Ở các nước Đông Nam Á dựa vào tăng trưởng kinh tế với mô hình lúc đầu dựa vào phát triển nông nghiệp, sau đó là dựa vào xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, và đến nay chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động lành nghề .Như vậy cùng với tăng trưởng kinh tế các nước này dần dần giảm tỷ lệ đói nghèo .Hơn nữa do đa số hộ nghèo là ở nông thôn nên Chính phủ các nước này đã có kế hoạch đầu tư thoả đáng vào nông thôn . Họ đã phát triển kết cấu hạ tầng cứng và một số kết cấu hạ tầng mềm ở khắp các vùng nông thôn nhằm nâng cao năng xuất lao động, tăng cường cơ hội phi nông nghiệp và hình thành mối liên hệ thành thị - nông thôn và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.Nhờ vậy mà sau khoảng 30 năm đói nghèo đã giảm bớt nhanh chóng . Ví dụ ở Inđônê xia đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 60% năm 1970 còn 11% năm 1996 . Ơ Trung Quốc năm 1978 nông thôn Trung Quốc có 250 triệu người nghèo đến năm 2000 còn 22 triệu hộ . Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới năm 1990 Trung Quốc có 360 triệu người nghèo đến năm 1999 còn 215 triệu người nghèo
Vậy qua kinh nghiệm một số nước ta thấy biện pháp tốt nhất để xoá đói giảm nghèo là phải tăng trưởng kinh tế bền vững .
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Một thế kỷ 20 với rất nhiều biến động đã đi qua ,thế giới đang chuyển mình và chờ đợi những khó khăn, thử thách mà thế kỷ 21 mang tới. Nhân loại đã chứng kiến những bước nhảy thần kỳ của nền kinh tế thế giới . Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển ấy lại là sự phân hoá giai cấp ,phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Tỷ lệ người nghèo có thẻ giảm nhưng khoảng cách quá xa giữa người và người nghèo dường như không thể lấp đầy .
Không thoát khỏi quy luật ấy Việt Nam sau 20 năm đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nước ta đã có bộ mắt hoàn toàn khác .Tuy nhiên cùng với sự đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt . Nhưng trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy , một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi gặp những khó khăn trong đời sống ,sản xuất và trở thành người nghèo. Theo số liệu thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội năm 2001 nước ta có 2,8 triêu hộ nghèo chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước đến cuối năm 2002 còn 1,97 triệu hộ nghèo chiếm 11,7% tổng số hộ.
Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội ,và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị ,kinh tế ,xã hội và môi trường. Đảng và nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn ,là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội .
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường là việc làm cần thiết. Là một sinh viên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo bộ môn, tôi mạnh dạn đi tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này với mục đích có cái nhìn khái quát hơn về một vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong bài còn nhiều sai sót mong nhận đươc nhiều ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Néi dung
I. Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường.
1.Quan niệm về xoá đói giảm nghèo.
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như : thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội thu nhập ,thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương ….Nghèo được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau .Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là rất khó.
Hội nghị chống nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra định nghĩa chung như sau : nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
2. Thước đo đói nghèo ở Việt Nam.
|Ngưỡng nghèo hay chuẩn nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo . Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền hay phi tiền tệ. Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo :
Ngưỡng nghèo tuyệt đối là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khoẻ mạnh .Có hai ngưỡng nghèo tuyệt đối .Ngưỡng thứ nhất là số tiền để mua một rổ lương thực thực phẩm hàng ngày gọi là nghèo lương thực thực phẩm . Ngưỡng nghèo này thường thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo thứ hai là ngưỡng nghèo chung bao gồm cả phần chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực .
Ngưỡng nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội , phụ thuộc địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó . Sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận đưổctng những địa điểm và thời gian xác định .
Ở Việt Nam ngưỡng nghèo được xác định :
Theo tổng cục thống kê đưa ra hai ngưỡng nghèo .Nghèo đói lương thực thực phẩm là những người có thu nhập không bảo đảm cho lượng dinh dưỡng tối thiểu bù đắp 2100 calo/người/ngày đêm .Nghèo đói chung được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu ,30% còn lại là các nhu cầu khác .( biểu 1)
Theo Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì ngưỡng nghèo mang tính chất tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập, dựa chủ yếu vào khả năng của những tư liệu sẵncó, trên cơ sở đó xác định ngưỡng nghèo là mức thu nhập tối thiểu của từng khu vực căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và tình trạng giá cả hàng hoá tiêu dùng ở các khu vực khác nhau .Theo ngưỡng nghèo này thì chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001 – 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000 đ/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đ/tháng đối với vùng thành thị và 80.000 đ/ tháng đối với vùng núi, hải đảo . Đây là cơ sở chính sách của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.
Biểu 1: Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
Các chỉ tiêu
1993
1998
2002
Tỷ lệ hộ nghèo(chuẩn chung)
Thành Thị
Nông Thôn
58,1
25,1
66,4
37,4
9,2
45,5
28,9
6,6
35,6
Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn LTTP)
Thành Thị
Nông Thôn
24,9
7,9
29,1
15
2,5
18,6
10,9
1,9
13,6
Khoảng cách nghèo
Thành Thị
Nông Thôn
18,5
6,4
21,5
9,5
1,7
11,8
6,9
1,3
8,7
Đơn vị :%
Việc nhận diện ai là “người nghèo” là một vấn đề khó cách thông thường là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập của hộ gia đình . Những người đang sống trong nghèo khổ tuỵet đối là những người giành cho nhu cầu về ăn là chủ yếu .
Một cách tiếp cân khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia dân cư thành các nhóm khác nhau .Nhóm 1/5 nghèo nhất, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất gười nghèo với ngưỡng nghèo tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo . Ví dụ, theo kết quả tính toán của tổng cục thống kê Việt Nam, khoảng cách nghèo của nông thôn Việt Nam năm 2002 là 8,7% và nhóm dân tộc thiểu số là 22,1%.
3. Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường.
Từ năm 1986 đến nay đất nước ta bước vào một thời kỳ mới- thời kỳ chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN .
Qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng, từng bước phát triển và có vị tri xứng đáng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đã đặt tất cả các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong sự cọ sát, thách thức bởi quan hệ giá trị, quan hệ cạnh tranh…nó đòi hỏi việc xác lập rõ ràng vai trò của từng cá thể trong hoạt động kinh tế . Do vậy, một bộ phận dân cư nhờ có vốn, có kiến thức và kinh nghiệm có đầu óc năng động sáng tạo đã tiếp thu được những tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới tiệp cận được thị trường, biết tổ chức sản xuất và kinh doanh nên đã trở thành những người làm ăn khá giả, giàu có .Ngược lại một bộ phận khác phải sống nghèo khổ do không thích ứng với cơ chế mới .
Xoá đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo .Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm cho sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do đó xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng đồng thời cũng là một điều kiện cho tăng trưởng nhanh và bền vững .Trên phương diện nào đó khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng song xét một cách toàn diện thì kết quả của xoá đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững .
Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao . Tăng trưởng chất lượng cao là để giảm nhanh mức nghèo đói .Thực tiễn những năm vừa qua đã chứng minh nhờ kinh tế tăng trưởng cao nhà nước có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất tài chính cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó mà có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả hơn giải quyết tốt khả năng tạo việc làm cho người lao động và là biện pháp tốt nhất để tăng mức sống dân cư giúp xoá đói giảm nghèo.
Vậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế bền vững đặc biệt trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay .
4. Kinh nghiệm một số nước.
Ở các nước Đông Nam Á dựa vào tăng trưởng kinh tế với mô hình lúc đầu dựa vào phát triển nông nghiệp, sau đó là dựa vào xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, và đến nay chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động lành nghề .Như vậy cùng với tăng trưởng kinh tế các nước này dần dần giảm tỷ lệ đói nghèo .Hơn nữa do đa số hộ nghèo là ở nông thôn nên Chính phủ các nước này đã có kế hoạch đầu tư thoả đáng vào nông thôn . Họ đã phát triển kết cấu hạ tầng cứng và một số kết cấu hạ tầng mềm ở khắp các vùng nông thôn nhằm nâng cao năng xuất lao động, tăng cường cơ hội phi nông nghiệp và hình thành mối liên hệ thành thị - nông thôn và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.Nhờ vậy mà sau khoảng 30 năm đói nghèo đã giảm bớt nhanh chóng . Ví dụ ở Inđônê xia đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 60% năm 1970 còn 11% năm 1996 . Ơ Trung Quốc năm 1978 nông thôn Trung Quốc có 250 triệu người nghèo đến năm 2000 còn 22 triệu hộ . Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới năm 1990 Trung Quốc có 360 triệu người nghèo đến năm 1999 còn 215 triệu người nghèo
Vậy qua kinh nghiệm một số nước ta thấy biện pháp tốt nhất để xoá đói giảm nghèo là phải tăng trưởng kinh tế bền vững .
II. Thực trạng và giải pháp.
Nguyên nhân của đói nghèo ở Việt Nam.
Theo điều tra của chương trình xoá đói giảm nghèo kết hợp với tổng cục thống kê thì đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế .Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều này cản trở họ thoát khỏi đói nghèo, các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng này đang có xu hướng tăng .Người nghèo ít có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, một mặt do không có tài sản thế chấp họ phải dựa vào tín chấp để có các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp .Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích .Người nnghèo có nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống . Điều đó khiến họ có nguy cơ tổn thương cao và dễ chịu rủi ro . Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất do thiên tai từ 1 – 1,2 triệu người .Số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo còn lớn do không ít hộ đang sống ngay sát ngưỡng nghèo và rất dễ bị tác động bởi các rủi ro như thiên tai, mất việc làm….
Thứ hai, do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định. Họ ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo . Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai .
Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, khuyến ngư… Điều này đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm .Học vấn thấp không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao nên họ khó có đieeuf kiện tiếp cận các nguồn vốn và như vậy làm họ càng nghèo hơn .
Thứ ba, do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới .Bệnh tật sức khoẻ kém ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, họ phải gánh chịu hai gánh nặng là mất đi thu nhập từ lao động và chi phí cho y tế cao đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có trang trải chi phí, dẫn đến càng có ít cơ hội thoát nghèo .Theo số liệu điều tra năm 2001 số ngày ốm bình quân của nhóm 20% người nghèo nhất là 3,1 ngày/nắmo với 2,4 ngày/ năm của 20% giàu nhất .
Thứ tư, do các nguyên nhân về nhân khẩu, quy mô hộ gia đình . Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo, tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn cao .Năm 2001, số con bình quân từ một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất .Hộ nghèo không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, chưa ý đầy đủ về công tác kế hoạch hoá gia đình .Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo caovà điều này đông nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu thu nhập .
Thứ năm, do những tác động của đổi mới chính sách .Tốc độ tăng trưởng kinh tế caovà ổn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo .Chúng ta đã đạt được những thành tích giảm đói nghèo rất đa dạng và trên diện rộng .Tuy nhiên quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực đến người nghèo .
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động . Nhiều chính sách không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành thị trường nông thôn, thị trường vùng sâu, vùng xa .
Cải cách doanh nghiệp nhà nước cùng với những khó khăn về tài chính của một số doanh nghiệp đã dẫn tới việc mất đi gần 800.000 việc làm .
Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp và năng lực sản xuất hạn chế đã làm không ít các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản và đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp .
Nhìn chung đói nghèo ở nước ta là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đan xen với các yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên .Xoá đói giảm nghèo đang là điểm nóng trong chính sách của nước ta .
2. Thực trạng đói nghèo ở nước ta.
Theo chuẩn đói nghèo của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 70% năm 1990 xuống còn 32% năm 2000 và đến năm 2002 tỷ lệ này chỉ còn 28,9%. So với mục tiêu giảm 1/2 tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 1990 – 2015 thì Việt Nam đã về trước mục tiêu này và được cộng đồng quốc tế đánh giá là nước giảm tỷ lệ hộ đói nghèo tốt nhất . Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo - đứng hàng thứ 133/174nước trên thế giới theo GDP bình quân đầu người .
Theo chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội là hộ có thu nhập bình một người một tháng ở vùng miên núi hải đảo, trung du, đồng bằng đô thị lần lượt dưới 55-70-90 nghìn đồng áp dụng cho thời kỳ 1996-2000 và dưới 80-100-150 nghìn đồng cho thời kỳ 2001-2005 .Thực trạng đói nghèo được thể hiện qua Biểu 2.
Qua biểu 2 cho thấy, tỷ lệ hộ đói nghèo ở nước ta giảm từ 19,23% năm 1996 xuống khoảng 10% năm 2000 .Năm 2001, do thay đổi chuẩn nghèo đói nên cả nước có 2,8 triệu hộ nghèo chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, đến cuối năm 2002 còn 11,7% giảm từ 2,8 triệu hộ xuống còn 1,97 triệu hộ
BiÓu 2 : Tû lÖ hé ®ãi nghÌo theo chuÈn Bé L§TBXH.
®¬n vÞ (%)
Các vùng
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Đông Bắc
27.2
25.4
22.4
15.5
13.5
22.3
14.5
Tây Bắc
27.2
25.4
22.4
15.5
13.5
33.9
21.8
Đồng bằng sông Hồng
11.0
9.8
8.4
6.5
5.3
9.7
8.6
Bắc Trung bộ
30.8
27.8
24.6
20.2
16.0
25.6
17.0
Duyên Hải miền Trung
23.1
24.4
17.8
15.9
11.2
22.3
13.2
Tây Nguyên
29.4
27.8
25.6
15.7
13.1
24.9
19.4
Đông Nam bộ
6.4
5.5
4.7
4.0
3.5
8.8
6.9
ĐB.sông Cửu Long
16.2
15.6
15.4
13.7
11.1
14.2
10.3
Cả nước
19.23
17.7
15.6
13.0
10.0
17.2
11.7
Đói nghèo ở Việt Nam mang tính chất vùng rõ rệt .Các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, có tỷ lệ đói nghèo khá cao .Có tới 64% số hộ đói nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nuyên và Duyên hải miền Trung . Đó là những vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt .
Nghèo đói ở nước ta phổ biến là trong những hộ có thu nhập tháp và bấp bênh .Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp với điều kiện nguồn lực rất hạn chế 90% số người đói nghèo ở nước ta sống ở nông thôn, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận các nguồn lựctrong sản xuất như vốn kỹ thuật, công nghệ…không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin nên rất khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành nghề phi nông nghiệp để có thu nhập cao hơn .
Trong những năm gàn đây, tỉ lệ đói nghèo ở nước ta có được cải thiện nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung .Cụ thể là sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất từ 7,3 lần năm 1995 lên 9,1 lần năm 2002, cho thấy hố ngăn cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng gia tăng .
3. Chỉ số đánh giá nghèo.
Tỷ lệ nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số . Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới . Tuy nhiên để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số “khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo . Ví dụ, theo kết quả tính toán của tổng cục thống kê Việt Nam, khoảng cách nghèo của nông thôn Việt Nam năm 2002 là 8,7% và nhóm dân tộc thiểu số là 22,1%.
4. Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
Xuất phát từ những khía cạnh cơ bản của xoá đói giảm nghèo ta đã đề ra những giải pháp sau :
Mở rộng cơ hội cho ngưòi nghèo. Người nghèo rất cần được trao những cơ hội vật chất như việc làm, tín dụng, đường sá, điện nước, thị trường tiêu thụ, trường học, dịch vụ vệ sinh và y tế - vì đó là những cơ hội để tăng cường sức khoẻ, học vấn và những kỹ năng cần thiếtcho cuộc sống của họ .Cần những cơ chế xoá bỏ bất công xã hội tạo cơ hội cho người nghèo như hướng đầu tư công cộng mạnh hơn vào việc phục vụ người nghèo , đảm bảo cung ứng dịch vụ đạt chất lượng cao , đảm bảo cộng đồng nghèo được tham gia vào việc thực hiện giám sát cung ứng dịch vụ
Tăng cường quyền lực cho người nghèo . Để làm được điều đó chính phủ cần xây dựng cơ sở chính trị pháp lý cho quá trình phát triển có sự tham gia của quần chúng hai là xây dựng bộ máy công quyền vững mạnh thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo công bằng ba là thúc đẩy quá trình phân để phát huy dân chủ ở cấp cơ sở và đẩy mạnh phát triển cộng đồng ,bốn là thúc đẩy bình đẳng giới năm là khắc phục rào cản xã hội phân biệt đối xử với người nghèo đồng thời hỗ trợ vốn cho họ .
Tăng cường ASXH đó là các chương trình giúp giảm bớt nguy cơ người nghèo bị tổn thương trước những cú sốc kinh tế , thiên tai , ốm đau , bệnh tật. Chinh phủ phải một là xây dựng phương thức giúp người nghèo quản lý rủi ro hai là triển khai những chương trình phòng ngừa ứng phó với các cú sốc cả về kinh tế và tự nhiên ba là xây dựng hệ thống quốc gia quản lý rủi ro hỗ trợ tăng trưởng giải quyết xung đột nội bộ và đấu tranh với nạn dịch HIV/AIDS
Tuy nhiên đó không phải là vấn đề đơn giản ,mỗi quốc gia cần có kế hoạch cụ thể không được dập khuôn máy móc ,chính sách kế hoạch đó cần có những đặc thù riêng phù hợp với từng nước phải phản ánh mục tiêu ưu tiên nhưng phải phù hợp với mục tiêu quốc tế
Là một quốc gia được đánh giá cao trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo , chúng ta thực hiện thành công chính sách kế hoạch của Đảng ,từ những chiến lược chung của thế giới chúng ta đã cụ thể hoá hàng loạt các chính sách thiết thực ,phản ánh rõ nét tình hình thực tiễn của Việt Nam và quyết tâm xoá đói giảm nghèo của chính phủ .Với những nội dung chính :
Phát triển KCHT tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèotiếp cận các dịch vụ công .Nhà nước đầu tư và phát triển mạng lưới các công trình KCHT trước mắt thì tập trung ưu tiên các công trình cấp nước sạch, y tế, giáo dục và giao thông đường bộ đến các trung tâm xã nghèo . Nhà nước hỗ trợ vốn hoặc cho vay tín dụng với lãi xuất thấp giúp các xã nghèo xây dựng các công trình KCHTvà đào tạo các nhân viên quản lý có hiệu quả .Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn bó quyền lợi, trách nhiệm của người dân địa phương vào đầu tư khai thác sử dụng công trình KCHT .
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo trên diện rộng .Do phần lớn người nghèo của nước ta là ở nông thôn nên phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng Kinh tế và xoá đói giảm nghèo . Để vậy ta phải nghiên cứu thị trường để điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn .Mở rộng công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề tại các địa phương làm giảm kinh phí cho ngưòi nghèo đi học .Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp, tạo điều kiện cho người nghèo ưu tiên phụ nữ có nhu cầu cần được vay vốn tín dụngkịp thời và đúng vụ để phát triển sản xuất .
Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo .Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp mũi nhọn có công nghệ cao, các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động .Khuyến khích người nghèo ở đô thị tự thoát nghèo với sự hỗ trợ của nhà nước .Nhà nước đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừađể người nghèo tự tạo việc làm .Tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm tạo cho người nghèo cơ hội tìm việc hợp lý .
Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dụccho người nghèo .Tiếp tục hoàn thiện các thể chế chính sách nhằm tạo điều kiện công bằng hơn, nâng cao chất lượng giáo dụccho người nghèo . Đầu tư cho hệ thống giáo dục của các xã nghèo, vùng nghèo, vùng thường xảy ra thiên tai. Miễn giảm hoặc hỗ trợ cho trẻ em các hộ gia đình nghèo trong các khoản đóng góp để giảm bớt khó khăn và hạn chế tình trạng con em họ bỏ học .Tăng nguồn tài chính cho giáo dục một mặt tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục mặt khác mở quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ, phát triển các trung tâm giáo dục cộng đồng làm cho tỷ lệ người ăn theo caovà điều này đông nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu thu nhập .
Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ người nghèo . Xây dựng hệ thống chính sách trợ giúp của nhà nướcvới người nghèo .Tăng cường mạng lưới ASXH trợ gíup người nghèo không có sức lao động .Phát triển trung tâm bảo trợ xã hội ở vùng nghèo ,thường xuyên nuôi dưỡng đối tượng mất khả năng kiếm sống. Xây dựng hệ thống cứu trợ đột xuất với người nghèo dễ bị tổn thương như thiên tai. Quy hoạch lại các vùng dân cư có KCHT cho việc phòng chống và cứu trợ khi có thiên tai .
Kết luận
Xoá đói giảm nghèo đã và đang là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam .Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khẳng định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường . Đảng và Nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn và là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho nên “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu cao nhất của đất nước ta .Như nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại Adam Smith đã nói : “ không có xã hội nào có thể chắc chắn hưng thịnh và có hạnh phúc khi phần lớn người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và khổ cực.”
Chính phủ đã nhận thức sâu sắc rằng đây là một công cuộc lâu dài, bền bỉ và đòi hỏi những quyết tâm rất lớn của trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và người dân .Thực hiện thành công công cuộc đó là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh .
Chúng ta đã có rất nhiều chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo và thực tế đã chứng minh tỷ lệ nghèo đói đã giảm rõ rệt và được thế giới công nhận. Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước nghèo, nên đi nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo trong vÊn ®Ò ph¸t triÓn kinh tÕ thÞ trêng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Kinh tế và phát triển số 95 - tháng 5/2005
2. Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế xã hội số 2 - tháng 3/2006
3. Tăng trưởng kinh tế công bằng xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
4. Giáo trình kinh tế cộng đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường.DOC