MỤC LỤC
MỤC LỤC . . . . i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH . . vi
LỜI MỞ ĐẦU . . . . 1
CHƯƠNG 1: TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ
GIỚI . . . . 2
1.1. NIÊM YẾT TRÊN TTCK SINGAPORE . . 2
1.1.1. GIỚI THIỆU VỀ TTCK SINGAPORE . . 2
1.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT . . . 4
1.1.2.1. NIÊM YẾT TRÊN SGX . . . 4
1.1.2.2. NIÊM YẾT TRÊN CATALIST . . 7
1.2. NIÊM YẾT TRÊN TTCK HONG KONG . . 8
1.1.1. GIỚI THIỆU VỀ TTCK HONG KONG . . 8
1.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT . . . 9
1.1.2.1. NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÍNH HONG KONG. 9
1.1.2.2. NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP ĐANG TĂNG
TRƯỞNG . . . . 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . . . 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
HIỆN NAY . . . . 16
2.1. TTCK VIỆT NAM . . . 16
2.1.1. THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT . . . 16
2.1.2. THỊ TRƯỜNG OTC VÀ CÁC ĐỢT IPO TRONG THỜI GIAN QUA. 26
2.2. PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GDCK
TP.HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY . . . 30
2.2.1. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỔ PHIẾU. . 30
2.2.2. PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ
MINH . . . . 31
2.2.2.1. CHỈ TIÊU VỐN ĐIỀU LỆ . . . 31
2.2.2.2. CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN . . 32
2.2.2.3. CHỈ TIÊU VỀ CÁC KHOẢN NỢ . . 33
2.2.2.4. CHỈ TIÊU VỀ TÍNH ĐẠI CHÚNG CỦA DOANH NGHIỆP . 33
2.2.3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KHÁC . . 34
2.2.3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP . 34
2.2.3.2. VẤN ĐỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN . . 37
2.2.3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT
NAM . . . . 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . . . 41
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CHO TTCK VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2020 . . . 42
3.1. NÂNG CAO TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CHO SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ
MINH . . . . 42
3.1.1. NHỮNG CƠ SỞ PHÂN TÍCH ĐỂ ĐƯA RA TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT43
3.1.2. TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT . . . 43
3.1.2.1. TIÊU CHUẨN QUY MÔ VỐN ĐIỀU LỆ . . 44
3.2.2.2. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG, KHẢ NĂNG SINH LỜI V À TIỀM NĂNG
TƯƠNG LAI . . . . 45
3.1.2.3. BAN QUẢN LÝ CÔNG TY . . . 46
3.1.2.4. TỶ LỆ PHÂN BỔ CHO CỔ ĐÔNG . . 46
3.1.2.5. THỜI HẠN RÀNG BUỘC CHUYỂN NHƯỢNG . 46
3.1.2.6. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN . . 46
3.1.2.7. CÔNG BỐ THÔNG TIN CỔ PHẦN . . 46
3.1.2.8. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC . . 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . . . 47
KẾT LUẬN. . . . 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . vii
PHỤ LỤC . . . . viii
PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU THÊM VỀ TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT CỦA MỘT
SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI . . . 49
PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN NIÊM YẾT DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM CỦA TTCK MALAYSIA VÀ THÁI LAN . . 54
PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG . . 57
PHỤ LỤC 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN, KIỂM
TOÁN VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO TIÊU
CHUẨN QUỐC TẾ . . . 58
PHỤ LỤC 5: KẾT NỐI GIỮA SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỚI CÁC
SÀN TRONG KHU VỰC . . . 65
PHỤ LỤC 6: TRÍCH LƯỢC NGHỊ ĐỊNH 14 VỀ THI HÀNH LUẬT CHỨNG
KHOÁN . . . . 72
PHỤ LỤC 7: THÔNG TIN VỀ VỐN, LỢI NHUẬN CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN HOSE . . . 81
59 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn niêm yết cho thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp ban hành ngày 22/12/2003, Chính phủ
đã đưa kiến nghị xếp hoạt động kinh doanh chứng khoán vào danh mục ngành
nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư vào. Lý do chính nhất có thể là do các
doanh nghiệp chưa nhận thức được những lợi ích mang lại từ việc cổ phần hóa
doanh nghiệp và niêm yết cổ phiếu trên TTCK, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà
nước (còn tồn tại quá nhiều lợi ích, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước).
Đến năm 2004, hàng loạt các chính sách pháp lý liên quan đến chứng khoán và
TTCK được ban hành, như: hệ thống các Thông tư hướng dẫn Nghị định
144/2003/NĐ-CP; Nghị định 161/2004/NĐ-CP (thay thế Nghị định 22/2000/NĐ-
CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Nghị
định 187/2004/NĐ-CP (thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP) về việc chuyển công
ty Nhà nước thành công ty cổ phần; Quy chế niêm yết và phát hành cổ phiếu ra
công chúng đối với cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần… đã tạo được
sự gắn kết trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán. Mặc dù
có những biến động lớn của giá cả trong nước và kinh tế toàn cầu, giá vàng, giá
dầu tăng kỷ lục, nhưng hầu hết các công ty niêm yết đều hoàn thành tốt kế hoạch
năm 2004, sản xuất kinh doanh đều có lãi, khắc phục được những thiếu sót của
năm trước và các công ty niêm yết như GMD, HAP, HAS, KHA, TMS, TRI…
thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn, để trả cổ tức bằng cổ
phiếu, hay làm cổ phiếu thưởng đã huy động được 77,5 tỷ đồng để đầu tư phát
triển, cho thấy TTCK đã và sẽ trở thành một kênh huy động vốn cho các doanh
nghiệp tham gia niêm yết.
Hình 2.1:Tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản giao dịch
Nguồn: bsc.com.vn
Năm 2005, hoạt động của TTCK Việt Nam có sự khởi sắc, quy mô thị trường
được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu
tư tăng 35%. Lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên do tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về
vốn, doanh thu, lợi nhuận, tính công khai và quản trị công ty theo điều lệ mẫu
được tăng cường. Chính phủ mới ban hành Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày
29/9/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam, theo đó
nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp
niêm yết từ 30% lên 49%, cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential,
Manulife và một số tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam,
cấp phép lưu ký cho Tập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên
doanh thành công ty cổ phần. Đây là động thái tích cực để thu hút vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Đối với các doanh nghiệp tốt, làm ăn
có hiệu quả, nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tỷ lệ cao hơn, vì thế, giao
dịch các loại chứng khoán này trên thị trường thứ cấp trở nên sôi động hơn.
Hệ thống thể chế TTCK từng bước hoàn thiện và phát triển:
- TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động từ tháng 7/2000 đang
từng bước được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng yêu cầu giao dịch cổ phiếu niêm yết
của các công ty lớn.
- TTGDCK Hà Nội bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2005 đã đóng góp tích cực
vào hoạt động đấu giá cổ phần hoá và giao dịch chứng khoán các doanh nghiệp
chưa niêm yết.
- Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) đã đi vào hoạt động từ tháng
5/2006 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh toán chứng
khoán từ các TTGDCK. Đến nay, TTLKCK đã có 23 tổ chức tham gia hoạt động
lưu ký CK, trong đó có 20 tổ chức lưu ký, 2 tổ chức tài chính và Sở giao dịch
Ngân hàng Nhà nước đăng ký mở tài khoản trực tiếp. TTLKCK đã nhận lưu ký
cho trên 400 triệu cổ phiếu của các công ty cổ phần, hơn 550 triệu trái phiếu và
gần 50 triệu chứng chỉ quỹ. Hoạt động lưu ký thông suốt, ổn định đảm bảo thanh
toán kịp thời chính xác các giao dịch chứng khoán.
Qua 5 năm hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam, không chỉ các doanh
nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cổ phần hoá doanh nghiệp và
niêm yết chứng khoán mà còn có không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng bị
hấp dẫn bởi thị trường này. Đây là lý do khiến cho năm 2006 trở thành năm mà
TTCK Việt Nam phát triển bùng nổ về khối lượng giao dịch, số lượng nhà đầu tư
cũng như số lượng các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch và các tổ chức trung
gian (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư).
Thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
thông qua đấu giá cổ phần hóa trên TTCK, tính đến hết tháng 11/2006, các
TTGDCK đã tổ chức được 177 phiên đấu giá với tổng vốn điều lệ của các doanh
nghiệp tham gia đấu giá là 26.391 tỷ đồng; tổng số cổ phiếu chào bán là hơn 768
triệu cổ phiếu; tổng số cổ phiếu bán được là hơn 645 triệu cổ phiếu, đạt 84% so
với tổng số lượng chào bán, tổng giá trị thu được là hơn 12.880 tỷ đồng.
Hình 2.2:
Tốc độ tăng trưởng của các thị trường (tính trung bình 5 năm gần nhất)
Nguồn: Bloomberg – Standard & Poors (10/2007)
Tính đến tháng 12/2006, số tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư là 95.000 (tăng
hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với năm đầu tiên mở thị trường);
nhà đầu tư nước ngoài có khoảng 1.700 tài khoản và hiện đang nắm giữ khoảng
25-30% số lượng cổ phiếu của các công ty niêm yết, trong đó có một số tên tuổi
của các nhà đầu tư chứng khoán quốc tế như JP Morgan, Merryll Lynch,
Citigroup... Trong khi đến cuối năm 2007 đầu 2008 số lượng tài khoản giao dịch
của nhà đầu tư hiện hơn 300.000 tài khoản.
TTCK bước đầu khẳng định vị trí của mình như một kênh dẫn vốn dài hạn cho nền
kinh tế. Ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp huy động vốn thành công qua
TTCK, chỉ tính riêng 11 tháng năm 2006 đã có trên 27 doanh nghiệp niêm yết, huy
động và tăng vốn qua TTCK với tổng giá trị cổ phần và trái phiếu trên 1.300 tỷ
đồng (Ví dụ: REE, khi cổ phần hoá vốn điều lệ là 16 tỷ đồng và khi niêm yết năm
2000 vốn là 150 tỷ đồng, đến nay đã đạt mức vốn chủ sở hữu là 512 tỷ đồng;
SACOM khi niêm yết có vốn điều lệ là 120 tỷ đồng đến nay vốn chủ sở hữu đã
tăng lên 625 tỷ đồng). Nhìn chung, các công ty niêm yết đều có mức tăng trưởng
khá cả về doanh thu và lợi nhuận, trình độ quản lý, trình độ quản trị công ty được
nâng cao, tính công khai, minh bạch ngày càng được tăng cường, do đó càng thuận
lợi trong huy động vốn.
Hình 2.3:
Việc Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR)
cho Việt Nam cùng với thành công của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) tháng 11/2006 được tổ chức thành công và sự kiện Việt Nam
chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hứa hẹn một năm
2007 với nhiều thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và thị
trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Thế nhưng thực tế lại không hoàn toàn đúng như dự đoán khi năm 2007 lại là năm
thị trường chứng khoán có nhiều biến động nhất.
Ở giai đoạn đầu (từ 02/01/2007 đến 12/03/2007) là giai đoạn tăng trưởng ấn tượng
nhất, có thể xem như nhờ dư âm của thời gian cuối năm 2006. Cả giai đoạn tăng
429.4 điểm, tương đương 36.68% qua 44 phiên giao dịch. Phiên cuối giai đoạn
này xác lập kỷ lục cho VN-Index đạt mức 1.170,67 vào ngày 12/03, mức cao nhất
trong lịch sử VN-Index suốt 7 năm của TTCK Việt Nam.
Hình 2.4: Biểu đồ phát triển của TTCK Việt Nam qua các năm
Sau đợt tăng quá nóng này, “tâm lý bầy đàn” của nhà đầu tư đã thể hiện rất rõ khi
họ ồ ạt bán cổ phiếu ra (vì họ nghĩ rằng giá cổ phiếu đã lên tới đỉnh, sẽ rơi xuống
trong tương lai và họ đã quá lời trong ngắn hạn sau giai đoạn đỉnh điểm vừa rồi;
ngoài ra, việc các doanh nghiệp cung cấp thông tin bất nhất, phát hành cổ phiếu
không công bằng giữa các cổ đông khiến nhà đầu tư bất bình) làm cho cung lớn
hơn cầu khiến cho giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, VN-Index giảm xuống còn 905,53
điểm, tức giảm 21,82% chỉ sau 31 phiên giao dịch.
Giai đoạn tiếp theo, nhờ tâm lý đón đầu kết quả kinh doanh tốt đẹp của quý 2 của
nhà đầu tư khiến cho việc mua vào được thúc đẩy mạnh hơn, kéo VN-Index vượt
ngưỡng 1.000 điểm. Thế nhưng tâm lý này không thể duy trì lâu sau 2 sự kiện:
Đánh thuế thu nhập từ chứng khoán:
Chiều 23/05, Chính phủ trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Dự Luật thuế thu nhập
cá nhân. Theo đó, lợi tức cổ phần, cổ phiếu thường, chênh lệch chuyển nhượng
chứng khoán được xếp vào nhóm đối tượng chịu thuế. Ngay khi thông tin được
công bố, các nhà đầu tư phản ứng khá mạnh và kết quả phiên giao dịch sáng 24/05
VN-Index giảm 2.5%. Đối với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam thì đây
quả là “cú đánh tâm lý” khá nặng nề và có thể nói bên cạnh sự điều chỉnh giảm tự
nhiên sau đợt tăng khá nhiều thì Dự Luật thuế thu nhập cá nhân là nguyên nhân
mở màn cho đợt giảm giá mạnh kéo dài hơn 1 năm qua (từ 24/05/2007 đến nay).
Khống chế mức cho vay đầu tư chứng khoán:
Lo ngại trước nguy cơ bùng nổ của quả bóng thị trường, Chính phủ ban hành Chỉ
thị 03 để khống chế mức cho vay đầu tư chứng khoán vào ngày 28/05/2007. Theo
đó, các Ngân Hàng Thương Mại không được phép cho vay với mục đích đầu tư
chứng khoán vượt quá 3% trên tổng dư nợ của mình. Với thị trường còn chứa
đựng tâm lý đám đông và niềm tin là chủ yếu thì Chỉ thị 03 như chặn đứng dòng
lưu thông tiền tệ của họ, các nhà đầu tư hoang mang và phản ứng mạnh mẽ. Tâm
trạng lo lắng và thất vọng khiến họ bán ra mạnh cổ phần đang nắm giữ.
Hậu quả của 2 sự kiện trên là VN-Index giảm xuống đáy với 883.9 điểm (giảm
201,4 điểm, tương đương 18,56%).
Sau đó, VN-Index còn có một đợt tăng lên 1.106,6 điểm vào ngày 03/10/2007
trước khi kết thúc năm ở 927,02 điểm. Tháng 09/2007, sự kiện FED cắt giảm lãi
suất 0.5% đã không chỉ thúc đẩy chứng khoán thế giới mà có cả Việt Nam. Niềm
tin vào thị trường được củng cố, tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn cùng với những
dự báo khả quan cũng như tín hiệu đẩy mạnh mua vào của khối nhà đầu tư nước
ngoài khiến các nhà đầu tư trong nước yên tâm hơn trong giao dịch và xuất hiện
hiện tượng tranh mua để đón đầu xu hướng.
Nổi bật nhất và gây chấn động đầu tiên phải kể đến sự thăng hoa của hàng loạt cổ
phiếu ngành ngân hàng sau khi có những báo cáo tốt về triển vọng ngành ngân
hàng. Nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng mới chỉ là ngòi nổ, cơn địa chấn lần này
được tạo ra với sự góp sức của những cổ phiếu mới niêm yết. Biểu hiện rõ nét nhất
là sự xuất hiện nhiều hàng hóa mới có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư như
Vincom (VIC), Petrosetco (PET) ở sản HOSE hay Xi măng Sài Sơn (SCJ) ở sàn
Hà Nội, ... Điệp khúc “lên sàn – tăng giá” lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho cả thị
trường đổ xô đi săn lùng các nhóm cổ phiếu này.
Các phiên phục hồi mạnh mẽ vào tháng 10 không cầm cự được lâu và yếu dần qua
thời gian, chứng tỏ nhà đầu tư (đặc biệt là đầu tư ngắn hạn) có tâm lý lo ngại về
khả năng giảm giá của cổ phiếu trên sàn trong thời gian tới.
Trong khi lượng cầu cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi án treo 03 đang đến gần thì các
doanh nghiệp lại đua nhau tăng cung khiến chênh lệch cung cầu ngày càng lớn.
Mặc dù việc tăng cung là phù hợp với từng giai đoạn nhưng sẽ có tác dụng ngược
trong giai đoạn điều chỉnh như hiện nay, khi mà các nhà đầu tư đã trở nên “ngán
ngẩm” và có cảm giác “khó tiêu” với lượng cung quá lớn.
Bỏ qua các giai đoạn thăng trầm của thị trường thì nhìn chung năm 2007, thị
trường chứng khoán Việt Nam cũng đạt được khá nhiều thành tựu:
Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ từ 25% – 30% cổ phần của các
doanh nghiệp niêm yết, và chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Giá trị
danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chính thức ước đạt 7,6
tỷ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2006.
Bảng 2.5:
Quy mô niêm yết tại HOSE
Toàn thị trường Cổ phiếu
Chứng chỉ
quỹ Trái phiếu
Tổng số CK niêm yết 528,00 150,00 3,00 375,00
Tỉ trọng (%) 100,00 28,41 0,57 71,02
KL niêm yết (ngàn CK) 5.110.319,44 4.477.359,56 71.409,63 561.550,25
Tỉ trọng (%) 100,00 87,61 1,40 10,99
GT niêm yết (triệu đồng) 101.345.715,88 44.773.595,58 714.095,30 55.858.025,00
Tỉ trọng (%) 100,00 44,18 0,70 55,12
Kết thúc năm 2007 có 849 công ty đại chúng, 59 công ty được cấp phép
niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó trên sở GDCK TP.HCM là 32 công ty và
1 chứng chỉ quỹ, trên trung tâm GDCK Hà Nội là 27 công ty, đưa tổng số công ty
trên sàn lên 253. Ngành nghề hoạt động của các công ty tương đối đa dạng, tuy
nhiên tỷ trọng lớn vẫn chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất nói chung, xây dựng – bất
động sản, thương mại, vận tải – kho bãi. Ngành dịch vụ nhìn chung còn rất mờ
nhạt trên sán chứng khoán.
UBCK Nhà nước đã chấp thuận đăng ký chào bán ra công chúng hơn 2.68
tỷ cổ phiếu của 192 công ty, tương ứng khoảng 50 nghìn tỷ đồng; 3.968 triệu trái
phiếu qương ứng với 4.250 tỷ đồng cho 4 Ngân hàng thương mại cổ phần; 35 triệu
chứng chỉ quỹ tương ứng với 350 tỷ đồng cho Quỹ tăng trưởng Manulife, Quỹ
VF4. Tính chung cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức đạt
gần 100.000 tỷ đồng (gấp 3 lần so với năm 2006). Còn đối với hoạt động đấu thầu
trái phiếu, trong năm qua TTGDCK Hà Nội đã thực hiện 44 đợt với tổng số tiền
thanh toán là trên 18.000 tỷ đồng.
Hình 2.6: Hình 2.7:
Khung pháp lý cho cổ phần hóa được cải thiện rõ rệt trong năm 2007 với
cột mốc quan trọng là Nghị định 109 ban hành ngày 26/06/2007 của Chính phủ về
chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này đã khơi
thông nhiều vấn đề tồn tại của Nghị định 187 về cổ phần hóa. Điểm quan trọng thứ
2 là Thông tư 134 quy định cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh từ doanh nghiệp ngày 21/03/2007 sẽ không được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp. Quyết định này có thể là một cú sốc với các doanh nghiệp vốn
đã quen với việc được nâng đỡ nhưng về lâu dài sẽ giúp các doanh nghiệp tự chủ
hơn trong kinh doanh. Đây là hai thay đổi lớn trong chính sách cổ phần hóa của
Nhà nước và được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tiến trình cải cách doanh
nghiệp Nhà nước.
Nhận xét:
Điểm nổi bật của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
chính là tâm lý của nhà đầu tư. Chính tâm lý bầy đàn này là lực tác động mạnh
nhất vào thị trường, nó có thể đưa VN-Index đạt đỉnh nhưng cũng có thể kéo VN-
Index xuống đáy.
Quy mô TTCK của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước, chỉ chiếm 31%
GDP (cập nhật đến ngày 01/10/2007), trong khi mức bình quân của các quốc gia
trong khu vực khoảng 40% GDP.
Hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế về
năng lực tài chính. Mặc dù các Công ty chứng khoán đã phát hành thêm cổ phiếu,
trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc tăng vốn điều lệ từ các chủ sở hữu
vốn (đối với Công ty chứng khoán trực thuộc các Ngân hàng thương mại) nhưng
nhìn chung, mức vốn điều lệ vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, điều này
làm ảnh hưởng đến khả năng tham gia thị trường của các công ty trong vai trò tạo
lập thị trường, hoặc hạn chế năng lực khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Số lượng tài khoản đầu tư gia tăng nhanh, nhưng phần lớn tập trung vào tài
khoản cá nhân, mua bán cổ phiếu ngắn hạn và bị chi phối rất lớn từ các nhà đầu tư
lớn trên thị trường do thiếu kỹ năng phân tích đầu tư. Một số loại hình tổ chức như
công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư đã hình thành nhưng chưa nhiều, tỷ trọng tham gia
đầu tư của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư)
còn hạn chế, chiếm khoảng 20% thị phần. Một số nhà đầu tư lớn nước ngoài mở
tài khoản giao dịch nhưng chưa tham gia vào đầu tư (JP Morgan, Merryll
Lynch…), các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trong nước thông qua
các tài khoản uỷ thác cá nhân và đầu tư tập trung vào cổ phiếu của các doanh
nghiệp cổ phần hóa, chưa tham gia đầu tư nhiều trên TTGDCK và Sở GDCK.
Công tác quản lý, giám sát các hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK
bước đầu đã đi vào nề nếp, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt, trước những
diễn biến mới của thị trường, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát phải chuyên sâu
và có phương tiện giám sát hiện đại (phần mềm giám sát) chứ không thuần tuý
giám sát thông qua báo cáo để nắm tình hình, thông tin.
2.1.2. Thị trường OTC và các đợt IPO trong thời gian vừa qua:
Nhìn lại toàn cảnh thị trường OTC quí I/2008 trên cơ sở phân tích TTCK niêm yết,
từ đó khuyến nghị cần có quy hoạch lại thị trường OTC để có thể giảm thiểu rủi ro
không đáng có cho nhà đầu tư, để thị trường phát triển lành mạnh, trở thành kênh
thu hút vốn tích cực cho các công ty và nền kinh tế.
Đề án thành lập thị trường giao dịch những cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) của sàn
Hà Nội vừa được Uỷ ban Chứng khoán thông qua và đang được Bộ Tài chính xem
xét và xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Dự kiến, tháng 6/2008 sẽ chính thức đưa 40 cổ phiếu của các công ty cổ phiếu đại
chúng thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lên giao dịch. Theo đề án, tiêu
chuẩn niêm yết tại thị trường OTC (còn gọi là thị trường đăng ký giao dịch) rất
đơn giản, chỉ cần có dịch vụ quản lý số cổ đông tốt, nắm được tình hình cổ đông,
đưa vào lưu ký nhanh và đưa vào hệ thống để sẵn sàng giao dịch. Biên độ điều
chỉnh giá lên xuống sẽ là 20% và vẫn tuân thủ quy định T+3.
Điểm khác biệt nhất so với thị trường niêm yết là các doanh nghiệp ở thị trường
đăng ký giao dịch không cần gửi báo cáo tài chính quý mà chỉ cần gửi báo cáo tài
chính năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
Ảnh hưởng của Thị trường niêm yết tới Thị trường OTC
Thị trường niêm yết giảm mạnh khiến thị trường OTC cũng lao dốc không biên
độ, 60% các mã cổ phiếu OTC đóng băng hoàn toàn. Các mã cổ phiếu còn lại giao
dịch rất ít nhưng giá rất thấp.
Vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3/2008, đã diễn ra một cuộc tháo chạy cổ
phiếu OTC của các nhà đầu tư nhưng họ đã không thành công vì lượng dư bán gấp
nhiều lần dư mua khiến cho hầu hết các giao dịch không thành công.
Ngoài ra, việc IPO của những công ty lớn ào ạt diễn ra như: VCB, SABECO,
HABECO, đã khiến thị trường OTC mất cân đối, cung vượt cầu trong khi lượng
tiền mặt thì ngày càng khan hiếm và nhà đầu tư có các lựa chọn hấp dẫn khác:
Vàng, bất động sản, ngoại tệ… làm cho thị trường OTC càng thê thảm.
Một số mã cổ phiếu ngân hàng như: MB, ABB, MSB, VPB… vào cuối năm 2006,
đầu năm 2007 được “thổi lên” và được đánh giá là các cổ phiếu có tiềm năng, hơn
cả cổ phiếu niêm yết vì cứ đầu tư là có lãi đến vài chục phần trăm ngay, nhưng giờ
đây sắp trở về với mệnh giá, giá mua bán hiện chỉ là 1x và 2x.
Các mã cổ phiếu khác về bất động sản và khoáng sản thì báo cáo tài chính đầu
năm 2008 còn tốt hơn năm 2007 nhưng không hiểu tại sao mà giá trị cổ phiếu lại
giảm xuống chưa bằng ½ giá trị năm 2007.
Bảng 2.8:
Phân loại và thống kê một số ngành trên thị trường OTC tính đến 4/2008
Ngành Số lượng công ty
Bất động sản 98
Bưu chính viễn thông 25
Chế biến – Đồ uống 63
Chế tạo – Luyện kim 34
Chứng khoán 41
Cơ khí – Lắp máy 60
Công nghệ 38
Dầu mỏ - khai khoáng 55
Đầu tư 49
Dệt may – da giầy 76
Dịch vụ - cung ứng 42
Điện – điện tử - điện lạnh 41
Du lịch – Khách sạn 51
Dược Phẩm – Mỹ phẩm 51
Gạch – Gốm sứ 51
Giáo dục – đào tạo 33
Giao thông – Vận tải 34
Giấy – Bao bì 63
Theo thống kê của sàn OTC, tính đến 14/4/2008, sàn này có tổng cộng 1626 công
ty (được phân loại hơn 42 ngành), cho thấy đây là lượng cung rất lớn cho TTCK
Việt Nam. Nhìn lại trước đó, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực
trạng doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần.
Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không
có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp
20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm
đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2.000 doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty
này cao hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây
chính là nguồn cung của thị trường OTC, nói theo cách của một số người thì: thị
trường OTC ở Việt Nam rất tiềm năng.
Một lượng lớn các công ty đang trong quá trình cổ phần hóa, đồng thời rất nhiều
doanh nghiệp đang chờ niêm yết có tiềm lực tài chính lớn và kinh doanh hiệu quả.
Do đó, việc so sánh với tiêu chuẩn niêm yết như hiện nay là khá thấp khiến cho
việc nâng cao tiêu chuẩn niêm yết càng trở nên quan trọng hơn (đặc biệt cho sàn
HOSE) để nâng cao uy tín, thương hiệu cho TTCK Việt Nam.
Khi một TTCK phát triển, có uy tín sẽ tạo được lòng tin và thu hút được lượng
vốn đầu tư lớn trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, các công ty đang niêm yết
trên TTCK Việt Nam cũng chưa phải là những công ty hàng đầu trong nền kinh tế,
chưa có mức đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nên chất lượng của TTCK Việt
Nam được đánh giá chưa cao so với một số nước trong khu vực và thế giới.
IPO và đánh giá:
Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), năm 2007 đã có
đến 179 công ty được cấp phép chào bán cổ phiếu, 3 ngân hàng phát hành trái
phiếu, 1 chứng chỉ quỹ của Manulife. Tổng giá trị huy động được khoảng 90.000
tỷ đồng. Nhìn vào con số này quả thật là một sự thành công cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong vấn đề huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Trong năm 2007 có khoảng 56 công ty mới niêm yết (trong đó 24 công ty niêm yết
ở HASTC và 32 công ty niêm yết ở HOSE), cũng có nghĩa là có đến 56 hồ sơ cáo
bạch được đệ trình lên hội đồng xét duyệt. Tính trung bình thì khoảng 2 ngày phê
duyệt một hồ sơ phát hành và 1,5 ngày cho một hồ sơ phát hành và niêm yết. Một
hồ sơ phát hành phải công bố ra thị trường trước 20 ngày để các nhà đầu tư nghiên
cứu trong khi đó chỉ có 2 ngày cho hội đồng xét duyệt đọc và thẩm tra. Ở đây
chúng ta chưa nói đến một thời gian dài trong năm thị trường ảm đạm rất ít doanh
nghiệp phát hành và niêm yết. Việc phát hành và niêm yết thường dồn dập vào
những thời điểm khởi sắc của thị trường, nên những lúc cao điểm thì số ngày đọc
hồ sơ cũng chưa đến 2 ngày. Điều này cho thấy một “nỗ lực” trong việc quản lý và
điều hành TTCK của UBCK. Có thể nói, năm 2007 là năm quản lý tất bật của
UBCKNN nên họ không đủ thời gian để hoạch định chiến lược phát triển bền
vững TTCK trong tương lai là điều hiển nhiên.
Theo điều 12 Luật chứng khoán quy định về điều kiện bán chứng khoán ra công
chúng của các tổ chức phát hành đều phải có phương án phát hành, phương án đầu
tư (đối với quỹ đầu tư) phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được (đối với việc
phát hành trái phiếu). Nếu điều kiện 2 năm liền trước năm phát hành có lợi nhuận
và không có lỗ lũy kế đến năm phát hành là điều kiện mà một doanh nghiệp nào
muốn tham gia thì tự mình vượt qua rào cản này. Còn điều kiện về phương án phát
hành và sử dụng vốn quả thật là một tiêu chuẩn khó vượt qua trong vấn đề xét
duyệt. Bởi lẽ nó không có một tiêu chuẩn nào trong việc xét duyệt. Khó có sự
đồng thuận trong việc xác định thế nào là phương án phát hành tối ưu, phương án
sử dụng vốn có hiệu quả giữa tổ chức phát hành và UBCKNN. Thêm nữa, việc xét
duyệt còn khó khăn hơn đối với mức giá tham chiếu cho việc phát hành và niêm
yết lần đầu. Trong điều kiện “bận rộn” như trên, liệu rằng có sự “xuề xòa” trong
việc xét duyệt các tiêu chuẩn trên hay không? Quả thật đây là một câu hỏi còn bỏ
ngỏ trong việc thẩm tra chất lượng xét duyệt và hoạch định chiến lược phát triển
thị trường của UBCKNN.
Những ai tham gia thị trường đều canh cánh bên mình những hoài nghi. Tiếp bước
năm 2007, năm 2008 dự kiến hoạt động IPO của các đại gia trong nền kinh tế
được đẩy mạnh. Khi thị trường sẽ có nhiều hàng hóa hơn. Điều đó cũng có nghĩa
là thị trường sẽ tràn ngập các cơ hội đầu tư trong khi việc đẩy mạnh thu hút dòng
vốn vào thị trường lại chưa được đẩy mạnh. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy,
chính sự ăn nên làm ra của các quỹ đầu tư là lý do chính cho việc thu hút dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài. Vậy liệu rằng trong năm 2007 trước tình hình thị
trường không thuận lợi cho những nhà đầu cơ thì việc ăn nên làm ra của các quỹ
có khởi sắc không? Điều này cho thấy, nếu không có các giải pháp mạnh trong
việc thu hút dòng vốn gián tiếp thì khó có thể nói TTCK Việt Nam năm 2008 sẽ
khởi sắc. Trước tình hình lạm phát leo thang, chính sách tiền tệ thắt chặt, khả năng
nới lỏng chỉ thị 03 khó thực thi thì việc tăng cung càng đẩy thị trường trong năm
mới chẳng gì mới hơn năm cũ.
Việc đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ đẩy lượng tiền
trong lưu thông trở nên nhiều hơn, áp lực lạm phát sẽ gia tăng nếu không có một
chính sách tỷ giá linh hoạt. Lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt
điều này được chỉ ra trong lý thuyết “bộ ba bất khả thi” của Robert Mundel, do đó
các nhà đầu tư trong nước tiếp tục gánh lấy thất bại trong đầu tư. Vậy, liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- phu luc.pdf