Đề tài Xây dựng - Quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam

A. Mở đầu 1

B. Nội dung 2

1. Một vài nét cơ bản về thị trường hàng nông sản thế giới và vị thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường nay 2

1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu 2

1.2. Một vài nét cơ bản về thị trường hàng nông sản thế giới 3

1.3. Vị thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường này 4

2. Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu nông sản Việt Nam 6

2.1. Ưu điểm của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 6

2.2. Nhược điểm và nhưng nguyên nhân của nó 6

3. Những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên và xây dựng quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam 8

3.1. Những giải pháp đề xuất mang tính cụ thể trước mắt 8

3.2. Những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài 10

C. Kết luận 12

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng - Quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Sự vận động không ngừng nền kinh tế thế giới với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản phẩm hàng hoá nhiều, các nhu cầu trao đổi hàng hoá, tiêu dùng nguyên nhiên vật liệu, công nghệ tiên tiến... phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đã góp phần thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá khu vực và thế giới phát triển nhanh và mạnh. Lúc này hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Đối với Việt Nam, đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh thế giới có nhiều thuận lợi: các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và thế giới ra đời và đang hoạt động có hiệu qủa, nước ta đã gia nhập vào ASEAN, AFTA, và đang trong quá trình hội nhập vào WTO thì hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Đây là tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, do nước ta hội nhập kinh tế trong điều kiện nền kinh tế đất nước chưa phát triển nên cân phải có chiến lựơc kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế của đất nước, đây là mặt hàng được Nhà nước hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã tạo những điều kiện thuận lợi khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực hàng nông sản xuất khẩu. Trên lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản, nước ta đã đạt được một số thành công, song bên cạnh những thành công đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Việt nam.Với mong muốn được hiểu rõ hơn về tình hình hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam những quy hoạch và giải pháp phát triển mặt hàng này mà em đã đăng ký đề tài tiểu luận: “Xây dựng- quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam “. Do kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn tiểu luận của em không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong các thầy cô xem xét và góp ý. Em xin chân thành cám ơn! Nội dung Một vài nét cơ bản về thị trường hàng nông sản thế giới và vị thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường này. Khái niệm hoạt động xuất khẩu và vai trò của hoạt động này: Xuất khẩu là việc bán hàng (hoặc dịch vụ) cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này. Đây là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện sản xuất hàng tiêu dụng cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất và cả công nghệ kỹ thuật cao. Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động xuất khẩu cũng đều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên một phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian. Với mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, việc trao đổi hàng hoá mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này và xuất khẩu ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới hiện nay đối với mỗi quốc gia. Nó sẽ tạo ra một nguồn vốn quan trọng từ nguồn thu của hoạt động xuất khẩu. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các cuộc cạnh tranh về giá, chất lượng, hình thức hàng hoá trên thị trường thế giới. Chính điều đó đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng phát triển một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt động này còn tạo cơ hội cho các quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài, từ đó người lao động sẽ có cơ hội để có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, công nghệ kỹ thuật của đối tác ... Đối với nước ta thì hoạt động xuất khẩu vẫn luôn được quan tâm và coi trọng, nhất là mặt hàng nông sản xuất khẩu. Một vài nét khái quát về thị trường hàng nông sản thế giới Mặt hàng nông sản là những hàng hoá thiết yếu đối với đời sống nhân dân của các nước trên thế giới, đây là mặt hàng đảm bảo cho sự tồn tại và nâng cao cuộc sống của mỗi con người. Mặt khác đây còn là mặt hàng đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn trong từng kim ngạch xuất khẩu và là mục tiêu để góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế. Bởi đây là mặt hàng mang tính thời vụ, do vậy thị trường hàng nông sản thế giới luôn luôn bị biến động bởi cung cầu, giá cả ... chẳng hạn như sản lượng gạo sản xuất trên thế giới, trong những năm 1990 tới năm 1997 đạt mức trên 560 triệu tấn, song sản lượng xuất khẩu chỉ biến động trong giới hạn từ 13 – 15 triệu tấn/năm. Mấy năm gần đây do thời tiết thuận lợi nên một số mặt hàng đạt năng suất rất cao như: gạo, cà phê, hạt điều ... trong khi đó nhu cầu lại ổn định và nếu có tăng thì lại không đáng kể nên dẫn đến giá cả các mặt hàng có xu hướng giảm rõ rệt. Ví dụ như mặt hàng gạo, có một số nước tham gia xuất khẩu mặt hàng nay: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Malaysia ... Có thể nói từ năm 1991 đến nay, thị trường gạo thế giới luôn nhộn nhịp, nhu cầu tăng, giá tăng. Nhiều dự báo cho ràng trong dài hạn tiêu thụ gạo của thế giới sẽ vẫn tiếp tục tăng, vượt sự gia tăng của nguồn cung Cùng với những đặc điểm riêng của thị trường hàng nông sản thế giới thì tình hình sản xuất và buôn bán hàng nông sản phụ thuộc không chỉ vào nhu cầu chung của thị trường mà nó còn phụ thuộc vào vào nhu cầu và điều kiện thanh toán của từng quốc gia nhập khẩu là chính. Chẳng hạn như mặt hàng lạc, các nước nhập khẩu chủ yếu yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng có một vài thị trường nhập khẩu lạc với chất lượng theo sự chấp nhận của thị trường trong nước như Singapore, Indonesia. Hay như mặt hàng cà phê có thể theo tiêu chuẩn Arcebica hoặc Robusta. Do măt hàng nông sản là mặt hàng có tính chiến lược, do vậy trong thị trường hàng nông sản thế giới, đại bộ phận buôn bán hàng nông sản được thực hiện thông qua hiệp định giữa các nhà nước mang tính dài hạn. Có thể thấy rằng trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, thị trường hàng nông sản thế giới là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn những khoản thu lớn nếu ta biết tận dụng những cơ hội mà nó mang lại . Vị thế hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường này Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhiều mặt hàng có tốc độ cao và đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thế giới.Cùng với sự tăng lên về số lượng thì chất lượng hàng nông sản xuất khẩu những năm qua cũng có sự cải thiện rõ rệt. Ngoài những thị trường truyền thống như thị trường Nga và các nước Đông Âu trước đây, nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các châu lục, bắt đầu xâm nhập vào một số thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... và đang xây dựng được mối quan hệ liên doanh liên kết lâu dài với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng thế giới. Năm 1997, Việt Nam xuất khẩu với 106 nước thì nay đã tăng lên 130 nước trong đó 10 bạn hàng lớn nhất chiếm tỉ trọng trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là Nhật Bản, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, cộng hoà Liên Bang Đức, Thuỵ Sĩ, Mĩ.... hiện nay Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam. Dự kiến trong những năm tiếp theo thì một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ xuất sang một số thị trường chính sau: Gạo: chủ yếu là châu á, Nam Phi, châu Phi, Tây Âu Lạc nhân: Đông Nam á, Tây Âu, Đông Âu... Đối với thị trường Mỹ, trong năm 2003 hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt khoảng 1 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Hiện nay giá các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Mỹ tiếp tục thuận lợi. Giá cà phê, hạt điều, tiêu, chè, cao su đều cao hơn cùng kỳ năm 2002. Đến thời điểm này xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Mỹ đã tăng 43.7%, cà phê tăng 29%, hạt tiêu 25.7%, cao su 50%... Trong thị trường hàng nông sản xuất khẩu của nước ta không thể không nhắc đến thị trường EU. Đây đang là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Một số mặt hàng nông lâm sản chủ yếu của ta xuất sang thị trường này: ( Đơn vị triệu USD ) Mặt hàng 1991 1992 1993 Gạo Cà phê Hạt điều khô Hạt tiêu 103 10 3 4 111 18 4 6 69 33 6 11 Một lợi thế đáng quan tâm của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam ở thị trường này đó là một số mặt hàng nông sản sẽ được liên minh Châu Âu( EU) xếp vào danh mục nhóm hàng “ không nhạy cảm”. Theo đó các mặt hàng này được hưởng thuế xuất 0%. Tuy còn gặp những khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của một số mặt hàng của một số nước châu á (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia) nhưng một số mặt hàng chủ lực như gạo... đã đứng vững trên thị trường thế giới. Mặt hàng gạo của nước ta đứng thứ hai thế giới, đặc biệt là giá gạo bình quân của Việt Nam cũng tăng bình quân là 269 USD/tấn ( 1994 - 1998) và khoảng cách giữa giá gạo của nước ta và Thái Lan cũng giảm xuống 20 - 25 USD/tấn. Lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch Năm Lượng gạo ( nghìn tấn) Kim ngạch ( USD) 1991 1016 229.875 1992 1953 405.132 1993 1649 335.651 1994 1962 820.861 1995 2025 538.838 1996 3047 868.417 1997 3682 891.342 1998 3793 1006.000 1999 4200 955.000 S 26.177 Hoà vào sự sôi động chung của thị trường hàng nông sản thế giới, trong những năm qua, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định mình bằng sự tăng lên về cả chất và lượng với tốc độ khá nhanh. Chính vì vậy hàng nông sản xuất khẩu của nước ta cần phải xác định rõ những điểm mạnh để phát huy và khắc phục những tồn tại tiêu cực tới mặt hàng xuất khẩu chiến lược của đất nước này. 2.Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây 2.1. Ưu điểm Nhiều hàng hoá nông sản xuất khẩu của ta có chất lượng tốt, được thị trường đánh giá cao mà giá thành lại rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nên hàng nông sản của nước ta có chất lượng tươi, ngon. Ngoài ra còn an toàn do chúng ta sử dụng có chừng mực, đúng tiêu chuẩn quy định, không lạm dụng quá mức như một số nước xuất khẩu khác những loại thuốc kích thích, bảo quản đôi khi gây hại cho sức khoẻ Bên cạnh đó, do hiện nay nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng nông sản áp dụng nhiều công nghệ mới như thực phẩm biến đổi gen gây tâm lý bất ổn tới người tiêu dùng nên sản phẩm nông sản của chúng ta không sử dụng những công nghệ đó đã tạo ra sự yên tâm tới người tiêu dùng. Mặc dù vậy hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta cũng vẫn còn có những nhược điểm, gây ra những tác động xấu tới sản phẩm nông sản xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản. 2.2. Nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại đó Do nền kinh tế nước ta còn nghèo nên mặt hàng nông sản mặc dù có một vị trí quan trọng như vậy trong hoạt động xuất khẩu nhưng vẫn chưa được chú trọng về vốn và công nghệ chế biến nên 70% - 80% lượng xuất khẩu mặt hàng này chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là ở dạng thô, dạng nguyên liệu hoặc mới chỉ qua sơ chế nên hiệu quả kinh tế không cao, giá trị xuất khẩu thấp. Công tác thu mua gom sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa tốt dẫn đến tình trạng không đảm bảo chất lượng của hàng hóa, giảm giá trị hàng hoá. Đây chính là do công tác kiểm tra hàng hoá, chất lượng hàng hoá tại điểm thu mua chưa được thực hiện nghiêm túc, thêm vào đó công nghệ sơ chế, bảo quản hàng hoá sau thu hoạch, sau khi mua và lưu kho chưa được đầu tư thích đáng. Không chỉ vậy, quá trình vận chuyển hàng hoá cũng chưa được giám sát chặt chẽ ... chính những điều này cũng làm giảm phẩm chất của hàng nông sản đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm mốc, sâu bệnh, vi sinh vật phát triển mạnh như ở nước ta. Hàng hoá nông sản của ta do vẫn sản xuất với tính thủ công, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, vẫn phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ, điều kiện tự nhiên, đất đai, chưa thực sự chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi... nên năng suất và chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, một số loại nông sản còn có phẩm chất kém, không có tính cạnh tranh với những hàng hóa cùng loại của các nước xuất khẩu khác, giá cả hàng hoá thấp. Ngoài ra hàng hoá nông sản xuất khẩu của chúng ta bao bì, mẫu mã còn lạc hậu, thiếu hấp dẫn, chưa đảm bảo tính kỹ thuật cũng là một nhược điểm làm giảm giá trị của hàng hoá. Không chỉ vậy, một vấn đề tồn tại hiện nay đối với hàng nông sản Việt Nam đó chính là vấn đề “ thương hiệu cho hàng nông sản”. Phần lớn hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta đều chưa xây dựng được một thương hiệu sản phẩm có uy tín, chất lượng và mang tính phổ biến trong thị trường hàng nông sản thế giới và còn ngay ở trong nước. Đây là một trong những nguyên nhâu làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, bỏ lỡ nhiều cơ hội tham gia vào thị trường hàng nông sản thế giới. Bên cạnh đấy, công tác nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu còn yếu nên nhiều nơi sản phẩm bị ứ đọng, không bán được hoặc giá bán rất thấp. Sự thiếu thông tin cùng với những tồn tại trên còn là nguyên nhân làm cho khả năng thâm nhập của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào những thị trường khó tính chưa cao. Đây là tồn tại chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Thiếu thông tin về tình hình cung cầu hàng nông sản, sự biến động giá cả, về đối thủ cạnh tranh ... dẫn đến tình trạng thua thiệt trong xuất khẩu. Cùng với những nhược điểm trên còn có một số tình trạng như: khẩu tổ chức thu mua hàng hoá nông sản diễn ra chưa hợp lý, nghiêm túc, không ổn định ... làm cho việc thu mua và chế biến hàng nông sản phân tán, không thống nhất, dẫn đến mất uy tín, và phá vỡ quan hệ buôn bán lâu dài đối với bạn hàng truyền thống. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trong việc mua nguyên liệu và bán sản phẩm đã và đang làm cho một số doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu thua lỗ trầm trọng. Quy mô của các thị trượng xuất khẩu còn nhỏ lẻ, phần tán .... Trên đây là một số những ưu điểm - nhược điểm cơ bản cùng nguyên nhân của những tồn tại tiêu cực của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. Nếu như chúng ta không biết phát huy những ưu điểm vốn có, khắc phục những tồn tại đó thì hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước tham gia xuất khẩu hàng nông sản khác, đánh mất đi thế mạnh của một nước sản xuất nông nghiệp, làm mât đi một nguồn thu lớn đối với ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và đường lối phát triển kinh tế của nước ta. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải xây dựng được những chính sách đúng đắn, phù hợp nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại để khai thác tối đa thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của mình. 3. Những giải pháp để khắc phục những tồn tại và xây dựng quy hoạch, phát triển hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam 3.1. Những giải pháp đề xuất mang tính cụ thể trước mắt Tuy không thể ngay một lúc giải quyết được tất cả những tồn tại trên song chúng ta vẫn có thể khắc phục trước một số tồn tại bằng một số những giải pháp mang tính cụ thể trước mắt như: Tăng cường đầu tư vào công tác chế biến, bảo quản hàng nông sản cả về vốn và kỹ thuật. Đặc biệt chúng ta cần phải đầu tư ngay vào khâu nuôi trồng trước thu hoạch tới từng vùng, từng hộ để đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản phẩm của chúng ta (hướng dẫn các kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản ...). Bên cạnh đó áp dụng các công nghệ chế biến, bảo quản tiến tiến, phù hợp với quy mô sản phẩm và đảm bảo được chất lượng, tiêu chuẩn quy định của hàng hoá nông sản thế giới. Đa dạng hoá các mặt hàng nông sản nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu bên cạnh việc duy những mặt hàng truyền thống tại các thị trường truyền thống. Thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản xuất khẩu bằng cách + Thiết lập được mạng lưới thu mua hàng nông sản ngay tại địa phương để nguồn hàng ổn định, thường xuyên, hình thành nên bạn hàng truyền thống. + Tổ chức giám sát quá trình thu mua nghiêm ngặt, chính xác. + Quá trình vận chuyển hàng hoá phải được thực hiện cẩn thận bởi mặt hàng nông sản là một trọng những mặt hàng dễ bị tác động bên ngoài ảnh hưởng. + Qúa trình lưu kho, bảo quản hàng hoá sau khi thu mua, chế biến phải thực hiện đảm bảo tính kỹ thuật, phù hợp với những tiêu chuẩn chung. Bên cạnh đó để nâng cao tính cạnh tranh tính cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam thì chúng ta còn cần phải xây dựng được những thương hiệu hàng hoá có giá trị quốc tế cao, cải tiến bao bì, nâng cao mẫu mã sản phẩm thu hút sự chú ý quan tâm của thị trường. Thành lập một hoặc nhiều tổ chức xuất khẩu nông sản để tạo ra được một tiếng nói chung thống nhất có uy tín, trọng lượng để bảo đảm quyền lợi cho hàng nông sản Việt Nam. Đồng thời tổ chức đó sẽ đứng ra giải quyết những vấn đề tranh chấp hoặc rắc rối chung... Chúng ta cũng cố gắng tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Tranh thủ triệt để các cơ hội tiếp xúc tìm hiểu thu thập thị trường để từ đó tìm được đươc cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam những cơ hội mở rộng và phát triển mới. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành, các nhà phân phối lớn để tranh thủ công nghệ kỹ thuật, vốn ... đồng thời tạo những ra những cánh cửa xuất khẩu mới thuận lợi hơn cho hàng nông sản Việt Nam. Cùng với một số biện pháp cụ thể trên thì chúng ta cùng cân phải thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin, xúc tiến thương mại, thiết lập được những bạn hàng truyền thống thông qua sự tín, chất lượng hàng hoá đảm bảo ... Tuy nhiên cùng với những biên pháp mang tính cụ thể, trước mắt thì chúng ta cũng cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược, tạo cơ sở và phương hướng xây dựng – quy hoạch hàng nông sản đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước nói riêng cũng như xu thế của thị trường nói chung. 3.2. Những đề xuất giải pháp mang tính chiến lược lâu dài Chúng ta vẫn luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tuy nhiên thực tế chúng ta vẫn chưa thực sự đầu tư thoả đáng cho ngành này, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp thấp và ngày càng giảm: năm 1992 là 15%; năm 1993 là 13,7%; năm 1998 chỉ còn 10,3%. Trong khi đó nông nghiệp đóng góp gần 40% thu nhập quốc dân và gần 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho ngành nông nghiệp nói chung và quan tâm hơn nữa đến mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược nói riêng. Có những chính sách hợp lý về phân bố cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng cơ cấu ngành... để từ đó có hướng hình thành quy hoạch và phát triển những vùng chuyên canh sản xuất hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu để vừa đảm bảo năng suất chât lượng của sản phẩm lại vừa đảm bảo môi sinh môi trường. Nhà nước cũng cần phải hoàn thiện những chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu nông sản theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường để tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Có thể thấy, những quy định về xuất khẩu, các hàng rào thương mại trong nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước cần phải được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa. Nhà nước cũng cần phải xem xét quan tâm tới một số ngành có quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hoá nông sản, phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ... Để tạo điều cải tiến, đầu tư khoa học công nghệ vào nghiên cứu sáng chế thì Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi với những đơn vị này. Ngoài ra Nhà nước cũng cần phải giám sát chặt chẽ, phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản để tránh tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách bán phá giá hàng hoá, gây tổn hại cho nguồn thu chung. Ngoài ra Nhà nước cũng cần phải xây dựng những chính sách trợ giá cho nông nghiệp, xác định được loại nông sản nào cần phải bảo trợ và bảo trợ như thế nào để tránh những lúng túng khi có biến động, gây ra những ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu hàng nông sản của chúng ta. Nếu như chúng ta khắc phục được những tồn tại, phát huy được những điểm mạnh thì sẽ tạo ra những cơ hội rộng mở cho hàng nông sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường hàng nông sản thế giới, thiết lập được những thị trường mới, xây dựng những mối quan hệ mang tính truyền thống trên cơ sở tôn trọng uy tín và hai bên cùng có lợi. Đồng thời sẽ tạo ra được nguồn thu không nhỏ từ việc xuất khẩu hàng nông sản, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nước ta phát triển. Kết luận Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thông qua đó, các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xã hội , hoà nhập với nền kinh tế thế giói. Với tầm quan trọng như vậy, ở nước ta xuất khẩu được đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu đã trở thành nhiệm vụ chiến lược của quốc gia trong suốt thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trước yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước đã tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản nhằm phục vụ cho các chương trình kinh tế của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù còn có nhiều tồn tại cần phải được giải quyết, song hàng nông sản xuất khẩu của nước ta đã có những đóng góp không nhỏ trong việc khẳng định vai trò và vị thế hàng nông sản xuất khẩu của nước ta trong thị trường thế giới, chiếm được lòng tin và sự ưa thích ở một số thị trường các nước tiêu dùng. Tiểu luận này mặc dù chưa thể trình bày một cách cụ thể về mặt hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam song cũng đã giúp em hiểu rõ được vai trò và vị trí của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế của đất nước. Đồng thời cũng cho em thấy được sự cần thiết trong việc phải xây dựng quy hoạch hàng nông sản nông sản xuất khẩu ở Việt Nam Mục lục STT Trang A. Mở đầu 1 B. Nội dung 2 1. Một vài nét cơ bản về thị trường hàng nông sản thế giới và vị thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường nay 2 1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu 2 1.2. Một vài nét cơ bản về thị trường hàng nông sản thế giới 3 1.3. Vị thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường này 4 2. Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu nông sản Việt Nam 6 2.1. Ưu điểm của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 6 2.2. Nhược điểm và nhưng nguyên nhân của nó 6 3. Những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên và xây dựng quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam 8 3.1. Những giải pháp đề xuất mang tính cụ thể trước mắt 8 3.2. Những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài 10 C. Kết luận 12 Một số tài liệu tham khảo Thời báo Kinh tế Việt Nam Một số thông tin trên mạng Tạp chí Thương mại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0646.doc
Tài liệu liên quan