Chuẩn Bị Thức Ăn Và Thuốc Phòng Bệnh Cho Cá:
- Sau khi chọn cá, ta phải chuẩn bị thức ăn và thuốc cho cá. Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Không nên trữ thức ăn quá nhiều, phải phù hợp với lịch ăn của cá, nhằm tiết kiệm chi phí trữ và đảm bảo chất lượng của thức ăn. Thuốc phải phù hợp với giai đoạn ngừa bệnh cho cá, nên chọn các loại thuốc có tiêu chuẩn, và nguồn gốc rõ ràng, trong hạn sử dụng.
Thả Cá:
- Sau khi chuẩn bị thức ăn và nước trong ao đã bảo đảm chất lượng, thì ta tiến hành thả cá. Số lượng cá thả phải đảm bảo theo kế hoạch của dự án. Không nên thả cá quá dày trong ao. Thả cá phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá bị sóc. Bên cạnh đó, cá phải được thả đều trong ao, không thả tập trung. Lưu ý ta nên thả cá vào lúc thời tiết mát, không quá nóng. (Nên thực hiện vào ban đêm).
32 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng nguồn nguyên liệu cá tra nhằm phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương.
- Cá tra cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.
2. Khó Khăn:
a. Môi Trường Nước:
- Như chúng ta đã biết, trong nuôi trồng thủy sản thì môi trường nước có vai trò quan trọng, nhưng giai đoạn hiện nay, môi trường nước đang là một vấn đề cấp thiết và nan giải. Nghề nuôi cá tra đã có từ rất lâu, từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, dần dần nông dân chuyển những vùng đất trồng lúa, màu không có hiệu quả sang đào ao nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá tra. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn do người dân nuôi tự phát khi giá cá tra tăng đột biến thì người dân đổ xô nhau nuôi cá làm diện tích tăng ồ ạt nên làm ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng do nước thải cá tra không được xử lý và bùn ở đáy ao làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sinh hoạt người dân. Với tình hình hiện nay, do tốc độ phát triển quá nóng, phá vỡ quy hoạch, diện tích nuôi ngày càng tăng thì môi trường nước càng xấu, và tình hình ô nhiễm môi trường ở những vùng nuôi đã đến mức báo động.
+ Ô nhiễm nguồn nước là do các hộ nuôi chủ yếu thải chất thải từ ao nuôi đều được đưa thẳng ra sông, kênh, rạch. Thực tế cho thấy, nuôi cá trong ao, hầm, chỉ có 17% thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại khỏang 83% hòa lẫn, lắng đọng trong môi trường nước trở thành chất hữu cơ bị phân hủy. Đây là nguồn chất thải cực kỳ nguy hiểm, và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi nguồn nước trên sông, rạch. Theo các nhà chuyên môn cho biết, thì cứ 1kg cá tra thịt sẽ thải ra môi trường nước 3kg chất thải. Vậy với sản lượng hằng năm là nuôi khá phổ biến như hiện nay thì lượng chất thải phải thải ra môi trường một con số rất lớn. Nếu như, không có biện pháp nào xử lý và ngăn chặn kịp thời thì đến một lúc nào đó nguồn lợi từ cá tra dần dần mất đi và nuôi thủy sản sẽ không còn nữa. Theo ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc sở thủy sản An Giang cho biết : “Đa số những hộ nuôi cá tra hầm đều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi thả ra sông rạch, đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước”.
- Đây chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, khi mà lượng chất thải vượt quá sức chứa của nguồn nước ở đây sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Lúc đó, không chỉ thiệt hại cho chính người nuôi cá mà tác động xấu đến nguồn nước ngọt trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt cho cư dân.
Tác Động Của Nguồn Nước Nuôi Cá Tra:
Tác Động Tiêu Cực:
- Nguồn tài nguyên nước ở những khu vực nuôi đang biến đổi cả về trạng thái lẫn chất lượng… không những đe dọa đến phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội mà còn tác động đến sức khỏe của con người và các hệ sinh thái gần khu vực nuôi.
- Môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến người dân đặc biệt là người nghèo do hầu hết các ao nuôi không có hệ thống xử lý nước thải, phần lớn đều đổ ra kênh rạch ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây. Mặc khác, ô nhiễm nguồn nước còn tác động trở lại đối với những người nuôi cá do những hộ nuôi trên nguồn nước thải nước trong ao nuôi cá tra mà không xử lý, hộ dưới nguồn nước bơm vào ao. Vì vậy, khi một ao nuôi bị dịch bệnh thì các ao khác kéo theo cũng bị bệnh làm cho cá chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.
Tác Động Tích Cực:
- Nguồn nước nuôi cá tra có tác động rất lớn đến người dân, nếu không được xử lý triệt để thì nguồn nước này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cho người dân, ô nhiễm quá nặng thì không nuôi thủy sản được. Tuy nhiên, nó cũng tác động mạnh mẽ đến những người dân nghèo khi họ biết tận dụng trong sản xuất nông nghiệp để làm giảm chi phí, tăng năng suất sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo và giảm ô nhiễm môi trường như là mô hình nuôi trứng nước, thải nước vào ruộng sẽ làm tăng năng suất lúa…
b. Lãi suất Ngân Hàng:
- Từ đầu năm 2009 đến nay, giá thức ăn thủy sản, xăng dầu... đã tăng mạnh. Đặc biệt lãi suất tiền vay từ các Ngân hàng ở mức 1.1%/tháng trở xuống, giờ đã vọt lên ở mức từ 1.2 - 1.5% tháng trở lên. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng rất hạn chế cho nông dân vay vốn để nuôi cá tra. Trong khi đó, nuôi cá tra đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nếu vay vốn ngân hàng không được, thì vay nóng ở bên ngoài có thể chịu lãi suất tới 30 - 40%/tháng, nên nhà nông rất khó phát triển cá tra.
- Hiện nay, nông dân có cá tới lứa thu hoạch, trừ chi phí mỗi ký cá thu lợi nhuận từ 1.000 - 1.500 đồng. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch cá, phần lớn nông dân đều chọn giải pháp “tạm thời treo ao” vì những lý do nêu trên. Theo Cục Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào thời điểm cuối 12/2009, tổng diện tích nuôi cá tra tại các tỉnh, thành Đồng Bằng Sông Cửu Long là hơn 6.000ha. Diện tích đã thu hoạch trong năm 2009 là 4.722ha, với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Còn trong năm 2010, diện tích nuôi cá hiện thả nuôi mới chỉ hơn 2.000ha. Lượng cá tra tiêu thụ từ đầu năm 2010 đến nay đạt trên 450.000 tấn. Với sản lượng và diện tích nuôi cá tra sụt giảm thê thảm như hiện nay, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy sản và công ăn việc làm của người lao động trong lĩnh vực này. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn và những chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với người nuôi chặt chẽ hơn, có như vậy thì con cá tra một trong những nguồn lợi thủy sản thu ngoại tệ của quốc gia mới phát huy được thế mạnh.
c. Giá Cả:
- Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, cá tra đã vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Nhưng bên cạnh đó, có một nghịch lý đó là hiện nay người nuôi cá tra đang trong cảnh rất khó khăn và hưởng lợi rất ít, đầu ra sản phẩm vẫn bấp bênh, chưa đảm bảo phát triển ổn định…Trong những năm gần đây giá cá tra liên tục ở mức thấp, trong khi các yếu tố đầu vào như: con giống, chi phí thuê ao, nhân công, thuốc thú y và đặc biệt là giá thức ăn tăng cao làm cho nhiều hộ nuôi bị lỗ. Cho nên diện tích nuôi cá tra xuất khẩu cả nước phát triển chậm so với dự kiến. Phần lớn diện tích được thả nuôi với mật độ thưa, sản lượng thấp do thiếu vốn sản xuất. Đa phần người nuôi đang mắc nợ ngân hàng, không còn tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
- Khảo sát mới nhất về thực trạng người nuôi cá tra tại Tỉnh An Giang cho thấy: Từ 70 - 80% người nuôi cá xuất khẩu đang chịu lỗ. Toàn Tỉnh hiện có 2.854 hộ vay nuôi cá tra với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng. Trong số này có 152 hộ nợ quá hạn với số vốn 52 tỷ đồng. Hầu hết người nuôi đều không còn tài sản thế chấp để các ngân hàng hỗ trợ vay các khoản vay mới.
- Mặc dù Hiện nay, nhu cầu sản phẩm cá tra được khẳng định sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nhưng hiện tại giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mức thấp. “Với mức giá này thì người nuôi vẫn còn rất khó khăn, với giá thành cao và giá bán thấp như hiện nay, người nuôi không thể nào có lãi. Trong khi đó, ngân hàng nghe nói vay nuôi cá là rất sợ vì ngoài điều kiện thế chấp thì nguy cơ rủi ro cũng rất cao”. Có thông tin cho rằng, sở dĩ giá hiện nay nhiều doanh nghiệp tiêu thụ cá tra nguyên liệu cầm chừng, giá thấp là do tập trung giải phóng lượng hàng tồn trữ trước đó. Mặt khác, qua các phương thức mà nhiều doanh nghiệp tự xây dựng vùng nguyên liệu riêng đáp ứng vài chục phần trăm nhu cầu sản xuất. Khi có nhu cầu thì việc ưu tiên tiêu thụ cho sân nhà bao giờ cũng được tính đến.
II. Thực Trạng Xuất Khẩu Cá Tra Nước Ta Hiện Nay:
- Theo tin từ Hiệp Hội thuỷ sản, xuất khẩu cá tra của cả nước 8 tháng đầu năm 2009 đã giảm 7.3% so với cùng kỳ ngoái, chiếm trên 1/4 mức sụt giảm xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cá tra giảm trên 20% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường EU đã sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này với tỉ lệ tương ứng là 14% và 19%. Thị trường Ai Cập, vốn được coi là thị trường tiềm năng ở Trung Đông, nhưng cũng giảm trên 40% việc nhập khẩu cá tra Việt Nam.
- Năm 2009, xuất khẩu cá tra khá lao đao bởi những rào cản từ các nước nhập khẩu chính, và trong khi đó thì nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước cũng không ổn định. Việc Mỹ dự định đưa cá tra của Việt Nam vào danh mục cá da trơn theo “Luật Nông nghiệp 2008” là một điều bất lợi cho con cá tra vốn đã bị đánh bởi thuế chống bán phá giá. Bên cạnh đó, những chỉ trích của các phương tiện truyền thông một số nước Châu Âu, Trung Đông đã làm hạn chế xuất khẩu con cá này. Bên cạnh những biến động về thị trường, vấn đề về giá và nguồn cung nguyên liệu không ổn định cũng là một yếu tố tác động giảm xuất khẩu cá tra. Theo tin từ Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết, giá cá tra nguyên liệu thời gian gần đây tăng từ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người nuôi vẫn còn bị lỗ từ 800 - 1.000 đồng/ kg. Để duy trì sản xuất, một số công ty chế biến thủy sản đã áp dụng hình thức hợp đồng với người nuôi theo phương thức doanh nghiệp cung cấp 1.6kg thức ăn chăn nuôi và 2.500 đồng cho người nuôi để đổi lấy 1kg cá nguyên liệu.
- Trong thời gian tới xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Âu và Trung Đông đang bị đe doạ bởi những thông tin không tốt về cá tra của Việt Nam, cùng với “Luật Nông nghiệp 2008” của Mỹ sẽ tiếp tục là những trở ngại đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng này đã, đang và sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh và được nhiều thị trường mới đón nhận.
III. Thực Trạng Về Vấn Đề Xử Lý Nước Thải Từ Các Chủ Hộ Nuôi:
- Hiện nay, các cơ sở nuôi cá da trơn đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và gây ô nhiễm môi trường cho Tỉnh An Giang nói chung riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Phong trào nuôi cá da trơn của Tỉnh An Giang phát triển từ rất lâu, và diện tích nuôi luôn thay đổi liên tục. Hiện tại phần lớn các hộ nuôi cá tra đều nuôi theo hình thức nuôi nhốt cá trong ao. Diện tích các ao nuôi dao động từ 1.500 m2 - 16.000 m2, phổ biến nhất là 2.500 m2/ao. Mỗi hộ nuôi thường có 1 - 20 ao nuôi, phổ biến là 3 - 4 ao nuôi/hộ.
- Để đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở nuôi cá da trơn, Chi cục Bảo vệ môi trường Tỉnh đã thu và phân tích 6 mẫu nước thải tại 6 cơ sở nuôi cá da trơn. Qua kết quả phân tích cho thấy, nước thải phát sinh trong quá trình nuôi đã bị ô nhiễm vi sinh do tổng Coliform vượt tiêu chuẩn Việt Nam từ 1.53 - 15.3 lần và chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn Việt Nam từ 1.18 - 2.7 lần, còn các thông số khác như: pH, COD…đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, thì ý thức thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường của các chủ hộ nuôi chưa cao, chỉ có 2 cơ sở có lập Bản cam kết về bảo vệ môi trường, còn tất cả các cơ sở khác thì đều chưa thực hiện chương trình giám sát môi trường và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Các cơ sở đều có biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đạt yêu cầu, không gây ô nhiễm môi trường. Mùi hôi phát sinh từ cá chết, ảnh hưởng cục bộ tại cơ sở, do các cơ sở nuôi cá tập trung ven sông lớn, nên mùi hôi ít ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực. Tuy nhiên, việc xử lý bùn đáy ao không đảm bảo, chỉ có 1 cơ sở có đầu tư xây dựng ao chứa bùn đáy, còn các cơ sở còn lại đều không có biện pháp xử lý bùn đáy ao, chủ yếu là thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch. Nguồn gây ô nhiễm môi trường do các cơ sở thuộc loại hình này gây ra là do nước thải phát sinh trong suốt quá trình nuôi. Chỉ có 1 trên 9 cơ sở có biện pháp tuần hoàn nước thải để tái sử dụng, còn các cơ sở còn lại đều không có biện pháp xử lý nước thải đúng kỹ thuật, nước thải được thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch.
- Qua đó cho thấy các cơ sở đều đã gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tình hình phát triển các cơ sở nuôi cá da trơn trong tương lai sẽ đặt ra các vấn đề lo ngại về an sinh xã hội, môi trường… Do đó, vấn đề kiểm soát chất thải, các loại thuốc, hóa chất dùng trong nuôi cá cần phải được quan tâm ngay từ bây giờ.
IV. Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi:
1. Bảng Lịch Trình:
STT
Tên Công Việc
Công Việc Sau Đó
Thời Gian (Ngày)
1
Chọn Vị Trí Nuôi (A)
-
1
2
Đào Ao (B)
A
3
3
Xử Lý Ao (C)
B
4
4
Cho Nước Vào Ao (D)
C
2
5
Chọn Cá Giống (E)
-
1
6
Chuẩn Bị Thức Ăn Và Thuốc Ngừa Bệnh (F)
E
1
7
Thả Cá (G)
D, F
1
8
Chăm Sóc Và Kiểm Tra Cá Trong Quá Trình Nuôi (H)
G
180
9
Thu Hoạch Cá Khi Đến Vụ (I)
H
5
10
Xử Lý Nước Thải Sau Khi Thu Hoạch (J)
K
1
2. Sơ Đồ PERT Thể Hiện Công Việc:
2 B3 4 C4 5 8 I5 9
A1 D2 J1
H180
1
E1 F1 G1
3 6 7 10
3. Thực Hiện Chi Tiết Các Công Việc:
a. Chọn Vị Trí Ao Nuôi:
- Ao nuôi cá phải gần kênh hay rạch nhằm tiện lợi cho việc cấp và thoát nước, đất chua phèn, và nên chọn ao có bóng mát.
b. Đào Ao:
- Đào theo có diện tích theo kế hoạch của dự án, nên đào ao theo hình chữ nhật, chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều ngang, độ sâu không quá 3m thường thì đào sâu khoảng 1.2 - 3m. Theo kế hoạch của dự án thì diện tích mỗi ao là 10.000m2 vì thế, thời gian dự kiến là 3 ngày.
c. Xử Lý Ao:
- Đáy ao phải sang bằng, vét hết bùn, dùng vôi bón sạch đáy ao (15kg/100m2), bờ ao phải chắc chắn, không sạc lỡ. Sau khi làm xong công việc đào ao, cần phơi đáy ao 2 ngày.
d. Cho Nước Vào Ao:
- Sau khi thực hiện xong công đoạn trên, ta tiến hành cho nước vào ao. Nước phải đảm bảo các hàm lượng hóa học nhất định, độ pH từ 6.5 - 8.5. Oxy hòa tan phải lớn hơn hay bằng 3mg/lít. Các chỉ số COD và BOD5 (200c) phải dưới 10mg/lít. Giai đoạn này khá quan trọng, nên nhờ các kỹ sư tư vấn và thực hiện đúng quy tắc. sau khi cấp nước vào ao, ta để ao 3 ngày sau mới thả cá.
e. Chọn Cá Giống:
- Bên cạnh các công việc trên, ta nên tiến hành chọn cá giống song song trong quá trình thưc hiện dự án nhằm tiết kiệm thời gian cho dự án. Chọn cá theo kế hoạch của dự án, cá không chứa kháng sinh, có giấy chứng nhận kiểm dịch, không xay xát, và không mất nhớt, không có dị hình. Có thể quan sát cá bơi nhanh để chọn cá dễ dàng. Đây cũng là công đoạn quan trọng, nên tham khảo ý kiến của các kỹ sư trong quá trình chọn.
f. Chuẩn Bị Thức Ăn Và Thuốc Phòng Bệnh Cho Cá:
- Sau khi chọn cá, ta phải chuẩn bị thức ăn và thuốc cho cá. Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Không nên trữ thức ăn quá nhiều, phải phù hợp với lịch ăn của cá, nhằm tiết kiệm chi phí trữ và đảm bảo chất lượng của thức ăn. Thuốc phải phù hợp với giai đoạn ngừa bệnh cho cá, nên chọn các loại thuốc có tiêu chuẩn, và nguồn gốc rõ ràng, trong hạn sử dụng.
g. Thả Cá:
- Sau khi chuẩn bị thức ăn và nước trong ao đã bảo đảm chất lượng, thì ta tiến hành thả cá. Số lượng cá thả phải đảm bảo theo kế hoạch của dự án. Không nên thả cá quá dày trong ao. Thả cá phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá bị sóc. Bên cạnh đó, cá phải được thả đều trong ao, không thả tập trung. Lưu ý ta nên thả cá vào lúc thời tiết mát, không quá nóng. (Nên thực hiện vào ban đêm).
h. Chăm Sóc Và Kiểm Tra Cá Trong Quá Trình Nuôi:
- Cần lên lịch cho cá ăn ổn định, đúng giờ, đảm bảo không để cá quá đói. Thức ăn cho cá phải hợp vệ sinh và không quá dư thừa. Mỗi ngày nên cho cá ăn sáng và ăn chiều. Trong quá trình cho ăn, nên rãi thức ăn theo đợt, tránh rãi một lần.
- Về môi trường, ta nên thay nước trong khoảng 7 - 10 ngày, không quá trình thay không nên thay quá nhiều nước trong ao, thường thay khoản 30% lượng nước, và giữ ổn định môi trường nước này.
- Phòng và trị bệnh cho cá: Trong quá trình chăm sóc, ta nên chú ý các hoạt động của cá nhằm phát hiện ra sớm nhất các vấn đề sức khỏe của cá. Nếu cá có dấu hiệu bệnh, nên trộn thuốc chung với thức ăn cho cá, lượng thuốc trộn phải vừa phải, bên cạnh đó, cần các kỹ sư có chuyên môn xác định rõ ràng nguyên nhân vấn đề nhằm có hướng xử lý an toàn và tốt nhất.
- Vào mùa mưa, ta nên thực hiện kiểm tra nước thường xuyên, nên rãi vôi khi trời mưa xong nhằm làm sạch môi trường, và thường xuyên kiểm tra độ mặn, độ pH và các chỉ tiêu khác trong nước.
i. Thu Hoạch Cá:
- Sau khi cá đã đủ tiêu chuẩn, ta tiến hành thu hoạch cá. Phải kiểm tra lại các bệnh của cá, và các kháng sinh. Ta nên ngưng cho cá ăn 2 ngày trước khi thu hoạch.
j. Xử Lý Nước Thải Sau Thu Hoạch:
- Sau khi thu hoạch, nước thải còn trong ao có thể tận dụng nhằm dẫn ra ruộng nhằm tưới lúa và các loại hoa màu… thông qua các kênh dẫn. Vì trong nước chúng ta nuôi có một hàm lượng các chất rất có lợi cho lúa và hoa màu trong việc tưới tiêu. Mặt khác giúp xử lý nước thải một cách an toàn, cũng như tiết kiệm chi phí cho phân bón.
4. Đội Nhóm Thực Hiện Dự Án: (Đối Với Doanh Nghiệp Nuôi Theo Quy Mô Lớn)
- Để thực hiện dự và quản lý dự án một cách dễ dàng và hiệu quả, chúng ta thành lập một cơ chế quản lý theo sơ đồ dưới đây:
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
DỰ ÁN
TRƯỞNG NHÓM NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG
TRƯỞNG NHÓM
KỸ THUẬT
TRƯỞNG NHÓM THỰC HIỆN
DƯ ÁN
NHÂN VIÊN
KỸ THUẬT
NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG
NHÂN VIÊN
THỰC HIỆN
DỰ ÁN
Sơ Đồ Minh Họa
Người lãnh đạo dự án
- Người lãnh đạo sẽ theo dõi và ra quyết định chung cho toàn bộ dự án. Theo cơ cấu này thì quyết định sẽ tương đối nhanh và chính xác. Giúp giảm nhẹ hoạt động của người lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ được tham mưu bởi những trưởng nhóm cấp dưới về các vấn đề trong khi thực hiện dự án.
Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường:
- Người này sẽ tham mưu cho người lãnh đạo về thị trường sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề như giá cả, cung cầu, nhà cung cấp cá giống, đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm... Điều này, giúp dự án giảm được nhiều chi phí thực hiện cũng như đảm bảo đầu ra. Mặt khác giúp đảm bảo chất lượng cá giống từ nhà cung cấp nhằm giúp cho năng suất có hiệu quả cao.
Trưởng nhóm kỹ thuật:
- Người trưởng nhóm này sẽ tham mưu cho lãnh đạo các nguy cơ, tiềm ẩn, cũng như các phương pháp nuôi có hiệu quả nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho nhóm trực tiếp nuôi và chăm sóc cá các khó khăn trong quá trình nuôi, giúp phát hiện kịp thời các bệnh của cá để có thể lên kế hoạch phòng và ngừa bệnh. Bên cạnh đó, giúp đưa ra các phương pháp xử lý nước thải và đãm bảo mội trường nước luôn phù hợp trong quá trình nuôi.
Trưởng nhóm thực hiện trực tiếp dự án:
Trưởng nhóm này cũng sẽ tham mưu và báo cáo cho lãnh đạo những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, điều tiết nhân viên thực hiện dự án nhằm đảm bảo đúng lịch trình nuôi và chăm sóc cá. Thường xuyên kết hợp với đội kỹ thuật nhằm ngăn ngừa những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Các nhân viên cấp dưới:
- Thực hiện các chỉ đạo của trưởng nhóm, nhanh chóng và chính xác. Báo cáo cho trưởng nhóm các khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình thực hiện công việc nhằm có thêm thông tin cũng như những chỉ đạo sớm nhất nhằm giúp dự án đạt hiệu quả tối ưu.
V. Bảng chi phí hoạt động của dự án từ vụ 2 đến vụ 12:
STT
Chỉ Tiêu
Vụ 1
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
1
Thuê Đất
-
-
-
2
Xây Dựng Ao Nuôi
-
-
-
3
Xử Lý Ao Nuôi
4 ao
10 triệu/ao
40 triệu
4
Mua Cá Giống
1.2 triệu con
700 đ/ con
840 triệu
5
Thức Ăn
1.6 triệu tấn
8.3 triệu/ tấn
13.280 triệu
6
Thuốc Kháng Sinh
1.2 triệu con
400 đ/con
480 triệu
7
Nhân Công
43 người
1.110 triệu
7.1
Công Nhân
20 người
12 triệu/ người
240 triệu
7.2
Nhân Viên
19 người
30 triệu/ người
570 triệu
7.3
Trưởng Phòng
3 người
60 triệu/ người
180 triệu
7.4
Giám Đốc
1 người
120 triệu/
người
120 triệu
8
Máy Móc, Thiết Bị
-
-
-
8.1
Máy Xay Thức Ăn
-
-
-
8.2
Máy Thổi Oxy
-
-
-
9
Điện Phục Vụ Sản Xuất
20000KW
1200 đ/kw
24 triệu
10
Hệ Thống Xử Lý Chất Thải
4 hệ thống
10 triệu/ao
40 triệu
11
Thu Hoạch
4 hệ thống
5 triệu
20 triệu
12
Nghiên Cứu Và Sản Xuất Giống
2.5 triệu con
200 đ/con
500 triệu
Tổng
15.734 triệu
- Trên là bảng chi phí dự kiến cho từng vụ nuôi. Bảng chi phí cho thấy vụ nuôi đầu phải tốn chi phí là 20172 triệu và kể từ vụ 2 trở đi thì chi phí giảm xuống còn 15.734 triệu là do dự án tự sản xuất được cá giống và không phải tốn thêm các chi phí thuê đất và mua máy móc nên thực tế chi phí đã giảm. Để biết thu nhập của dự án qua các vụ ta sẽ xây dựng bảng dòng tiền:
Bảng tính dòng tiền của dự án
ĐVT:triệu đồng
STT
Chỉ Tiêu
Vụ
0
1
2 Đến 12
1
Vốn Đầu Tư
201.72
1.1
Vốn Tự Có
101.72
1.2
Vốn Vay
10.000
2
Doanh Thu
20.400
21.310
3
Khấu Hao
320
320
4
Định Phí
2.014
2.014
5
Biến Phí
14.600
14.000
6
Lãi Vay
750
750
7
EBIT
2.916
454.6
8
EBIT (1 – t)
2.209,5
3.409,5
9
Thu Nhập
2.529,5
3.729,5
- Trên đây là bảng tính dòng tiền của dự án hoạt động qua các vụ với vòng đời dự án là 12 vụ (8 năm). Ta thấy tổng chi phí đầu tư ban đầu để thực hiện dự án là 20.172 triệu, trong đó vốn tự có của dự án là 10.720 triệu và vay ngân hàng là 10.000 triệu với lãi suất ngân hàng trên thị trường hiện tại là 15%/năm với kì hạn 6 tháng số tiền phải trả lãi vay mỗi vụ là 750 triệu, định phí mỗi vụ là 2014 triệu biến phí là 14.600 ở vụ đầu tiên và doanh thu đạt được từ việc tiêu thụ cá là 20.400 triệu sau khi trừ tất cả các khoản chi phí thì dự án có thu nhập là 2.529,5 triệu. Kể từ vụ thứ 2 về sau thì chi phí có thể giảm do đầu tư tự sản xuất cá giống với quy mô 2.5 triệu con chi phí cho mỗi con là 200 đồng như vậy dự án có thể dư thừa 1.3 triệu con đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường với giá bán 700 đồng/con thì doanh thu sẽ tăng lên là 21.310 triệu và chi phí sẽ giảm xuống một cách rõ rệt cụ thể là: định phí 2.014 triệu, biến phí 14.000 triệu và lãi vay có thể vẫn giữ ở mức cũ là 750 triệu thì sau khi trừ tất cả các chi phí dự án sẽ thu nhập được 3.729,5 triệu /vụ. Như vậy sau khi kết thúc dự án lợi nhuận thu được sẽ là 23.382 triệu. Để thẩm định xem dự án có khả thi không sau khi nghiên cứu tiền khả thi thì ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu IRR của dự án:
Ta có: NPV = 2.529,2/(1+i) + 3.729,5/(1+i)2 + 3.729,5/(1+i)3 +…+
3.729,5/ (1+i)12 - 20172 = 0
è i = 13,88 %.
- Như vậy ta có tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án là 13% cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng ở thời điểm hiện tại (khoảng 11.5%). Như vậy, ta thấy được rằng đầu tư vào dự án trên là một phương án hoàn toàn khả thi nó sẽ mang được lợi nhuận cao hơn khi gửi ngân hàng.
Hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu
với giá thành sản xuất rẻ cá tra Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh với các nước khác cùng xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới trong đó có thị trường châu âu EU và đặc biệt là thị trường Mỹ .Với số dân lớn Mỹ là nước có tiềm năng tiêu thụ cá tra rất cao ,tuy nhiên sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường cũng gặp nhiều khó khăn nhất định khi gặp phải sự cản trở từ chính quyền Mỹ mà vấn đề chủ yếu là việc bán phá giá và hàng rào kỹ thuật . Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhà xuất khẩu và người nuôi cá tra
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đồng bằng sông cửu long
Với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đồng bằng sông cửu long có lợi thế trong giao thương đường thuỷ cũng như thuận lợi trong việc nuôi trồng thuỷ sản . Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây cùng với quá trình công nghiệp hoá ,vấn đề ô nhiễm môi trường đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các tỉnh thành trong khu vực này ,chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản .
Tổng hợp chất thải đô thị và sản xuất công nghiệp từ Chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam bộ cho thấy chất thải rắn công nghiệp trên 222.000 tấn mỗi năm, chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m3/ năm, lượng phân bón hóa học được sử dụng trong ngành nông-lâm-ngư trên 2 triệu tấn/năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên 500.000 tấn/năm, chất thải công nghiệp nguy hại trên 2.400 tấn mỗi năm và nước thải sinh hoạt trên 102 triệu m3/năm…
Chính vì lượng chất thải khổng lồ như thế nên đã gây cho môi trường khu vực suy thoái ngày càng trầm trọng. Các sông bị ô nhiễm nặng hiện nay được ghi nhận là sông Tiền, Vĩnh Tế, Trà Sư (An Giang), sông Hậu, Cổ Chiên (Vĩnh Long), Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cần Giuộc (Long An), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Khánh Hội, Bảy Háp, Sông Đốc (Cà Mau)…
Quy trình nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi rất cao từ chất lượng môi trường nhưng với thực tế hiện nay về vấn đề ô nhiêm môi trường của đồng băng sông cửu long thì nó đã trở thành một trở ngại và thách thức không nhỏ đối với người nuôi trồng thuỷ sản trong đó có người nuôi cá tra.
Lãi suất cho vay của ngân hàng .
Hiện nay nhu cầu cần vốn của người nuôi cá tra là rất cao không kể là hộ nuôi gia đình hay doanh nghiệp .Tuy nhiên với mức lãi suất từ 15% - 17%/năm của ngân hàng thì đó chính là một trở ngại không nhỏ đối với người nuôi cá tra khi tiếp cận với nguồn vốn này .
Chính vì vậy cần thiết Ngân hàng Nhà nước xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra vay vốn ưu đãi theo chương trình kích cầu của Chính phủ.
Bàn Về Vấn Đề Liên Kết Giữa Người Nuôi Cá Và Doanh Nghiệp Thu Mua –Chế Biến .
Có một thực tế hiện nay đó là sự liên kết giữa người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến chưa cao ,hai bên vẫn chưa có được sự tin tưởng nhau ,mặt khác vì lợi ích riêng của mỗi bên mà gây ra bất lợi cho bên còn lại .
Phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự Án Xây Dựng Nguồn Nguyên liệu Cá Tra Nhằm Phục Vụ Cho Hoạt Động Chế Biến Xuất Khẩu.doc