Đề tài Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi trung tâm giáo dục và quản trị quốc tế

Mục lục

Lời mở đầu 2

Chương I:Tổng quan về cơ sở thực tâp và đề tài thực tập tốt nghiệp 3

I)Giới thiệu về trung tâm 3

1)Chức năng nhiệm vụ của trung tâm COMEDIC 3

2)Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm Giáo Dục Hợp Tác và Quản Lí Quốc Tế 5

3)Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lí của trung tâm giáo dục và hợp tác quản lí quốc tế 7

4)Xây dựng đề tài 8

Chương II:Cơ sở và phương pháp luận của quá trình xây dựng phần mềm quản lí điểm thi trung tâm giáo dục và quản trị quốc tế 11

1)Khái niệm về phần mềm quản lí 11

1.1)Khái niệm Phần mềm 11

1.2)Quản lí 11

2) Phương pháp và phương pháp luận phát triển hướng đối tượng 12

2.1)Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng chức năng 12

2.2) Giới thiệu về phương pháp phát triển hướng đối tượng 12

2.3)Mô hình 14

2.4)Mục đích của mô hình hóa 15

3)Phương pháp luận phát triển hệ thống 16

3.1)Các giai đoạn cơ bản của một qui trình 17

4) Các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm với mô hình hướng đối tượng: 21

4.1) Kĩ thuật phân tích hướng đối tượng OOA(Object oriented analysis) 21

4.2)Kĩ thuật mô hình hóa(Object modelling technique) 22

4.3)Kĩ thuật thiết kế hướng đối tượng (Object oriented design) 24

5)Lịch sử và phát triển và hình thành của UML 25

5.1)UML là gì 26

5.2)Các đặc trưng của một tiến trình sử dụng UML 26

6)Các sơ đồ trong UML 28

6.1)Sơ đồ lớp và đối tượng 28

6.2)Sơ đồ use case 30

6.3)Sơ đồ thành phần 31

6.4)Sơ đồ tuần tự và sơ đồ hợp tác 31

7) Phần tử mô hình 32

Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm 34

1)Phân tích 34

1.1) Xác định các tác nhân (Actor) 34

1.2) Xác định các use case của hệ thống 35

1.3) Bảng danh sách các use case 37

1.4) Mô hình use case hệ thống như sau: 38

1.5) Đặc tả các Use case 41

1.6) Đặc tả use case chi tiết của phần hệ thống 57

1.7 Xây dựng lược đồ lớp 58

1.8) Biểu đồ lớp 60

1.9) Xây dựng lược đồ tuần tự 61

1.10) Thiết kế cơ sơ dữ liệu 62

2)Thiết kế form chương trình 64

Lời Kết 67

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm quản lí điểm thi trung tâm giáo dục và quản trị quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại thời điểm này là xác định phạm vi của hệ thống đề xuất, trưởng dự án và nhóm phân tích viên ban đầu cũng lập một kế hoạch các hoạt động của nhóm trong các giai đoạn tiếp theo của dự án phát triển hệ thống. Kế hoạch này xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. Đánh giá khả thi của dự án và nhất là phải xác định được chi phí cần phải đầu tư và lợi ít mang lại từ hệ thống. Kết quả của giai đoạn này là xác định được dự án hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ chối, hoặc phải định hướng lại. 3.1.2)Giai đoạn phân tích Giai đoạn phân tích bao gồm các bước sau: Thu thập yêu cầu hệ thống: các phân tích viên làm việc với người sử dụng đề xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất. Nghiên cứu các yêu cầu và cấu trúc hoá (mô hình hoá) để dễ dàng nhận biết và loại bỏ những yếu tố dư thừa. Phát sinh các phương án thiết kế chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh các phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực, và kỹ thuật của tổ chức. Kết quả của giai đoạn này là bản mô tả về phương án được chọn. Trong phân tích hướng đối tượng giai đoạn này quan tâm đến mức độ trừu tượng hoá đầu tiên bằng cách xác định các lớp và các đối tượng đóng vai trò quan trọng nhằm diễn đạt các yêu cầu cũng như mục tiêu hệ thống. Để hiểu rõ các yêu cầu hệ thống chúng ta cần xác định ai là người dùng và là tác nhân hệ thống. Trong phương pháp phát triển hướng đối tượng cũng như phương pháp truyền thống, các mô tả kịch bản hoạt động được sử dụng để trợ giúp các phân tích viên hiểu được yêu cầu. Tuy nhiên, các kích bản này có thể được mô tả không đầy đủ hoặc không theo một hình thức. Do đó, khái niệm use case được dùng trong giai đoạn này nhằm biểu diễn chức năng hệ thống và sự tương tác người dùng hệ thống. Các kích bản hoạt động lúc này sử dụng các mô hình động (dynamic diagram) nhằm mô tả nội dung của use case để làm rõ sự tương tác giữa các đối tượng, vai trò cũng như sự cộng tác của các đối tượng trong hoạt động của use case hệ thống. Trong giai đoạn phân tích, chỉ có các lớp tồn tại trong phạm vi hệ thống (ở thế giới thực) mới được mô hình hoá và như vậy thì kết quả mô hình hoá trong giai đoạn này sẽ phản ánh phạm vi của hệ thống, các lớp về kỹ thuật, giao diện định nghĩa phần mềm cũng không quan tâm ở giai đoạn này. 3.1.3)Giai đoạn thiết kế Trong giai đoạn này kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được chi tiết hoá để trở thành một giải pháp kỹ thuật để thực hiện. Các đối tượng và các lớp mới được xác định để bổ sung vào việc cài đặt yêu cầu và tạo ra một hạ tầng cơ sở kỹ thuật về kiến trúc. Ví dụ: các lớp mới này có thể là lớp giao diện (màn hình nhập liệu, màn hình hỏi đáp, màn hình duyệt,…). Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống.Về mức độ thiết kế thì có thể chia kết quả của giai đoạn này thành hai mức: Thiết kế luận lý Đặc tả hệ thống ở mức độ trừu tượng hóa dựa trên kết quả của giải pháp được chọn lựa từ giai đoạn phân tích. Các khái niệm và mô hình được dùng trong giai đoạn này độc lập với phần cứng, phần mềm sẽ sử dụng và sự chọn lựa cài đặt. Theo quan điểm lý thuyết, ở bước này hệ thống có thể cài đặt trên bất kỳ trên nền tảng phần cứng và hệ điều hành nào, điều này cho thấy giai đoạn này chỉ tập trung để biểu diễn khía cạnh hành vi và tính năng của hệ hống. Thiết kế vật lý Chuyển đổi kết quả thiết kế luận lý sang các đặc tả trên phần cứng, phần mềm và kỹ thuật đã chọn để cài đặt hệ thống. Cụ thể là đặc tả trên hệ máy tính , hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình đã chọn,…. Kết quả của bước này là các đặc tả hệ thống vật lý sẳn sàng chuyển cho các lập trình viên hoặc những người xây dựng hệ thống khác để lập trình xây dựng hệ thống. 3.1.4)Giai đoạn xây dựng Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng mã lệnh (code) cụ thể trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (không nên dùng một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng!). Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng, đây có thể là một công việc khó khăn hay dễ dàng. Khi tạo ra các mô hình phân tích và thiết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mô hình này thành các dòng mã lệnh. Trong những giai đoạn trước, mô hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống; vì vậy, vội vàng đưa ra những kết luận về việc viết mã lệnh có thể sẽ thành một trở ngại cho việc tạo ra các mô hình chính xác và đơn giản. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mô hình được chuyển thành các mã lệnh. 3.1.5)Giai đoạn thử nghiệm Một hệ thống phần mềm thường được thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm thử nghiệm khác nhau.Các nhóm sử dụng nhiều loại biểu đồ UML khác nhau làm nền tảng cho công việc của mình: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu đồ lớp (class diagram) và đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần (component diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ thống sử dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương thức hoạt động đúng như đã được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này. 3.1.6)Giai đoạn cài đặt và bảo trì Điều chỉnh hệ thống phù hợp với yêu cầu của người sử dụng: Chức năng sử dụng chưa phù hợp tốt nhất với người sử dụng hoặc khó sử dụng Các điều kiện kinh doanh của tổ chức thay đổi, đòi hỏi phải thay đổi hệ thống sao cho hệ thống vẫn hữu dụng Các lỗi hệ thống phát sinh do quá trình kiểm tra còn xót lại Nâng cấp phiên bản mới của hệ thống Bảo trì hệ thống không nên xem như là một giai đoạn tách rời mà nên xem như là một sự lặp lại chu trình của những giai đoạn trước đòi hỏi phải được nghiên cứu đánh giá và cài đặt. Tuy nhiên, nếu một hệ thống không còn hoạt động như mong muốn do có sự thay đổi quá lớn về hoạt động, hoặc nhu cầu mới đặt ra vượt quá sự giải quyết của hệ thống hiện tại, hoặc chi phí để bảo trì là quá lớn. Lúc này yêu cầu về hệ thống mới được xác lập để thay thế hệ thống hiện tại và một qui trình lại bắt đầu. 4) Các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm với mô hình hướng đối tượng: 4.1) Kĩ thuật phân tích hướng đối tượng OOA(Object oriented analysis) OOA sử dụng các nguyên lý cấu trúc hoá và kết hợp chúng với quan điểm hướng đối tượng tập trung vào giai đoạn phân tích. Phương pháp bao gồm năm bước : Tìm lớp và đối tượng : xác định cách thức tìm lớp và đối tượng. Tiếp cận đầu tiên bắt đầu với lãnh vực ứng dụng và xác định các lớp, các đối tượng hình thành nền tảng cho ứng dụng. Xác định cấu trúc : được thực hiện qua hai cách : Xác định cấu trúc tổng quát hoá – chuyên biệt hoá và xác định sự phân cấp giữa các lớp đã tìm được Cấu trúc tổng thể - thành phần (whole – part) được dùng để mô hình hoá cách thức một đối tượng là một phần của đối tượng khác, và cách thức các đối tượng kết hợp thành các loại lớn hơn. Xác định các chủ đề : phân chia các mô hình lớp, đối tượng thành các đơn vị lớn hơn gọi là chủ đề. Xác định thuộc tính : xác định các thông tin và các mối liên kết cho mỗi thể hiện.Điều này bao gồm luôn việc xác định các thuộc tính cần thiết để đặc trưng hoá mỗi đối tượng. Các thuộc tính được tìm thấy sẽ được đưa vào đúng mức trong cấu trúc phân cấp. Xác định các dịch vụ : định nghĩa các toán tử cho lớp bằng cách xác định các trạng thái và các dịch vụ nhằm truy cập và thay đổi trạng thái đó. Kết quả của giai đoạn phân tích là một mô hình gồm năm lớp: Lớp chủ đề Lớp các lớp và đối tượng Lớp cấu trúc (sự thừa kế, mối quan hệ,…) Lớp thuộc tính Lớp dịch vụ Một mô hình thiết kế hướng đối tượng bao gồm các thành phần sau: Thành phần lãnh vực vấn đề (Problem Domain Component) : kết quả của phân tích hướng đối tượng đưa trực tiếp vào thành phần này Thành phần tương tác(Human interaction component) bao gồm các hoạt động như là phân loại người dùng, mô tả kich bản nhiệm vụ thiết kế cấu trúc,thiết kế tương tác chi tiết, lập bản mẫu giao diện tương tác người-máy Thành phần quản lý nhiệm vụ (Task Management Component) : bao gồm việc xác định các nhiệm vụ (xử lý), các dịch vụ được cung cấp, mức độ ưu tiên, các sự kiện kích hoạt, và cách thức các xử lý trao đổi (với các xử lý khác và với bên ngoài hệ thống). Thành phần quản lý dữ liệu (Data Management Component) : phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ lưu trữ sẵn có và dữ liệu yêu cầu. 4.2)Kĩ thuật mô hình hóa(Object modelling technique) Cung cấp ba tập khái niệm diễn đạt ba cách nhìn về hệ thống. Sử dụng một phương pháp để dẫn dắt tới ba mô hình tương ứng với ba cách nhìn hệ thống. Các mô hình đó là : Mô hình đối tượng mô tả cấu trúc tĩnh của các đối tượng bên trong hệ thống và các quan hệ của chúng. Các khái niệm chính là : Lớp Thuộc tính Toán tử Thừa kế Mối kết hợp (association) Mối kết hợp thành phần (aggregration) Mô hình động hệ thống mô tả các khía cạnh của hệ thống có thể thay đổi theo thời gian. Mô hình này được sử dụng để xác định và cài đặt các khía cạnh điều khiển của một hệ thống. Các khái niệm đó là : Trạng thái Trạng thái con/ cha Sự kiện Hành động Hoạt động Mô hình chức năng mô tả việc chuyển đổi giá trị dữ liệu bên trong hệ thống. Các khái niệm đó là: Xử lý Kho dữ liệu Dòng dữ liệu Dòng điều khiển Tác nhân (nguồn, đích) Phương pháp được phân chia thành bốn giai đoạn : Phân tích : xây dựng một mô hình thế giới thực dựa vào việc mô tả vấn đề và yêu cầu hệ thống. Kết quả của giai đoạn này là : Bản mô tả vấn đề Mô hình đối tượng = sơ đồ mô hình đối tượng + từ điển dữ liệu Mô hình động = sơ đồ trạng thái + sơ đồ dòng sự kiện toàn cục Mô hình chức năng = sơ đồ dòng dữ liệu+ các ràng buộc Thiết kế hệ thống : phân chia hệ thống thành các hệ thống con dựa trên việc kết hợp kiến thức về lãnh vực vấn đề và kiến trúc đề xuất cho hệ thống. Kết quả của giai đoạn thiết kế là : Sưu liệu thiết kế hệ thống : kiến trúc hệ thống cơ sở và các quyết định chiến lược ở mức cao. Thiết kế đối tượng : xây dựng một mô hình thiết kế dựa trên mô hình phân tích được làm giàu với các chi tiết cài đặt, bao gồm các lớp nền tảng các đối tượng cài đặt máy tính. Kết quả của giai đoạn này : Mô hình đối tượng chi tiết Mô hình động chi tiết Mô hình chức năng chi tiết Cài đặt : chuyển đổi các kết quả thiết kế vào một ngôn ngữ và phần cứng cụ thể. Đặc biệt nhấn mạnh trên các đặc điểm có thể truy vết, khả năng uyển chuyển và dễ mở rộng. 4.3)Kĩ thuật thiết kế hướng đối tượng (Object oriented design) Là giai đọan phát triển một mô hình chính xác và súc tích của vấn đề, có thành phần là các đối tượng và khái niệm đời thực, dễ hiểu đối với người sử dụng. Xác định vấn đề thế giới thực Phát triển một chiến lược không hình thức hiện thức hóa đối với từng vấn đề được xác định Hình thức hóa chiến lược này Việc hình thức các chiến lược này bao gồm các vấn đề sau: Xác định lớp và đối tượng ở mức độ trừu tượng hóa Xác định ngữ nghĩa cho các lớp đối tượng Xác định mối quan hệ giữa các lớp và đối tượng Cài đặt lớp và đối tượng Đưa vào khái niệm gói(package) và dùng như một thành phần tổ chức của mô hình .Cài đặt các lớp và đối tượng thông qua việc đào sâu các chi tiết của lớp và đối tượng và cách thức cài đặt chúng trong một ngôn ngữ lập trình; cách thức tái sử dụng các thành phần và xây dựng các mô đun từ các lớp và đối tượng. Trong giai đoạn thiết kế, phương pháp này nhánh mạnh sự phân biệt giữa tầng luận lý(trong thuật ngữ lớp và đối tượng) và tầng vật lý (trong thuật ngữ môđun và xử lý) và phân chia mô hình thành các mô hình động và mô hình tĩnh. Sơ đồ lớp(mô hình tĩnh) Sơ đố đối tượng(mô hình tĩnh) Sơ đồ trạng thái(mô hình động Sơ đồ thời gian (mô hình động) Sơ đồ mô đun Sơ đồ xử lí 5)Lịch sử và phát triển và hình thành của UML Vào tháng mười năm 1994, Rumbaugh đã liên kết với công ty Booch (Rational Sofware Corporation) để kết hợp phương pháp Booch và phương pháp OMT. Và cho ra một bản phác thảo về phương pháp có tên là Unified Process vào tháng mười năm 1995 Cũng trong năm 1995, Jacobson đã nỗ lực tích hợp phương pháp này với OOSE. Và những tài liệu đầu tiên về UML đã được trình làng vào trong năm 1996. Phiên bản 1.0 của UML đã được công bố vào tháng giêng 1997, bao gồm các công việc của các thành viên của UML consortium : 5.1)UML là gì UML được tạo ra nhằm chuẩn hóa các ngôn ngữ mô hình hóa, UML không phải là một ngôn ngữ chuẩn tiến trình và do đó Uml phải được kết hợp với một tiến trình và phương pháp luận UML là một ngôn ngữ dùng để đặc tả, trực quan hoá, và tư liệu hoá phần mềm hướng đối tượng. Nó không mô tả một tiến trình hay một phương pháp mà trong đó chúng ta dùng nó để mô hình hoá. Ví dụ : Công ty Rational Software đề xuất một quy trình RUP (Rational Unified Process) được xem như là một phương pháp luận phát triển hệ thống và có ngôn ngữ mô hình hoá là UML. UML phủ tất cả các mức mô hình hoá khác nhau trong qui trình phát triển bao gồm chín loại sơ đồ, trong đó, năm sơ đồ dùng biểu diễn khía cạnh tĩnh và bốn sơ đồ biểu diễn khía cạnh động của hệ thống. 5.2)Các đặc trưng của một tiến trình sử dụng UML Một phương pháp luận sử dụng UML phải kết hợp với một qui trình lặp và điều này sẽ làm giảm đi các hạn chế của qui trình tuần tự. Tính chất lặp gồm các đặc trưng cơ bản sau : Tính lặp: Thay vì nỗ lực xác định tất cả các chi tiết của mô hình trong một thời điểm, chúng ta chỉ xác định các chi tiết đã « đáp ứng » cho thời điểm đó để thực hiện, và lặp lại một hoặc nhiều vòng để bổ sung thêm các chi tiết Gia tăng Hệ thống tiến hóa thông qua một tập các sự gia tăng Mỗi sự gia tăng sẽ bù đắp thêm vào hệ thống các tính năng khác Tập trung vào người dùng Phân tích viên phân tích các tính năng của hệ thống thông qua các use case Người dùng xác nhận các use case này Thiết kế viên và người phát triển hiện thực hóa các use case này Mô hình thử nghiệm Mô hình Use case Mô hình phân tích Mô hình thiết kế Mô hình triển khai Mô hình cài đặt Kiểm tra bởi Cài đặt bởi Phân bổ bởi Hiện thực hóa bởi Xác định bởi Người thử nghiệm kiểm tra hệ thống về việc thỏa mãn với các use case được đặt ra này Hướng kiến trúc Hệ thống kiến trúc phân chia thành hệ thống con Mức luận lý và vật lý phải được một cách tách biệt trong hệ thống 6)Các sơ đồ trong UML Các sơ đồ mô tả khía cạnh tĩnh Sơ đồ đối tượng (Object diagram) Sơ đồ lớp(Class diagram) Sơ đồ use case (Use case diagram) Sơ đồ thành phần (component diagram) Sơ đồ triển khai(deployment diagram) Các sơ đồ mô tả khía cạnh động Sơ đồ tương tác(interaction diagram) Sơ đồ tuần tự (sequence diagram) Sơ đô hợp tác(collaboration diagram) Sơ đồ hoạt động (activity diagram) Sơ đồ chuyển dịch trạng thái(state transition diagram) 6.1)Sơ đồ lớp và đối tượng Được sử dụng để mô hình hoá cấu trúc tĩnh của hệ thống trong quá trình phát triển. Mỗi sơ đồ chứa đựng các lớp và các mối quan hệ giữa chúng (quan hệ kế thừa (heritage), quan hệ kết hợp (association), quan hệ tập hợp (aggregation), quan hệ thành phần (composition)). Chúng ta cũng có thể mô tả các hoạt động của lớp (operation).Sơ đồ đối tượng là một thể hiện của sơ đồ lớp. Nó mô tả trạng thái chi tiết của hệ thống tại một thời điểm cụ thể và là bức tranh của hệ thống tại một thời điểm, do đó, biểu đồ đối tượng được dùng để minh họa một trường hợp thực tế của sơ đồ lớp Tài xế Bằng lái xe Xe Xe tải Xe mô tô Xe ô tô 1 0..1 1..* * Hình 4: lớp và sơ đồ đối tượng 6.2)Sơ đồ use case Mô tả giao diện với một hệ thống từ quan điểm và cách nhìn của người sử dụng. Một sơ đồ use case mô tả các tình huống tiêu biểu của việc sử dụng một hệ thống. Nó biểu thị các trường hợp sử dụng (trong việc mô hình hoá các tính năng hệ thống) và các tác nhân (trong việc mô hình hoá các vai trò tham gia bởi các cá nhân tương tác với hệ thống), và mối quan hệ giữa các use case và các tác nhân. Hình 5:Mô hình use case cho hệ thống quản lí thư viện 6.3)Sơ đồ thành phần Được biểu thị để nhìn các thành phần tĩnh trong việc cài đặt hệ thống Mối sơ đồ bao gồm các thành phần(component) và các mối quan hệ phụ thuộc giữa chúng trong môi trường cài đặt.Một thành phần đại diện cho môi trường cài đặt vật lý(mã nguồn,mã thực thi, mã cài đặt..) Hình 6 : hệ thống quản lí thư viện 6.4)Sơ đồ tuần tự và sơ đồ hợp tác Dùng để mô hình hoá các dòng hoạt động liên kết tới các lớp như là trong trường hợp của một nhóm các lớp hợp tác cùng thực hiện trong một loại tiến trình. Mỗi lớp sẽ đảm nhiệm các hoạt động và các chuyển dịch như được mô tả trong sơ đồ chuyển dịch trạng thái. Tuy nhiên, một sơ đồ hoạt động có thể liên quan đến nhiều lớp hơn là một lớp. Mặt khác nó mô tả tiến trình tuần tự các hoạt động, sự đồng bộ hoá các dòng điều khiển song song, các điều kiện và quyết định, điểm bắt đầu và điểm kết thúc tiến trình. Hình 7 :hoạt động mượn sách của thư viện 7) Phần tử mô hình Các khái niệm được sử dụng trong các biểu đồ được gọi là các phần tử mô hình (model element). Một phần tử mô hình được định nghĩa với ngữ nghĩa (semantic), đó là một định nghĩa về bản chất phần tử hay là một xác định ý nghĩa chính xác xem nó sẽ thể hiện điều gì trong những lời khẳng định rõ ràng. Mỗi phần tử mô hình còn có một sự miêu tả trực quan, một ký hiệu hình học được sử dụng để miêu tả phần tử này trong biểu đồ. Một phần tử có thể tồn tại trong nhiều dạng biểu đồ khác nhau, nhưng cũng có những nguyên tắc xác định loại phần tử nào có thể được chỉ ra trong loại biểu đồ nào. Một vài ví dụ cho phần tử vô hình là lớp, đối tượng, trạng thái, nút mạng, gói, thành phần Hình 8 : các phần tử của mô hình Hình 8 chỉ ra một vài ví dụ của mối quan hệ, đây cũng là một dạng phần tử mô hình, chúng được sử dụng để nối các phần tử mô hình khác với nhau. Một vài loại quan hệ đáng chú ý: Nối kết (Association) : nối các phần tử và các thực thể nối (link). Khái quát hóa (Generalization): còn được gọi là tính thừa kế, có ý nghĩa rằng một phần tử này có thể là một sự chuyên biệt hóa của một phần tử khác. Sự phụ thuộc (Dependency): chỉ ra rằng một phần tử này phụ thuộc trong một phương thức nào đó vào một phần tử khác. Kết tập (Aggregation): Một dạng của nối kết, trong đó một phần tử này chứa các phần tử khác. Hình 9 :các loại quan hệ Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm 1)Phân tích Giai đoạn phân tích yêu cầu của hệ thống, chúng ta sẽ nhìn hệ thống theo hai hướng nhìn là: Use case View và Logical View Hướng nhìn Use Case View là hướng nhìn hệ thống dưới dạng chức năng tổng quát, từ đây chúng ta có thể nắm bắt yêu cầu của người sử dụng, sự giao tiếp với hệ thống Hướng nhìn Logic View là hướng nhìn ta nhìn thấy về mặt hệ thống về mặt cấu trúc, sự liên hệ, sự liên kết về mặt cấu trúc giữa các thành phần, đối tượng trong hệ thống 1.1) Xác định các tác nhân (Actor) Từ yêu cầu của phần mềm hệ thống ta xác định được các tác nhân của hệ thống bao gồm Hệ thống có ba tác nhân chính bao gồm : Khách, Quản lí viên và Quản trị viên Danh sách các tác nhân chính của mô hình STT Tác nhân chính Ý nghĩa 1 Khách Bao gồm Học viên và Sinh viên của trung tâm và chi nhánh 2 Quản lí viên Bao gồm cán bộ phụ trách đào tạo 3 Quản trị viên Bao gồm Giám đốc trung tâm Từ đó ta xây dựng nên mô hình người sử dụng của hệ thống như sau Hình 10 :Mô hình người sử dụng Trong mô hình người sử dụng trên có ba tác nhân tham gia vào hệ thống phần mềm bao gồm tác nhân : Khach(khách), Quanli(Quản lí), Quantri(Quản trị) và ba tác nhân có tính kế thừa với nhau: Tác nhân Quanli kế thừa quyền của tác nhân Khach Tác nhân Quantri kế thừa quyền của tác nhân Quanli 1.2) Xác định các use case của hệ thống Từ mô hình người sử dụng trên ta sẽ thiết kế mô hình use case như sau: Hình 11 : Mô hình tổng thể 1.3) Bảng danh sách các use case STT Use case Diễn giải 1 Xemdiem Xem điểm theo yêu cầu của người dùng 2 TracuuSinhVien Tra cứu dữ liệu thông tin cá nhân của sinh viên 3 TracuuLop Tra cứu thông tin lớp đang tồn tại 4 Quanlisinhvien Quản lí toàn bộ thông tin cá nhân của Sinh viên học viên 5 Quanlimonhoc Quản lí toàn bộ các môn trong từng kì học của sinh viên và học viên 6 Quanlidiemthi Quản lí toàn bộ điểm thi trong từng kì học của học viên và sinh viên 7 Quantrilop Quản trị các về thời gian học và hoạt động của các lớp trong trung tâm 8 Quantrihedaotao Quản trị hệ đào tạo mà trung tâm đang cung cấp 9 Quantringuoidung Quản lí các đối tương sử dụng của chương trình phần mềm thông quan tên và mật khẩu Tinh chế chức năng quản lí sinh viên Trong nghiệp vụ này chúng ta tự động hóa hai hoạt động sau : Quản lí thông tin về sinh viên Tra cứu thông tin về sinh viên Tinh chế chức năng quản lí môn học Quản lí thông tin về môn học Tra cứu thông tin về môn học Tinh chế chức năng quản lí điểm thi Quản lí thông tin điểm thi Tra cứu thông tin về điểm thi Tinh chế chức năng quản lí lớp Quản lí thông tin lớp học Tra cứu thông tin lớp học Tinh chế chức năng quản lí hệ đào tạo Quản lí thông tin hệ đào tạo Tra cứu hệ đào tạo Tinh chế chức năng quản lí người dùng Quản lí thông tin người dùng Phân quyền của người dùng Tra cứu thông tin người dùng của hệ thống Ngoài ra tất cả người dùng hệ thống trước khi sử dụng hệ thống đều thực hiện chức năng đăng nhập 1.4) Mô hình use case hệ thống như sau: Quyền quản trị Quyền quản lí Quyền Khách 1.5) Đặc tả các Use case 1.5.1) Đặc tả Use case Đăng nhập Tóm tắt :Use case này mô tả cách đăng nhập vào hệ thống quản lí điểm thi của trung tâm Luồng sự kiện: Use case này bắt đầu khi một tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống . Hệ thống yêu cầu các tác nhân điền tên và mật khẩu đăng nhập Tác nhân nhập tên và mật khẩu Hệ thống kiểm tra tên và mật khẩu mà tác nhân đã đăng nhập và cho phép tác nhân đăng nhập vào hệ thống Nếu trong luồng sự kiện chính mà một tác nhân đăng nhập sai thì hệ thống sẽ thông báo lỗi.Tác nhân có thể quay trở về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bỏ việc đăng nhập lúc này sự kiện use case kết thúc Các yêu cầu đặc biệt Để đảm bảo tính an toàn cho chương trình phần mềm, mỗi tác nhân chỉ được tối đa đăng nhập tên và mật khẩu(trong điều kiện sai ) tối đa là ba lần. Sau đó chương trình sẽ tự động kết thúc use case này Nếu use case thành công thì người đăng nhập sẽ có quyền sử dụng hệ thống chương trình . Ngược lại trạng thái hệ thống chương trình là không đổi 1.5.2) Đặc tả use case quản lí lớp Tóm tắt: Use case này cho phép quản trị viên có thể duy trì thông tin của các lớp thuộc các ngành học trong trung tâm. Bao gồm các thao tác như :Thêm mới, Sửa đổi thông tin về lớp học(như ngày bắt đầu học , lịch học) Luồng sự kiện Use case này bắt đầu khi bộ phận quản lí (phòng đào tạo ) duy trì thông tin về lớp học , chủ yếu ở đây là việc khởi tạo lớp học để tiếp nhận học viên, sinh viên mới cho các hệ học và lớp học theo ngành đào tạo Sau khi người sử dụng lựa chọn chức năng thì một trong số các luồng phụ sau đây được thực hiện Nếu người sử dụng chọn Thêm : luồng phụ Thêm sẽ được thực hiện Nếu người sử dụng chọn sửa đổi : luồng phụ cập nhật sẽ được thực hiện Nếu người sử dụng chọn Xóa : luồng phụ Xóa sẽ được thực hiện Thêm Hệ thống yều cầu quản lí viên nhâp thông tin về lớp bao gồm : Tên lớp(*), Mã lớp(*).Lưu ý : thông tin trong dấu sao là bắt buộc phải có. Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết lớp học quản lí viên chọn chức năng Thêm . Chương trình phần mềm kiểm tra tính hợp lệ và kiểm tra mâu thuẫn trong cơ sở dữ liệu Thông tin về lớp học được thêm vào trong hệ thống, và các lớp sẽ được sắp xếp theo một thứ tự .Danh sách được cập nhật sẽ được hiển thị trở lại màn hình Sửa đổi Chương trình phần mềm truy xuất và hiển thị thông tin về hệ thống các lớp học . Quản lí viên có thể thay đổi thông tin về hệ thống lớp học được hiển thịt trong luồng thêm của. Sau khi Sửa đổi một số thông tin cần thay đổi quản lí viên sẽ ấn vào cập nhật.Chương trình kiểm tra tính hợp lệ của thông tin được Sửa đổi và sau đó được cập nhật và hiển thị trở lại màn hình Xóa Nếu quản lí viên chọn chức năng xóa trên màn hình hiển thị thông tin về lớp học của trung tâm thì luồng sự kiện xóa sẽ được thực hiện Chương trình sẽ yêu cầu quản lí viên xác nhận thao tác xóa Quản lí viên sẽ xác nhận thao tác xóa Quy định được chọn sẽ xóa khỏi cơ sở dữ liệu Luồng phụ Yêu cầu là không có Điều kiện tiên quyết Người dùng khi muốn thực hiện chức năng này bắt buộc phải đăng nhập vào chương trình với quyền quản lí 1.5.3) Đặc tả use case quản lí sinh viên Tóm tắt: Use case này cho phép quản lí viên có thể duy trì thông tin của học viên sinh viên đang theo học tại trung tâm . Bao gồm các thao tác như :Thêm mới, Sửa đổi thông tin về học viên sinh viên , xóa thông tin về hoc viên và sinh viên khỏi danh sách của trung tâm Luồng sự kiện Use case được này bắt đầu khi bộ phận quản lí (phòng đào tạo ) thêm mới học viên sinh viên vào trung tâm khi bắt đầu thời gian nhập học của học viên và sinh viên vào trung tâm Chương trình yêu cầu tác nhân thực hiện chức năng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2852.doc