MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . .1
CHưƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG . . . . . . . . . . . . . . .2
1. Thương hiệu . . . . . . . . . . . . . .2
1.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . .2
1.2. Các yếu tố cấu thành . . . . . . . . . . .4
2. Thương hiệu dị ch vụ. . . . . . . . . . . . . . . .8
2.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . .8
2.2. Những yếu tố cấu thành . . . . . . . . . . .9
3. Thương hiệu giáo dục đại học. . . . . . . . . . . . . . 12
3.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . 12
3.2. Các yếu tố cấu thành . . . . . . . . . . . 14
4. Sự cần thi ết xây dựng thương hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam. . . 19
4.1. Nhu cầu nâng cao vị thế đất nước. . . . . . . . . . . 20
4.2. Nhu cầu tự khẳng định của các trường đại học trong bối cảnh hội nhập . 21
4.3. Nhu cầu của thị trường lao động . . . . . . . . . . 22
4.4. Những lợi ích kinh tế mà thương hiệu giáo dục đại học đem lại . . 22
CHưƠNG II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG THưƠNG HIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM. . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1. Nguồn nhân lực . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.1. Thiếu hụt nguồn nhân lực và những lý do . . . . . . . . 26
1.2. Sự không đồng nhất giữa trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm . . 28
1.3. Giải pháp đề xuất . . . . . . . . . . . . . . 29
2. Cơ sở vật chất . . . . . . . . . . . . . 35
2.1 Tiêu chí đánh giá vẫn trên đà hoàn thiện . . . . . . 36
2.2 Chất lượng cơ sở vật chất của các t rường đại học trọng điểm còn nhiều bất
cập. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.3. Giải pháp khắc phục . . . . . . . . . . 43
3. Chương trình giảng dạy:. . . . . . . . . . . . . 45
3.1. Chương t rình học nặng tính lý thuyết, ít thực tiễn và sáng tạo . . 45
3.2. Chương t rình học mang nặng tính hình thức và thụ động. . 47
3.3. Nhập khẩu giáo dục quá mức . . . . . . . . . . 49
3.4. Giải pháp khắc phục . . . . . . . . . . 50
4. Quản lý và định hướng giáo dục. . . . . . . . . . 52
4.1. Cơ chế đánh giá giáo dục chưa phù hợp . . . . . . . . . 52
4.1. 1. Chế tài thi cử chưa phản ánh đúng thực lực sinh viên . . 53
4.1. 2. Cơ hội việc làm không theo năng lực . . . . . . . . 54
4.1. 3 Giải pháp đề xuất: . . . . . . . . . . . . . . 55
4.2. Vấn đề chuyên môn hóa trong giáo dục đại học còn yếu . . . . 59
4.2. 1. Thực trạng . . . . . . . . . . . 59
4.2. 2. Giải pháp đề xuất: . . . . . . . . . . . . 60
CHưƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRI ỂN THưƠNG HIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM . . . . . . . . . . . . . . . 62
1. Tạo dựng hình ảnh và truyền thông thương hiệu. . . . . . . 63
1.1.Tạo dựng hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . 63
1.2. Quảng bá thương hiệu dưới nhi ều hình thức. . . . . . . 67
1.3. Đẩy mạnh quan hệ công chúng . . . . . . . . . 69
2. Từng bước giành ưu thế trong các mô hình liên kết đào tạo. . . . . 70
3. Chính sách ưu đãi cho giáo dục đại học . . . . . . . . . . . 72
4. Quản lý và đa dạng hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu của thực tiễn: . . . . 74
5. Giữ vững nguyên t ắc trung thực để duy trì t hương hiệu . . . . . . 77
KẾT LUẬN CHUNG . . . . . . . . . . . . . . 80
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu giáo dục đại học tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ, giáo viên và người
37
37
học. Có thư viện điện tử được nối mạng phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có
hiệu quả.
2. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho
dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo.
3. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của
các ngành đang đào tạo.
4. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học,
nghiên cứu khoa học và quản lý.
5. Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người
học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị
và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định.
6. Có đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định
7. Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85. Diện tích
mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định.
8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến
lược của trường.
9. Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý,
giảng viên, nhân viên và người học.
Tuy đƣợc ban hành gần đây, nhƣng những tiêu chí đánh giá về chất lƣợng cơ
sở vật chất về cơ bản vẫn dựa theo quy định Bộ Xây dựng ban hành từ năm 1985, tức
là cách đây 25 năm và không có sự thay đổi nào. Chỉ trong 3 năm kể từ khi ban hành
bộ tiêu chuẩn cũ vào năm 2004, Bộ tiêu chuẩn mới đã đƣợc ban hành lại và sửa đổi bổ
sung nhiều chi tiết cho thấy sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Chính phủ về chất lƣợng
đào tạo đại học hiện nay. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá vẫn trên đà hoàn thiện và
38
38
chƣa thể đảm bảo chắc chắn rằng Bộ tiêu chuẩn ban hành năm 2007 là phiên bản đầy
đủ nhất và sẽ đƣợc dùng trong thời gian lâu dài.
Ngoài ra tính chung chung không cụ thể cũng có thể nhận thấy rõ trong các tiêu
chí đƣa ra kể cả các tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn ban hành mới nhất gần đây vào năm
2007. Ngoài tiêu chí thứ 7 có dẫn chiếu cụ thể tiêu chuẩn TCVN 3981-85 và một số
tiêu chí khác có thể hiểu là cũng dẫn chiếu theo tiêu chuẩn này nhƣ tiêu chí số 2, 5, 8
thì các tiêu chí còn lại đều quy định chung nhất và khó khăn cho việc đánh giá chất
lƣợng của trƣờng đại học. Các cụm từ đều dùng là “Có đủ”, “có đầy đủ” và “hiệu quả”
mà chƣa dẫn chiếu quy định cụ thể nào về tiêu chuẩn của “đủ” hay “hiệu quả” hay
chất lƣợng của trang thiết bị giảng dạy, đồ dùng thí nghiệm, chất lƣợng và tính đa
dạng cần có của tài liệu trong thƣ viện…
2.2 Chất lượng cơ sở vật chất của các trường đại học trọng điểm còn nhiều bất cập.
2.2.1. Diện tích khuôn viên còn hẹp so với số lƣợng sinh viên đào tạo
Xét theo bộ tiêu chuẩn xây dựng ban hành từ năm 1985 về quy mô các trƣờng
đại học thì có thể nhận thấy thiết kế
ban đầu dành cho dung lƣợng sinh viên
ít hơn nhiều so với hiện nay. Điểm qua
một số trƣờng đại học trọng điểm nhƣ
trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội,
đƣợc quy hoạch vào những năm 1960
với khu ký túc xá thiết kế với dung
lƣợng 2000 sinh viên tuy nhiên hiện
nay diện tích đã giảm đi nhiều trong
khi số lƣợng sinh viên theo học tăng
đến 10 lần. Đại học Ngoại Thƣơng, một trƣờng đại học có tiếng đang chờ xét duyệt
trở thành trƣờng đại học trọng điểm của Việt Nam cũng nằm trong tình trạng “đất chật
ngƣời đông”, sân chơi và sân thể thao cho sinh viên gần nhƣ không có.
39
39
Bảng 3: Quy định về quy mô các trường đại học theo TCVN 3981-1985
Sau 25 năm tức là ¼ thế kỷ, có thể nhận thấy diện tích đất đai của các trƣờng
đại học chƣa đƣợc mở rộng ra nhiều tuy nhiên dung lƣợng sinh viên hiện nay so với
quy định của Bộ tiêu chuẩn Việt Nam 1985 đã tăng lên nhiều lần. Có thể tham khảo
chỉ tiêu tuyển sinh của một số trƣờng đại học lâu năm và một số trƣờng “trọng điểm”
của Việt Nam năm 2009 để đối chiếu với Quy định của Bộ tiêu chuẩn cũ.
Trƣờng đại học Chỉ tiêu tuyển sinh 2009
Đại học Bách Khoa 6370
Đại học Y 900
Đại học Ngoại Thƣơng HN 3100
Đại học Nông nghiệp 1 4060
Đại học sƣ phạm HN 2500
Đại học văn hóa HN 1100
Đại học Luật HN 1800
Đại học Mỏ - địa chất 3250 (hệ đại học và cao đẳng)
Bảng 4: Chỉ tiêu tuyền sinh một số trường đại học trọng điểm và đại chúng
năm 2009 (Nguồn: Sách hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2009)
Nhân những con số lên với 4 hoặc 5 tƣơng đƣơng với số lƣợng sinh viên theo
học tại cùng thời điểm của các trƣờng và đem đối chiếu với Bộ tiêu chuẩn 1985, chỉ
tiêu tuyển sinh cho một khóa của các trƣờng đại học chỉ nên ít hơn từ 3 – 5 lần. Điều
40
40
này đồng nghĩa với việc mật độ diện tích tính cho số lƣợng sinh viên là không thể đảm
bảo. Cùng với đó, tiêu chuẩn cụ thể cho việc thiết kế các giảng đƣờng, chiều cao
giảng đƣờng, diện tích các khu vực phòng học, khu thể dục thể thao, quy định về tiếng
ồn, mật độ khu dân cƣ xung quanh… cũng không đạt. Cụ thể trong nhóm đại học
trọng điểm các trƣờng đều nằm sát khu dân cƣ thậm chí nhiều trƣờng đại học trọng
điểm ở Hà Nội và TP. HCM nằm trong khu dân cƣ đông đúc, chật chội (ĐH Bách
Khoa, ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại Thƣơng). Hệ thống đại học Quốc gia hai miền đƣợc
sự quan tâm lớn của nhà nƣớc với dự án cấp đất xây dựng ở khu Hòa Lạc nhƣng tính
đến thời điểm này, năm 2010, sinh viên và giảng viên vẫn phải thuê học ngoài ở nhiều
nơi để đảm bảo vấn đề đào tạo vì dự án chƣa hoàn thành. Vấn đề diện tích đất trên
sinh viên cũng thấp, so với tiêu chuẩn 5ha, nhiều trƣờng đại học trọng điểm chỉ đạt ở
mức dôi không nhiều (dƣới 10ha). Xét theo mật độ sinh viên mà nói, bình quân diện
tích đất trên đầu ngƣời rất thấp điển hình là trƣờng đại học Ngoại thƣơng 2,04m2/sinh
viên, Đại học Xây dựng 2,32m2/sinh viên... 7
2.2.2. Nghịch lý giữa việc đầu tƣ cơ sở vật chất mở rộng thƣơng hiệu với việc
duy trì chất lƣợng đào tạo.
Tự chủ về tài chính đƣợc coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc chuyển giao
quyền tự chủ cho các trƣờng đại học. Công việc này đã đƣợc chính phủ xem xét triển
khai từ sau Nghị định 10/2002. Mục đích chính của vấn đề tự chủ tài chính là đặt giáo
dục vào trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh thực sự và chỉ có môi trƣờng cạnh
tranh nhƣ thế thì chất lƣợng dịch vụ cung cấp mới đƣợc cải thiện dần dần. Tuy nhiên
chính việc tự chủ tài chính này lại khiến nhiều trƣờng đại học đã đang hoặc sẽ rơi vào
7
41
41
vòng luẩn quẩn của nghịch lý giữa việc đầu tƣ cơ sở vật chất để phát triển thƣơng hiệu
với việc duy trì chất lƣợng đào tạo. Điều này rất có hại cho việc xây dựng và phát
triển thƣơng hiệu giáo dục đại học ở Việt Nam. Trong nền kinh tế cạnh tranh hoàn
hảo, một dịch vụ muốn xây dựng thành công thƣơng hiệu và giữ vững vị thế trên thị
trƣờng thì đều phải đi từ chất lƣợng dịch vụ, tức là phải chấp nhận đầu tƣ không có lãi
và nếu đặt yếu tố lợi nhuận trong giai đoạn xây dựng và hình thành thƣơng hiệu thì
thƣơng hiệu không bao giờ có thể xây dựng thành công đƣợc.
Tuy nhiên, các trƣờng đại học hiện nay không phải là đã đƣợc đặt vào môi
trƣờng cạnh tranh ngay từ khi thành lập mà phải chuyển từ giai đoạn bao cấp hoàn
toàn sang tự chủ tài chính do đó nguồn vốn tự có hạn hẹp. Kinh phí hoạt động của các
trƣờng đại học, bao gồm cả các hoạt động ngoài việc đào tạo, hoạt động xây dựng sửa
chữa…xuất phát từ 3 nguồn chủ yếu:
Học phí (nguồn chủ yếu)
Kinh phí nhà nƣớc chu cấp hàng năm
Nguồn tài trợ từ bên ngoài (các tổ chức, cựu học viên…)
Trong bối cảnh tự chủ tài chính thì nguồn kinh phí từ nhà nƣớc sẽ bị hạn chế
rất nhiều. Các trƣờng đại học hiện nay chƣa thực sự xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nên
nguồn tài trợ từ bên ngoài là nguồn thu không ổn định và cũng không thể đảm bảo cho
những hoạt động thƣờng xuyên của các trƣờng đại học. Do đó, để có kinh phí hoạt
động, nhiều trƣờng đại học phải trông chờ vào việc mở rộng các ngành đào tạo và
tuyển sinh những ngành ngoài ngân sách. Thực tế, điều này có hại cho việc xây dựng
thƣơng hiệu của nhà trƣờng.
Lý do có thể diễn giải bằng vòng luẩn quẩn nhƣ sau:
42
42
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐỂ
PHÁT TRIỂN
THƢƠNG HIỆU
MỞ RỘNG NGÀNH
ĐÀO TẠO, TĂNG CHỈ
TIÊU ĐỂ TĂNG
NGUỒN THU TÀI
CHÍNH
CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO VÀ UY TÍN
THƢƠNG HIỆU GIẢM
SÚT
Để có thể phát triển thƣơng hiệu và bộ mặt của nhà trƣờng, việc đầu tiên mà
các trƣờng thực hiện và là việc có thể thực hiện nhanh nhất trong 4 yếu tố cần thiết để
xây dựng thƣơng hiệu đó chính là đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất. Do nguồn kinh phí
hạn hẹp nên để có kinh phí hoạt động thì các trƣờng phải mở rộng chỉ tiêu đào tạo và
mở thêm nhiều dịch vụ giáo dục khác nhƣ văn bằng hai, tại chức, chuyên tu hay thậm
chí là nhận đào tạo cao đẳng liên thông lên đại học. Điều này khiến khoảng giãn cách
giữa các sinh viên trong cùng môi trƣờng học tập có sự tăng lên, trình độ đầu ra không
đồng đều khiến uy tín thƣơng hiệu cũng vì thế mà giảm. Khi uy tín thƣơng hiệu giảm,
lẽ ra phải đầu tƣ để xây dựng thƣơng hiệu từ chất lƣợng thì do kinh phí hạn hẹp nên
các trƣờng đại học vẫn nặng về vấn đề cơ sở vật chất mà ít chú ý đến việc đầu tƣ cho
lâu dài nếu không có chủ trƣơng gì đặc biệt từ phía Bộ giáo dục. Do đó, việc đầu tƣ
cho cơ sở vật chất lại tiếp tục tái diễn và vòng luẩn quẩn cũng vì thế mà không có
điểm dừng, thƣơng hiệu giáo dục đại học không bao giờ xây dựng đƣợc.
43
43
2.2.3. Cơ sở vật chất của nhiều trƣờng đại học chƣa đáp ứng nhu cầu học tập.
Không thể phủ nhận vấn đề cơ sở vật chất của nhiều trƣờng đại học trong đó có
cả những trƣờng có tiếng chƣa đáp ứng đƣợc tốt nhu cầu học tập của sinh viên và
cung cấp môi trƣờng giảng dạy hoàn thiện cho giảng viên. Hệ thống khai thác thông
tin nhƣ máy tính hay thƣ viện độ cập nhật và chất lƣợng còn nghèo nàn. Trong đợt
kiểm định 20 trƣờng đại học đƣợc coi là hàng đầu của Việt Nam, mới chỉ có 16
trƣờng đạt cấp độ 2 (80-91% tiêu chí) và 4 trƣờng đạt cấp độ 1 (69-76% yêu cầu của
bộ tiêu chí). Trong đó, xét riêng về vấn đề cơ sở vật chất, có 57,5% các trƣờng đạt tiêu
chí về diện tích lớp học đủ cho hoạt động dạy và học, có ký túc xá cho sinh viên, sân
bãi cho các hoạt động văn hóa, thể thao… Về phòng thực hành, thí nghiệm thì có tới
10/20 các trƣờng đƣợc đánh giá chỉ đạt 50% yêu cầu.
8
2.3. Giải pháp khắc phục
Khi nói đến vấn đề cơ sở vật chất cho các trƣờng đại học, giải pháp khắc phục
chung mà báo đài thƣờng kiến nghị là việc đầu tƣ đổi mới trang thiết bị dạy và học,
tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng và mở rộng các trƣờng đại học. Những nỗ lực từ phía nhà
nƣớc không hề nhỏ. Bằng chứng là ngân sách chi cho giáo dục tăng đều đặn qua các
năm và chi cho đầu tƣ phát triển có sự gia tăng lớn nhất. Cụ thể: Theo Vụ Kế hoạch
Tài chính, trong năm 2010 ngân sách chi cho giáo dục hơn 4.856 tỷ đồng, tăng 10,5%
so với năm 2009 (hơn 4.394 tỷ đồng). Trong đó, chi cho quản lý hành chính tăng
25,1%, chi đầu tƣ phát triển tăng 32,7% và chi cho Đề án 322 giảm 5,8%, sự nghiệp
kinh tế giảm 29,9%. Nhiều hạng mục xây dựng của các trƣờng có sự đóng góp không
nhỏ hoặc bao cấp hoàn toàn từ phía ngân sách nhà nƣớc nhƣ việc cấp ½ kinh phí xây
dựng tòa nhà đa năng của trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, đồ án quy hoạch chung xây
8
44
44
dựng Hà Nội trong đó có việc cấp đất xây dựng trƣờng đại học quốc gia Hà Nội và
một số trƣờng đại học khác (tham khảo phụ lục 1)…
Nhƣ vậy, vấn đề không nằm ở nguồn kinh phí hay trình độ quản lý, vấn đề đầu
tƣ cơ sở vật chất nằm ở chính sách lựa chọn và đầu tƣ của nhà nƣớc. Cụ thể:
+ Việc cấp đất và đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất cho nhóm những trƣờng đại học
trọng điểm cần có sự bao cấp của nhà
nƣớc và phải hoạt động theo hình thức
phi lợi nhuận hoàn toàn.
+ Việc dãn đại học ra ven đô để đảm bảo
diện tích đất và môi trƣờng học tập là
chính sách đúng đắn nhƣng sẽ không
hoàn thiện nếu không tính đến vấn đề
giao thông. Có nhiều bài báo chỉ trích
việc các trƣờng đại học “co cụm” trong
đô thị chật hẹp với diện tích nhỏ hẹp,
môi trƣờng học tập không đảm bảo. Nhiều ý kiến so sánh thực tế này ở Việt Nam với
nhiều trƣờng đại học ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới đƣợc xây dựng ở những khu
riêng biệt, có không gian và khoảng cách với khu dân cƣ. Lý do chính của vấn đề này
xuất phát từ hệ thống giao thông không hoàn thiện dẫn đến hạn chế sự di chuyển của
bản thân ngƣời dân. Cán bộ giảng viên cũng không tha thiết với việc đi lại xa, bản
thân sinh viên cũng luôn tìm chỗ trọ gần trƣờng và mong muốn học những trƣờng
trong trung tâm thành phố, phƣơng tiện giao thông sẵn có hơn, dịch vụ cũng hoàn
thiện hơn.
+ Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất không thể dàn trải và thiếu đồng bộ. Điều này
cũng giống nhƣ việc trải nhựa một con đƣờng. Chỉ cần con đƣờng đó phải đào lên để
thi công lại một vài đoạn thì điều này đồng nghĩa với việc phải bóc toàn bộ nền đƣờng
cũ và trải nhựa lại hoàn toàn. Nếu chỉ trải nhựa theo kiểu “vá víu” thì không những
45
45
con đƣờng không đẹp thêm mà còn nham nhở hơn. Theo đó, xây dựng cơ sở vật chất
cho một trƣờng đại học nên tập trung tiến hành từng thời điểm, không nên ngắt quãng
làm nhiều thời gian tránh tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng ốc chỗ thì tối
tân hiện đại, chỗ vẫn mang dáng vẻ bao cấp. Do đó, chính quyền nên có kế hoạch cụ
thể từng năm hoặc từng thời kỳ đối với nhóm các trƣờng đại học trọng điểm, mỗi
năm chọn một số trƣờng cùng một nhóm ngành cụ thể và đầu tƣ trang thiết bị cơ sở
vật chất, xây dựng lại hệ thống giảng đƣờng, phòng thí nghiệm, thực hành…Việc lựa
chọn từng thời kỳ xây dựng hoàn thiện “bộ mặt” của trƣờng nào phụ thuộc vào chính
sách của nhà nƣớc và Bộ GD-ĐT sao cho đảm bảo tính công bằng và minh bạch.
3. Chƣơng trình giảng dạy:
Hiện nay, ngoài yếu tố nguồn nhân lực và cơ sở vật chất còn đang cần phải
thay đổi cải tổ, chƣơng trình giảng dạy cũng là một điểm nóng đáng chú ý của nền
giáo dục đại học Việt Nam.
Có thể nói, trong một buổi lên lớp, bên cạnh khả năng truyền đạt nội dung bài
giảng và khuyến khích tính ham học hỏi ở sinh viên của giảng viên, bản thân chƣơng
trình giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến ý thức và
sự yêu thích học tập nghiên cứu của sinh viên. Chƣơng trình giảng dạy đƣợc thể hiện
qua giáo trình, thời gian hoàn tất chƣơng trình và phân phối chƣơng trình giữa lý
thuyết với bài tập và thực hành. Sinh viên không thể năng động sáng tạo nếu nhƣ
chƣơng trình quá gò bó, mang nặng tính lý thuyết và ít không gian cho sinh viên thực
hành, sáng tạo và tìm ra cách tiếp cận môn học riêng cho mình. Trên thực tế, chƣơng
trình giảng dạy ở các trƣờng ĐH trọng điểm Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần sửa
chữa và khắc phục.
3.1. Chương trình học nặng tính lý thuyết, ít thực tiễn và sáng tạo
Chƣơng trình giảng dạy vẫn còn quá nặng tính lý thuyết và thiếu tính thực tiễn,
sáng tạo mà theo cách nói thông thƣờng là “học chay”. Hiện tƣợng này xuất hiện ở
46
46
hầu hết các trƣờng đại học trọng điểm thuộc các khối ngành khác nhau. Ví dụ nhƣ
trong quá trình học tập, sinh viên các trƣờng kinh tế thƣờng không đƣợc tạo điều kiện
tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp trên thực tế, tiếp xúc với các số liệu cụ thể. Thậm
chí, ngay cả khi thực tập, việc tiếp cận các số liệu này cũng vô cùng khó khăn. Chính
vì vậy, khi ra trƣờng, sinh viên Việt Nam thƣờng phải mất một thời gian khá dài để
làm quen vói công việc đƣợc giao do sự khác biệt tƣơng đối lớn giữa thực tế và kiến
thức trong nhà trƣờng. Các sinh viên thuộc các khối ngành khác cũng phải chịu hoàn
cảnh tƣơng tự. Theo phản ánh của Đại học Y - Dƣợc Cần Thơ, trƣớc đây trong giờ
thực hành giải phẫu, mỗi sinh viên đƣợc thực hành trên một con ếch, 5 sinh viên thực
hành trên một con chó; nay do suất đầu tƣ thấp, 10 sinh viên mới có một con ếch và
30 sinh viên mới có một con chó để thực hành9. Hiện thực này đặt ra cho chúng ta một
câu hỏi: liệu sinh viên có cần đƣợc tạo điều kiện dể tiếp cận nhiều hơn với thực tế để
tránh tình trạng bỡ ngỡ khi ra làm việc? Hơn thế nữa, khi phải theo học một chƣơng
trình kín mít chữ, ít minh họa cụ thể thì việc sáng tạo đối với sinh viên là không thể.
Lại thêm vào đó là cách dạy – học thụ động từ trƣớc đến giờ khiến cho giờ lên lớp của
sinh viên chỉ dành cho việc nghe giảng và chép bài, phát biểu xây dựng bài cũng trở
nên hiếm hoi hơn. Thực chất cách dạy và học nhƣ vậy không hề hiệu quả. Sinh viên bị
nhồi nhét một khối lƣợng lớn kiến thức mà không hề đƣợc quan sát tận mắt, tự tay áp
dụng những lý thuyết ấy vào sự vật hiện tƣợng thật thì không thể nào tiếp thu bài một
cách toàn diện đƣợc. Cách học này quá trửu tƣợng. Mặt khác, trong một buổi lên
giảng đƣờng, sinh viên thƣờng phải dành ra gần 3 tiếng cho một môn học. Việc nghe
giảng liên tục trong một khoảng thời gian dài nhƣ vậy mà không có hình thức luyện
tập, thực hành xen kẽ dễ dẫn đến khả năng tập trung của sinh viên loãng dần. Kết quả
là để hiểu đƣợc bài giảng trên lớp, sinh viên phải dành thời gian nghiền ngẫm lại giáo
trình ở nhà. Đọc lại giáo trình để chuyển bài giảng từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài
9
47
47
hạn là điều tốt nhƣng phải nghiền ngẫm lại cho hiểu rồi sau đó mới là cho nhớ thì là
một sự lãng phi thời gian không cần thiết. Liên tục trong 4 hay 5 năm đại học, dần
dần, sinh viên Việt Nam sẽ có thói quen “ì”, không phát biểu, không sáng tạo, hoặc
đối với những môn khô khan, khó hiểu thì không cả nghe giảng vì đằng nào về nhà
cũng phải đọc lại giáo trình. Cách học này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh
viên đã đành, nhƣng sâu xa hơn, nghiêm trọng hơn là liệu sinh viên sẽ không lĩnh hội
đủ kiến thức phục vụ công việc sau này.
3.2. Chương trình học mang nặng tính hình thức và thụ động
Một tồn tại khác trong giáo dục đại học Việt Nam ngay cả ở các trƣờng đại học
trọng điểm là tính hình thức trong công tác dạy và học. Cụ thể chƣơng trình học nào
cũng đi từ khái quát đến cụ thể, những môn cơ bản đƣợc đặc định học trƣớc những
môn chuyên ngành, thời gian cho những nội dung “mào đầu” còn dài. Việc này có tác
dụng khi những môn cơ bản là hỗ trợ trực tiếp cho môn chuyên ngành, nếu không phải
thì thực sự là một sự lãng phí về thời gian và trí tuệ. Sinh viên vừa thi đại học xong,
nhiệt huyết và cƣờng độ học tập còn cao thì thay vì truyền đạt những kiến thức tầm
cao, sinh viên các trƣờng nói chung mất khoảng 1 năm đầu tiên học những môn cơ
bản, chính trị mà rất ít thậm chí không có những môn chuyên ngành quan trọng. Sau
khoảng 2,3 năm học theo lối thụ động nhƣ vậy, sinh viên mới có cơ hội tiếp cận với
chuyên ngành đào tạo chính của mình
Để phát huy tính sáng tạo và tạo điều kiện cho sinh viên tự cân đối thời gian
học tập, trên thế giới xuất hiện hình thức học tín chỉ và thi trắc nghiệm. Ƣu điểm của
việc học tín chỉ là sinh viên đƣợc quyền chọn môn học, thời điểm học, thậm chí số
môn một kỳ học nếu sinh viên có khả năng tiếp thu, nhờ đó nhiều sinh viên rút ngắn
đƣợc thời gian học tập và dành thời gian cho những nghiên cứu chuyên sâu khác
ngoài giảng đƣờng. Hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi sinh viên có hiểu biết chuyên
sâu về bản chất vấn đề và khả năng học hiểu một lƣợng lớn kiến thức đƣa ra trong
chƣơng trình. Thực tế áp dụng ở các trƣờng đại học trọng điểm Việt Nam và cả các
48
48
trƣờng đại học nhóm đại chúng cho thấy cả hai hình thức học và thi kể trên đều bị
biến tƣớng làm mất đi ƣu điểm vốn có:
Đối với hình thức học tín chỉ:
Thời lƣợng nặng là điểm đáng lƣu ý thứ nhất ở Việt Nam. Hiện nay, số lƣợng
tín chỉ tối thiểu hệ đại học 4 năm vào khoảng 180 - 200 đơn vị học trình (1đvht tính
bằng 15 tiết học). Trong khi đó, các nƣớc trong khu vực chỉ vào khoảng từ 120 - 150
đơn vị học trình
10
. Bên cạnh đó, cứ trung bình 200 đơn vị học trình thì tƣơng ứng số
tiết lên lớp vào khoảng 3.000 - 3.300, nếu so với số giờ lên lớp chỉ khoảng 1.800 -
2.300 của nhiều nƣớc thì rất cao. Điều hiển nhiên là thời gian tự học của sinh viên
nƣớc ta sẽ phải rút lại. Đây là điểm cuối cùng tạo thành cái dốc trong đồ thị đào tạo
đại học của Việt Nam: không hiểu bài trên lớp – mất nhiều thời gian hơn cho việc tự
học ở nhà – thời gian tự học bị cắt giảm – không lĩnh hội đƣợc kiến thức – khả năng
vận dụng vào công việc sau này không có.
Ngoài ra, hình thức học tín chỉ ở Việt Nam cũng đã bị biến tƣớng khá nặng nề.
Phần lớn các trƣờng đại học áp dụng hình thức học tín chỉ theo kiểu: thay vì đƣa ra
thời khóa biểu cụ thể cho từng học kỳ của sinh viên, trƣờng cho phép sinh viên đăng
ký tín chỉ nhƣng chỉ đƣợc đăng ký những môn cụ thể đã quy định trƣớc cho từng kỳ
và không đƣợc đăng ký hơn hay đăng ký ít đi (VD: ĐH Ngoại Thƣơng, ĐH Quốc Gia
Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân…). Điều duy nhất sinh viên có lợi đƣợc từ hình thức
học tín chỉ này chỉ là sự linh hoạt về thời gian, nói cách khác, sinh viên tự chủ đƣợc
thời khóa biểu của mình. Do vậy, việc rút ngắn thời gian học hay ra trƣờng sớm là
không có trong việc đào tạo tín chỉ ở các trƣờng đại học trọng điểm ở Việt Nam
Đối với hình thức thi trắc nghiệm: có thể nhận thấy việc thi theo hình thức
trắc nghiệm so với cả sinh viên và giảng viên Việt Nam đều là quá sức. Lý do rất đơn
10
49
49
giản. Để có thể làm tốt bài trắc nghiệm, sinh viên phải đọc và ghi nhớ đến từng tiểu
tiết của giáo trình và đồng thời, phải biết suy luận. Quả thật rất khó khăn khi phải học
từng ấy kiến thức một cách trừu tƣợng từ đầu đến cuối. Kết quả thấp vẫn hoàn thấp.
Từ đó lại nảy sinh hiện tƣợng giáo viên phải đƣa ra giới hạn để sinh viên ôn tập. Nhƣ
vậy cũng có nghĩa là tính chất của hình thức thi trắc nghiệm đã bị hiểu và làm sai,
không phát huy đƣợc tác dụng của hình thức thi hiện đại này. Ngoài ra, việc thi trắc
nghiệm đòi hỏi bộ đề hàng năm phải có sự đổi mới, bộ câu hỏi đa dạng và thƣờng
xuyên cập nhật. Ở Việt Nam do ngân hàng đề thi còn nhiều hạn chế nên không tránh
đƣợc hiện thực sinh viên học đối phó, học tủ bộ đề của những năm trƣớc khiến cho
hình thức thi trắc nghiệm mất đi tính ƣu việt.
Nhƣ vậy dù áp dụng hình thức học và thi hiện đại, hệ thống đào tạo tại các
trƣờng đại học trọng điểm vẫn không tránh đƣợc tƣ duy lối mòn xƣa cũ. Mặc dù Bộ
GD-ĐT đã mở lối cho các trƣờng ĐH trọng điểm trong việc phát huy quyền tự chủ,
đƣợc chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nƣớc ngoài đến học và giảng
dạy; đƣợc đề xuất mở những ngành đào tạo chƣa có trong danh mục đào tạo, tuy nhiên
chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng đại học trọng điểm vẫn còn thụ động, phụ
thuộc vào Bộ GD&ĐT, chƣa chủ động tạo ra đƣợc chƣơng trình đặc trƣng, phù hợp
nhất cho mình.
3.3. Nhập khẩu giáo dục quá mức
Trƣớc tiên cần nhận định rằng đứng ở vị thế một nƣớc đi sau về nhiều mặt,
giáo dục đại học, cũng nhƣ nhiều ngành khác, đang nỗ lực trong việc quan sát, học tập
và làm theo những gì mà các quốc gia có nền giáo dục phát triển đã làm và thành
công. Tuy nhiên học tập không có nghĩa là rập khuôn đến mức sùng bái và làm theo
một cách máy móc. Việc nhập khẩu giáo dục không chỉ thể hiện ở việc giáo trình
“Tây hóa” mà còn thể hiện ở cả phong cách giảng dạy của giảng viên đại học hàng
ngày nhất là ở nhóm các trƣờng đại học trọng điểm. Trƣớc xu thế mới và dƣới áp lực
của báo, đài về việc sinh viên Việt Nam kém năng động, sáng tạo, mặc nhiên giáo dục
50
50
đại học ở Việt Nam đã tự mình phủ nhận chính mình và nhiều lúc vận dụng y nguyên
chƣơng trình, phong cách nƣớc ngoài nhƣ một khuôn mẫu đúng đắn nhất.
Nhập khẩu giáo dục quá mức, dƣới hình thức nào, đều là sai lầm. Lý do có thể
diễn giải nhƣ sau: Không phải mọi thứ đều có thể tạo theo “nguyên mẫu”. Phong cách
giảng dạy hiện đại, giáo trình kiến thức chuẩn nƣớc ngoài, lối diễn đạt cũng “tây hóa”
nhƣng sinh viên ngồi nghe, lối tƣ duy, suy nghĩ thì vẫn là của Việt Nam. Nhiều giảng
viên vì vậy mà thất vọng và vội quy chụp ngay sinh viên Việt Nam “quá kém”. Vấn
đề không phải sinh viên kém, vấn đề duy nhất là sinh viên đã học gần 20 năm thậm
chí hơn với lối tƣ duy, phƣơng pháp học tập ăn sâu bén rễ, thậm chí giảng viên này
đòi hỏi sinh viên sáng tạo, giảng viên khác lại vận dụng phƣơng pháp dạy học cũ. Quá
trình thay đổi tƣ duy sáng tạo và cách tiếp thu kiến thức, xây dựng bài, nếu thực hiện
nghiêm ngặt thì cần thời gian tối thiểu 20 năm, tức là phải bắt đầu đào tạo lại một thế
hệ từ những năm đầu tiên cắp sách đến trƣờng chứ không phải qua một vài buổi hội
thảo hay vài sáng kiến kinh nghiệm.
3.4. Giải pháp khắc phục
3.4.1. Hoàn thiện chƣơng trình giảng dạy
Chừng nào chƣa tạo đƣợc chƣơng trình giảng dạy cụ thể và chất lƣợng cho
từng chuyên ngành đào tạo, các trƣờng đại học trọng điểm ở Việt Nam, dù có uy tín
đến mấy và đƣợc quảng bá rộng đến đâu, cũng chỉ có thể phát triển ở mức “xào nấu
kinh doanh giáo dục” chứ không bao giờ đƣợc công nhận là “thƣơng hiệu giáo dục đại
học”. Điều này không đồng nghĩa với việc Việt Nam không đƣợc phép đi tắt đón đầu,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu giáo dục đại học tại Việt Nam.pdf