải phụ thuộc vào dãy số thời gian đó là dãy số thời điểm hay dãy số thời kì. Dãy số tuyệt đối * Với dãy số thời kì, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây: =, trong đó với i= 1,2…,n là các mức độc của dãy số thời kì * Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau ta có công thức sau đây: = Trong đó: yi với i= 1,2,…n là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. * Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó ti với i= 1,..n là độ dài thời gian có mức độ 2. Lượng tăng( giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu, tùy theo mục đích nghiên cứu ta có chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) như sau: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kì nghiên cứu ( yi) và mức độ kì đứng liền trước đó (yi-1). Công thức tính như sau: với i= 2,…n, trong đó là lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa kì nghiên cứu yi và mức độ của một kì được chọn làm gốc, thông thường mức độ của kì gốc là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1). Chỉ tiêu này thường phản ánh lượng tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính: với i=2,...n Trong đó là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. Ta thấy: với i= 2,3,…n Tức là các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình == Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối biểu hiện bằng lần hoặc % phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: * Tốc độ phát triển liên hoàn : Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 thời gian liền nhau. Công thức tính như sau: (với i= 2,…n ) Trong đó là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 là mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 *. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng ở hai thời gian không liền nhau, trong đó thường chọn thời gian đầu tiên làm gốc. Công thức tính như sau: Ti = (với i=2,…n) Trong đó Ti là tốc độ phát triển định gốc là mức độ của hiện tượng ở thời gian thứ i Quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc là: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc: = = Ti Tốc độ phát triển định gốc cũng được tính bằng lần hoặc % Tốc độ phát triển trung bình: Là trị số đại biểu của tốc độ phát triển liên hoàn, là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn trong một thời kì nào đó Được tính theo công thức: t= = Tốc độ tăng (giảm). Cho biết qua thời gian thì hiện tượng được nghiên cứu tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu % Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn hay từng thời kì là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kì gốc liên hoàn. Kí hiệu ( với i=2,…n) là tốc độ tăng hay giảm liên hoàn thì = Hay có thể tính theo công thức sau: (%) =ti (%) -100 Tốc độ tăng giảm định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kì gốc cố định Nếu kí hiệu Ai là các tốc độ tăng giảm định gốc, với i=2,3…n Thì : Ai= = với i= 2,3…n Hay Ai (%) = Ti(%) -100 Tốc độ tăng giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu kí hiệu là tốc độ tăng (giảm) trung bình thì ta có: hoặc Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng (giảm). Là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối với tốc độ tăng ( giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối lien hoàn cho tốc độ tăng hoặc giảm lien hoàn. Nghĩa là: với i=2,3,…n Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng hoặc giảm định gốc vì luôn là một hằng số và bằng Năm chỉ tiêu trên có ý nghĩa và nội dung riêng, tuy nhiên các chỉ tiêu có mối lien hệ với nhau. Từ đó giúp việc phân tích được đầy đủ và sâu sắc hơn. III/ Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian gần nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn với mức độ lớn hơn.Trước khi ghép, các mưc độ trong dãy số chưa phản ánh được mức biến động cơ bản của hiện tượng hoặc biểu hiện chưa rõ rệt. Sau khi ghép, ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên triệt tiêu lẫn nhau do ảnh hưởng của các chiều hướng trái ngược nhau và các mức độ mới bộc lộ rõ xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Tuy nhiên, phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian còn có một số nhược điểm nhất định . Thứ nhất, phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kì vì nếu áp dụng cho dãy số thời điểm, các mức độ mới trở lên vô nghĩa. Thứ hai, chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian,số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi nhiều Phương pháp bình quân trượt. Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu và thêm dần các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số lần bình quân không đổi. Giả sử có dãy số thời gian Dãy số trung bình trượt Dãy số trung bình trượt phụ thuộc mức độ dãy số ban đầu nhiều hay ít và phụ thuộc vào tính chất biến động của dãy số qua thời gian. Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian. Sự biến động của dãy số qua thời gian tương đối ổn định ta có thể tính được từ 3 đến 4 mức độ. Sự biến động của dãy số qua thời gian lớn và số lượng dãy số tương đối nhiều ta tính trung bình trượt 5, 6 hoặc 7 mức độ. Nếu số lượng mức độ tham gia tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng san bằng các yếu tố ngẫu nhiên càng lớn, mặt khác sẽ làm số lượng mức độ trung bình trượt ngày ít đi ảnh hưởng đến việc phân tích xu hướng biến động cơ bản Phương pháp hàm xu thế: Khái niệm: Trên cơ sở một dãy số thời gian được biêu hiện trên đồ thị người ta tìm ra được một phương trình gọi là phương trình hồi quy về dãy số thời gian với số thứ tự thời gian t. phương trình hồi quy tổng quát: Để lựa chọn đúng đắn dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp giản đơn khác như: dựa vào đồ thị, dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển và phương pháp bắt buộc là kiểm định đối với các tham số và tỷ số tương quan, sai số chuẩn của mô hình. Công thức tính sai số chuẩn của mô hình: Trong đó p là tham số của mô hình Công thức tính tỷ số tương quan: = Sau đây là một vài dạng phương trình hồi quy đơn giản được sử dụng 3.1 Hàm xu thế tuyến tính Điều kiện vận dụng: Hàm xu thế tuyến tính được vận dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Phương trình tổng quát: = bo + t Áp dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất ta có hệ phương trình: Hoặc áp dụng công thức: 3.2 Hàm xu thế parabol Điều kiện áp dụng: Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian tăng dần theo thời gian, đạt cực đại sau đó lại giảm dần theo thời gian. Hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng phương trình tổng quát: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình Hàm xu thế hypebol Điều kiện vận dụng: hàm xu thế hypebol được vận dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian Dạng phương trình tổng quát: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình: Hàm xu thế mũ: Điều kiện vận dụng: Hàm xu thế mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển lien hoàn xấp xỉ nhau. Phương trình tổng quát có dạng: Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình: Chú ý: biến t là thứ tự thời gian, ta có thể chọn t với các giá trị từ 1 đến n hoặc có thể chọn theo t’ mà = 0 nhưng vẫn đảm bảo thứ tự thời gian thì việc tính toán sẽ đơn giản hơn bằng cách Nếu số thứ tự thời gian là các số lẻ thì chọn số thứ tự chính giữa là 0, trước số 0 sẽ lần lượt là -1, -2 ,-3… sau số 0 sẽ là các số 1,2,3… Nếu số thứ tự thời gian t là một số chẵn thì 2 số thứ tự chính giữa lần lượt là -1 và 1. Trước -1 là -3, -5, sau 1 là 3,5. Phương pháp chỉ số biến động thời vụ: Ý nghĩa: Trong thực tế sản xuất kinh doanh, trong nhiều lĩnh vực nhất là chế biến sản phẩm từ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ có tính thời vụ rất cao. Trong một số các ngành khác như công nghiệp, giao thông vận tải đều ít nhiều có biến động thời vụ Nguyên nhân chính gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết và do phong tục tập quán, sinh hoạt dân cư Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành lúc thì khẩn trương còn lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp. Qua nghiên cứu chỉ số thời vụ giúp ta đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp kịp thời để sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên hợp lí, hiệu quả. Điều kiện áp dụng: Nguồn số liệu phải được thống kê, theo dõi ít nhất 3 năm trở lên. Về phương pháp tính: có 2 loại phương pháp tính chỉ số thời vụ: 4.1 Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có mức độ tương đối ổn định ( không có hiện tượng tăng giảm rõ rêt) Công thức tính: ; trong đó là mức độ bình quân của các thời gian cùng tên i i là tháng ( i=1,2,…,12) hoặc quý i= (1,2,3,4) là số bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số. 4.2 Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt Nội dung phương pháp: Nếu mức độ cùng kì, cùng thời gian của hiện tượng nhưng từ năm này sang năm khác có biểu hiện tăng hoặc giảm rõ rệt thì trước khi tính chỉ số thời vụ phải điều chỉnh dãy số bằng một phương trình hồi quy để tính các mức độ lý thuyết rồi sau đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh. Công thức tính: ; trong đó là mức độ thực tế của thời gian thứ i thuộc năm thứ j Và là mức độ lý thuyết của thời gian thứ i thuộc năm thứ j tính được từ hàm xu thế : i= 1,2,…,n ; n là số tháng hoặc số quý j= 1,2,…,m ; m là số năm Phần II: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích xu thế biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009. I/ Những vấn đề chung về ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam *Thực trạng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam: 1.Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống. Hiện nay, tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ tại các làng nghề truyền thống diễn ra nhỏ lẻ, chưa thực sự tập trung và chuyên nghiệp. Các cơ sở sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động nên khó đáp ứng những đơn hàng xuất khẩu lớn từ các đối tác nước ngoài. Ngoài những khó khăn về vốn hoạt động thì điểm yếu khác của các cơ sở sản xuất đó là thiếu các kĩ năng quản lí, tổ chức hoạt động, tìm kiếm khách hàng và bán hàng. Đa phần những hộ sản xuất nhỏ ở các làng nghề muốn bán sản phẩm của mình đều phải thông qua các chủ buôn, qua các đơn vị trung gian, thù lao nhận được chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Vấn đề nhân lực chất lượng cao tại các làng nghề cũng đang là một bài toán nan giải, không chỉ nhân lực chất lượng cao về tay nghề ( các nghệ nhân, thợ giỏi) đang ngày mai một mà cả nhân lực cần thiết phục vụ cho công việc kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cũng đang thiếu trầm trọng. Trong bối cảnh thị trường mở của, công việc kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các quy định về thuế, hải quan…làm cho cầu về nhân lực trong ngành này ngày càng cao. Hiện tại ở một số làng nghề đang có xu hướng người dân bỏ nghề đi làm những công việc khác có thu nhập ổn định hơn, đó là hậu quả của việc hàng hóa không bán được, tính thời vụ của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu không giải quyết được vấn đề nhân lực tại các đơn vị trong làng nghề thì rất khó để các doanh nghiệp này tiến xa trên thị trường quốc tế. Một khó khăn không nhỏ nữa hiện nay là nhiều chủng loại hàng TCMN đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Chúng ta nhưng lại đang phải nhập khẩu phần lớn các loại song mây, thậm chí là tre. Nhiều sản phầm làm từ bẹ chuối, lá dừa rừng hấp dẫn các nhà phân phối nước ngoài nhưng chúng ta lại không đủ nguyên liệu để sản xuất lượng hàng lớn. Việc thiếu nguyên liệu đang cản trở các doanh nghiệp và làng nghề sản xuất theo quy mô rộng lớn. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cần thực hiện nhiều giải pháp, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các ngành quản lý liên quan. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động đến nền kinh tế trong nước khiến người nghèo có xu hướng tăng lên, đời sống của nông dân và dân nông thôn bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi Chính phủ dành nhiều gói giải pháp để kích cầu và đảm bảo an sinh xã hội thì việc quan tâm hơn đến đẩy mạnh phát triển ngành TCMN sẽ đạt nhiều mục đích. Đây chính là cơ hội để ngành TCMN được cơ cấu lại, tăng cường cho sức cạnh tranh của từng mặt hàng cụ thể. Để giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu, công tác quy hoạch cần được tiến hành nhanh bởi đây là một việc làm không phải xong ngay trong một sớm một chiều. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm vì đây là ngành mà các doanh nghiệp đều thuộc quy mô nhỏ và vừa. Đồng thời, thường xuyên cung cấp thông tin về dự báo thị trường và quy định về luật pháp của nước nhập khẩu để doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường và tránh những rủi ro không đáng có Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đa phần được làm thủ công bằng tay nên được khách hàng ưa chuộng, nhưng vấn đề khó khăn đó là mẫu mã hàng hóa chậm cải tiến để bắt kịp với sự thay đổi của về sở thích của khách hàng. Tình trạng chậm cải tiến mẫu mã sản phẩm có thể thấy qua các kì hội trợ triển lãm hàng năm. Nhiều ý kiến của khách tham quan cho thấy họ chỉ cần nhìn qua gian hàng của các doanh nghiệp làng nghề là biết ở đó bày sản phẩm gì, các mẫu sản phẩm vẫn chỉ có từng đó chưa đủ thu hút được sự quan tâm của đối tác. Một vấn đề khác đó là một số nhóm hàng của chúng ta không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước bạn về giá. Do sản xuất thủ công nên đôi lúc không đáp ứng đúng tiến độ giao hàng cho khách, hàng hóa của các nước khác làm trên dây truyền máy móc nên giá cạnh tranh hơn. Tình trạng đó có thể thấy được trong nhóm hàng đồng-vàng-bạc mỹ nghệ, vì nhóm hàng này có đặc điểm là có thể sản xuất hàng loạt trên dây truyền máy móc và khó để khách hàng nhận biết đâu là sản phẩm làm thủ công và đâu là hàng làm công nghiệp. Sản phẩm của chúng ta tuy đẹp và độc đáo nhưng tính năng sử dụng chưa cao dẫn đến việc khó tiêu thụ Theo ý kiến của ông Bùi Văn Vượng- Giám đốc Trung tâm Tạo Mẫu Việt ( Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) : Nếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam được gắn thêm nhiều tính năng sử dụng và phù hợp với văn hóa các nước bạn thì việc tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, các doanh nghiệp làng nghề, các cơ sở sản xuất cần quan tâm hơn đến việc thiết kế, tạo mẫu sản phẩm. Xét về chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của chúng ta chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên vấn đề chất lượng cần được chú trọng đặc biệt. Hàng chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu dài sẽ được chấp nhận. Nhiều sản phẩm của ta hiện nay chưa đáp ứng được điều này, cụ thể trong ngành mây tre đan- cói, các sản phẩm được làm từ nguyên liệu dễ mối mốc kèm với việc xử lý nguyên vật liệu chưa kĩ nên khi qua nước bạn sẽ dễ bị hư hỏng ảnh hưởng xấu tới uy tín của hàng Việt Nam. 2. Tình trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường các nước. * Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan..Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao: Đơn vị tính: USD Thị trường Tháng 4/2009 Đức 2.654.351 Nhật 2.334.715 Hoa Kỳ 1.326.129 Đài Loan 818.839 Italia 707.760 Hàn Quốc 642.458 Hà Lan 532.641 Anh 489.056 Tây Ban Nha 472.925 Oxtraylia 453.797 Pháp 426.643 Ba Lan 404.544 Theo thông tin từ Bộ Công thương thị trường EU có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng này, trong những năm qua thị trường Eu đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD và Việt Nam cũng chiếm được 5,4% kim ngạch nhập khẩu trong số đó.EU sẽ là  thị trường nhiều hứa hẹn của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Thực tế, trong tháng 4/2009 mặt hàng này xuất khẩu sang EU đạt kim ngạch 6,3 triệu USD giảm nhẹ 3,07% so với tháng 3/2009. Tính chung trong 4 tháng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 27,54 triệu USD giảm 20,8% so với cùng kỳ năm trước.Cụ thể như  kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt trên 2,65 triệu USD giảm 10,81% so với tháng 4/2008 nhưng lại tăng 18,16% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng sang Đức đạt trên 9,5 triệu USD giảm 14,85% so với 4 tháng 2008; kim ngạch xuất sang Italia đạt 707 nghìn USD giảm 6,7% so với tháng 3/2009 và giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng tính chung 4 tháng tại thị trường này thì kim ngạch lại tăng 7,06% so với 4 tháng 2008 và đạt trên 3 triệu USD… Thị trường có kim ngạch lớn thứ 2 của mặt hàng này trong tháng 4/2009 là Nhật Bản với kim ngạch đạt trên 2,3 triệu USD,giảm 4,28% so với tháng trước và giảm 9,15% so với tháng 4/2008. Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên8,4 triệu USD thì Hoa Kỳ là thị trường có kim ngạch lớn thứ 3 của mặt hàng này, tuy có giảm 18,98% so với 4 tháng 2008. Riêng trong tháng 4/2009 kim ngạch đạt trên 1,3 triệu USD giảm 56,25% so với tháng 3/2009 và giảm 35,67% so với tháng 4/2008. *Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng 4/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt được gần 14,07 triệu USD, giảm 13,08% so với tháng 3/2008, và giảm 12,10% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 58,30 triệu USD, tuy có giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại tăng 23,3% so với kế hoạch năm đề ra. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng này mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, nưm 2008 mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng đạt gần 1 tỷ USD. Tuy  kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn, nhưng lại có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn nên có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da co nguyên liệu đầu phải nhập khẩu nên giá trị thực thu ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này  thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 80-100% giá trị xuất khẩu. Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 nghìn lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Đây cũng là mặt hàng  được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng 4/2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt được gần 14,07 triệu USD, giảm 13,08% so với tháng 3/2008, và giảm 12,10% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 58,30 triệu USD, tuy có giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại tăng 23,3% so với kế hoạch năm đề ra. Dự báo, nhu cầu của thị trường Thế giới đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tiếp tục tăng. Do đó chiến lược đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì cần phải có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hoà và tối ưu hoá các nguồn lực phát triển cho ngành hàng này. Về lâu dài, nếu có chính sách khuyến khích phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ có điều kiện đầu tư phát triển, tăng cường khả năng sản xuất; tạo ra các sản phẩm có mẫu mã riêng; kiểu dáng đẹp; chất lượng phù hợp … để tiếp cận và mở rộng hơn nữa với các thị trường xuất khẩu. Về chủng loại xuất khẩu: Cơ cấu các mặt hàng chính Tỷ trọng (KN) tháng 4/09 Hàng làm bằng tre 40,08% Hàng làm bằng cói 16,94% Hàng làm bằng mây 15,96% Hàng làm bằng lục bình, lá buông 18,68% Hàng làm bằng chuối 2,62% Hàng sơn mài 0,58% Các loại khác 5,12% Trong cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tháng 4/2009 thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tre đạt cao nhất 4,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 40,08% giảm nhẹ 4,25% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm chính như: đũa tre (487.421 USD); hộp tre (342.921 USD); ghế tre (338.516 USD)…. Tiếp theo là mặt hàng làm bằng lục bình, lá buông với tỷ trọng 18,68% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,1 triệu USD so với tháng 3/2009 thì không thay đổi. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làm từ lá buông đạt trên 446,7 nghìn USD; các sản phẩm chính làm từ lục bình như: giỏ lục bình (429.356 USD); rổ lục bình (204.977USD); chậu lục bình (183.925 USD)… Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn xếp thứ 3 là hàng làm từ cói với kim ngạch đạt 1,9 triệu USD chiếm tỷ trọng 16,94%, tăng 46,15% so với tháng trước. Một số sản phẩm chính được làm từ cói như: rổ cói (388.301 USD); hộp cói (257.634 USD); rổ lục bình (204.977 USD); chậu lục bình (183.925 USD)…. Mặt hàng bằng mây có kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt trên 1,79 triệu USD giảm không đáng kể so với tháng 3/2009, chiếm tỷ trọng 15,96% trong cơ cấu các mặt hàng. Ngoài ra, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu khác như: hàng làm bằng chuối (294.828 USD); hàng làm bằng sơn mài(65.284 USD); các loại khác (574.691 USD)… II/ Phân tích biến động kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Phân tích và nhận xét giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2000-2008 Bảng số liệu về lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu qua các năm từ 2000-2008: Chỉ tính các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sau: Hàng mây tre cói- lá-thảm Hàng gốm sứ Hàng sơn mài mỹ nghệ Hàng thêu ( Đơn vị tính: triệu USD ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị xuất khẩu 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.DOC
Tài liệu liên quan