Đề tài Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .5

1.1. Ngôn ngữ C#.5

1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server .8

1.2.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server . 8

1.2.2. Các phiên bản của SQL Server 2005 . 8

1.2.3. Các câu lệnh SQL cơ bản . 10

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG.13

2.1. Khảo sát hệ thống.13

2.1.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống cũ. 13

2.1.2. Nhận xét về hệ thống hiện tại . 16

2.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống mới. 17

2.2. Phân tích hệ thống.24

2.2.1. Sơ đồ phân cấp chức năng. 24

2.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu. 25

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG .31

3.1. Mô hình thực thể liên kết .31

3.1.1. Các thực thể và thuộc tính . 31

3.1.2. Sơ đồ logic . 32

3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu.32

3.3. Thiết kế giao diện.36

3.3.1. Form đăng nhập. 36

3.3.2. Form chính . 363.3.3. Form thêm câu hỏi mới . 37

3.3.4. Form sửa câu hỏi . 37

3.3.5. Form tạo đề thi. 38

3.3.6. Form trộn đề thi. 38

3.3.7. Form làm bài thi . 39

3.3.8. Form phục hồi sự cố . 39

KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN .40

TÀI LIỆU THAM KHẢO .42

PHỤ LỤC

pdf63 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm qua mạng LAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước hoặc số 10 người sử dụng. Workgroup Edition là lý tưởng cho các mức cơ sở dữ liệu tin cậy, mạnh mẽ và dễ quản trị. + SQL Server 2005 Developer Edition (32-bit và 64-bit) Developer Edition có tất cả các tính năng của phiên bản SQL Server 2005 Enterprise Edition, nhưng nó chỉ là phiên bản sử dụng cho phát triển và kiểm tra ứng dụng. Phiên bản này phù hợp cho các cá nhân, tổ chức xây dựng và kiểm tra ứng dụng. + SQL Server 2005 Express Edition (32-bit only) SQL Server Express dễ sử dụng và quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản. Được tích hợp với Microsoft Visual Studio 2005, SQL Server Express trở nên dễ dàng để phát triển các ứng dụng dữ liệu giầu khả năng, an toàn trong luư trữ, và nhanh chóng triển khai. SQL Server Express là phiên bản miễn phí, có thể dùng như một cơ sở dữ liệu máy khách hoặc cơ sở dữ liệu máy chủ đơn giản. SQL Server Express là lựa chọn tốt cho những người dùng chỉ cần một phiên bản SQL Server 2005 nhỏ gọn, dùng trên máy chủ có cấu hình thấp, những nhà phát triển ứng dụng không chuyên hay những người yêu thích xây dựng các ứng dụng nhỏ. 1.2.3. Các câu lệnh SQL cơ bản SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ được sử dụng cho các hệ quản trị CSDL quan hệ. Ngôn ngữ SQL chuẩn được đa ra bởi ANSI (American National Standards Institude ) và ISO (International Standards Organization) với phiên bản mới nhất hiện nay là SQL – 92. Mặc dù có nhiều ngôn ngữ khác nhau được đưa ra cho các hệ quản trị CSDL, SQL là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi hiện nay trong rất nhiều hệ thống CSDL thương mại như Oracle, SQL Server, Microsoft Access, ... Thông qua SQL, người sử dụng có thể dễ dàng định nghĩa được dữ liệu, thao tác với CSDL, ... 11 a. Lệnh SELECT Phát biểu SQL dạng SELECT là một trong những phát biểu yêu cầu SQL truy vấn dữ liệu trên CSDL chỉ định. SELECT dùng để đọc thông tin từ CSDL theo trường trường hợp quy định hay những biểu thức cho trường hợp đó. Mệnh đề FROM chỉ ra tên 1 bảng hay những bảng có quan hệ cần truy vấn thông tin. Mệnh đề WHERE để tạo nên điều kiện cần lọc mẩu tin theo tiêu chuẩn được định nghĩa. Thông thường WHERE dùng cột (trường) để so sánh với giá trị cột khác, hay biểu thức chứa cột (trường) bất kỳ có trong bảng (table). Phát biểu SQL có dạng: SELECT FROM [WHERE] b. Lệnh INSERT Khi cần thêm mẩu tin vào bảng trong CSDL SQL, bạn có nhiều cách để thực hiện công việc này, nhưng để sử dụng các phát biểu SQL mang tính chuyên nghiệp bạn cần sử dụng phát biểu INSERT. Khi thêm dữ liệu, cần chú ý kiểu dữ liệu giống hoặc tương ứng với kiểu dữ liệu đã khai báo của cột, nếu không phù hợp thì lỗi sẽ phát sinh. Phát biểu SQL có dạng: INSERT INTO ([]) VALUES () c. Lệnh UPDATE Phát biểu SQL dạng UPDATE dùng cập nhật lại dữ liệu đã tồn tại trong bảng. Khi UPDATE dùng cập nhật dữ liệu cho một mẩu tin chỉ định nào đó thường lệnh này sử dụng chung với mệnh đề WHERE. Phát biểu SQL có dạng: UPDATE SET = , [ = ] WHERE [] 12 d. Lệnh DELETE Phát biểu SQL dạng DELETE dùng xóa dữ liệu tồn tại trong bảng. Khi DELETE dùng xóa một mẩu tin chỉ định nào đó thường lệnh này sử dụng chung với mệnh đề WHERE. Phát biểu SQL có dạng: DELETE FROM [WHERE ] 13 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 2.1. Khảo sát hệ thống 2.1.1. Khảo sát hiện trạng hệ thống cũ a. Cách thức thi Thi là một quá trình đánh giá kết quả học tập thông qua bài thi và điểm thi của thí sinh. Từ xưa đến nay cách thi chủ yếu là thi viết trên giấy và giáo viên chấm điểm vào bài thi của thí sinh. Do còn tồn tại nhiều những nhược điểm của phương pháp thi này nên ngày càng có nhiều những phương pháp thi khác được áp dụng nhằm đánh giá kiến thức của thí sinh một cách công bằng hơn, chính xác hơn, một trong những phương pháp thi đó là thi trắc nghiệm. Trong những năm gần đây, số lượng các môn thi trắc nghiệm trong bậc phổ thông ngày càng nhiều, xu hướng các môn thi đại học thi bằng trắc nghiệm đang được sử dụng. Trong khi đó tài liệu sách trắc nghiệm còn hạn chế mà giá thành lại đắt, các đề thi trong các bộ sách trắc nghiệm còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Xét về một khía cạnh nào đó thì hình thức thi trên giấy vẫn mang ý nghĩa tích cực vì học sinh có thể trình bày được tư duy sáng tạo, phương pháp, kĩ năng làm bài của mình mà qua đó giáo viên có thể trên cơ sở đó đánh giá được sâu hơn trình độ của học sinh, nó thích hợp với những môn văn, sử, Tuy nhiên đối với hầu hết các môn khác thì hình thức thi truyền thống này lại bộc lộ nhiều nhược điểm đó là tình trạng học sinh sử dụng tài liệu để làm bài, hơn nữa để tổ chức thi, coi thi, chấm thi rất khó khăn và phức tạp. Chúng ta có thể khảo sát chi tiết về hệ thống thi viết truyền thống để thấy rõ hơn được những ưu và nhược điểm của nó qua hình 2.1: 14 Hình 2.1. Sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống cũ Tổ chức in ấn đề thi và giấy thi Tổ chức thi và thu bài Dọc phách và phát bài thi cho giáo viên chấm thi Thu bài thi đã chấm và ghép phách bài thi Đưa ra bảng điểm của thí sinh Giáo viên Nhà trường Thí sinh Nhận lịch và ra đề thi Lập kế hoạch và lịch thi Nhận đề từ giáo viên bộ môn Lập tổ kiểm tra chất lượng đề và chọn đề Sắp xếp đội ngũ coi thi Nhận lịch thi Nhận đề thi và làm bài Nộp bài thi và đợi kết quả Nhận bài thi đã dọc phách và chấm thi Nhận bài thi đã dọc phách và chấm thi Nhận kết quả bài thi 15 b. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với một phương án trả lời Câu hỏi có nhiều phương án chọn với một phương án trả lời là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung và các lựa chọn A, B, C, D, Thí sinh cần lựa chọn câu trả lời đúng trong số các lựa chọn. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn với nhiều phương án trả lời Câu hỏi có nhiều lựa chọn với nhiều phương án là câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung và các lựa chọn A, B, C, D, Thí sinh cần lựa chọn các câu trả lời đúng trong số các lựa chọn. Kết quả chỉ được xem là đúng khi lựa chọn tất cả các câu đúng. Câu hỏi đúng sai Câu hỏi đúng sai là câu hỏi trắc nghiệm dạng đặc biệt của câu hỏi nhiều lựa chọn, dạng này chỉ có hai phương án lựa chọn là đúng hoặc sai. Câu hỏi điền khuyết Câu hỏi điền khuyết là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung trong đó có những vị trí chưa có dữ liệu thích hợp. Thí sinh dự thi cần trả lời bằng cách chọn lựa một giá trị trong một danh sách các giá trị có sẵn. Câu hỏi ghép đôi Câu hỏi ghép đôi là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một phần mô tả chung và một bảng hai cột các lựa chọn 1, 2, 3, 4, trong cột đầu tiên và A, B, C, D, trong cột thứ hai. Thí sinh tham dự thi cần chọn lựa các cặp ghép đôi tương ứng từ hai cột lựa chọn này. Câu hỏi tìm ý chính của một đoạn văn Câu hỏi tìm ý chính của một đoạn văn là dạng câu hỏi trắc nghiệm gồm một đoạn văn cho trước, thí sinh cần đọc hiểu rồi dựa vào phần mô tả chung đó tìm ra ý tổng quát của bài dựa theo các câu được nêu ở bên dưới. 16 2.1.2. Nhận xét về hệ thống hiện tại Về thời gian Để tổ chức một kì thi theo hình thức truyền thống thì mất rất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị như thành lập hội đồng thi, ra đề thi, kiểm định đề thi, lên danh sách thí sinh, thông báo lịch thi, Độ an toàn của hệ thống An toàn là vấn đề quan trọng nhất đối với một kì thi. Với hình thức thi truyền thống hội đồng thi sẽ cử ra một nhóm giáo viên ra đề thi sau đó lựa chọn cho phù hợp với nội dung để tạo ra đề thi chính thức. Tiếp đó là nhiều công đoạn in ấn, phân phát, đóng gói và niêm phong đề thi. Từ lúc đề thi được ra cho đến khi học sinh nhận bài trải qua quá nhiều công đoạn và huy động nhiều người nên độ an toàn không cao. Tính chất khách quan Đây là vấn đề luôn được chú trọng trong mỗi kì thi của bất cứ môn thi nào. Và sự khách quan ở đây có thể do nhiều lí do và nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của bài chấm, do đó có thể sẽ gây lên sự bất công bằng cho các thí sinh. Vấn đề đề thi Với hình thức thi viết truyền thống có thể thấy các thí sinh sử dụng chung một đề thi do giáo viên ra đề. Do đó để có được một đề thi chất lượng cho thí sinh là rất khó và cũng chỉ có thể chọn ra một số đề giới hạn trong ngân hàng đề do các giáo viên đưa ra. Tình trạng trao đổi bài và quay cóp trong thi cử Với hình thức thi viết truyền thống có thể nói vẫn còn tình trạng quay cóp và trao đổi bài nhau trong quá trình thi. Vấn đề tài chính Với hình thức thi truyền thống, mỗi kì thi đến chi phí cho việc in ấn, photo đề thi cho thí sinh là rất tốn kém và mất nhiều công sức của giáo viên. 17 Về chấm thi Với hình thức thi truyền thống, sau khi nhận bài thi của thí sinh, cán bộ làm thi phải dọc phách và phát bài thi cho giáo viên chấm, cán bộ chấm thi xong lại giao bài lại cho cán bộ làm thi ghép phách rồi mới đưa ra được bảng điểm. Quy trình chấm thi tốn rất nhiều thời gian và công sức. 2.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống mới Hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính phải phát huy được những lợi ích của việc thi trắc nghiệm qua mạng, khắc phục được cơ bản những nhược điểm còn tồn tại trong hệ thống thi truyền thống. Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống mới là: - Tiết kiệm thời gian. - Hệ thống phải an toàn từ khâu ra đề, tổ chức thi. - Tuyệt đối khách quan. - Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phong phú, kiến thức mang tính chất tổng hợp. - Tuyệt đối không còn tình trạng học sinh sử dụng tài liệu, trao đổi bài khi thi. - Tiết kiệm được nhân lực trong việc tổ chức coi thi, chấm thi. Trên cơ sở sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống cũ, yêu cầu đối với hệ thống mới với các chức năng như hình 2.2: 18 Hình 2.2. Sơ đồ mô tả chức năng của hệ thống mới Yêu cầu các hoạt động của hệ thống mới: Soạn câu hỏi cho đề thi Câu hỏi phải nằm trong chương trình học của thí sinh dự thi, các câu hỏi sẽ được phân mức dễ, trung bình, khó tùy theo trình độ của từng loại thí sinh. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời nhưng chỉ có một phương án trả lời là đúng, điểm của câu hỏi sẽ tính cho phương án trả lời đúng. Tạo đề thi Các câu hỏi sau khi được soạn thảo, hiệu chỉnh sẽ được lưu vào ngân hàng câu hỏi. Ngân hàng câu hỏi thường chứa một số lượng lớn các câu hỏi. Quản trị hệ thống sẽ thực hiện soạn đề thi dựa trên ngân hàng câu hỏi có sẵn. Ứng dụng sẽ phát sinh đề dựa theo một hay nhiều tiêu chí nào đó chẳng hạn như dựa trên tiêu chí độ khó, chủ đề môn học, Sau khi công đoạn biên Nhận đề thi, làm bài và nhận kết quả thi Tổ chức thi Giáo viên Nhà trường Thí sinh Nhận lịch và ra đề thi Lập kế hoạch và lịch thi Nhận đề từ giáo viên bộ môn Lập tổ kiểm tra chất lượng đề và chọn đề Sắp xếp đội ngũ coi thi Nhận lịch thi Tham gia thẩm định Nhận thông báo 19 soạn, hiệu chỉnh đề thi hoàn tất, đề thi được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu và được kết xuất ra khi cần thiết. Tổ chức thi Bao gồm các công đoạn: + Chuẩn bị thi:  Thí sinh vào phòng thi theo danh sách của giám thị;  Thí sinh khởi động hệ thống thi;  Thí sinh nghe hướng dẫn của giám thị;  Khi có thông báo của giám thị, thí sinh đăng nhập vào hệ thống bằng user và password (password của thí sinh chính là mã thí sinh dự thi (đối sinh viên là mã sinh viên));  Sau khi đăng nhập xong thí sinh chờ cho hệ thống báo là đã có kết nối với máy chủ và có xác nhận của giám thị vào bài thi thì thí sinh nhấn vào nút làm bài thi để bắt đầu làm bài thi của mình. + Thi.  Mỗi thí sinh sẽ thi trên một thể hiện của đề thi. Một thể hiện của đề thi tương ứng với một trường hợp xáo trộn thứ tự câu hỏi và thứ tự câu chọn của một câu hỏi. Hình thức thi này đảm bảo tính công bằng vì tất cả thí sinh đều thi trên cùng một đề thi, chỉ như vậy mới đánh giá được chính xác thực lực của từng thí sinh. Thí sinh đọc câu hỏi sau đó chọn xem phương án nào đúng trong số các phương án lựa chọn. Chọn xong thí sinh nhấn nút Trả lời để hệ thống lưu câu trả lời và nhảy sang câu hỏi kế tiếp.  Đối với các trường hợp lỗi do không đăng nhập vào hệ thống, không kết nối vào cơ sở dữ liệu của máy chủ, đang làm bài thì hệ thống tự ngắt hoặc mất điện, thì giám thị ghi lại mã dự thi, số máy của thí sinh đó rồi chuyển cho hội đồng thi thông qua cán bộ khảo thí. Hội đồng thi sẽ xử lý trực tiếp các vấn đề đó và thông báo cho giám thị thông qua cán bộ khảo thí cho phép thí sinh làm lại bài hoặc chuyển sang ca thi kế tiếp. Trong trường 20 hợp bị sự cố mất điện trong khi làm bài thì ngay khi có điện, hệ thống sẽ khôi phục lại trạng thái gần nhất trước khi mất điện, đảm bảo để thí sinh làm tiếp bài làm của mình.  Khi thí sinh kết thúc bài thi thì nhấn nút nộp bài hoặc là do hết thời gian làm bài hệ thống tự động khóa bài thi của thí sinh và nộp bài thí sinh về máy chủ. Tùy theo từng kỳ thi mà hệ thống sẽ cho hiển thị kết quả bài thi của thí sinh (Tổng số câu làm đúng trên tổng số câu của bài thi, tổng điểm của bài thi, thông báo cho thí sinh biết là đỗ hay trượt) hoặc là không hiển thị kết quả. + Kết thúc thi.  Giám thị ghi lại kết quả giám sát quá trình thi của phòng thi bao gồm tổng số thí sinh dự thi, số thí sinh vắng, giấy phép của thí sinh vắng (nếu có), số thí sinh vi phạm quy chế thi, các sự cố xảy ra trong quá trình thi, Báo cáo kết quả thi Sau khi hoàn thành quá trình thi, hệ thống sẽ tự động thống kê danh sách các thí sinh đạt và không đạt tùy theo biểu điểm do hội đồng tổ chức thi đề ra. Sau đó lập báo cáo kết quả thi và đưa toàn bộ kết quả thi lên một địa chỉ xác định để thí sinh có thể tra cứu điểm bài thi của mình. Nếu thí sinh có thắc mắc về điểm thi sau khi tra cứu thì có thể phúc tra bài thi, khi đó được sự đồng ý của hội đồng thi quản trị hệ thống sẽ đưa ra chi tiết bài thi của thí sinh để giải đáp thắc mắc của thí sinh. Yêu cầu về chức năng Cập nhật thí sinh dự thi + Thêm mới thí sinh; + Sửa thông tin thí sinh; + Xóa thông tin thí sinh. Quản lý ngân hàng câu hỏi + Soạn mới câu hỏi hỗ trợ đa định dạng; 21 + Chỉnh sửa câu hỏi; + Xóa câu hỏi. Quản lý đề thi + Tạo đề thi ngẫu nhiên; + Tạo đề thi dựa vào một số tiêu chí; + Trộn đề thi. Thí sinh thi + Đăng nhập tài khoản thi; + Làm bài thi. Báo cáo kết quả, xử lý sự cố + Báo cáo kết quả kì thi; + Báo cáo kết quả từng thí sinh dự thi; + Phục hồi sự cố (nếu có). Yêu cầu phi chức năng Hệ thống được thiết kế với giao diện đẹp, dễ sử dụng đối với cả những người không biết về máy tính. Hệ thống được xây dựng bao gồm đầy đủ hệ thống trợ giúp nhằm hướng dẫn người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng hệ thống mà không gặp phải bất kì khó khăn nào. Đánh giá phương án - Về mặt quản lý, hệ thống cho phép người quản trị có thể dễ dàng thao tác mọi nhiệm vụ trong khu vực quản trị của mình như: quản lý về thí sinh, quản lý ngân hàng câu hỏi, quản lý kết quả thi, - Về mặt tài chính, có thể nhận thấy khi đem hệ thống mới và sử dụng sẽ giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_xay_dung_he_thong_thi_trac_nghiem_qua_mang_lan.pdf
Tài liệu liên quan