Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau trên thế giới được thực hiện theo quy tắc quy định nhanh. Một số phương thức thanh toán như tiền mặt, séc ngân hàng, séc du lịch, thư tín dụng đều là những tiền mang mệnh danh của nhà nước. Một số khác như tiền vàng hay những đồ vật có giá trị trong một số điều kiện cụ thể có thể được sử dụng như một loại tiền. Ví dụ, trong một số giao dịch lớn, các trái phiếu kho bạc nhà nước dài hạn của Mỹ do tín dụng chính phủ đảm bảo được sử dụng như tiền mặt, những trái phiếu chính phủ khác cũng như vậy. Các cổ phiếu do công ty phát hành cũng có thể đem ra giao dịch, cổ phiếu thị trường có thể đánh giá giá trị của công ty một cách hữu hiệu. Những nhân viên của công ty khi được thưởng bằng cách được quyền ưu tiên mua cổ phiếu, những cổ phiếu có giá trị trích ra đó có thể được dùng làm phương tiện thanh toán. Nếu mở rộng khái niệm về phương thức thanh toán, có thể đưa ra nhiều phương thức thanh toán khác ngoài tiền mặt.
132 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng một mạng Intranet và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c có nhu cầu truyền dữ liệu được phép truyền.
Sự quay trở lại trạm nguồn của dữ liệu và thẻ bài nhằm tạo khả năng báo nhận tự nhiên: trạm đích có thể gửi vào đơn vị dữ liệu (phần header) các thông tin về kết quả tiếp nhận dữ liệu của mình. Chẳng hạn các thông tin có thể là: trạm đích không tồn tại hoặc không hoạt động, trạm đích tồn tại nhưng dữ liệu không được sao chép, dữ liệu đã được tiếp nhận, có lỗi….
Trong phương pháp này cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống đó là mất thẻ bài và thẻ bài “bận” lưu chuyển không dừng trên vòng. Có nhiều phương pháp giải quyết các vấn đề trên, dưới đây là một phương pháp được khuyến nghị để giải quyết các vấn đề trên:
Đối với vấn đề mất thẻ bài có thể quy định trước một trạm điều khiển chủ động. Trạm này sẽ theo dõi, phát hiện tình trạng mất thẻ bài bằng cách dùng cơ chế ngưỡng thời gian (time- out) và phục hồi bằng cách phát đi một thẻ bài “rỗi” mới.
Đối với vấn đề thẻ bài bận lưu chuyển không dừng, trạm điều khiển sử dụng một bit trên thẻ bài để đánh dấu khi gặp thẻ bài “bận” đi qua nó. Nếu nó gặp thẻ bài “bận” với bit đã đánh dấu đó có nghĩa là trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình do đó thẻ bài “bận” thành “rỗi” và cho thẻ bài chuyển tiếp trên vòng. Trong phương pháp này các trạm còn lại trên mạng sẽ đóng vai trò bị động, chúng theo dõi phát hiện tình trạng sự cố trên trạm chủ động và thay thế trạm chủ động nếu cần.
III. Intranet
Intranet là một mô hình máy tính, nó cung cấp một cơ sở hạ tầng có quy mô và linh hoạt mà mỗi tổ chức có nhu cầu cần thiết để kinh doanh. Trong khi các trang Intranet có thể liên kết với Internet, một Intranet không phải là có thể dễ ảnh hưởng bởi quần chúng chung. Những Intranet cung cấp nền tảng gặp nhau từ những bộ trình duyệt, những bộ trình duyệt này được chạy trên các Intranet. Những Intranet sử dụng cùng các giao thức truyền thông và các liên kết siêu văn bản tới Web và như vậy cung cấp một hướng phổ biến chuẩn của thông tin bên trong và mở rộng ứng dụng tới những vị trí kinh doanh từ xa.
Một Intranet là việc trong công ty của bạn để trợ giúp mọi người chia sẻ thông tin ngang qua một mạng, bao gồm dữ liệu, các tài liệu, các tệp tin, các ghi nhớ và các kiểu khác của thông tin, nó có thể chia sẻ giữa giữa các bộ phận khác nhau hoặc các đơn vị kinh doanh, hoặc thậm trí giữa những thanh viên của cùng một nhóm.
Một Intraner là một hệ thống thông tin nội bộ dựa vào công nghệ trên Internet, các dịch vụ web, các giao thức truyền thông TCP/IP và HTTP và xuất bản HTML. Intranet là một công nghệ cho phép một tổ chức tự định nghĩa một thực thể toàn vẹn, một nhóm, nơi mà mọi người biết đến vai trò của họ, và mọi người đang làm việc trên sự cải tiến và sự lành mạnh của tổ chức.
Những Intranet đang lớn lớn lên giữa doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những Intranet cung cấp một cách cho doanh nghiệp của bạn để tổ chức thông tin nội bộ trong một cách mà có thể chia sẻ giữa tất cả những người lao động của bạn.
1. Giao thức TCP/IP
Mặc dù mô hình tham chiếu OSI được chấp nhận rọng rãi khắp nơi, nhưng chuẩn mở về kỹ thuật mang tính lịch sử của Internet lại là TCP/IP (Transmission Control Protocol). Mô hình tham chiếu TCP/IP và chồng giao thức TCP/IP tạo khaả năng truyền dữ liệu giữa hai máy tính bất kỳ từ bất cứ nơi nào trên thế giới, với tốc độ gần bằng tốc độ của ánh sáng. Mô hình TCP/IP có tầm quan trọng trong lịch sử, gần giống như các chuẩn đã cho phép điện thoại, năng lượng điện, đường sắt, truyền hình và công nghệ băng hình phát triển cực thịnh.
Bộ Quốc phòng Mỹ gọi tắt là DoD (Department of Defense) đã tạo ra mô hình tham chiếu TCP/IP vì muốn một mạng có thể tồn tạo trong bất cứ điều kiện nào, ngay cả khi có chiến tranh hạt nhân. DoD muốn các gói dữ liệu xuyên suốt mạng vào mọi lúc, dưới bất cứ điều kiện nào, từ bất kỳ một điểm đến điểm khác. Đây là bài toán thiết kế cực kỳ khó khăn mà từ đó đã làm nảy sinh ra mô hình TCP/IP, vì vậy đã trở thành chuẩn để Intern phát triển.
1.1. Kiến trúc giao thức TCP/IP
Khi bạn đã biết về mô hình phân lớp TCP/IP, luôn ghi nhớ rằng nó là nguồn gốc của Internet, nó sẽ giúp bạn giải thích tại sao những điều nào đó lại là như vậy. Mô hình TCP/IP có bốn lớp: lớp ứng dụng, lớp vận chuyển, lớp Internet (liên kết mạng) và lớp truy xuất mạng. Điều quan trọng cần ghi nhớ là có vài lớp trong mô hình TCP/IP có tên trùng với các lớp trong mô hình OSI nhưng không nên lẫn lộn các lớp giữa hai mô hình, vì lớp ứng dụng có các chức năng khác nhau ứng với mỗi mô hình.
Transport
Internet
Application
Network Access
Hình 1.1: Mô hình 4 lớp TCP/IP
Lớp ứng dụng
Các nhà thiết kế TCP/IP cảm thấy rằng các giao thức mức cao nên bao gồm các chi tiết của lớp trình bày và lớp phiên. Để đơn giản, họ tạo ra một lớp ứng dụng kiểm soát các giao thức mức cao, các vấn đề của lớp trình bày, mã hoá và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến ứng dụng vào trong một lớp, và đảm bảo dữ liệu được đóng gói một cách thích hợp cho lớp kế tiếp.
Lớp vận chuyển
Lớp vận chuyển đề cập đến các vấn đề chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và sửa lỗi. Một trong các giao thức của nó là TCP/IP, TCP/IP cung cấp các phương thức linh hoạt và hiệu quả cao và ít lỗi. TCP/IP là giao thức có tạo cầu nối (connection-oriented). Nó tiến hành hội thoại giữa các segment. Tạo cầu nối không có nghĩa là tồn tại một mạch thực sự giữa hai máy tính (như vậy sẽ là chuyển mạch kênh – circuit switching), thay vì vậy nó có nghĩa là các seggment của lớp 4 di chuyển tới và lui giữa hai host để công nhận kết nối tồn tại một cách luận lý trong một khoảng thời gian nào đó. Điều này được coi như là chuyển mạch gói (packet switching).
Lớp Internet
Mục tiêu của lớp Internet là truyền các gói bắt nguồn từ bất kỳ mạng nào trên liên mạng và đến được đích trong điều kiện độc lập với đường dẫn và các mạng mà chúng đã trải qua. Giao thức đặc trưng khống chế lớp này được gọi là IP. Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói diển ra tại mỗi lớp này. Cũng có thể tư duy chúng trong các thuật ngữ của hệ thống bưu chính. Khi chúng ta gửi thư, bạn sẽ không biết làm cách nào thư đến được nơi cần gửi (có nhiều con đường có thể), nhưng bạn chỉ cần nó đến là được.
Lớp truy xuất mạng
Tên của lớp này có nghĩa khá rộng và có phần hơi rối rắm. Nó cũng được gọi là lớp host-to-network. Nó là lớp liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói IP yêu cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự, và sau đó tạo một liên kết vật lý khác. Nó bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN, và tất cả các chi tiết trong lớp liên kết dữ liệu cũng như lớp vật lý của mô hình OSI.
1.2. Hoạt động của TCP và IP
Cho thấy rằng toàn bộ phương tiện truyền thông có thể gồm nhiều mạng, những mạng thành phần thông thường được tham chiếu tới như những mạng con. Một vài sắp xếp của giao thức truy nhập mạng, như là token ring được sử dụng để kết nối một máy tính tới một mạng con. Giao thức này cho phép máy chủ gửi dữ liệu ngang qua mạng con tới máy chủ khác hoặc trong trường hợp một máy chủ trên mạng con khác tới một router. IP được thực hiện trong tất cả các hệ thống cuối và các router, hoạt động như một sự chuyển tiếp để di chuyển một khối dữ liệu từ một máy chủ, xuyên qua một hoặc nhiều router, tới một máy chủ khác. TCP được thực hiện chỉ trong các hệ thống cuối, nó cần theo dõi những of the blacks của dữ liệu để đảm bảo mọi thứ được chuyển giao đáng tin cậy tới ứng dụng thích hợp.
Để truyền thông thành công, mỗi thực thể trong toàn bộ hệ thống phải có một địa chỉ duy nhất. Thật vậy, hai lớp địa chỉ cần được. Mỗi máy chủ trên một mạng con cần phải có một địa chỉ Internet toàn cầu; điều này cho phép dữ liệu sẽ được chuyển giao cho máy chủ thích hợp. Mỗi quá trình với một máy chủ phải có một địa chỉ duy nhất bên trong máy chủ; điều này cho phép giao thức từ máy chủ tới máy chủ (TCP) để chuyển giao dữ liệu cho quá trình thích hợp. Những địa chỉ mới này được biết như những cổng (port).
Đánh địa chỉ lớp Internet
Địa chỉ lớp Internet được biểu diễn bằng một số 32 bít gọi là địa chỉ IP. Mỗi card mạng trong một nút hỗ trợ chồng giao thức IP phải có một địa chỉ IP được cấp cho nó. Địa chỉ IP là một địa chỉ logic độc lập với phần cứng mạng hoặc kiểu mạng nằm dưới.
Các địa chỉ IP
Địa chỉ IP gồm hai phần: địa chỉ nhân dạng mạng (netid) và địa chỉ nhận dạng máy chủ (hostid), như minh hoạ hình dưới đây. Những bít quan trọng nhất được sử dụng nằm xác định có bao nhiêu bit dùng cho netid và hostid. Năm lớp địa chỉ hiện tại được định nghĩa là: lớp A, B, C, D và E. Trong những số lớp này, địa chỉ lớp A, B và C có thể được sử dụng để cấp cho các mạng. Lớp D là lớp dự trữ cho mutilcasting và được sử dụng bởi các giao thức đặc biệt để truyền thông điệp đến một nhóm các nút được chọn. Lớp E dùng để sử dụng trong tương lai.
Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host bất kỳ trên liên mạng.
Có hai cách cấp phát địa chỉ IP, nó phụ thuộc vào cách ta kết nối mạng. Nếu mạng của ta kết nối vào mạng Internet, địa chỉ mạng chỉ được xác nhận bởi NIC (Network Information Center). Nếu mạng của ta không kết nối Internet, người quản trị mạng sẽ cấp phát địa chỉ IP cho mạng này. Còn các host ID được cấp phát bởi người quản trị mạng.
Khuôn dạng địa chỉ IP: mỗi host trên mạng TCP/IP được định danh duy nhất bởi một địa chỉ có khuôn dạng
Network number: Phần định danh địa chỉ mạng
Host number: Phần định danh địa chỉ các trạm làm việc trên mạng đó
Ví dụ: 128.4.70.9 là một địa chỉ IP
Do tổ chức và độ lớn của các mạng con của liên mạng có thể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp ký hiệu A, B, C, D, E với cấu trúc được xác định như hình vẽ.
bits
0
1
2
3
4
8 16 24 31
Class A
0
prefix
suffix
Class B
1
0
prefix
suffix
Class C
1
1
0
prefix
suffix
Class D
1
1
1
0
multicast address
Class E
1
1
1
1
0
reserved for future use
Các bit đầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh lớp địa chỉ (0-lớp A; 10 lớp B; 110 lớp C; 1110 lớp D; 11110 lớp E).
Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng (sử dụng byte đầu tiên), với tối đa 16 triệu host (3 byte còn lại, 24 bits) cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn. Tại sao lại có 126 mạng trong khi dùng 8 bits? Lí do đầu tiên, 127.x (01111111) dùng cho địa chỉ loopback, thứ 2 là bít đầu tiên của byte đầu tiên bao giờ cũng là 0, 1111111 (127). Dạng địa chỉ lớp A (network number.host.host.host). Nếu dùng ký pháp thập phân cho phép 1 đến 126 cho vùng đầu, 1 đến 255 cho các vùng còn lại.
Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng (10111111.11111111.host.host), với tối đa 65535 host trên mỗi mạng. Dạng của lớp B (network number.Network number.host.host). Nếu dùng ký pháp thập phân cho phép 128 đến 191 cho vùng đầu, 1 đến 255 cho các vùng còn lại.
Lớp C cho phép định danh tới 2.097.150 mạng và tối đa 254 host cho mỗi mạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm. Lớp C sử dụng 3 bytes đầu định danh địa chỉ mạng (110xxxxx). Dạng của lớp C (network number.Network number.Network number.host). Nếu dùng dạng ký pháp thập phân cho phép 129 đến 233 cho vùng đầu và từ 1 đến 255 cho các vùng còn lại.
Lớp D dùng để gửi IP datagram tới một nhóm các host trên một mạng. Tất cả các số lớn hơn 233 trong trường đầu là thuộc lớp D.
Lớp E dự phòng để dùng cho tương lai.
Như vậy địa chỉ mạng cho lớp A từ 1 đến 126 cho vùng đầu tiên, 127 dùng
cho địa chỉ loopback, B từ 128.1.00 đến 191.255.0.0, C từ 192.1.0.0 đến 233.255.255.0
Ví dụ:
+ 9.6.7.8 địa chỉ lớp A có địa chỉ mạng 9.0.0.0, địa chỉ host là 6.7.8
+ 128.1.0.1 địa chỉ lớp B có địa chỉ mạng 128.1.0.0, địa chỉ host là 0.1
+ 150.150.5.6 địa chỉ lớp C có địa chỉ mạng 192.1.1.0, địa chỉ host là 1
+ 200.6.5.4 địa chỉ lớp C có địa chỉ mạng 200.6.5, địa chỉ mạng là 4
Subneting
Trong nhiều trường hợp, một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con. Vùng subnetid được lấy từ vùng hostid, cụ thể đối với 3 lớp A, B, C như sau:
Lớp A
Netid
Subnetid
hostid
0 7 8 15 16 23 24 31
Lớp B
Netid
Subnetid
hostid
0 7 8 15 16 23 24 26 27 31
Lớp C
Netid
Subnetid
hostid
Bổ sung vùng subnetid
Ví dụ:
17.1.1.1 địa chỉ lớp A có địa chỉ mạng 17, địa chỉ subnet 1, địa chỉ hosrt 1.1
129.1.1.1 địa chỉ lớp B có địa chỉ mạng 129.1, địa chỉ subnet 1, địa chỉ host 1.
1.3. ứng dụng
Bộ giao thức TCP/IP gồm có:
SNMP(Simple Network Management Protocol): Cung cấp Management Information Base (MIB) giám dữ liệu có trong SNMP.
WinSock (Windows Sockets): Cung cấp giao diện tiêu chuẩn giữa các ứng dụng dựa trên socket và các giao thức TCP/IP.
Net BT (NetBIOS over TCP/IP): Cung cấp các dịch vụ NetBIOS, bao gồm tên, datagram, và các dịch vụ trong phiên làm việc. Giao thức này còn cung cấp giao diện chuẩn giữa các ứng dụng dựa trên NetBIOS và những giao thức TCP/IP.
TCP (Transmission Control Protocol): Cung cấp các dịch vụ phân phối trọn gói có bảo đảm, định hướng kết nối.
UDP (User Datagram Protocol): Các dịch vụ phân phối trọn gói không kết nối, không được bảo đảm.
ICMP (Internet Control Message Protocol): Truyền thông đặc biệt giữa các máy chủ. Các bản báo cáo, thông báo và lỗi sai theo phân phối gói.
IP (Internet Protocol): Cung cấp địa chỉ và chức năng định tuyến.
ARP (Address Resolution Protocol): Quy chiếu địa chỉ IP đến địa chỉ lớp con điều khiển truy cập.
Hình 1.3 mô tả một vài giao thức phổ biến được qui định bởi mô hình tham chiếu TCP/IP. Tại lớp ứng dụng, bạn sẽ thấy các tác vụ mạng khác nhau mà bạn có thể không nhận ra, nhưng một người dùng Internet có thể sử dụng hàng ngày. Bạn sẽ kiểm tra tất cả chúng trong tài liệu này. Các ứng dụng ở đây bao gồm:
Sơ đồ giao thức TCP/IP
HTTP
FTP
SMTP
DNS
TFTP
DNS
TCP
UDP
IP
Yours
LAN
Many LANs
And WANs
Internet
Hình1.3: Sơ đồ giao thức TCP/IP
FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tệp từ một máy tính này đến máy tính khác. Dịch vụ này là một trong những dịch vụ cơ bản của Internet.
HTTP (Hypertext Transfer Protocol):
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Giao thức truyền đơn giản. Là một giao thức trực tiếp bảo đảm truyền thư điện tử giữa các máy tính trên Internet.
DNS (Domain Name System): Xác định các địa chỉ theo số từ các tên của máy tính kết nối trên mạng.
TFTP (Trivial File Transfer Protocol):
2. Các dịch vụ mạng
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu của xã hội, các dịch vụ thông tin trên mạng Intranet đang ngày càng phát triển.
2.1. Mail
E-mail, dịch vụ gửi và nhận các thông điệp điện tử, hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất trên Internet. E-mail được sử dụng hầu hết các dịch vụ thương mại trực tuyến, và đối với nhiều người, đây là nguyên nhân chính để họ gia nhập Internet hoặc dịch vụ trực tuyến.
Để gửi E-mail, bạn phải biết địa chỉ người nhận. Địa chỉ này bao gồm phần nhận diện người dùng, tiếp đến là dấu @, sau nữa là địa điểm máy tính người nhận. Ví dụ, địa chỉ e-mail của tổng thống Mỹ là president@whitehouse.gov. Ba ký tự cuối cùng cho thấy đây là tên vùng do chính phủ chịu trách nhiệm trên Internet.
Khi truy cập Internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ địa phương hoặc một trong những dịch vụ trực tuyến thương mại lớn, bạn có thể trao đổi e-mail mà không phải trả cước phí điện thoại đường dài. E-mail có lợi điểm là cho phép bạn truy xuất nhiều thông điệp ngay tại văn phòng. Bạn cũng có thể gửi một thông báo giống nhau đến nhiều người cùng lúc.
2.2. World Wide Web
WWW là dịch vụ đa truyền thông của Internet, chứa một kho tài liệu văn bản đa năng khổng lồ được viết bằng ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language). Hypertext (văn bản đa năng) là phương pháp trình bày văn bản, hình ảnh, âm thanh và video liên kết với nhau trong một trang Web kết hợp không theo thứ tự. Dạng thức hypertext cho phép người dùng duyệt qua các chủ đề theo thứ tự bất kỳ. Có nhiều công cụ và giao thức giúp bạn khám phá Internet. Những công cụ này xác định vị trí và chuyển tải tài nguyên giữa các máy tính.
2.3. News
Network News Transfer Protocol (NNTP) là một giao thức chuẩn Internet dành cho việc để phân phối, truy vấn, truy xuất và gửi mục tin. USENET là dịch vụ phổ biến của NNTP. Nó cung cấp bảng thông báo (bulletin board), phòng hội thoại (chat room) và Network News là một hệ thống to lớn với trên 5000 hội nghị đang diễn ra gọi là nhóm tin (newsgroup), được tổ chức 24h/ngày và 365ngày/năm. Để truy cập những nhóm tin này, hãy tải xuống một chương trình đặc biệt trên Internet cho phép bạn gia nhập bất kỳ nhóm tin nào bạn muốn. Hầu hết các bộ duyệt thương mại, kể cả Microsoft Internet Explorer, đều có chức năng này. Sau đó bạn có thể gia nhập nhóm tin bạn quan tâm và liên lạc thông qua một hệ thống thông điệp tương tự như e-mail. Sự khác nhau giữa Network News và e-mail là Network News diễn ra ở một diễn đàn công cộng gọi là nhóm tin (newsgroup).
Bạn có thể chỉ xem cuộc hội thoại đang diễn ra mà không cần tham gia, điều này gọi là sự ẩn nấp và có tính chất khuyến khích đối với người mới tham gia. Muốn gia nhập cuộc đàm luận, bạn nêu một chủ đề trong nhóm tin và trở thành thành viên trong diễn đàn. Như với e-mail, Network News thường là phương tiện liên lạc thân mật ít cân nhắc đến nội dung. Tuy nhiên, một số nhóm tin được quản lý bởi một người giám sát có thể quyết định không đăng những thông điệp phản hồi không thích hợp cho diễn đàn. Network News hoạt động với tốc độ rất cao, thông tin xuất hiện nhanh chóng và liên tục. Người quản trị nhóm định rõ thời gian tồn tại của thông điệp vẫn còn xuất hiện trước khi bị xoá khỏi hệ thống. Thông thường thông điệp được lưu trữ không lâu hơn một tuần.
Nhóm thảo luận và phòng hội thoại có thể là nguồn thông tin và nguồn hỗ trợ tuyệt vời trong các vấn đề kỹ thuật. Chúng có thể là nguồn thông tin về sở thích, giải trí và du lịch, nơi tranh luận chính trị, và cung cấp cơ hội gặp gỡ nhiều người cùng sở thích.
2.4. Gopher
Mặc dù FTP hoạt động tốt trong việc chuyển tập tin, nhưng không hữu hiệu làm việc với những hệ thống tập tin phổ biến trên nhiều máy tính. Một hệ thống chuyển tập tin mới nhất gọi là Gopher được phát triển để giải quyết vấn đề này.
Gopher là công cụ được sử dụng rộng rãi trên Internet. Đây là chương trình dữa trên menu cho phép bạn duyệt thông tin mà không cần biết tài liệu cụ thể được đặt ở đâu. Nó cho phép bạn tìm kiếm danh sách các tài nguyên và sau đó giúp gửi tài liệu cho bạn. Gopher là một trong những hệ thống duyệt toàn diện nhất và được tích hợp nhằm cho phép bạn truy cập những chương trình khác, như FTP và Telnet.
Các máy tính Gopher được liên kết với nhau với các bảng chú dẫn được phân bố thành một hệ thống tìm kiếm gọi là “Gopherspace”. Gopherspace chủ yếu cung cấp một hệ thống menu phục vụ cho việc truy cập và cho phép tìm kiếm với nhiều phương tiện tìm kiếm. Phổ biến nhất trong số này đối tác với Archie của Gopher (tên là Veronica) và hệ thống tìm kiếm danh mục máy phục vụ thông tin mạng diện rộng (WAIS)
2.5. Archie
Tìm kiếm tệp (Archie). Archie là một dịch vụ của Internet cho phép tìm kiếm theo chỉ số các tệp khả dụng trên các Server công cộng của mạng. Bạn có thể yêu cầu Archie tìm các tệp có chứa các xâu văn bản nào đó hoặc chứa một từ nào đó. Archie sẽ trả lời bằng tên các tệp thoả mãn yêu cầu của bạn và chỉ ra tên của các Server chứa các tệp đó.
Để áp dụng Archie, bạn phải chọn một Archie Server nào đó, nên chọn Server gần nhất về mặt địa lý. Sau đó có thể dùng Telnet để truy nhập tới Server và tiến hành tìm kiếm tệp mong muốn.
2.6. Telnet
Telnet là một trong những giao thức Internet đầu tiên. Bạn có thể sử dụng Telnet để hoạt động như một terminal ở xa nối vào máy chủ trên Internet, máy tính của bạn hoạt động như thể bàn phím được nối với máy tính ở xa. Bạn có thể chạy các chương trình trên một máy tính ở đầu kia thế giới, như thể bạn đang ngồi trước máy này vậy.
Hệ thống máy chủ/terminal này phát triển tới hệ thống UNIX dựa trên ký tự trong những ngày đầu của Internet. Microsoft Windows NT và Windows 95 cài đặt chương trình Telnet như thành phần của các tiện ích TCP/IP. Chương trình này cho phép bạn hoạt động hoặc như một terminal VT-52 hoặc như terminal VT-100 nối vào hệ thống có thể truy nhập bằng giao thức TCP/IP, kể cả những máy tính được truy nhập bằng giao thức TCP/IP, kể cả những máy tính được truy nhập thông qua Internet.
2.7. Internet Relay Chart
Internet Relay Chart là phương tiện nói chuyện công cộng, nó có thể sử dụng bởi bất cứ ai trên NET vào bất kỳ một thời gian nào. Trong Internet Remote Chart có nhiều, nhiều cuộc trò chuyện vào bất cứ thời gian nào của nhiều tổ chức xung quanh một đề tài đặc biệt hoăc một ý tưởng nào đó.
Như bạn có thể tưởng tượng, Internet Relay Chart được sử dụng rộng rãi bởi một số lượng lớn mọi người trên thế giới. Thực vậy, có nhiều người đã có những cuộc nói chuyện thường xuyên trên Internet Relay Chart với bạn bè. Nói chung, những cuộc nói chuyện trên Internet Relay Chart là công khai, tuy nhiên bạn có thể sắp xếp những cuộc nói chuyện riêng tư với những người mà bạn chọn lựa, có thể kết nối điện thoại nói chuyện.
IV. Xây dựng Intranet
1. Phân tích những điều kiện cần thiết
Ngày nay, các mạng Intranet đã nhanh chóng được các công ty kỹ thuật thích ứng sử dụng để chuyển giao thông tin tới các người lao động, khách hàng và các đối tác. Như vậy, nhiều tổ chức có kế hoạch để xây dựng Intranet với mục đích chia sẻ thông tin, giảm tối thiểu "paper chase”, được chuẩn bị đầy đủ một nền dân chủ cho truyền thông giữa những người lao động nếu mọi người truy cập đến mạng, việc làm-quản lý lực lượng, một sự phát triển nhanh thị trường cho công nghệ Internet và thúc đẩy tăng thêm cung cấp với mục đích kinh doanh trực tuyến hoặc thương mại điện tử.
Công ty thương mại châu á (ACC: Asia Commercial Company) đang tìm kiếm trên Intranet một điều kiện thuận lợi cho làm kinh doanh trực tuyến của họ bởi việc bán hàng hoá tốt, các sản phẩm và dịch vụ xuyên qua các Web site của họ.
Bởi vì công ty ACC là một công ty lớn, do đó việc thiết kế của một mạng Intranet có một vài các đặc điểm sau:
1.1. Khả năng kết nối
Cung cấp khả năng kết nối tới tất cả các bộ phận của công ty, và dịch vụ đăng nhập truy cập cho những người sử dụng có nhu cầu truy cập từ bên ngoài tới mạng. Và cho kết nối Internet, chúng ta phải xây dựng một hệ thống hỗ trợ thông tin trung tâm gọi là POP (Point of Present), một hệ thống bảo mật, một hệ thống quản lý truy cập Internet, và một hệ thống tăng tốc độ lưu trữ v.v…
1.2. Tính toàn vẹn của hệ thống
Một mạng Intranet phải có tính toàn vẹn hệ thống để có thể chống lại được sự tấn công từ bên ngoài vào, và có khả năng khắc phục được tất các lỗi về phần cứng và phần mềm. Các thiết bị bảo vệ cần được để giữ các phần của hệ thống bị ảnh hưởng khỏi sự tấn công từ bên ngoài vào cũng như những tấn công từ bên trong. Và quản lý mạng cũng cần được như vậy.
Hệ thống mạng phải có tính sẵn sàng cao, nó được xây dựng dựa trên các server. Hệ thống sao lưu dự phòng cũng quan trọng đối với tính toàn vẹn của hệ thống.
1.3. Các dịch vụ cung cấp
Hệ thống mạng của công ty cung cấp tới người sử dụng các dịch vụ như sau: Electronic Mail, Netnews, World Wide Web, Web hosting, FTP, Telnet, Gopher, Video Conference v.v, và đặc biệt là dịch vụ thương mại điện tử (Electronic Commerce).
2. Nền tảng cấu trúc mạng
Hệ thống mạng của công ty là một mạng diện rộng, vì vậy nó có cấu trúc phức tạp bao gồm những mạng con có chức năng khác nhau, như: mạng con dành cho người sử dụng truy cập, mạng con dịch vụ, mạng dành cho quản trị v.v.
Có một vài đặc tính cấu trúc mạng như sau:
2.1. Đặc tính mở rộng
Tính mở rộng có nghĩa là chúng ta có thể mở rộng mạng theo các hướng khác nhau, như : mở rộng theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Mở rộng theo chiều thẳng đứng có nghĩa là chúng ta có thể nâng cấp và mở rộng dung lượng các thiết như là: các server, các thiết bị mạng, hệ thống sao lưu dự phòng, v.v. Phương pháp này cũng được sử dụng cho các dịch vụ như E-mail và News v.v.
Mở rộng theo chiều ngang có nghĩa là chúng ta có thể tăng cường số người sử dụng cho bất kỳ dịch vụ nào.
2.2. Bảo mật hệ thống
Cùng với môi trường phát triển rộng lớn, nhiều loại người sử dụng và đặc biệt, mạng của công ty được kết nối với Internet, như vậy sự tấn công vào mạng là rất cao. Do vậy, tính bảo mật hệ thống mạng là một vấn đề rất quan trọng.
Quản trị mạng, điều hành mạng và dữ liệu của công ty cần được bảo vệ và luôn bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài vào cũng như sự tấn công từ bên trong. Người quản trị mạng, điều hành mạng và dữ liệu của công ty phải là những người có khả năng bảo vệ khỏi sự tấn công từ bên ngoài vào. Như vậy, chúng ta cần xây dựng các giải pháp an toàn cho mạng như: lọc gói dữ liệu, uỷ quyền, Firewall v.v.
2.3. Phân loại phụ thuộc chức năng
a. Mạng truy cập:
Mạng truy cập là mạng chung chia sẻ, nó được kết nối tới các hệ thống mạng khác với các hệ điều hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM dientu-132.DOC