MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích của đề tài . 2
3. Nội dung của đề tài . 2
4. Phạm vi nghiên cứu. 2
5. Đối tượng nghiên cứu . 2
6. Phương pháp nghiên cứu. 2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẢI SỢI VÀ NGÀNH DỆT MAY. 4
1.1. Giới thiệu về vải sợi. 4
1.1.1. Định nghĩa về vải sợi . 4
1.1.2. Phân loại và tính chất vải sợi . 5
1.1.2.1. Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên . 5
1.1.2.2. Vải sợi hóa học. 7
1.2. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi. 9
1.3. Công đoạn sản xuất và chế biến vải. 11
1.4. Giới thiệu về ngành dệt may Việt Nam . 12
1.5. Giới thiệu về ngành dệt may của tỉnh Nam Định . 15
1.6. Tổng quan về chất thải ngành may . 18
52 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp xử lý vải vụn trong hoạt động may mặc ở xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quản và sử dụng mà vải sợi có tuổi thọ cao
hay thấp. Vì thế trong quá trình sử dụng vải sợi, người dùng nên có các kiến
thức về bảo vệ vải sợi cũng đồng thời là một cách tiết kiệm trong việc sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Thải bỏ
Vải sợi sau khi hết khả năng sử dụng sẽ bị thải bỏ.
Trước khi đưa đến bãi chôn lấp cần có sự phân loại vải vụn cho mục
đích sử dụng và tái chế.
Đối với vải sợi bị hư hỏng, mài mòn nên có các công tác đánh giá thích
hợp cho khả năng tái chế của chúng. Nếu mức độ hư hại của vải sợi thấp hoặc
cần phải thu hồi các thành phần có giá trị trong vải sợi thì cần tái chế vải sợi.
11
Có các loại vải sợi nên được đốt để lấy năng lượng hoặc chôn lấp tại
các bãi chôp lấp. Tuy nhiên, vấn đề đốt chất thải đặc biệt là các loại vải sợi
cần thiết phải chú ý vì trong quá trình đốt vải sợi dễ dàng sinh các chất độc
hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Nếu
chọn giải pháp là chôn lấp thì cần có các quy trình tiền xử lý nhằm làm giảm
ảnh hưởng của vải vụn đến môi trường trước khi đem chôn lấp.
1.3. Công đoạn sản xuất và chế biến vải
Nguyên lý sản xuất vải được dùng phổ biến và lâu đời nhất đó là liên
kết các sợi hay các hệ sợi lại với nhau. “Hình thành vải bằng nguyên lý dệt
thoi cho phép tạo ra được sản phẩm dạng này với độ che phủ lớn, ít tốn
nguyên vật liệu và có nhiều tính năng sử dụng nổi trội” [3].
Quy trình gia công này tương đối là phức tạp và có năng suất thấp.
Ngày nay có rất nhiều nguyên lý hình thành vải được phát minh và áp
dụng vào sản xuất nhưng nguyên lý này vẫn còn được sử dụng rộng rãi và
phổ biến.
Bằng cách dùng kim móc người ta cũng tạo ra được tấm vải từ một sợi
nhỏ. Sản phẩm này có cấu trúc là tập hợp các vòng sợi liên kết với nhau nên
chính vì thế chúng có độ xốp và độ co giãn lớn. Đây cũng là nguyên lý dệt
kim từ thời xa xưa nhưng chúng được phát triển mạnh mẽ khi ngành chế tạo
máy và vật liệu học đạt đến trình độ cao từ nửa sau thế kỷ XX.
Công nghệ sản xuất vải dệt kim cùng với sự ra đời của các thiết bị đã
cho ra đời nhiều mặt hàng phong phú, da đạng không chỉ ở vải tấm mà còn ở
cả các sản phẩm định hình thuận tiện và đáp ứng cho nhu cầu người dùng.
Để hình thành vải ngoài hai phương pháp truyền thống trên thì người ta
còn sử dụng các phương pháp như tạo màng, liên kết đệm xơ bằng cài dính,
dán keo hay may thêu và phương pháp này được gọi là phương pháp không
12
dệt. Vải không dệt tuy chưa được dùng nhiều trong quần áo nhưng
chúng là một trong những phụ liệu quan trọng của ngành may.
Trong dây chuyền sản xuất dệt may, gia công vải có đặc trưng cơ bản là
thay đổi cấu trúc nguyên liệu từ dạng đường qua dạng mặt chính vì thế mà
các tính chất hóa lý của xơ sợi không gây ảnh hưởng nhiều đến các quá trình
này.
Vải là nguyên liệu chính của ngành dệt may và thời trang nên tính thẩm
mỹ luôn được đề cao. Vải mới được hình thành từ xơ sợi được gọi là vải mộc,
chưa thích hợp cho việc may mặc sẽ qua quá trình gia công nhằm cải thiện
một số tính chất để có thể sử dụng. Vải mộc sẽ được ngâm, nấu tẩy, xử lý hóa
chất để loại bỏ các tạp chất, chất bẩn, tăng cường tính thẩm thấu, làm trắng sơ
bộ sau đó mới đến nhuộm màu. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể
tiến hành thêm vài quá trình như in hoa, làm mềm, làm bóng, tráng phủ, căng
định hình, giặt mài
1.4. Giới thiệu về ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những
ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ
thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, sự ưu đãi từ
các chính sách của nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng
khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, vừa góp phần giải quyết nhu cầu lớn việc làm cho người lao động
phổ thông, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may đã có những
bước phát triển vượt bậc. “Tốc độc tăng trưởng bình quân của ngành đạt
khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trường bình quân
24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước” [3]. Sản
13
phẩm dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế của mình trên nhiều thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản
- Về xuất khẩu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan., “ Trong 11 tháng đầu
năm 2017 xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 28,84 tỷ
USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016 – đây là mức tăng trưởng khá so
với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm 2016. Như vây, ngành dệt may đã hoàn
thành 94% kế hoạch xuất khẩu – cao hơn so với mức thực hiện 85,5% của
cùng kỳ năm 2016” [3].
Xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt đạt 1,23 triệu tấn, tương đương 3,27
tỷ USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 22,9% về giá trị so với cùng kỳ năm
2016, hoàn thành được 96% kế hoạch cả năm 2017 (năm 2016 tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch là 93,8%).
Xuất khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may đạt 1,57 tỷ USD, tăng 14,8%
so với cùng kỳ hoàn thành 100,3% so với kế hoạch đề ra.
Xuất khẩu vải mảnh, vải kỹ thuật đạt 421,3 triệu USD, tăng 9,2% so
với cùng kỳ, hoàn thành 97% kế hoạch năm 2017.
14
Bảng 1. 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2011-2018
(Đơn vị: Tỷ USD)
Năm
Giá trị xuất
khẩu
2011 15,831
2012 17,018
2013 21,092
2014 24,692
2015 27,5
2016 28,3
2017 31
Ước 2018 33,5
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
- Về nhập khẩu
Năm 2017, “Nhập khẩu bông đạt 1,19 triệu tấn trị giá 2,17 tỷ USD tăng
24,9% về lượng và tăng 43% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Nhập khẩu xơ sợi đạt 0,8 triệu tấn, trị giá 1,64 tỷ USD, tăng 1,8% về
lượng và tăng 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Nhập khẩu vải ước đạt 10, 35 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu dệt may ước đạt trên 5 tỷ USD, tăng
8% so với cùng kỳ” [6].
Năm 2017 thặng dư thương mại của ngành dệt may đạt giá trị cao nhất
từ trước đến nay.
15
Cả năm 2017, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 31 tỷ USD tăng 10%
so với con số 28,3 tỷ USD của năm 2016; trong khi nhập khẩu nguyên phụ
liệu của dệt may đạt 19 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2016. Nếu trừ đi
lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ làm hàng nội địa thì thặng dư
thương mại đạt 15,5 tỷ USD – mức cao nhất từ trước tời giờ. Đây là một sự
tăng trưởng kỳ tích của ngành dệt may.
Trong quý II năm 2017 xuất khẩu dệt may gặp nhiều thách thức khó
khăn sau khi Mỹ rút khỏi TPP. Tuy nhiên khi CPTPP có hiệu lực thì tới cuối
năm, giá trị thặng dư thương mại của dệt may Việt Nam lại đạt mức kỷ lục,
đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu và còn tiếp tục được kỳ vọng trong
các năm tiếp theo.
Trái với những dự báo về khả năng sụt giảm xuất khẩu sang thị trường
Mỹ bởi Mỹ đã rút lui khỏi Hiệp định TPP thì những đơn hàng sang Mỹ vẫn
được ký đều đặn. Cho đến nay thì Mỹ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu dệt
may đứng đầu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 48,3% đạt kim ngạch 12,53 tỷ
USD, tăng 9,4% so với năm 2016.
Năm 2017 cũng là năm đánh dấu mốc quan trọng của ngành dệt may
Việt Nam khi lần đầu tiên xuất khẩu sản phẩm may mặc của nước ta sang thị
trường Trung Quốc đạt giá trị 1 tỷ USD. Điều này cho thấy được rằng các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm những thị trường mới,
có nhiều tiềm năng bên cạnh các thị trường truyền thống như ASEAN, Đông
Âu
1.5. Giới thiệu về ngành dệt may của tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, có
tiềm năng lợi thế rất lớn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là
lợi thế về nguồn nhân lực trẻ dồi dào, được đào tạo cơ bản, có chất lượng cao.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư khá đồng bộ, rút ngắn
16
khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà Nội cũng như cảng biển quốc tế
Hải Phòng. Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top đầu của cả nước,
luôn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong địa bàn tỉnh. Vùng kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển
công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị.
Với những lợi thế đó, tỉnh Nam Định đã đẩy mạnh phát triển các ngành
công nghiệp đặc biệt là ngành dệt may – một trong những ngành kinh tế mang
lại lợi ích kinh tế cao, góp phần vào thu nhập GDP của toàn tỉnh.
Trong những năm qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều
nghị quyết, cơ chế, chính sách, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản
xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp; do đó sản xuất công nghiệp
nói chung và ngành dệt may nói riêng đã đạt được những thành tựu quan
trọng và tăng trưởng khá cao.
Trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, ngành dệt may đã khẳng định vai
trò, ví trí đặc biệt quan trọng, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao (giai đoạn
2008 – 2013: giá trị sản xuất tăng bình quân 22,3%/năm). Năm 2017 là năm
ngành dệt may gặp nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng vẫn đạt 13,23%,
góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp.
Trong những năm tới, ngành công nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh sẽ
đối mặt với những thách thức để phát triển đó là: nhu cầu đòi hỏi và cạnh
tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm; tìm
lối đi cho sản phẩm với thị trường trong và ngoài nước; phát triển ngành với
các biện pháp đi đôi với bảo vệ môi trường, công nghiệp xanh. Những thách
thức đó sẽ cản trở phát triển nếu không được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù
vậy, ngành công nghiệp dệt may của tỉnh là ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều
tiềm năng và lợi thế để phát triển: nguồn nhân công dồi dào, kinh nghiệm, cần
17
cù, chịu khó; cơ sở giao thông kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sự đi lại và phát
triển
Xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội quan của ngành dệt may, để
thực hiện có hiệu quả Quyết định số 36/2008/QĐ –TTG của Thủ tướng chính
phủ “Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đó là:
Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa,
nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho
ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh
nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ
chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.
Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị
trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát
triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm
nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế
chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nhiệp tập trung để tạo điều kiện xử
lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về
các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may Việt
Nam tại các đô thị và thành phố lớn.
Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may,
huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển dệt may
Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia
đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu
kinh nghiệm.
18
Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát
triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam; trong đó chú trọng đào tạo cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh
nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề chuyên sâu.
1.6. Tổng quan về chất thải ngành may
Ngành công nghiệp dệt may từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống của con người.
Khi ngành công nghiệp dệt may càng được cải tiến với những kỹ thuật hiện
đại thì môi trường lại càng bị tác động nghiêm trọng. Các sản phẩm càng bắt
mắt và đa dạng thì những chất thải từ ngành công nghiệp này càng nguy hại
và có tác động không lường đến hệ sinh thái. Những chất thải ngành dệt may
đang trở thành một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường sống.
Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn. Từ
phát triển nguồn nguyên liệu cho tới kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may và
tiêu thụ sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc thù của từng công đoạn sản xuất mà
phát sinh ra nhiều dạng ô nhiễm như: bụi, tiếng ồn, nhiệt dư, chất thải rắn, khí
thải và nước thải.
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT THẢI VẢI VỤN PHÁT SINH TỪ NGÀNH DỆT
MAY TẠI XÃ MỸ THẮNG
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
(Nguồn: Internet)
20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Mỹ Thắng là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Việt Nam.
- Xã Mỹ Thắng có diện tích 7,47 km², dân số năm 2017 là 8984
người, mật độ dân số đạt 1202 người/km².
- Bắc giáp xã Mỹ Hà (huyện Mỹ Lộc) và xã Mỹ Tiến (huyện Mỹ
Lộc)
- Đông giáp xã Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc) và xã Tiến Thắng
(huyện Lý Nhân, Hà Nam) qua sông Châu Giang
- Nam giáp xã Lộc Hòa (thành phố Nam Định)
- Tây giáp xã Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc)
Xã Mỹ Thắng được chia thành 14 xóm, bao gồm: Bườn 1, Bườn 2,
Bườn 3, Mai, Mỹ, 7, 8, 9, 10, Kim, Thát Đoài, Thát Đông, Nội, Thịnh.
Với vị trí địa lý thuận lợi, xã Mỹ Thắng nằm trên trục tuyến đường 63B
và cạnh tuyến đường 21B - Hà Nội - Phủ Lý rất thuận lợi cho việc giao
lưu buôn bán với các tỉnh và địa phương khác.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trước đây xã Mỹ Thắng vốn là một xã nông nghiệp, với địa hình bằng
phẳng, khí hậu thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất cho địa phương. Song do
nhu cầu phát triển của xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã đã
có các bước đột phá trong việc phát triển kinh tế của địa phương với các mô
hình sản xuất quy mô hộ gia đình, dần dần phát triển thành các xí nghiệp tư
nhân. Bước đầu việc tiếp cận thị trường của các xí nghiệp trên địa bàn xã còn
nhiều khó khăn, việc cạnh tranh về các mặt hàng mẫu mã sản phẩm gặp nhiều
bất cập do nhu cầu cao của thị trường. Nắm bắt được thị hiếu về nhu cầu may
mặc của người dân trong và ngoài tỉnh cũng như nhu cầu xuất khẩu sang nước
21
bạn, các xí nghiệp trên địa bàn xã đã đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất,
cho ra đời các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của người mặc và phù với với
khả năng thu nhập của họ. Hiện nay các xí nghiệp may mặc trên địa bàn xã đã
phát triển cả về quy mô số lượng và chất lượng góp phần vào phát triển kinh
tế của địa phương và toàn ngành.
Xã Mỹ Thắng có mạng lưới giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh,
trên 80% chiều dài đường đã được cứng hóa. Quan trọng nhất là có tuyến
quốc lộ 21B, 10 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển
hàng hóa. Xã cũng đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa xong vào năm 2014.
Hiện nay, xã đang hoàn thiện các thủ tục hoàn thành việc đạt chuẩn nông thôn
mới.
Nền giáo dục của xã cũng tương đối phát triển và hoàn thiện. Xã Mỹ
Thắng đã phổ cấp giáo dục Tiểu học vào năm 1996 và Trung học Cơ sở vào
năm 2002. Chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa xếp
loại cao trong cả tỉnh.
Các cơ sở khám chữa bệnh ở xã được trang bị cơ sở vật chất tương đối
đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo chính quy, đáp ứng cơ bản nhu cầu
khám chữa bệnh thông thường của người dân. Các chính sách xã hội đối với
người có công, người nghèo, vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
được các cấp chính quyền tổ chức nghiêm túc, sáng tạo, đa dạng, góp phần ổn
định xã hội. Với tiềm năng kinh tế - xã hội thuận lợi, xã Mỹ Thắng chắc chắn
có các bước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa.
2.2. Giới thiệu về tình hình ngành dệt may của xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định
Nghề may ở xã Mỹ Thắng đã có hơn 50 năm. Ban đầu, bà con trong xã
chủ yếu làm chăn ga, gối, đệm nhưng hiện nay sản phẩm may phong phú đa
dạng hơn. Nếu như trước đây chỉ có vài chục hộ làm nghề may thì nay đã tăng
22
lên hàng trăm hộ với hơn 3000 lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã và các
xã lân cận. Thu nhập từ nghề may chiếm phần lớn trong cơ cấu GDP của toàn
xã. Các sản phẩm làm ra tiêu thụ khắp các tỉnh trong cả nước và xuất sang
Trung Quốc, Lào, Campuchia. Do nhu cầu ngày càng cao của thị trường và sự
cạnh tranh gay gắt của nhiều sản phẩm thời trang trong và ngoài nước, làng
nghề may Mỹ Thắng cũng nỗ lực đổi mới, nâng cấp trang thiết bị máy móc và
chủ động hội nhập. Hình thức sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình bằng máy
móc thủ công dần được thay bằng những mô hình sản xuất quy mô lớn với
những xưởng may bằng dây chuyển máy móc công nghiệp hiện đại. Nhiều gia
đình thành lập doanh nghiệp, đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, máy
móc và đào tạo lao động.
Theo kết quả thống kê cho thấy, làng dệt may xã Mỹ Thắng chuyên sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc như:
- Khăn bông, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm, in hoa, thêu, cắt
vòng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- May mặc: chủ yếu là sản xuất gia công như: quần áo thun, quần áo sơ
mi, quần áo thể thao, quần áo bảo hộ lao động, quần áo trẻ em, quần áo các
mùa
- Chăn, ga, gối, đệm, thảm, gấu bông
2.2.1. Thực trạng về việc phát sinh vải vụn tại làng dệt may xã Mỹ
Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Ngành dệt may hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những lợi
ích về kinh tế - xã hội mà ngành dệt may mang lại thì trong quy trình sản
xuất, các xưởng may còn thải ra một lượng lớn CTRCN với thành phần chủ
yếu là vải vụn.
23
Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt là ngành dệt
may, làng nghề xã Mỹ Thắng hiện đã có 1200 hộ gia đình làm nghề dệt may
trong đó có hơn 20 doanh nghiệp với quy mô lớn với tổng sản lượng hơn
2000 tấn sản phẩm/năm, không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của người dân địa
phương mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Bảng 2. 1: Tình hình dân số và số hộ làm may ở xã Mỹ Thắng
STT Xóm Tổng số hộ Số hộ làm
may
1 Bườn 1 138 52
2 Bườn 2 202 38
3 Bườn 3 112 21
4 Xóm Mai 168 63
5 Xóm Mỹ 187 75
6 Xóm 7 262 147
7 Xóm 8 220 162
8 Xóm 9 306 184
9 Xóm 10 185 93
10 Xóm Kim 177 67
11 Thát Đoài 110 62
12 Thát Đông 98 35
13 Nội 107 59
14 Thôn Thịnh 218 142
Tổng số 2490 1200
( Nguồn: Báo cáo địa phương năm 2017)
Tuy nhiên, hàng năm các doanh nghiệp và hộ kinh doanh này thải ra
một lượng lớn vải vụn và chưa có hình thức nào xử lý ngoài việc đem đi tập
kết tại các bãi chôn lấp và đốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng
24
tới môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân, ô nhiễm
môi trường đất, không khí và nước.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu sản xuất chủ yếu là
các loại vải, sợi và hóa chất được mua tại thị trường Việt Nam và nhập khẩu.
Trong quá trình sản xuất thì chất thải rắn là dòng thải lớn nhất với lượng thải
hàng chục tấn/năm, bao gồm các xơ sợi thải (có thể ở dạng tái sử dụng được
hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói thải (giấy, plastic), mép cắt vải
thừa, vải vụn, các loại kim bằng kim loại đã qua sử dụng
Tất cả các sản phẩm trong quá trình sản xuất đã sản sinh ra một lượng
lớn vải vụn. Lượng vải này được tích tụ tại các hộ kinh doanh, xí nghiệp sau
đó sẽ mang đi ra ngoài các bãi rác, bờ sông, địa điểm tập kết tích tụ tại đó và
đốt.
Hình 2. 2: Thực trạng việc đốt vải vụn tại xã Mỹ Thắng
2.2.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở, xí nghiệp sản xuất trên địa
bàn xã Mỹ Thắng
2.2.2.1. Môi trường không khí
Kết qủa quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các cơ sở, xí
nghiệp sản xuất dệt may trên địa bàn xã Mỹ Thắng được thể hiện ở bảng dưới.
25
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các
cơ sở sản xuất, xí nghiệp dệt may trên địa bàn xã Mỹ Thắng năm 2017
TT Các thông số Đơn vị
CSSX,
XN
TCVN
5937-2005
5949-1998
1 Nhiệt độ oC 28,3 -
2 Tốc độ gió m/s 0,68 -
3 Độ ẩm % 70,6 -
4 Áp suất Pa 1004,6 -
5 SO2 mg/m
3 0,32 0,35
6 CO mg/m3 4,16 30
7 NOX mg/m
3 0,18 0,2
8 Bụi mg/m3 0,43 0,3
9 Tiếng ồn dBA 74,7 75
( Nguồn: Báo cáo môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn xã Mỹ
Thắng năm 2017)
Nhìn chung trong quá trình đi quan trắc và điều tra với các kết quả đo
được trong bảng phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu môi trường vẫn chưa
vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên do đặc điểm là nằm trong khu dân cư nên
các cơ sở sản xuất kinh doanh này đã gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống
và môi trường của người dân.
26
2.2.2.2. Môi trường nước
Do đặc thù của ngành dệt may nên lượng nước mà các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn xã sử dụng chưa nhiều, các chỉ tiêu môi trường đo
được ở đây vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2.3. Môi trường đất
Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã nằm ở nhiều
nơi, chưa có quy hoạch tập trung. Mặc dù địa phương cũng như tỉnh đã có
quy hoạch nhưng do nhu cầu sản xuất cũng như điều kiện về xã hội mà các cơ
sở này vẫn chưa được quy hoạch. Có nhiều cơ sở vẫn trong tình trạng công
nghệ cũ chính vì vậy mà lượng chất thải của ngành dệt may đặc biệt là vải
vụn thải trực tiếp ra môi trường ngày càng nhiều. Nếu không có các biện pháp
kịp thời thì sẽ có hậu quả lâu dài về môi trường xung quanh cũng như môi
trường sống của dân cư.
27
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA VIỆC PHÁT THẢI
VẢI VỤN RA NGOÀI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ, XỬ LÝ PHÙ HỢP
3.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm tới môi trường
Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều công đoạn, từ
phát triển nguồn nguyên liệu cho tới các hoạt động may và hoàn thiện sản
phẩm. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sản xuất mà phát sinh ra nhiều dạng ô
nhiễm.
❖ Tác động tới môi trường không khí
- Quá trìnhvận chuyển nguyên liệu, sản phẩm từ hoạt động sản xuất và
các hoạt động giao thông khác sẽ thải ra bụi, khí thải như SO2, NOx, CO,
VOCs và tiếng ồn.
- Các hoạt động sản xuất có liên quan đến ngành dệt nhuộm sẽ phát
sinh ra nhiều loại khí thải chủ yếu là hơi dung môi, hơi axit
- Bụi sinh ra trong quá trình dệt, đánh bóng
- Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực xử lý nước thải.
- Việc đốt vải vụn tại các bãi tập kết đã sản sinh ra một lượng khí CO2
lớn tác động lớn tới hiệu ứng nhà kính.
- Ô nhiễm không khí do khí thải từ khu vực cháy máy phát điện dự
phòng, từ khí thải lò hơi. Các loại khí thải này bao gồm các tác nhân gây ô
nhiễm không khí như: tiếng ồn, nhiệt, bụi, NOx, SO2, CO, VOCs
❖ Tác động tới môi trường nước
- Nước thải trong quá trình vắt nước, sấy, nhuộm, từ nhà máy xử lý rác
thải Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng khu vực dự án, nước mưa
chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn
nước. Mức độ ô nhiễm của nước thải của ngành công nghiệp dệt may còn phụ
thuộc rất lớn vào loại, lượng hóa chất sử dụng, kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy
28
trắng, nhuộm, in hoa), tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, loại hình công nghệ sản
xuất, đặc tính máy móc sử dụng.
Nước thải chứa tinh bột xả từ khâu làm sợi làm giảm nồng độ oxy hòa
tan trong nước, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài động thực vật
thủy sinh.
❖ Tác động tới môi trường đất
- Tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý
vải vụn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các bãi
rác. Do tính chất của các loại vải, trong thành phần còn chưa nhiều chất hóa
học nên thời gian phân hủy rất lâu trong lòng đất khoảng vài chục năm, có
chất đến hàng trăm năm. Các chất ô nhiễm có mặt trong lòng đất sẽ làm giảm
chất lượng đất, đất bị ô nhiễm, hiệu quả canh tác, bạc màu và độ phì nhiêu
kém.
3.2. Ảnh hưởng của các khí SO2, NOX, VOCs, CH4 tạo ra trong quá trình
đốt vải vụn
Bảng 3.1: Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Chất Nồng độ (mg/m3)
SO2 3000 - 4000
NOX 1000 - 1500
VOCs 1200 - 1800
CH4 1000 - 1500
( Nguồn: Báo cáo môi trường tại địa phương)
29
❖ Khí SO2
SO2 là một khí không màu, nặng hơn không khí, là một chất gây ô
nhiễm khá điển hình. SO2 có khả năng hòa tan trong nước cao hơn các khí
khác nên dễ gây phản ứng với cơ quan hô hấp của con người và động vật, gây
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.
SO2 là chất có tính kích thích ở nồng độ nhất định có thể gây co giật ở
cơ trơn của khí quản, ở nồng độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường
khí quản. Khí SO2 tiếp xúc với mắt, chúng tạo thành axit. SO2 có thể xâm
nhập vào cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa của con người sau khi hòa tan
được trong nước bọt để ngấm vào máu. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản
ứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_o_nhiem_moi_truong_va_giai_phap_xu_ly_v.pdf