Từ các kết quả tính toán thể hiện trên các bảng số cho thấy:
1. Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng môi chất Frêôn rất nhỏ so với môi chất NH3. Vì vậy bình ngưng môi chất Frêôn cần làm cánh về phía môi chất lạnh, đặc biệt môi chất R12.
2. Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trong trường hợp ống đặt nằm ngang lớn hơn trong trường hợp đặt thẳng đứng do kích thước xác định của nó nhỏ hơn nhiều so với khi đặt đứng.
3. Các hệ số toả nhiệt đối lưu thay đổi khá nhiều khi thay đổi chế độ nhiệt và kích thước đường ống trao đổi nhiệt. Vì vậy nếu coi hệ số truyền nhiệt hoặc toả nhiệt đối lưu là hằng số thì không thể tránh khỏi sai số, trong nhiều trường hợp sẽ vượt quá mức cho phép.
4. Các kết quả tính toán đưa ra ở các bảng số có thể sử dụng để tính toán một cách khá chính xác hệ số truyền nhiệt thực tế của các thiết bị ngưng tụ. Công thức khái quát (2) có thể sử dụng rất tiện lợi cho các bài toán cụ thể với độ chính xác cao.
5. Các kết quả tính toán còn cho thấy, mặc dù biến thiên entanpi Δi phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi, nhưng hệ số toả nhiệt khi ngưng phụ thuộc rất ít vào nó.
6 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi ngưng tụ môi chất lạnh trong các thiết bị ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TRAO ĐỔI NHIỆT ĐỐI LƯU
KHI NGƯNG TỤ MÔI CHẤT LẠNH
TRONG CÁC THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
DETERMINATION OF THE COEFFICIENT OF CONVECTION HEAT EXCHANGE WHEN CONDENSING REFRIGERANT IN THE CONDENSERS
VÕ CHÍ CHÍNH
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Khi tính toán thiết kế các thiết bị ngưng tụ của các hệ thống lạnh, người ta thường chọn hệ số truyền nhiệt k hoặc hệ số toả nhiệt đối lưu α giữa bề mặt và các môi chất. Tuy nhiên hệ số truyền nhiệt và hệ số toả nhiệt đối lưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hình dáng, kích thước bề mặt ngưng tụ; điều kiện vận hành của thiết bị ngưng tụ trên thực tế; môi chất lạnh sử dụng vv…Vì vậy việc lựa chọn hệ số toả nhiệt đối Iưu và coi nó là hằng số là không xác đáng và kết quả tính toán sẽ không chính xác.
Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu một số kết quả tính toán hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng tụ của các môi chất lạnh trong các thiết bị ngưng tụ. Các kết quả tính toán là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các kỹ sư và sinh viên tham khảo khi tính toán, thiết kế các thiết bị ngưng tụ của các hệ thống lạnh.
ABSTRACT
When performing calculations for designing the condensers of refrigeration systems, people often choose the coefficient of heat transfer or the coefficient of convection heat exchange between surface and agents. However, these coefficients depend on so many factors: form and dimensions of condensing surface; operation condition of condensers de facto; used agents etc... Therefore, choosing the coefficient of convection heat exchange and consider it constant is inaccurate.
In this article, we would like to introduce some calculative results of the coefficient of convection heat exchange of refrigerants in the condensers. Calculative results are very important data for engineers and students when they calculate and design of condensers in refrigeration systems.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Công thức tổng quát xác định hệ số toả nhiệt khi ngưng màng của dòng hơi đứng yên trên bề mặt nằm ngang hoặc thẳng đứng được xác định theo công thức [1,2,4]:
(1)
trong đó:
Dt - Độ chênh nhiệt độ giữa môi chất ngưng tụ và bề mặt vách, oK ;
l - Kích thước xác định của bề mặt, m;
Δi - Hiệu entanpi tác nhân vào và ra thiết bị, j/kg;
ρ - Khối lượng riêng của chất lỏng tác nhân lạnh khi ngưng, kg/m3;
λ - Hệ số dẫn nhiệt của lỏng tác nhân khi ngưng, W/m.K;
g - Gia tốc trọng trường, g=9,81 m/s2;
n - Độ nhớt động học của chất lỏng tác nhân khi ngưng, m2/s.
Đối với chùm ống nằm ngang : C = 0,72
Đối với chùm ống thẳng đứng : C = 0,943
Đối với các trường hợp cụ thể của thiết bị ngưng tụ, trên cơ sở biểu thức (1) người ta nhân thêm các hệ số hiệu chỉnh khác, để tính đến sự thay đổi tốc độ dòng hơi và màng nước từ trên xuống, hệ số tính đến các điều kiện khác nhau khi làm cánh, hệ số tính đến sự chuyển động của tốc độ dòng hơi, hệ số tính đến sự uốn cong của ống vv…
Vì vậy hệ số toả nhiệt khi ngưng màng với dòng hơi đứng yên trên bề mặt ống xác định theo công thức (1) rất quan trọng và có thể được sử dụng để tính toán trong hầu hết các trường hợp. Trong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả xác định hệ số toả nhiệt nêu trên cho 2 trường hợp đường ống nằm ngang và đặt thẳng đứng với 3 môi chất lạnh phổ biến nhất là NH3, R22 và R12.
2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TOẢ NHIỆT
2.1. Ngưng tụ trên đường ống nằm ngang
Để xác định hệ số toả nhiệt trong trường hợp này chúng tôi đã tiến hành tính toán cho rất nhiều trường hợp khác nhau cụ thể như sau:
- Ống nằm ngang.
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 35oC
- Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ ngưng tụ và vách ống: 2, 4, 6, 8, 10, và 12OC
- Đường kính của ống: 15, 21, 27, 32, 40, 49, 65, 80 và 90mm
Các kết quả tính toán được thể hiện trên các bảng 1, 2 và 3 cho các môi chất lạnh NH3, R22 và R12.
Bảng 1: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn nằm ngang.
Môi chất NH3, (W/m2.K)
d, mm
Dt, K
2
4
6
8
10
12
15
13.213
11.111
10.040
9.343
8.836
8.442
21
12.147
10.214
9.230
8.589
8.123
7.761
27
11.407
9.592
8.668
8.066
7.629
7.289
32
10.933
9.194
8.307
7.731
7.311
6.986
40
10.340
8.695
7.857
7.311
6.915
6.607
49
9.828
8.265
7.468
6.950
6.573
6.280
65
9.158
7.701
6.959
6.476
6.124
5.851
80
8.695
7.311
6.607
6.148
5.814
5.555
90
8.442
7.099
6.415
5.970
5.646
5.394
d - Đường kính ống, mm;
Dt = tk – tw Chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ vách ống, K
Hình 1: Hệ số toả nhiệt khi ngưng tụ NH3 trên ống nằm ngang
Bảng 2: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn nằm ngang.
Môi chất R22, (W/m2.K)
d, mm
Dt, K
2
4
6
8
10
12
15
2.886
2.427
2.193
2.041
1.930
1.844
21
2.653
2.231
2.016
1.876
1.774
1.695
27
2.491
2.095
1.893
1.762
1.666
1.592
32
2.388
2.008
1.814
1.688
1.597
1.526
40
2.258
1.899
1.716
1.597
1.510
1.443
49
2.147
1.805
1.631
1.518
1.435
1.372
65
2.000
1.682
1.520
1.414
1.338
1.278
80
1.899
1.597
1.443
1.343
1.270
1.213
90
1.844
1.550
1.401
1.304
1.233
1.178
Bảng 3: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn nằm ngang.
Môi chất R12, (W/m2.K)
d, mm
Dt, K
2
4
6
8
10
12
15
1.221
1.026
927
863
816
780
21
1.122
944
853
793
750
717
27
1.054
886
801
745
705
673
32
1.010
849
767
714
675
645
40
955
803
726
675
639
610
49
908
763
690
642
607
580
65
846
711
643
598
566
541
80
803
675
610
568
537
513
90
780
656
593
551
522
498
2.2. Ngưng tụ trên đường ống đặt đứng
Để xác định hệ số toả nhiệt trong trường hợp ngưng tụ trên đường ống đặt thẳng đứng chúng tôi đã tiến hành tính toán với các dữ liệu cụ thể như sau:
- Ống nằm đặt thẳng đứng.
- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tk = 35oC
- Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ ngưng tụ và vách ống: 2, 4, 6, 8, 10, và 12OC
- Chiều cao của ống là : 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4,0; 4,5 v à 5,0 m
Các kết quả tính toán được thể hiện trên các bảng 4, 5 và 6 cho các môi chất lạnh NH3, R22 và R12.
Bảng 4: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn thẳng đứng.
Môi chất NH3, (W/m2.K)
H, m
Dt, K
2
4
6
8
10
12
1,0
6.057
5.093
4.602
4.283
4.051
3.870
1,5
5.473
4.602
4.159
3.870
3.660
3.497
2,0
5.093
4.283
3.870
3.602
3.406
3.254
2,5
4.817
4.051
3.660
3.406
3.221
3.078
3,0
4.602
3.870
3.497
3.254
3.078
2.941
3,5
4.428
3.724
3.365
3.131
2.961
2.829
4,0
4.283
3.602
3.254
3.028
2.864
2.737
4,5
4.159
3.497
3.160
2.941
2.781
2.657
5,0
4.051
3.406
3.078
2.864
2.709
2.588
H – Chiều cao đường ống, m
Hình 2: Hệ số toả nhiệt khi ngưng tụ NH3 trên ống đứng
Bảng 5: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn thẳng đứng.
Môi chất R22, (W/m2.K)
H, m
Dt, K
2
4
6
8
10
12
1,0
1,322
1,112
1,004
935
884
845
1,5
1,194
1,004
908
845
799
763
2,0
1,112
935
845
786
743
710
2,5
1,051
884
799
743
703
672
3,0
1,004
845
763
710
672
642
3,5
966
813
734
683
646
618
4,0
935
786
710
661
625
597
4,5
908
763
690
642
607
580
5,0
884
743
672
625
591
565
Bảng 6: Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trên ống trơn thẳng đứng.
Môi chất R12, (W/m2.K)
H, m
Dt, K
2
4
6
8
10
12
1,0
560
471
426
396
375
358
1,5
506
426
385
358
338
323
2,0
471
396
358
333
315
301
2,5
445
375
338
315
298
285
3,0
426
358
323
301
285
272
3,5
409
344
311
290
274
262
4,0
396
333
301
280
265
253
4,5
385
323
292
272
257
246
5,0
375
315
285
265
250
239
2.3. Khái quát kết quả tính toán
Từ các kết quả tính toán có thể khái quát thành công thức tổng quát để xác định hệ số toả nhiệt khi ngưng màng của dòng hơi đứng yên của các môi chất lạnh ở nhiệt độ ngưng tụ thường gặp của môi chất lạnh (xấp xỉ 35oC) cụ thể như sau:
(2)
Trong đó
A- hệ số và được cho ở bảng 7.
Dt = tk - tw Độ chênh giữa nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ vách, K
l – Kích thước xác định, m
Đối với ngưng tụ trong ống kích thước xác định l là đường kính trong dt , khi ngưng tụ ngoài ống là đường kính ngoài dn và khi ống đặt thẳng đứng là chiều cao ống h.
Bảng 7: Hệ số tính toán A
Vị trí
Môi chất
NH3
R22
R12
Nằm ngang
5499
1201
508
Thẳng đứng
7203
1573
666
3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Từ các kết quả tính toán thể hiện trên các bảng số cho thấy:
1. Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng môi chất Frêôn rất nhỏ so với môi chất NH3. Vì vậy bình ngưng môi chất Frêôn cần làm cánh về phía môi chất lạnh, đặc biệt môi chất R12.
2. Hệ số toả nhiệt đối lưu khi ngưng trong trường hợp ống đặt nằm ngang lớn hơn trong trường hợp đặt thẳng đứng do kích thước xác định của nó nhỏ hơn nhiều so với khi đặt đứng.
3. Các hệ số toả nhiệt đối lưu thay đổi khá nhiều khi thay đổi chế độ nhiệt và kích thước đường ống trao đổi nhiệt. Vì vậy nếu coi hệ số truyền nhiệt hoặc toả nhiệt đối lưu là hằng số thì không thể tránh khỏi sai số, trong nhiều trường hợp sẽ vượt quá mức cho phép.
4. Các kết quả tính toán đưa ra ở các bảng số có thể sử dụng để tính toán một cách khá chính xác hệ số truyền nhiệt thực tế của các thiết bị ngưng tụ. Công thức khái quát (2) có thể sử dụng rất tiện lợi cho các bài toán cụ thể với độ chính xác cao.
5. Các kết quả tính toán còn cho thấy, mặc dù biến thiên entanpi Δi phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi, nhưng hệ số toả nhiệt khi ngưng phụ thuộc rất ít vào nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Hải, Trần Thế Sơn, Kỹ thuật nhiệt, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.
Vũ Duy Trường, Kỹ thuật nhiệt, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2001.
Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
Trần Thanh Kỳ, Máy lạnh, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 1992.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài NCKH - Xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi ngưng tụ môi chất lạnh trong các thiết bị ngưng tụ.doc