Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Không một dự án phát triển nào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công của người khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làm việc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng. Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm 2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi.
Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè. Chúng ta tin rằng mỗi một người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các nỗ lực tập thể. Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” của một tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng ấy cho lợi ích chung.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả hoan nghênh rất nhiều.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
3.1. Khái quát đặc điểm văn hóa Mỹ la tinh.
3.1.1.Nhìn lại chính mình
Người Châu Mỹ La tinh tôn sùng dĩ vãng một cách không ngưng nghỉ đến độ họ có thể làm cho các chủ trương đổi mới gần như bất khả thi. Thay vì theo đuổi một văn hóa cải thiện xã hội, họ luôn luôn cổ vũ một thứ văn hóa gìn giữ nguyên trạng (the status quo). Một sự đổi mới liên tục và kiên trì — loại đổi mới phù hợp với ổn định dân chủ — sẽ không làm thỏa mãn được con người ở đây; vùng này chấp nhận những gì đã có sẵn, mặc dù thỉnh thoảng cũng mơ tưởng những cuộc cách mạng sôi nổi, những cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại cảnh dân giàu nước mạnh chỉ sau một cuộc nổi dậy mà thôi.
Một thái độ hoài cổ như vậy có thể là dễ thông cảm hơn đối với Canada hay Norway, những nước đã đạt được những trình độ phát triển con người đáng thèm muốn. Nhưng Guatemala hay Nicaragua đã đạt được thành tích nào đáng trân quí như thế trong dĩ vãng? Trong những trường hợp như thế này, chắc chắn khuynh hướng bảo thủ không chỉ phát xuất từ một ý muốn duy trì nguyên trạng nhưng, thậm chí đúng hơn, từ một ước muốn bảo vệ những đặc quyền cố hữu và từ một nỗi sợ hãi mông lung về những điều chưa biết. Người dân Châu Mỹ La-tinh thậm chí còn bám víu lấy cả sự đau thương, thà sống với một hiện tại chắc nịch hơn là theo đuổi một tương lai bấp bênh. Điều này có phần chỉ là tự nhiên, hoàn toàn là bản tính con người. Nhưng đối với chúng tôi, sự sợ hãi có thể làm tê liệt thần trí; nó tạo ra không những bồn chồn lo lắng mà còn làm tê liệt.
Tồi tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của vùng này ít khi có đủ kiên trì hay khôn khéo để cẩn thận hướng dẫn người dân của mình đi qua những tiến trình cải tổ. Trong một chế độ dân chủ, nhà lãnh đạo phải là giáo viên chủ nhiệm (the head teacher), một người sốt sắng trả lời những hoài nghi, thắc mắc và giải thích sự cần thiết và lợi ích của một đường lối mới. Nhưng cứ lẽ thường tại Châu Mỹ La-tinh, các nhà lãnh đạo chỉ việc tự biện minh bằng một câu đơn giản “bởi vì tôi nói vậy”.
Điều này phù hợp sít sao với tham vọng bảo vệ những đặc quyền cố hữu — một hiện tượng rõ nét không những trong giới giàu sang và quyền lực mà còn đều khắp xã hội. Các công đoàn nhà giáo tự ý định đoạt giáo viên phải dạy bao nhiêu giờ một tuần và phải dạy những gì. Một sự kiện tương tự cũng diễn ra với các chủ công ty và các nhà thầu trong khu vực tư, một khu vực qua hằng chục năm nay vẫn chỉ cung cấp các dịch vụ kém phẩm chất vì họ không sợ bị cạnh tranh, nhờ vào việc “ngồi chỗ mát ăn bát vàng” và các thương vụ phi pháp. Và công nhân viên nhà nước cũng ù lì không kém: các cơ quan hành chánh dân sự trả lương cho công chức để họ chỉ biết tới ngồi bàn giấy và nói không với dân.
Thái độ này có nhiều hậu quả xấu, nhất là đối với doanh nghiệp. Tại Châu Mỹ La-tinh, số nhân viên kiểm soát doanh nghiệp thường đông đảo hơn số doanh nhân khá xa. Toàn khu vực thường tỏ ra hoài nghi đối với các sáng kiến và thiếu những cơ chế hữu hiệu để hỗ trợ các dự án canh tân. Người nào muốn mở một doanh nghiệp cũng phải lội qua nhiều ghềnh thác của bộ máy quan liêu và phải đáp ứng nhiều điều kiện độc đoán vô lý. Doanh nhân gần như không nhận được sự ca ngợi hoặc khích lệ văn hóa, ít khi được luật pháp che chở, và hiếm khi được giới khoa bảng yểm trợ.
Trong khi đó, các đại học trong khu vực không đào tạo được các loại chuyên gia mà công cuộc phát triển đòi hỏi. Tính trung bình, Châu Mỹ La-tinh đào tạo sáu chuyên viên khoa học xã hội cho mỗi hai kỹ sư và mỗi một chuyên viên trong các ngành khoa học chính xác. Một chuyến viếng thăm một khu đại học tại Châu Mỹ La Tinh sẽ cho ta cái cảm giác đang trở về quá khứ, trở về một thời đại trong đó Bức tường Bá Linh chưa sụp đổ và Liên bang Nga cũng như Trung Quốc chưa theo chủ nghĩa tư bản. Thay vì trang bị cho sinh viên những công cụ thực tiển – như các kỹ năng công nghệ và sinh ngữ — để giúp họ thành công trong một thế giới toàn cầu hóa, nhiều đại học chỉ chuyên dạy các tác giả không còn ai muốn đọc và lặp lại các học thuyết không còn ai muốn tin.
Muốn thực hiện công cuộc phát triển, tình trạng này phải thay đổi. Các nước Châu Mỹ La-tinh phải bắt đầu tưởng thưởng những con người có óc cải tiến và sáng tạo. Các đại học phải cải tổ các chương trình học của sinh viên và chịu đầu tư vào khoa học và công nghệ, phải giảm bớt các điều lệ cồng kềnh, thu hút đầu tư và khuyến khích việc chuyển giao tri thức. Nói cách khác, các đại học phải hiểu rằng chủ nghĩa thực tiển (pragmatism) là ý thức hệ phổ biến hiện đại — rằng, như Đặng Tiểu Bình có lần đã nói, vấn đề mèo đen hay mèo trắng là không quan trọng, miễn là chúng bắt được chuột.
3.1.2.Xây dựng niềm tin.
Trở ngại thứ hai là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Không một dự án phát triển nào có thể thành công ở một nơi đầy dẫy ngờ vực, một nơi mà thành công của người khác được nhìn bằng con mắt nghi ngại, còn óc sáng tạo và động lực làm việc thì bị xã hội cảnh giác đề phòng. Người Châu Mỹ La-tinh được xếp vào các dân tộc đa nghi nhất thế giới. Cơ quan Thăm dò Các giá trị Thế giới (the World Values Survey) đặt ra câu hỏi: “Bạn có tin hầu hết mọi người không?” Vào năm 2000, có đến 55-65% số người được thăm dò tại 4 nước Bắc Âu – Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển – nói có; chỉ 16% số người được thăm dò tại Châu Mỹ La-tinh nói có, và chỉ 3% tại Brazil nói có mà thôi.
Người Châu Mỹ La-tinh hoài nghi lòng thành thật của hết thảy mọi người mà chúng ta gặp trên đường đi, từ chính khách đến bạn bè. Chúng ta tin rằng mỗi một người đều nuôi một ý đồ thầm kín và rằng ta không nên quá dấn thân vào các nỗ lực tập thể. Chúng ta bị giam hãm trong tình trạng “tiến, thoái lưỡng nan” của một tù nhân vĩ đại, trong đó mỗi người tìm cách đóng góp ít chừng nào hay chừng ấy cho lợi ích chung.
Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa, sự tin tưởng lẫn nhau là điều không thể thiếu. Những quốc gia sẵn sàng tin tưởng nhất là những quốc gia sẵn sàng phát triển nhất, bởi vì công dân nước đó có thể hành động dễ dàng, dựa vào một dự kiến hợp lý về cách người khác sẽ ứng xử thế nào. Bất an pháp lý là một vấn đề đặc biệt của vùng này. Sự việc diễn ra ở một tần số báo động là, người dân Châu Mỹ La-tinh không làm sao biết được hậu quả pháp lý của các việc mình làm là gì, hoặc nhà nước sẽ phản ứng ra sao đối với các dự án của họ. Trong một số quốc gia thuộc vùng này, các cơ sở kinh doanh có thể bị sung công mà không cần giải thích, giấy phép kinh doanh bị hủy bỏ dưới sức ép chính trị, nhiều bản án được đưa ra bất chấp cả pháp luật, và tình trạng pháp lý thay đổi xoành xoạch thường cản trở việc thành tựu các mục tiêu dài hạn. Như cựu Tổng thống Ecuador, Ông Osvaldo Hurtado, ghi nhận trong cuốn Lợi ích của Mỹ (The American Interest) xuất bản gần đây:
Người dân Châu Mỹ La-tinh không tin tưởng các cơ chế và tác nhân pháp lý…dù đó là toà án chính phủ hay luật sư tư nhân. Thật vậy, thói quen coi thường pháp luật có gốc rễ sâu xa qua nhiều thế kỷ đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên lục địa này hơn cả vô số luật lệ đã ban hành qua hằng trăm năm nay để điều hành các quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị. Trong 175 năm qua, các quốc hội Châu Mỹ La-tinh có lẽ đã làm ra nhiều luật hơn các quốc hội của vùng nào trên hành tinh này, nhưng chưa bao giờ có quá nhiều luật lệ bị quá nhiều người coi thường quá lâu dài như thế.
Người ta nói rằng an ninh pháp lý (legal security) là phương tiện bảo vệ niềm tin. Để cho việc phát triển kinh tế thành công, người dân Châu Mỹ La-tinh phải tin được nhà nước của mình hành động hợp lý và có thể đoán trước được. Họ phải dự kiến được các hậu quả pháp lý sẽ dành cho các hành vi của mình. Và họ phải tin tưởng được rằng những người khác cũng sẽ hành động phù hợp với qui luật của cuộc chơi.
3.1.3. Quyết tâm theo đuổi dân chủ.
Trở ngại thứ ba chặn đứng công cuộc phát triển là sự yếu kém trong quyết tâm theo đuổi dân chủ tại Châu Mỹ La-tinh. Hẳn rằng, ....ở một mức độ nào đó toàn vùng có thể được coi là hoàn toàn đi theo thể chế dân chủ. Sau nhiều thế kỷ trải qua nội chiến, đảo chính, và các chế độ độc tài, thể chế dân chủ tại đây đã thực sự có những bước tiến ngoạn mục trong mấy thập kỷ qua. Nhưng sự thật là, chiến thắng của dân chủ vẫn chưa mỹ mãn. Bất chấp những bản hiếp pháp được soạn thảo công phu, những tuyên bố long trọng, và những hiệp ước cao thượng, Châu Mỹ La-tinh vẫn dễ dàng ngã theo chế độ độc tài.
.....Một khi đã đắc cử, các nhà độc tài này bèn giải thích sự ủy thác của nhân dân như là một thứ toàn quyền hành động (carte blanche) để làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả đàn áp đối lập, kềm kẹp giới truyền thông, và cố tình bóp méo chế độ chính trị để duy trì quyền lực bằng mọi giá. Trong khi đó, quá nhiều công dân trong nước bằng lòng để cho các nhà lãnh đạo này tiếp tục cai trị, vì có lẽ nhận thấy chủ nghĩa cứu thế (messianism) và chính sách mị dân của các nhà độc tài như là một lối thoát để đất nước ra khỏi cái mê cung của tình trạng chậm tiến (labyrinth of underdevelopment) đang chi phối toàn vùng.
Nếu các chế độ dân chủ Châu Mỹ La-tinh không thực hiện được những mục tiêu chính trị và kinh tế đã hứa hẹn, nếu những hi vọng của người dân vẫn chỉ là một ước mơ bị trì hoãn, thì chế độ độc tài sẽ ngóc đầu trở lại. Phương thức để ngăn ngừa điều đó là phải chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng chế độ dân chủ mang lại hiệu quả tốt đẹp, rằng chế độ này thực sự có thể kiến tạo những xã hội công bình và thịnh vượng hơn. Vươn ra khỏi tình trạng xơ cứng chính trị, biết đáp ứng những đòi hỏi của người dân, và tạo nguồn lực ngân sách bằng cách đánh thuế người giàu là tất cả những biện pháp thiết yếu cần phải thi hành trên bước đường tiến tới một văn hóa đích thực tự do và tiến bộ.
3.1.4. Một văn hóa hòa bình.
Gia tăng lợi tức công (public income) là cần thiết, nhưng chưa đủ. Ngân quĩ quốc gia cần phải được chi tiêu một cách khôn ngoan, để hỗ trợ cho việc phát triển con người. Các nước Châu Mỹ La-tinh đã chi tiêu quá nhiều tiền trong quá khứ, đùn lên những núi nợ khổng lồ, nhưng họ thường phung phí nguồn lực vào những ưu tiên không chính đáng. Họ đã tiêu pha hào phóng cho quân đội những nố tiền mà lẽ ra họ phải chi tiêu rộng rãi cho tương lai của con cháu họ.
Ngoài Colombia ra, không một nước nào tại Châu Mỹ La-tinh hiện đối đầu một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hay sắp xảy ra. Nhưng mỗi năm, toàn khu vực chi tiêu đến 60 tỉ đôla về vũ khí và cho quân lính — gấp đôi ngân sách quốc phòng chỉ 5 năm trước đây. Vì sao? Ai sẽ tấn công ai? Kẻ thù của nhân dân trong vùng này là nghèo đói, dốt nát, bất bình đẳng, bệnh tật, tội ác, và nạn xuống cấp môi trường. Chúng là những kẻ nội thù, và chúng ta chỉ có thể đánh bại chúng bằng một chính sách công khôn khéo (smart public policy), chứ không bằng một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Rosta Rica là nước đầu tiên trong lịch sử đã bãi bỏ quân đội và tuyên bố hòa bình với thế giới. Con em nước này không hề biết đến quân dịch là gì. Chúng chưa bao giờ thấy một chiếc phi cơ trực thăng có vũ trang hay dấu vết của một chiếc xe tăng. Và kể từ khi bãi bỏ quân lực cách đây 62 năm, Costa Rica chưa bao giờ kinh qua một cuộc đảo chính. Tôi thiển nghĩ toàn bộ Châu Mỹ La-tinh có thể theo bước chân của Costa Rica, nhưng tôi biết rằng thế giới không tưởng này (this utopia) sẽ không thể trở thành hiện thực trong đời tôi. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng một sự giảm dần ngân sách quốc phòng có trách nhiệm không những là khả thi mà còn khẩn thiết. Chúng ta phải làm điều này vì biết ơn những nạn nhân của các chế độ độc tài, những nạn nhân đã viết lên những trang sử bi thảm nhất của Châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ 20 bằng chính máu của mình. Chúng ta phải làm điều này vì mang ơn những kẻ còn sống sót sau những đợt đàn áp và tra tấn. Chúng ta làm điều này vì những kẻ đã cảm thấy nỗi lo sợ cùng cực trổi lên trong lòng mình khi phải đối diện với một người lính.
Từ bỏ loại văn hóa võ biền này cũng là thiết yếu bởi vì việc gia tăng sự hiện quân đội trong thị xã và thành phố của chúng ta sẽ khuyến khích một thái độ hiếu chiến không có lợi cho phát triển kinh tế. Nó ngụ ý rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp nhất bằng cách chống lại một kẻ thù, chứ không phải bằng đường lối xây dựng tình đoàn kết với bạn bè và láng giềng. Nó dạy rằng sự chinh phục sẽ được thực hiện bằng vũ khí, hò hét, và đe nẹt, chứ không bằng ngôn từ, bằng sự tôn trọng, và bao dung. Chủ nghĩa quân phiệt trong văn hóa của vùng này là một lực thoái hóa và hũy hoại, cần được thay thế bằng một văn hóa hoà bình.
Người Châu Mỹ La-tinh phải nhìn vào trong gương và đối diện với thực tế là nhiều vấn đề của chúng ta không nằm trên những vì sao bổn mạng mà nằm ngay giữa chúng ta. Chúng ta phải dứt khoát chấm dứt nỗi sợ hãi về đổi mới. Chúng ta phải trân trọng óc kinh doanh. Chúng ta phải tập tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta phải tăng cường quyết tâm theo đuổi dân chủ và pháp trị. Và chúng ta phải từ bỏ những đường lối quân phiệt, những đường lối vẫn còn tiếp tục xát muối vào những vết thương quá khứ. Chỉ có như vậy Châu Mỹ La-tinh mới nhiên hậu đạt được mức phát triển mà chúng ta cố tìm kiếm từ lâu.
3.2. Trăm năm cô đơn và những giá trị văn hóa cao cả.
3.2.1. Hình tượng Macondo trong “Trăm năm cô đơn” - từ góc nhìn văn hóa Mỹ latinh.
Được lấy cảm hứng từ một lần đi tàu hỏa cùng mẹ quay về Aracataca để bán ngôi nhà cũ của ông ngoại, địa danh Macondo xuất hiện bất ngờ trước mắt tác giả khi nhìn thấy tên của một đồn điền chuối. Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Marquez biết được rằng Macondo có thể bắt nguồn từ tên gọi Makondos của một bộ tộc du mục ở Tanganyika, hoặc cũng có thể là tên của một loài cây vùng nhiệt đới khá giống với cây gạo. Tuy nhiên, sở dĩ vùng đất Macondo đã ám ảnh xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Marquez, không phải bởi sự ngẫu nhiên khi tìm thấy một địa danh, mà bởi tên gọi này đã phù hợp với dự phóng sáng tạo của người cầm bút. Bởi đó là một tên gọi: “khiến tôi chú ý ngay từ những chuyến đi đầu tiên với ông ngoại, nhưng chỉ khi trở thành người lớn, tôi mới phát hiện rằng mình thích nó bởi nó đọc lên nghe rất nên thơ” [8,35]. Như vậy, vùng đất Macondo trong những sáng tác của Marquez không mang cảm hứng từ một loài cây nhiệt đới, một tộc người du mục, hoặc một đồn điền chuối có thật ở Aracataca, mà là địa danh nên thơ của một giấc mơ. Lựa chọn hình tượng có tính chất phiếm chỉ đó, Marquez đã có dụng ý để cho Macondo: “luôn luôn tồn tại một không gian huyền thoại” [1,326].Tính chất huyền thoại của Macondo không chỉ tạo ra không gian nghệ thuật, giọng điệu trữ tình nên thơ trong tác phẩm, mà quan trọng hơn, đó là dụng ý xây dựng một hình tượng “mẫu gốc” cho mọi địa danh, mọi xứ sở ở Mỹ Latinh. Macondo chính vì thế là một địa danh thuộc về huyền thoại, một ngôi làng đã biến mất cùng sự tuyệt diệt của những dòng họ trăm năm cô đơn bởi tội lỗi loạn luân bị nguyền rủa. Chính vì tầm ý nghĩa quan trọng trên, hình tượng Macondo đã xuất hiện ít nhất trong năm tác phẩm của Marquez, mà đó đa phần lại là những tác phẩm quan trọng nhất sự nghiệp sáng tác của ông. Trong Trăm năm cô đơn, hình tượng Macondo không đơn thuần chỉ là không gian diễn ra câu chuyện, mà hình tượng này còn được đặt trong chiều kích sử tính của thời gian huyền ảo, tạo nên một dòng chảy thời gian biên niên, được đánh mốc bởi bảy thế hệ cô đơn của dòng họ Buendía. Bảy thế hệ dòng họ Buendía lại biểu trưng cho sự phát triển và tuyệt diệt của loài người, nên Macondo là một thế giới thu nhỏ, đặt trong tiến trình lịch sử trải qua bốn chặng chính là khai lập - phát triển - thịnh vượng và suy tàn, nói cách khác là từ “lịch sử hồng hoang của con người cho đến thời hậu hiện đại” [2,221]. Macondo chính vì thế là hình tượng mang tính chất cảnh tỉnh nhân loại, cùng nền văn minh cô đơn “không có dịp may lần thứ hai để trở lại làm người trên mặt đất này” [Mọi trích dẫn trong tác phẩm từ đây về sau chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng, Nxb Văn học, in năm 2003 tại Hà Nội], [trang 483].
Quá trình khai lập ra Macondo của những cư dân đầu tiên, mà vợ chồng José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán chính là những người dẫn đầu, luôn thấm đẫm truyền thống văn hóa Mỹ Latinh. Đầu tiên là câu chuyện ly hương để tìm ra Macondo đã được tác giả xây dựng đầy tính chất huyền thoại. Lý do trực tiếp dẫn đến sự ly hương của hai vợ chồng nhà Buendía là bởi cái chết của Prudencio Aguilar trong một cuộc chọi gà. Chỉ một câu nói lỡm khi gà mình thua cuộc: “Tao mừng cho mày… để xem xem cuối cùng con gà ấy có làm ơn cho vợ mày không nào” [trang 45], Prudencio Aguilar đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình, khi José Arcadio Buendía thách đấu và đã ném cây lao bách chiến bách thắng của dòng họ mình xuyên qua cổ của nạn nhân. Nhưng sau đó, ám ảnh hối lỗi cùng sự xuất hiện đầy bi thảm của hồn ma P.Aguilar trong ngôi nhà của dòng họ Buendía, hai vợ chồng trẻ đã quyết định ra đi tìm một vùng đất mới, nhằm làm thanh thản vong hồn người đã chết, và cũng để làm nguôi ngoai chính sự dằn vặt trong lòng mình. Như vậy, cuộc hành trình khám phá ra thế giới mới là một hành trình nhằm trốn chạy khỏi ám ảnh tội lỗi vì đã giết đồng loại.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa cho hành trình đó lại là ám thị về tội loạn luân. Hai vợ chồng José Arcadio Buendía và Úrsula Iguarán đều lấy nhau với địa vị là những người bà con gần gũi về huyết thống, trong một dòng họ có truyền thống loạn luân. Chính vì vậy, sự cảnh báo của tổ tiên về hậu quả sẽ đẻ ra những đứa con kì đà, những đứa con có cái đuôi lợn luôn ám ảnh hai vợ chồng trẻ, khiến Úrsula luôn đeo chiếc quần trinh tiết mỗi khi gần gũi chồng. Chính cái quần này làm người ta nghi ngờ bản năng đàn ông của José A.Buendía, và cơn giận giữ đó đã bùng phát không thể nào cưỡng nổi khi P.Aguilar vô tình nói lỡm. Ngay trong đêm mà cả làng khóc thương cho cái chết bi thảm của P.Aguilar, José A.Buendía đã quyết tâm xé tan chiếc quần trinh tiết, và cả hai vợ chồng ái ân trong hoan lạc cho đến sáng. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của cuộc ly hương đến Macondo, có nguồn gốc từ tội lỗi liên quan đến sự thưởng thức “trái cấm” bị nguyền rủa. Trong đó, “Adam” José A.Buendía và “Eva” Úrsula Iguarán đã bất chấp lời răn dạy của “Thượng đế” tổ tông, sự cấm kỵ của dòng họ, cái chết của đồng loại, nhằm kiếm tìm ý nghĩa và thụ hưởng hạnh phúc của tình yêu (và tình dục) một cách quyết liệt nhất, không khoan nhượng và vượt qua mọi rào cản của những thiết chế. Câu chuyện về tội lỗi của José A.Buendía và Úrsula Iguarán như vậy là một câu chuyện được lấy cảm hứng từ Kinh thánh, nhưng được viết theo tinh thần hậu hiện đại, nơi chính con người trừng phạt con người, chứ không phải là thượng đế. Và ngay khi đến với nhau trong hoan lạc, José Arcadio Buendía hoàn toàn ý thức được hành vi cũng như hậu quả của việc mình làm, chứ không đơn thuần hành động ngây thơ dưới sự xui khiến của con rắn độc như Adam và Eva. Con người hậu hiện đại đã chấp nhận sống với hậu quả, trong một “thời đại mà sự ngây thơ đã bị đánh mất” (U.Eco): “Nếu mình đẻ ra kì đà thì chúng mình sẽ nuôi kì đà” .
Chủ thể làng Macondo trong giai đoạn khai lập là lão trượng José Arcadio Buendía, người điều hành và cũng là người khai phá ra vùng đất này. Lão trượng José Arcadio Buendía đã điều hành Macondo trong sự công bằng của một thị tộc công xã nguyên thủy, và chính đạo đức lẫn sức mạnh thể chất đã đem lại vị trí thống ngự cho ông, hệt như một tù trưởng thông thái và anh minh. Macondo do đó được tạo dựng nên với tư cách là một “tân thế giới” thu nhỏ, một vùng đất không có người chết và không ai quá ba mươi tuổi, được đối xử công bằng và tự do đậm chất văn hóa châu Mỹ. Cách xây dựng hình tượng như trên không khỏi làm chúng ta nhớ đến quá trình Cristoforo Colombo tìm ra châu Mỹ - một châu lục mở ra thế giới mới với biết bao kì vọng về một xứ sở giàu có, tự do và tươi trẻ. Sự đam mê khoa học của lão trượng José Arcadio Buendía cùng cư dân ở Macondo phản ánh khát khao hiểu biết, nhưng cũng đồng thời vạch ra sự lạc hậu của họ so với phần còn lại của thế giới. Thông qua những người Digan, các “phát minh vĩ đại” như đá nam châm, hàm răng giả, máy chụp ảnh, nước đá, kính viễn vọng… đã được người dân Macondo hào hứng đón nhận trong sợ hãi và kính phục. Những cảm xúc hệt như người da đỏ lần đầu tiên tiếp cận với nền văn minh châu Âu, mà tiêu biểu là sự nhầm lẫn những kẻ thực dân Tây Ban Nha là thần Viracocha trở về.
Tuy nhiên, quá trình tìm ra Macondo là một sự ngẫu nhiên không mong muốn. José Arcadio Buendía trên hành trình đi tìm một vùng đất hứa có vị trí thuận lợi, nhằm thông thương với toàn thế giới, nhưng đoàn người đã bị chặn lại bởi bốn bề là đầm lầy, rừng và biển. Trước ý định muốn đi tiếp để tìm ra vùng đất hứa, Úrsula Iguarán với sự quyết liệt không khoan nhượng của mình đã giữ mọi người ở lại Macondo: “Nếu cần thiết tôi phải chết để các người ở lại đây, tôi sẽ chết” [trang 37]. Như vậy, quá trình này không khỏi làm chúng ta liên hệ đến sự ngẫu nhiên tìm ra châu Mỹ của Cristoforo Colombo, khi chuyến đi của ông là nhằm tìm một con đường mới đến Ấn Độ: “Các hoàng tử - những tín đồ Đạo Cơ Đốc, tôn thờ và mong muốn mở rộng niềm tin Công giáo linh thiêng, là những người chống lại giáo lý Mahomet cũng như mọi hình thức sùng bái thần tượng và dị giáo - đã cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền đất của Ấn Độ” (trích nhật ký C.Columbus về chuyến đi năm 1492) [6,16]. Qua đó, khát vọng đích thực đằng sau quá trình ngụ cư ở Macondo, cũng như quá trình xâm chiến châu Mỹ của người phương Tây, xét trên phương diện xã hội học, đó là tham vọng mở rộng thị trường, tìm kiếm tài nguyên và phát triển kinh tế thông thương ra tầm thế giới.
Trên nền của sự soi chiếu các chi tiết nghệ thuật với những sự kiện, điển tích có thật trong lịch sử hoặc trong Kinh thánh, Macondo đã được tác giả xây dựng phát triển không ngừng trên cả phương diện chính trị và kinh tế. Trên phương diện chính trị, văn hóa, Macondo đã bắt đầu xây dựng những thiết chế nhà nước đầu tiên (tuy còn lỏng lẻo), với sự xuất hiện của quan thanh tra Moscote. Các nhà thờ với cha xứ cũng đến cùng lúc với sự xuất hiện của chính quyền, bởi quá trình khai lập và xây dựng hệ thống chính trị ở châu Mỹ bao giờ cũng gắn song hành giữa hai quyền lực: quyền lực thần quyền của đạo Cơ đốc (nhằm chống lại các tín ngưỡng bản địa và các thầy phù thủy của người da đỏ), và quyền lực bạo lực thực dân của các đế quốc mà chủ yếu là Tây Ban Nha (nhằm chống lại các thủ lĩnh bộ lạc da đỏ). Lật lại lịch sử, trong trận chiến Cajamarca - bước ngoặt đánh dấu chiến thắng quyết định của thực dân Tây Ban Nha với đế quốc Inca, vai trò của thần quyền Cơ đốc và vương quyền thực dân cũng đã gắn bó với nhau hết sức mật thiết. Năm 1532, tại thành phố cao nguyên Cajamarca (thuộc Peru ngày nay), dưới sự lãnh đạo của Francisco Pizarro, 168 lính Tây Ban Nha của vua Charles Đệ nhất với sự vũ trang gươm thép, súng, giáp trụ và ngựa (những thứ người da đỏ chưa có) đã đánh tan 80.000 chiến binh Inca và bắt sống vua Atahualpa của người da đỏ. Trong trận chiến này, người ra lệnh tấn công không phải là F.Pizarro, mà là đức cha Vicente de Valverde. Khi vua Atahualpa quẳng quyển Kinh thánh xuống đất, đức cha Valverde đã nhân danh Chúa nhằm ra lệnh cho quân đội: “Đến đây! Những người Công giáo, hãy đến đây! Hãy tấn công bọn kẻ thù chó má này, kẻ đã dám cự tuyệt những gì là của Chúa… Hãy tiến lên trừng trị nó đi, ta sẽ tha tội cho các con” .
Sự kiện xuất hiện căn bệnh mất trí nhớ trong ngôi làng Macondo thời kì này, cũng không khỏi làm cho chúng ta liên tưởng đến lịch sử khai phá châu Mỹ của người châu Âu. Các đế quốc thực dân đã chinh phục những dân tộc da đỏ không chỉ bằng sự mua chuộc, gươm, súng, mà đặc biệt là bằng vi trùng, biểu hiện thông qua những căn bệnh dịch mà người da đỏ chưa bao giờ nếm trải. Người châu Âu nhờ có kháng thể từ trước nên sẽ có sức đề kháng mạnh hơn, còn người da đỏ hầu như bị tuyệt diệt trong những trận dịch lây lan một cách nhanh chóng. “Khắp nơi ở châu Mỹ, các bệnh dịch do người châu Âu mang tới… giết chết 95% dân số người châu Mỹ bản địa tiền Columbus” [3,85]. Căn bệnh dịch mất trí nhớ trong làng Macondo thời kì này cũng được đem đến bởi một nhân vật “ngoại lai”, đó là sự xuất hiện của Rebecca, cô con gái nuôi kì lại với nỗi đam mê ăn đất. Từ mất ngủ cho đến mất trí nhớ, bệnh dịch đã phát tán khắp Macondo và suýt tàn phá ngôi làng nhỏ này khi mọi người dần mất hết lý trí, qua đó, đánh mất bản sắc văn hóa bản địa. Nền văn hóa Mỹ Latinh vẫn thường được mệnh danh là nền “văn hóa lai”, với sự xen lẫn, xung đột và kết hợp giữa văn hóa người da đen có nguồn gốc nô lệ, người da đỏ bản địa, người da trắng có nguồn gốc thực dân, người da vàng di cư và hệ thống người lai tạp giữa các chủng người đến trước. Yếu tố “ngoại lai” và “hỗn tạp” luôn là xu hướng thống ngự bản sắc văn hóa Mỹ Latinh. Người cứu thoát Macondo cũng là một nhân vật đến từ bên ngoài, đó là sự tái xuất hiện của người Digan thông thái Melquíades. Như vậy, khả năng dùng dịch bệnh như một loại vũ khí, cũng như khả năng dùng khoa học để chữa lành những căn bệnh dịch chính là thứ vũ khí sinh học tối tân nhất của người châu Âu trong quá trình xâm lược và thống ngự châu Mỹ.
Hình tượng một con tàu mục nát nằm bên bờ biển, khi José Arcadio Buendía cố tìm ra con đường thông thương Mac
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn hóa mỹ la tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn của maket.doc