CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG XUÂT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM .3
I Khái niệm và các hình thức xuất khẩu chủ yếu .3
1. Khái niệm .3
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .3
2.1 Xuất khẩu trực tiếp . .3
2.2 Xuất khẩu uỷ thác .4
2.3 Xuất khẩu tại chỗ 4
2.4 Xuất khẩu gia công uỷ thác 5
2.5 Buôn bán đối lưu .5
2.6 Xuất khẩu theo nghị định thư( xuất khẩu trả nợ) 5
2.7 Gia công quốc tế .6
2.8 Tái xuất khẩu .6
II Nội dung của hoạt động xuất khẩu .7
1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu .7
2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 8
3. Lựa chọn đối tác giao dịch .8
4. Lựa chọn phương thức giao dịch . .9
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu . 10
6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền . 11
6.1 Giục mở và kiểm tra thư tín dụng .11
6.2 Xin giấy phép xuất khẩu 11
6.3 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu 11
6.4 Kiểm định hàng hoá . 12
6.5 Thuê phương tiện vận chuyển .12
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu vào khối, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%, còn hàng công nghiệp chỉ là 2%.
Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách chủ yếu sau: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc bán hàng và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hoá châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống bán phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành các chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “Chống bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba. Ví dụ: đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn quốc và Singapore, nhôm của Nga,xe hơi của Nhật, giầy dép của Trung Quốc; đánh thuế 50-100% đối với các xí nghiệp sản xuất Camera truyền hình của Nhật Bản... Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn việc nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)- một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU tạo diều kiện cho các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển dễ dàng xâm nhập vào thị trường của mình..
3. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của EU dành cho các nước đang phát triển.
Hàng hoá từ các nước đang phát triển nếu thoả mãn nhưng quy định của EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là không phân biệt đối xử và đối ứng. Nguyên tắc này thể hiện qua việc các nước đối xử tối hụê quốc( Most Favour Nation – MFN). Nhưng do trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên WTO rất khác nhau nên việc tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử sẽ làm cho hàng hoá của các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước chậm phát triển ( dưới đây gọi chung là các nước đang phát triển ) không có khả năng cạnh tranh với hàng hoá của các nước phát triển. Do vậy cần phải có biện pháp nới lỏng nguyên tắc trên cho các nước đang phát triển, chiếm đa số trong WTO.
Theo nghị quyết 21 của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển ( United Nations Conference on Trade and Development-UNCTAD) thông qua năm 1968 - bắt đầu từ năm 1971 các nước phát triển (trong đó có Liên minh châu Âu) dành cho các nước đang phát triển ưu dãi về thuế quan (GSP) : miễn giảm thuế tối huệ quốc (Most Favour Nation -MFN) đối với hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển. Nguyên tắc cơ bản của GSP là tự nguyện, không đòi hỏi có đi có lại, đơn phương quyết định. Mục đích của GSP là giúp cho hàng hoá của các nước đang phát triển tăng được khả năng thâm nhập vào thị trường các nước phát triển, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển. Nội dung của GSP là miễn giảm thuế so với thuế MFN đối với hàng hoá các nước đang phát triển nhập khẩu vào nước dành GSP. Người nhập khẩu khi xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định sẽ được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu. Tất cả các nước đang và chậm phát triển- theo tiêu chí của Liên Hợp Quốc- đều được hưởng GSP. Tuy nhiên tuỳ theo mối quan hệ song phương của mình, từng nước dành GSP quyết định danh sách các nước được hưởng GSP. EU cho Việt Nam được hưởng GSP từ trước khi hai bên ký Hiệp định thương mại vào năm 1995. Các nước được hưởng GSP được chia thành hai nhóm: nhóm các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và nhóm các nước chậm phát triển. Nhóm các nước thứ hai được hưởng ưu đãi hơn so với nhóm thứ nhất.
3.1. Quy định của EU đối với hàng hoá được hưởng GSP:
Thứ nhất, tuỳ theo cơ cấu kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu, mỗi nước xác định một danh mục hàng nhập khẩu được miễn giảm thuế. Danh mục này được lập theo mã số HS và được áp dụng chung đối với các nước được hưởng GSP của nước liên quan. Hàng hoá thuộc danh mục được hưởng GSP của nước liên quan là những sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh với hàng của nước cho hưởng GSP.
Thứ hai, cách công bố danh mục hàng hhưởng GSP:
Công bố cụ thể danh mục hàng được hưởng GSP với các mức thuế cụ thể và danh mục hàng không được hưởng GSP.
Phân chia hàng thuộc diện được hưởng ưu đãi thành các nhóm với mức ưu đãi với từng nhóm. EU chia hàng được hưởng GSP thành 4 nhóm:
Nhóm rất nhạy cảm: giảm 15% thuế MFN.
Nhóm nhạy cảm : giảm 30% thuế MFN.
Nhóm bán nhạy cảm : Giảm 65% thuế MFN.
Nhóm không nhạy cảm : miễn thuế.
Thứ ba, giới hạn số lượng được hưởng GSP (Quota GSP). Trước đây nhiều nước quy định giới hạn (tính theo số lượng hoặc tổng giá trị) được hưởng GSP đối với từng nhóm hàng cụ thể. Theo quy định này, một mặt hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn quy định thì phần vượt phải chịu thuế MFN. Mười năm gần đây, nhiều nước đã bỏ quy định này. ở đây cần chú ý phân biệt quota ưu đãi thuộc hệ thống GSP với quota thuế nhập khẩu theo thoả thuận song phương và đa phương trong khuôn khổ WTO.
Mục đích của GSP là giúp hàng của các nước hưởng ưu đãi tăng khả năng thâm nhập thị trường nước dành GSP, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế của các nước này. Do đó khi một mặt hàng đã dành được thị phần lớn và một nước đã đạt được trình độ phát triển cao thì mặt hàng và nước liên quan sẽ không còn lý do gì để tiếp tục được hưởng ưu đãi. Hầu hết các nước quy định tổng trị giá một mặt hàng của một nước nếu đạt trên 25% trị giá nhập khẩu mặt hàng đó từ tất cả các nước hưởng GSP thì mặt hàng đó của nước có liên quan sẽ bị loại khỏi danh mục hàng hưởng GSP hay một mặt hàng nhập khẩu ồ ạt gây khó khăn hoặc có nguy cơ gây khó khăn cho sản xuất hàng tương tự hoặc hàng cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu sẽ phải chịu thuế MFN. Bên cạnh đó, EU còn căn cứ vào trình độ phát triển để xem xét cho hưởng GSP thông qua chỉ tiêu thu nhâp quốc nội (thông thường những nước có GDP/người là 8000 USD sẽ không được hưởng GSP). Ngoài tiêu chí thu nhập bình quân đầu người EU còn căn cứ vào chỉ số phát triển (Human Development Index –HDI-tinhd theo GDP/người, trình độ giáo dục, tuổi thọ bình quân). Trong khi các nước khác áp dụng tiêu chí trình độ phát triển và thị phần (25%) đối với tất cả các mặt hàng và tất cả các nước hưởng GSP thì EU chỉ áp dụng đối với một số nhóm hàng và một số nước. Bên cạnh nguyên tắc loại trừ nói trên, EU còn quy định cụ thể những trường hợp tạm ngừng cho hưởng GSP:
áp dụng dưới mọi hình thức nô lệ hoặc lao động khổ sai.
Thiếu sự kiểm tra của hải quan đối với xuất khẩu hoặc quá cảnh ma tuý, không tôn trọng công ước quốc tế về ưu tiên.
Thiếu sự hợp tác trong kiểm tra xác minh giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A-C/O form A.
EU cũng quy định khi xác định rõ mặt hàng được hưởng GSP nhưng nếu bán phá giá thì sẽ không được hưởng GSP nữa.
3.2. Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU:
So với ưu đãi các nước khác dành cho các nước đang phát triển thì mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyễn khích tăng thêm mức ưu đãi: 10%, 20%, 30% đối với hàng nông sản và 15% , 25%, 35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/1999 thì những trường hợp sau sẽ được hưởng ưu đãi thêm:
Bảo vệ quyền lợi của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có quy định về áp dụng các tiêu chuẩn của các công ước 80, 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization-ILO) và việc áp dụng các nguyên tắc về quyền tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.
Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các quy định áp dụng các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.
3.3. Các điều kiện hưởng GSP của EU:
Hàng hoá của các nước nằm trong danh sách các nước được hưởng GSP muốn được miễn giảm thuế phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, hàng phải được vận chuyển thẳng từ các nước hưởng GSP tới nước cho hưởng GSP. Trong trường hợp hàng hoá quá cảnh hoặc lưu kho trên lãnh thổ một nước thứ ba thì hàng hoá không được gia công hoặc tái chế, phải chịu sự giám sát của hải quan nước thứ ba và phải chứng minh việc quá cảnh, lưu kho là cần thiết.
Thứ hai, quy tắc về xuất xứ: hàng của nước được hưởng GSP muốn được miễn, giảm thuế phải có xuất xứ từ nước đó. Các nước dựa trên quy tắc về xuất xứ của WTO để quy định các tiêu chí xác định xuất xứ hưởng GSP của một sản phẩm yêu cầu cao hơn tiêu chí để xác định xuất xứ thông thường từ sản phẩm đó.
Những tiêu chí chính để xác định xuất xứ hưởng GSP:
Sản phẩm hoàn toàn được sản xuất trên lãnh thổ nước hưởng GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó.
Sản phẩm có thành phần nhập khẩu: Nói chung các nước dành GSP đều quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP (tuỳ theo giá xuất xưởng). Hàm lượng này thay đổi tuỳ theo mặt hàng và mỗi nước quy định mỗi khác. Song phần lớn các nước đều yêu cầu phần giá trị sáng tạo tại nước nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với các nhóm hàng. Ví dụ: sản phẩm chất dẻo không dưới 50%; quần áo với hai công đoạn gia công: nhập sợi để dệt và may quần áo. Do trình độ kỹ thuật của các nước chậm phát triên còn rất thấp, hàng hoá của các nước này rất khó hội tụ đủ các tiêu chuẩn xuất xứ để hưởng GSP cho nên các nước dành GSP quy định giảm nhẹ tiêu chuẩn cho hàng hoá các nước chậm phát triển. EU quy định rõ một số hàng của một số nước được giảm bớt số công đoạn được gia công.
Xuất xứ gộp: hầu hết các nước dành GSP đều quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức, khu vực thương mạo tự do cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước được hưởng GSP.
Trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay của WTO các nước đều thoả thuận sẽ giảm dần thuế quan, do đó ý nghĩa của GSP cũng giảm dần vì mức chênh lệch giữa thuế MFN và GSP vẫn là một thuận lợi cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nắm vững mức thuế quan GSP và các nội dung cụ thể của chế độ ưu đãi thuế quan này, các doanh nghiệp sẽ xác định được phương hướng sản xuất một mặt hàng cụ thể để xuất khẩu vào một thị trường của nước phát triển cho hưởng GSP. Hơn nữa, khi nắm vững thuế GSP, các nhà xuất khẩu có thể thương lượng bán được giá rẻ hơn. ý nghĩa của GSP tuy không còn lớn như khi mới ra đời, song vẫn là một ưu đãi giúp các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu tăng khả năng thâm nhập thị trường EU trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
4. Các quy định của EU đối với hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam.
4.1. Các quy định về các mức thuế.
Ngày 21/12/1998 Hội đồng châu Âu đã thông qua quy chế số 2820/98 về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) áp dụng từ 01/07/1999 đến 31/12/2001. Trong quy chế này, mặt hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào nhóm nhạy cảm do đó được giảm 30% thuế MFN.
Như vậy, cách tính mức thuế cụ thể mà nhà nhập khẩu EU phải nộp cho sản phẩm giầy thể thao có xuất xứ từ Việt Nam là:
Giầy thể thao: thuế tối huệ quốc (MFN) 17%.
Mức thuế ưu đãi = 70% thuế MFN.
Thuế phải nộp: 17%*70% = 11,9%.
Như vậy so với các quốc gia khác, dù đã được hưởng GSP nhưng mức thuế đánh vào giầy thể thao nhập khẩu từ Việt Nam của EU khá cao. Cụ thể, nếu được hưởng GSP thì thuế suất của giầy thể thao nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật Bản là 4,25%, của Canada là 0%, Thuỵ sĩ là 0%.
Để được hưởng GSP của EU sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất xứ như sau: giầy dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận (mũi, đế…) ở dạng rời sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước cũng được hưởng GSP. Nói cách khác, sản phẩm giầy dép xuất khẩu phải được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu A (Certificate of Origin Form A viết tắt là C/O From A) được dùng để hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của cộng đồng châu Âu cho hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam. Yêu cầu về xuất xứ của C/O From A đòi hỏi cao hơn so với C/O From B (Chứng nhận xuất xứ àng hoá thông thường không được hưởng ưu đãi thuế quan). Ví dụ: nếu nhập khẩi vải về Việt Nam may thành áo sơ mi thì được công nhận có xuất xứ tại Việt Nam với C/O From B. Nhưng với C/O From A yêu cầu xuất xứ phải là: nhập sợi-dệt thành vải-may áo. Do vậy, phần lớn các nưứoc khi quyết định dành ưu đãi thuế quan cho nước nào đều quy định C/O From A phải do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước đó cấp. Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ này. Tại điều 4 “ Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng châu Âu về chống gian lận trong buôn bán sản phẩm giầy dép” có ghi rõ : “giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam nhằm để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của cộng đồng châu Âu sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam cấp”. ở Việt Nam từ 01/01/2000 trở về trước, cơ quan cấp C/O From A là Phòng thương mại và côn nghiệp Việt Nam (VCCI). Nhưng từ 01/01/2000 Chính phủ đã chỉ định Bộ thương mại là cơ quan cấp C/O From A. Trong mấy năm vừa qua do một số C/O From A cấp cho giầy dép không đúng tiêu chuẩn theo quy định và có nhiều C/O From A giả xuất hiện hình thức gian lận bằng chuyền tải, thay đổi lộ trình hàng hoá, khai man về xuất xứ... nên EU đã nhiều lần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam kiểm tra xác minh. Do có sự hợp tác tốt của bên Việt Nam nên EU vẫn để hàng giầy dép Việt Nam hưởng GSP.
4.2. Các quy định về kiểu dáng mẫu mã.
EU là thị trường có mức tiêu dùng giầy dép cao nhất thế giới 4-5 đôi/người/năm. Các nước EU lại nằm trong miền khí hậu lạnh nên người dân đã quen với việc sử dụng giầy hàng ngày. Các nước trong EU như Pháp, Italia... là những trung tâm thời trang của thế giới, do đó người tiêu dùng EU đòi hỏi rất cao đối với sản phẩm giầy dép nhập khẩu. Các sản phẩm này phải có chất lượng tốt, giá thành rẻ và hơn cả là theo kịp những mẫu mốt, kiểu dáng thịnh hành. Ngoài ra một số nước như Anh, Pháp còn quy định cụ thể cỡ giầy cho nam và nữ:
Bảng 2: Quy định cỡ giầy Nam
Nước
Cỡ
Anh
6
7
7.5
8
9
10
Pháp
39
40
41
42
43
44
Nguồn: Bộ thương mại.
Bảng 3: Quy định cỡ giầy nữ
Nước
Cỡ
Anh
3
4
5
6
7
8
Pháp
36
37
38
39
40
41
Nguồn: Bộ thương mại.
4.3. Về nguyên liệu.
Nguyên liệu sản xuất là một yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng của sản phẩm giầy dép xuất khẩu. Nguyên liệu truyền thống để sản xuất giầy dép là da thuộc, vải, cao su... là những thứ các nước phát triển có tiềm năng rất lớn. Sản phẩm giầy dép muốn có giá trị cao phải được sản xuất từ nguyên liệu tốt, mẫu mã đẹp, hợp thời trang và thị hiếu người tiêu dùng. Nguyên liệu để sản xuất giầy dép xuất khẩu vào EU phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phải chịu sự kiểm định chất lượng của các cơ quan có chức năng trước khi đựoc lưu thông trên thị trường.
Với các quy định của EU đối với hàng giầy dép xuất khẩu trên, hàng giầy dép Việt Nam có những thuận lợi hơn so với hai nước cạnh tranh trực tiếp trên thị trường EU là Trung Quốc và Indonexia. Về thuận lợi, trong khi hàng giầy dép Việt Nam vẫn được hưởng GSP (mức cao nhất là 11,9%) thì hàng giầy dép của Indonexia đang phải chịu mức thuế chống phá giá của EU (17%). Về khó khăn, thứ nhất vừa qua Trung Quốc đã đạt được việc gia nhập WTO, như vậy hàng giầy dép của Trung Quốc vào EU sẽ không phải chịu mức thuế chống phá giá nữa. thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất giầu dép xuất khẩu của Trung Quốc và Indonexia có khả năng thiết kế mẫu mã và thâm nhập thị trường EU tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thi trường EU trong thời gian qua.
Kết quả xuất khẩu giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
. Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU.
Biến động chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu năm 1991 đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy dép của Việt Nam mất đi thị trường truyền thống, ổn định trong nhiều năm trước đó. Điều đó tạo ra những khó khăn nhất thời nhưng mặt khác nó cũng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam tự vươn lên bằng nội lực để khẳng định mình. Trong giai đoạn từ 1992 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ giai đoạn 1992-1994 tuy Việt Nam chưa ký Hiệp định thương mại với EU song hàng giầy dép Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng khá lớn vào thị trường châu Âu.
Nhìn vào bảng 4 (Trang sau) ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU từ khi nước ta mở của đến nay ngày càng tăng (tuy có hơi giảm vào những năm gần đây). Năm 1992, khi nước ta mới mở cửa, kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào EU mới chỉ đạt 26 triệu USD thì chỉ một năm sau, con số đấy đã là 119 triệu USD, tăng 357,7%. Và đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới con số 481,1 triệu USD, tăng 18,5 lần so với năm 1992. Điều này có thể giải thích như sau:
Ngày 17/07/1995 tại Brucxen (Bỉ) Việt Nam và EU đã chính thức ký kết Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU với tên gọi là Hiệp định hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và cộng đồng châu Âu” mở ra một triển vọng mới về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và cộng đồng châu Âu. Đây là một văn kiện ngoại giao hoàn chỉnh gồm 21 điều và 3 phụ lục. Hiệp định này có gí trị 5 năm và nhằm mục đích:
Bảo đảm các điều kiện cần thiết để khuyến khích đẩy mạnh phát triển thương mại của Việt Nam và đầu tư của EU vào Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Hỗ trợ phát triển kinh tế vững chắc ở Việt Nam.
Tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường.
Hỗ trợ về môi trường và sử dụng lâu dài các nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.
Hiệp định này đã tạo thuận lợi cho hàng giầy dép xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU tăng cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng. Theo số liệu từ bảng 4, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang thị trường EU là 481.3 Tr.USD , tăng 77.6% so với năm 1994.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam
sang thị trường châu Âu.
stt
Năm
Giá trị xuất khẩu
(Tr.USD)
Tốc độ tăng
(%)
1
1992
26
2
1993
119
3.577
3
1994
271
1.277
4
1995
481,3
0.776
5
1996
664,6
0.381
6
1997
1032,3
0.553
7
1998
1043,1
0.01
8
1999
1310,5
0.256
9
2000
1153,7
-0.12
10
2001
1072,4
-0.07
Nguồn: số liệu tổng hợp từ Xuất khẩu nước-Mặt hàng chủ yếu
-Tổng cục hải quan-
Những năm gần đây (2000-2001), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào EU tăng trưởng âm (năm 2000 tốc độ tăng trưởng là -12% so với năm 1999 và năm 2001 tốc độ tăng trưởng là -7% so với năm 2000), nguyên nhân chủ yếu là do sự quan trở lại của các nước châu á vốn trước đây bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở châu á. Những nước này vốn đã có công nghệ sản xuất giầy dép tốt hơn Việt Nam, nay giá công nhân trong nước lại giảm nên họ có lợi thế về giá. Ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng nữa là việc Trung Quốc mới gia nhập WTO. Thông thường khi một quốc gia chuẩn bị gia nhập WTO thì quốc gia đó sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình để tạo
Nếu như thời kỳ 1991-1993, xuất khẩu giầy dép đứng hàng thứ 10 trong số các mặt hàng xuất khẩu thì đến năm 1994 giầy dép đã vươn lên hàng thứ 6 và hiện nay giầy dép đứng hàng thứ 3 trong số những mặt hàng xuất khẩu chỉ sau dầu khí và dệt may.
. Các nước nhập khẩu chính hàng giầy dép của Việt Nam trong EU.
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan có định mức thuế quan chung cho tất cả các nước thành viên. EU được đánh giá là thị trường khá tương đồng về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng.. Với hơn 377,3 triệu dân, thị trường EU thực sự là thị trường lý tưởng cho sản phẩm tiêu dùng nói chung và sản phẩm giầy dép nói riêng.
`Bảng 5: Các nước nhập khẩu hàng giầy dép Việt Nam trong EU.
Đơn vị: USD
STT
Nước
1999
2000
2001
1
Ailen
12.577.122
11.662.069
9.899.703
2
Anh
279.064.573
254.485.338
254.201.518
3
áo
4.942.624
2.619.052
5.837.782
4
Bỉ
161.452.626
146.440.850
158.386.498
5
Đan Mạch
9.956.453
9.868.052
11.095.097
6
Đức
230.969.295
192.302.583
214.019.716
7
Hà Lan
174.068.328
125.567.143
157.364.056
8
Hi Lạp
6.387.468
1.782.383
9.610.457
9
Lúcxămbua
6.5267
66.783
22.061
10
Italia
7.307.041
8.453.525
4.498.491
11
Phần Lan
8.746.482
7.433.322
6.916.388
12
Pháp
190.567.362
132.718.615
166.343.582
13
Tây Ba Nha
80.345.422
76.882.504
44.652.055
14
Thuỵ Điển
38.345.345
36.560.315
21.900.965
15
Thuỵ sĩ
7.734.573
6.373.243
7.677.178
Tổng
1.310.529.981
1.153.215.777
1.072.425.547
Nguồn: Xuất khẩu nước-Mặt hàng chính-Tổng cục hải quan.
Từ số liệu bảng 2 cho thấy các nước Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp là những quốc gia trong EU nhập khẩu một lượng lớn hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó Anh luôn là nước đứng đầu trong các nước EU về nhập khẩu hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2000, kim ngạch nhập khẩu của Anh là 194.48 triệu USD thì đến năm 2001 là 234.2 triệu USD, tăng 30.7% tiếp theo là các nước Đức, Pháp, Hà Lan. Như vậy, hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường EU thực chất là chỉ mới thâm nhập chủ yếu vào các nước lớn. Nguyên nhân một phần là do tập quán thị hiếu của người dân, một phần do có mối quan hệ hợp tác hữu nghị từ lâu. Đối với Đức, trước đây Đông Đức đã từng biết tới sản phẩm giầy dép Việt Nam với hàng ngàn người Việt Nam đang làm việc hiện nay tại Đức đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại giữa hai nước. Đối với Pháp, Việt Nam là thành viên của cộng đồng Pháp ngữ nên có nhiều hiểu biết về văn hoá cũng như thị hiếu tiêu dùng của nhau.
Biểu 3: Tỷ trọng các nước nhập khẩu giầy dép Việt Nam trong EU.
(Minh hoạ bảng trên)
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
Nếu trong giai đoạn 1986-1991, hình thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là hình thức xuất khẩu để thực hiện nghị định thư về trao đổi hàng hoá và trả nợ các nước hay gia công mũ giầy cho Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thì từ năm 1992 đến nay, hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Các đối tác của hình thức gia công xuất khẩu là Hàn Quốc, Đài Loan. Hàng giầy dép được sản xuất ở Việt Nam sau đó được xuất sang các nước này để đóng nhãn mác, từ đó đi vào các thị trường tiêu dùng trong EU. Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, hình thức này được thực hiên dựa trên các đơn đặt hàng của các nước thuộc Liên minh châu Âu như : Đức, Anh, Pháp, Italia... Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu Việt Nam đã có cố gắng trong vệc tìm kiếm và mở rộng thị trường EU để thúc đẩy xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp. Bởi hình thức xuất khẩu trực tiếp không chỉ nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp so với gia công mà còn tạo điều kiện tiếp cận nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng EU.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
vào thị trường EU theo hình thức xuất khẩu.
Đơn vị:Nghìn USD
Hình thức xuất khẩu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Gia công xuất khẩu
360.975
485.158
745.320
752.075
942.249
819.127
754.969
Xuất khẩu trực tiếp
120.325
179.442
286.979
291.024
368.250
334.573
317.434
Tổng
481.300
664.600
1.032.299
1.043.099
1.310.499
1.280.573
1.072.403
Nguồn: số liệu tổng hợp từ các báo cáo về Xuất khẩu nước-Mặt hàng chủ yếu qua các năm-Tổng cục Hải quan.
Biểu đồ 1: Hình thức xuất khẩu vào thị trường EU
( Minh họa số liệu bảng trên)
Số liệu từ bảng 2 và biểu đồ cho thấy, kim nghạch xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy giai đoạn 2000-2001 có giảm xuống một chút, nhưng so bình quân cả thời kỳ thì vẫn tăng. Nếu năm 1995 chỉ đạt 120.325 Tr.USD thì đến năm 2001 là 317.4304 Tr.USD tăng 197.1054. Trong khi đó hình thức gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( Trên 70% ) trong kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU.
Cơ cấu mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU.
Hàng giầy dép xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu là: giầy vải, giầy thể thao, giầy dép nữ cao cấp, giầy da trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch là giầy vải.
Bảng 7: cơ cấu hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.
Đơn vị : 1000 đôi
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
1999
2000
2001
Giầy vải
40645
40092
26684
Giầy nữ
3547
5415
6745
Giầy thể thao
6315
9853
11724
Dép đi trong nhà
2341
2474
2395
Giầy da
1024
1909
2336
Nguồn: Báo cáo của Bộ thương mại.
Số liệu từ bảng 7 cho thấy, sản phẩm giầy vải là sản phẩm có thế mạnh có Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường EU. Năm 2001, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0402.doc