Tình trạng trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc lao động của ta trước khi sang Đài Loan chỉ được tập trung đào tạo quá ngắn, nhất là lao động khán hộ công và giúp việc gia đình. Họ chưa được trang bị đầy đủ về ngoại ngữ, chưa được huần luyện và hướng dẫn chu đáo về phong cách giao tiếp, ứng xử, cách sử dụng các dụng cụ gia đình ở Đài Loan. Việc kiểm tra ngoại ngữ, tay nghề để cấp chứng chỉ cho người lao động thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính chất "mua bằng" đối phó. Vì thế, lao động khi đến Đài Loan rất bỡ ngỡ, thiếu tự tin, không thể đáp ứng được yêu cầu giao tiếp và không hiểu được nội dung công việc hàng ngày phảỉ làm.
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cá, tàu vận tải (khoảng 10%). Ngoài ra, từ năm 1994, thực hiện thoả thuận về chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh y tá, hàng năm Việt Nam đã đưa từ 15 – 20 người sang học tại một số trường y tá Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ra trường, các y tá này được làm việc 4 năm tại các bệnh viện Nhật Bản, được hưởng lương và các chế độ khác như lao động người Nhật.
Do chính sách của thị trường Nhật Bản, 100% lao động Việt Nam sang đây đều là lao động có nghề, phần lớn trong số này là đối tượng đang trực tiếp làm công việc tương đương tại các doanh nghiệp trong nước. Tu nghiệp sinh Việt Nam phân bổ trên hầu khắp nước Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu ở Tokyo và các thành phố lân cận khu vực Gifu, Fukui, Osaka và Nagoya. Tỷ lệ nữ tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản cũng tương đối cao, chiếm xấp xỉ 33,1% tổng số tu nghiệp sinh của ta tại thị trường này.
Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :
Tu nghiệp sinh ở Nhật Bản chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưng mức trợ cấp này vẫn cao hơn nhiều tiền lương lao động tại các thị trường khác, do đó thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản thuộc loại cao nhất trong số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trợ cấp tu nghiệp của tu nghiệp sinh ta trong giai đoạn 1 (năm đầu tiên) là từ 670 – 780 USD/tháng. Trong giai đoạn 2 (từ năm thứ 2 -3), thu nhập chính thức của tu nghiệp sinh lên đến trên 1000 USD/tháng, nhiều người còn có thu nhập cao hơn do làm thêm giờ, cá biệt ở một vài nghề thậm chí có thu nhập từ 1500 -1900 USD/tháng.
Với mức thu nhập cao như vậy, hàng năm tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã chuyển về nước khoảng 460 triệu USD, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước.
Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :
Như trên đã nói, người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc với danh nghĩa tu nghiệp sinh theo Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật của Nhật Bản. Đa phần trong số họ là đối tượng đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp phái cử trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 40 doanh nghiệp được cấp phép đưa tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Hoạt động của các doanh nghiệp này đều nằm trong khuôn khổ quy định của các văn bản ký kết giữa Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO). Doanh nghiệp phái cử sau khi ký kết Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh với các đối tác Nhật Bản, tiến hành tuyển chọn và đào tạo lao động (phải là công nhân đang làm việc trực tiếp tại các xí nghiệp, nhà máy, công trường... trong nước) rồi giao cho phía đối tác tuyển chọn chính thức. Các chủ sử dụng Nhật Bản yêu cầu rất cao về chất lượng tu nghiệp sinh, rất nhiều chủ sử dụng ngay cả khi chỉ nhận số lượng rất ít tu nghiệp sinh cũng bay đến Việt Nam, đích thân phỏng vấn lao động.
Toàn bộ các chi phí cho lao động trước khi đi như chi phí tuyển chọn, học tiếng Nhật, tư vấn, các thủ tục xuất nhập cảnh, vé máy bay đi và về nước.... đều do tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản cung cấp. Theo quy định, doanh nghiệp phái cử chỉ được thu của tu nghiệp sinh một khoản tiền đặt cọc bằng một lượt vé máy bay từ Việt Nam tới Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tu nghiệp (khoảng 1.200 – 1.500 USD), song trên thực tế hiện nay khoản đặt cọc này đã lên đến 8.000 – 10.000 USD nhằm mục đích hạn chế bớt tình trạng tu nghiệp sinh ta bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc sau khi đến Nhật Bản.
Việc quản lý tu nghiệp sinh của ta tại Nhật Bản hầu như giao phó cho danh nghiệp tiếp nhận, chính phủ ta chưa thành lập Bộ phận quản lý tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, các doanh nghiệp phái cử cũng chưa có cán bộ tại chỗ để quản lý tu nghiệp sinh . Điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản.
Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :
Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản là đối tượng trực tiếp làm việc ở các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm và trình độ tay nghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Lao động Việt Nam nhìn chung được phía Nhật Bản đánh giá cao về khả năng tiếp thu nhanh, tính cần cù, chịu khó. Do vậy, lao động của ta thường được chủ sử dụng đối xử rất tốt và có thu nhập cao. Các tu nghiệp sinh sau khi về nước đã phát huy tốt các kinh nghiệm, kiến thức và cả thu nhập có được từ quá trình tu nghiệp, góp phần không nhỏ vào việc cải tiến hiện đại hoá hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực rõ ràng ấy thì vấn đề chất lượng lao động của ta ở Nhật Bản cũng không phải là không có tồn tại phải lưu ý. Trước hết, tồn tại lớn nhất và bức xúc nhất là tình trạng tu nghiệp sinh ta tự ý phá bỏ hợp đồng, ra ngoài sống tự do, làm việc bất hợp pháp ở các doanh nghiệp khác để có mức lương cao hơn. Tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng rất cao đang là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thông báo của Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), tỷ lệ tự ý bỏ hợp đồng của tu nghiệp sinh Việt Nam những năm gần đây trung bình là trên dưới 20%, gấp hơn nhiều lần tỷ lệ bỏ hợp đồng trung bình của tu nghiệp sinh các nước khác tại Nhật Bản; thời kỳ cao điểm (năm 2001) tỷ lệ này đã lên đến 28,53%. Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ Nhật, nếu tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng lên đến trên 10% thì Nhật Bản sẽ ngừng tiếp nhận tu nghiệp sinh. Chính phủ ta và Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và thảo luận để tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trạng này, song cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào tỏ ra thực sự có hiệu quả. Chính vì điều đó mà các chủ sử dụng Nhật Bản không thể nhận nhiều lao động Việt Nam mặc dù rấ hài lòng về kết quả làm việc của lao động ta. Và hơn thế nữa, nếu các doanh nghiệp của ta không tìm ra giải pháp làm giảm bớt tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng thì nguy cơ đánh mất thị trường Nhật Bản là diều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản quy định tu nghiệp sinh phải là công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên. Tuy nhiên thực tế có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định này mà tiến hành tuyển lao động xã hội đưa vào xí nghiệp huấn luyện gấp rồi giao cho phía Nhật tuyển chọn. Số lao động này không đảm bảo chất lượng, không bắt kịp với tác phong làm việc công nghiệp ở Nhật Bản, cá biệt có hiện tượng cờ bạc, đánh lộn, ăn cắp đồ trong siêu thị... đã gây ấn tượng xấu về người lao động Việt Nam trong mắt chủ sử dụng và giới chức cũng như người dân Nhật Bản. Những vấn đề đó cần phải được chấn chỉnh, khắc phục ngay để góp phần củng cố, nâng cao vị trí của tu nghiệp sinh Việt Nam tại thị trường này.
b, Thị trường Hàn Quốc
Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :
Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt tại thị trường Hàn Quốc ngay từ giai đoạn đầu của Chương trình thực tập sinh công nghiệp (năm 1993). Trải qua 10 năm thực hiện chương trình này, tính đến tháng 12/2002, số lượng tu nghiệp sinh và lao động của ta đã và đang làm việc tại Hàn Quốc tổng cộng lên đến 30.090 lượt người, đứng thứ ba trong 15 quốc gia có tu nghiệp sinh ở Hàn Quốc. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, ta còn đưa thêm được 2.853 tu nghiệp sinh mới sang thị trường này.
Con số tu nghiệp sinh Việt Nam đưa sang Hàn Quốc có biến động nhiều qua các năm, trung bình ở mức xấp xỉ 2.800 người/năm. Những năm từ 1994 – 1997, số lượng tu nghiệp sinh của ta sang Hàn Quốc tương đối ổn định trong khoảng trên 3000 người/năm. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn nên trong năm này ta chỉ đưa được 735 tu nghiệp sinh sang tu nghiệp tại đây. Song ngay khi nền kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi, số lượng tu nghiệp sinh của ta lập tức lại tăng lên nhanh chóng. Năm 2000 là năm ta đưa được nhiều tu nghiệp sinh đi làm việc tại đây nhất với 6.997 người. Đến năm 2002 vừa qua, con số này giảm giảm xuống mức thấp chưa từng có : 306 người. Hiện tượng này có nguyên nhân từ việc rất nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại Hàn Quốc, không chịu về nước sau khi đã kết thúc hợp đồng. Chỉ tiêu tu nghiệp sinh của Việt Nam được KFSB phân bổ trọn gói là 18.770 người (ngoại trừ 500 tu nghiệp sinh xây dựng phân bổ qua Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc) , ta đã sử dụng hết trên 17.000 chỉ tiêu, đến thời điểm ngày 31/12/2002 có tổng cộng 17.457 tu nghiệp sinh ta đang ở Hàn Quốc. Trong khi dó, chính phủ Hàn Quốc quy định, khi tu nghiệp sinh hoàn thành hợp đồng về nước thì các nước mới được đưa tu nghiệp sinh mới nhập cảnh. Với tỷ lệ "thất thoát chỉ tiêu" (do tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng và trốn ở lại Hàn Quốc) lên đến gần 60% như hiện nay thì việc đưa tu nghiệp sinh mới sang Hàn Quốc đối với ta là vô cùng khó khăn.
Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :
Thị trường Hàn Quốc không yêu cầu tu nghiệp sinh phải là lao động có nghề, do vậy gần như toàn bộ tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết số tu nghiệp sinh và lao động của ta ở đây làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc với các công việc 3D trong những ngành nghề : dệt may, cơ khí, lắp ráp điện tử, mộc... Ngoài ra, ta còn có 169 tu nghiệp sinh xây dựng mới đưa sang Hàn Quốc thời gian vừa qua và 1.100 thuyền viên làm việc trên biển.
Tỷ lệ tu nghiệp sinh nữ tại Hàn Quốc không cao, ước tính chỉ khoảng trên dưới 25%.
Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :
Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có mức thu nhập khá cao, tuy trong thời kỳ khủng hoảng tài chính (1997 -1998) có gặp một số khó khăn do tiền lương tối thiểu bị điều chỉnh thấp đi nhiều và một loạt doanh nghiệp không sắp xếp được giờ làm thêm song ngay sau đó đã ổn định trở lại. Trung bình một tu nghiệp sinh hàng tháng có mức thu nhập từ 700 – 1000 USD, cá biệt một số trường hợp có mức thu nhập thấp hơn cũng đạt đến 500 – 600 USD/ người/tháng. Khi chuyển qua chế độ lao động, thu nhập của họ còn cao hơn thế.
Trung bình hàng năm, Việt Nam nhận được khoảng 350 triệu USD do các tu nghiệp sinh đang làm việc tại thị trường này chuyển về.
Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :
Theo lựa chọn của KFSB, hiện nay chỉ có 9 doanh nghiệp được phép cung cấp tu nghiệp sinh cho Hàn Quốc bao gồm : LOD, TRACIMEXCO, TRACODI, VINACONEX, OLECO, IMS, SULECO, SOLAVICO và gần đây nhất là SIMCO ( thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà). Các doanh ngiệp này tiến hành tuyển chọn tu nghiệp sinh theo chỉ tiêu cụ thể được KSFB phân bổ, các ứng viên đăng ký phải qua vòng khám sức khoẻ rất gắt gao và vòng thi năng lực tiếng Hàn Quốc để chọn ra 50% người có số điểm cao nhất rồi dùng máy tính bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1/5 số đó. Đây là hình thức tuyển chọn mới mà Hàn Quốc thí điểm tại Việt Nam.
Việt Nam được KFSB phân bổ 18.770 chỉ tiêu tu nghiệp sinh, số tu nghiệp sinh ta đưa sang chỉ có thể nằm trong con số này. Khi tu nghiệp sinh cũ hoàn thành hợp đồng, trở về nước thì ta mới được đưa tu nghiệp sinh mới sang thay vào vị trí đó. Thời gian qua, tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc trốn ở lại Hàn Quốc không chịu về nước sau khi đã hết thời hạn hợp đồng đã khiến các doanh nghiệp phái cử gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa tu nghiệp sinh mới sang thị trường này làm việc. Hàng năm, cứ sáu tháng một lần, KFSB lại tổ chức phân loại, đánh giá xếp hạng hoạt động quản lý tu nghiệp sinh của các doanh nghiệp phái cử một lần với tiêu chí đánh giá chủ yếu là tỷ lệ hoàn thành hợp đồng đúng luật (không bỏ ra ngoài làm việc, không trốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng) để trên cơ sở đó phân bổ lại chỉ tiêu cung cấp tu nghiệp sinh cho các doanh nghiệp này.
Việc đưa tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc làm việc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của KFSB, nhưng đồng thời phải thông qua các công ty Hàn Quốc được KFSB uỷ quyền quản lý lao động nước ngoài. Các công ty này đã yêu cầu một khoản phí môi giới lớn từ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta để họ đi tìm chủ sử dụng cho lao động. Chính khoản phí môi giới này (trung bình khoảng 5.000 USD/tu nghiệp sinh) đã đẩy chi phí phải nộp trước khi đi của tu nghiệp sinh lên rất cao, cộng với tiền đặt cọc, tổng chi phí có thể lên tới 8.000 USD/người. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các tu nghiệp sinh khi phải chuẩn bị một khoản tài chính lớn như vậy. Nhà nước ta đã có chính sách cho vay ưu đãi với các tu nghiệp sinh đi tu nghiệp tại Hàn Quốc song số vốn vay chỉ hỗ trợ được phần nào khoản tiền phải nộp chứ vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu xin vay của các tu nghiệp sinh.
Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :
Thị trường Hàn Quốc không khó tính như thị trường Nhật Bản, tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc tại đây là có sức khỏe tốt và chăm chỉ làm việc. Nhìn chung, hầu hết tu nghiệp sinh Việt Nam đều đáp ứng được yêu cầu này của phía bạn, kể cả về năng lực tiếng Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc cũng đánh giá rất cao tố chất và hiệu quả làm việc của các tu nghiệp sinh, lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất để giới chức và các chủ sử dụng Hàn Quốc không hài lòng đối với tu nghiệp sinh của ta cũng như tu nghiệp sinh của hầu hết nước khác tại thị trường này là việc tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng sang làm việc bất hợp pháp ở các doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn hoặc trốn ở lại Hàn Quốc, không chịu về nước sau khi hết hạn hợp dồng. Tình trạng này đối với tu nghiệp sinh Việt Nam nói riêng đã lên đến mức báo động. Tính đến tháng 12/2002, với 17.457 tu nghiệp sinh hiện có mặt tại Hàn Quốc thì số người bỏ hợp đồng trốn ra ngoài đã là 11.282 người, chiếm 59,25% - một con số khiến người ta giật mình. Việt Nam dứng thứ 3 trên thị trường Hàn Quốc về số lượng chỉ tiêu được phân bổ và về số lượng tu nghiệp sinh có mặt tại đây, song cũng đứng thứ ba về tỷ lệ phá hợp đồng. Trong khi đó, Trung Quốc và Philippines là những nước có chỉ tiêu phân bổ lớn hơn ta lại có tỷ lệ bỏ hợp đồng thấp hơn. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là ý thức tôn trọng hợp đồng và luật pháp nước sở tại chưa được các tu nghiệp sinh Việt Nam quán triệt đầy đủ, lợi ích chung bị vứt bỏ vì chút lợi riêng trước mắt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của tu nghiệp sinh Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt nếu xét theo góc độ dài hạn, khả năng tác động về phía bạn để mở rộng thêm chỉ tiêu được phân bổ là vô cùng khó khăn.
c, Thị trường Đài Loan
Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :
Việt Nam mới bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từ cuối năm 1999. Ngay từ đầu, chính phủ ta đã coi Đài Loan là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của đất nước. Xuyên suốt những năm qua, chủ trương này luôn được khẳng định và nhất quán, dồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế cũng như đông đảo người lao động và dư luận xã hội.
Qua gần 4 năm làm việc với thị trường Đài Loan, tính đến tháng 6/2003, chúng ta đã đưa được tổng cộng 37.607 lượt lao động sang đây làm việc. Con số lao động đưa đi tăng đều đặn qua từng năm và đặc biệt tăng mạnh nhất từ tháng 8/2002 trở lại đây, khi Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA) thực hiện lệnh tạm thời "đông kết" đối với lao động Indonesia do các rắc rối về chính trị và có tỷ lệ bỏ trốn quá cao, các chủ sử dụng Đài Loan đã tăng cường tuyển mộ lao động Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, chúng ta đã đưa được 11.158 lao động sang Đài Loan làm việc, nhiều hơn 442 người so với con số 10.716 lao động của cả năm 2002. Tức là từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng chúng ta xuất được gần 2.000 lao động sang thị trường này. Số lượng lao động Việt Nam liên tục tăng trong bối cảnh lao động của các nước khác ở Đài Loan như Indonesia và ngay cả Thái Lan có dấu hiệu giảm mạnh do nền kinh tế Đài Loan thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn đã khẳng định vị thế của lao động nước ta tại thị trường này.
Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :
Lao động Việt Nam tại Đài Loan chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công, công nhân công xưởng (điện tử, dệt may, cơ khí v.v..), thuyền viên và một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành xây dựng. Theo thống kê, tính đến hết tháng 5/2003, trong số 39.675 lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan có 23.939 lao động (chiếm 60,3%) là giúp việc gia đình và khán hộ công, 13.561 người (chiếm 34,2%) là công nhân công xưởng làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, 1.833 thuyền viên (chiếm 4,6%) và 342 công nhân xây dựng (chiếm 0,9%).
Nhìn vào cơ cấu lao động trên có thể thấy, bộ phận lớn lao động Việt Nam tại Đài Loan là giúp việc gia đình và khán hộ công. Giúp việc gia đình và khán hộ công là lĩnh vực mà thị trường Đài Loan có nhu cầu rất lớn và nhu cầu này còn có thể mở rộng nhiều trong thời gian tới. Đây là công việc lao động giản đơn, không yêu cầu cao về trình độ học vấn nhưng yêu cầu cao về độ chịu khó và chăm chỉ của người lao động, rất phù hợp với lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ nông thôn Việt Nam. Có đến 99% khán hộ công và giúp việc gia đình là nữ giới, công việc này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nữ ở nông thôn, đồng thời giúp chị em có được nguồn thu nhập đáng kể về cho gia đình sau 2, 3 năm làm việc tại Đài Loan. Không chỉ tính riêng trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công mà xét chung trong tổng số lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại Đài Loan, lao động nữ cũng chiếm số đông và tỷ trọng này ngày càng tăng lên. Theo báo cáo của Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc, trong tổng số 19.310 bộ hồ sơ được thẩm định trong 6 tháng đầu năm nay, tương ứng với 25.005 lượt lao động thì đã có 20.641 lao động nữ. Ngoài giúp việc gia đình và khán hộ công, lao động nữ còn chiếm tỷ lệ cao trong số công nhân công xưởng thuộc các lĩnh vực điện tử, dệt may. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam.
Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :
Việc làm và thu nhập của người lao động tại Đài Loan tương đối ổn định. Lương cơ bản của người lao động là 15.840 Đài tệ/tháng ( khoảng 450 USD), sau khi trừ đi các khoản chi phí mức lương bình quân được từ 250 – 300 USD/tháng, không ít lao động Việt Nam có mức thu nhập 400 – 600 USD/tháng, thậm chí cá biệt có lao động thu nhập gần 1000 USD/ tháng. Hiện chưa có một con số chính thức về lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam từ các lao động của ta từ Đài Loan nhưng con số ước tính với bình quân trên 37.000 lao động, hàng năm chúng ta có thể nhận được gần 200 triệu USD từ thị trường này.
Thứ tư, về mô hình và công tác tổ chức xuất khẩu lao động :
Hiện nay, nước ta có 152 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động sang Đài Loan làm việc và trong đó có 125 doanh nghiệp đã ký được hợp đồng cung ứng lao động với phía Đài Loan. Trong đó nổi bật là các doanh nghiệp như VINACONEX, VIETRACIMEX, TRAENCO ..., mỗi doanh nghiệp này hàng năm đưa được hàng nghìn lao động thuộc các ngành nghề khác nhau sang Đài Loan làm việc. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động dưới hình thức ký hợp đồng cung ứng lao động với các công ty môi giới Đài Loan, xuất khẩu lao động qua các công ty này. Việc ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng lao động để giảm bớt phí môi giới cho người lao động mặc dù được cả Chính phủ hai bên khuyến khích nhưng hầu như không thể thực hiện được vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta chưa đủ khả năng về nhân lực, tài lực để tiến hành đàm phán trực tiếp toàn bộ với các chủ sử dụng cũng như tự quản lý lao động của ta tại Đài Loan. Vả lại, trên thực tế việc này dù có thể tiến hành cũng không đem lại hiệu quả cao do tính chất rải rác, số lượng nhỏ khi các chủ sử dụng thuê lao động Việt Nam. Về phía chủ sử dụng Đài Loan mà chủ yếu là cá nhân và những công ty có quy mô vừa và nhỏ thì việc họ tự đứng ra ký hợp đồng nhận lao động với các doanh nghiệp Việt Nam và tự quản lý lao động là điều quá tốn kém và không hiệu quả. Bởi thế, các công ty môi giới Đài Loan vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đưa lao động đi và quản lý lao động Việt Nam tại thị trường Đài Loan. Gần đây còn xuất hiện mô hình hợp tác đào tạo lao động giữa các công ty môi giới Đài Loan và các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình này tỏ ra khá hiệu quả do các công ty môi giới Đài Loan là người thông hiểu hơn hết yêu cầu của các chủ sử dụng cũng như điều kiện làm việc tại Đài Loan. Những hiểu biết này khi đóng góp vào quá trình đào tạo giúp cho nội dung đào tạo sát hợp hơn với thực tế, giúp nâng cao chất lượng lao động của ta tại thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến một số tiêu cực như phí môi giới bị đẩy lên rất cao, thoả thuận ngầm để ăn chia phần trăm phí môi giới và phí quản lý gây thiệt hại cho người lao động. Một số công ty Việt Nam thậm chí còn "cho mượn" giấy phép, chỉ treo biển công ty lên, còn toàn bộ quá trình đào tạo, làm thủ tục đưa lao động đi, quản lý lao động hoàn toàn phó thác cho các công ty môi giới Đài Loan. Điều này làm cho việc quản lý bị buông lỏng, quyền lợi người lao động không được đảm bảo, và cá biệt đã có trường hợp người lao động bị lừa đi Đài Loan bằng visa du lịch, phí dịch vụ (8,3% lương cơ bản/ tháng) của doanh nghiệp Việt Nam bị thất thoát, không thu được. Những tồn tại đó nếu được khắc phục, tháo gỡ kịp thời sẽ giúp hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường này đạt hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai.
Thứ năm, về chất lượng lao động xuất khẩu :
Trong thời gian hơn 3 năm kể từ khi những lao động Việt Nam đầu tiên được đưa sang Đài Loan làm việc, lao động Việt Nam đã từng bước hội nhập thị trường Đài Loan cùng với lao động Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaisia. Số lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng và thậm chí tăng rất nhanh chứng tỏ hiệu quả lao động của người Việt Nam đã được khẳng định rõ nét tại thị trường này. Phản ứng từ phía giới chủ cũng như dư luận xã hội Đài Loan về lao động Việt Nam nhìn chung là rất tích cực. Cùng nền văn hoá phương Đông và phong tục tập quán giữa Việt Nam và Đài Loan có nhiều nét tương đồng là những yếu tố cộng hưởng khiến cho các chủ sử dụng Đài Loan dễ có cảm tình và chấp nhận lao động Việt Nam. Hơn nữa, lao động Việt Nam được đánh giá là có tinh thần làm việc, cần cù, chịu khó và dễ hoà nhập vào những môi trường có nhịp sống mang tính công nghiệp cao của Đài Loan. Đặc biệt, ở các lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình, chế tạo, điện tử, may mặc, dệt - lao động ta (nữ chiếm tỷ lệ cao) đang dần chiếm ưu thế, đã tiến lên gần như ngang hàng với lao động Thái Lan va Indonesia là những nước đã vững chân tại thị trường này trong một thời gian dài hơn chục năm. Tính đến tháng 5/2003, đã có 36.670 lao động Việt Nam có mặt tại Đài Loan, tương đương với 13,15% số lao động nước ngoài làm việc ở đây. Đó thực sự là một thành công đáng tự hào, là kết quả xứng đáng từ các nỗ lực của Nhà nước, của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và trước hết là của bản thân hàng vạn lao động nước ta đang làm việc tại Đài Loan.
Tuy nhiên, cũng như lao động của các nước khác sang làm việc tại Đài Loan, chúng ta không tránh khỏi tình trạng một số lao động phải về nước trước thời hạn. Trong số trên 4.000 lao động bị đưa về nước trước thời hạn (bằng 12% số lao động đã đưa sang, tỷ lệ này thấp hơn so với số lao động các nước khác phải đưa về) thì chiếm số đông là do trình độ tiếng Hoa kém, tay nghề yếu , không đáp ứng được yêu cầu công việc (85%), tiếp đến là lý do sức khoẻ, một bộ phận nhỏ là vì lý do cá nhân tự nguyện xin vể.
Tình trạng trên chủ yếu có nguyên nhân từ việc lao động của ta trước khi sang Đài Loan chỉ được tập trung đào tạo quá ngắn, nhất là lao động khán hộ công và giúp việc gia đình. Họ chưa được trang bị đầy đủ về ngoại ngữ, chưa được huần luyện và hướng dẫn chu đáo về phong cách giao tiếp, ứng xử, cách sử dụng các dụng cụ gia đình ở Đài Loan. Việc kiểm tra ngoại ngữ, tay nghề để cấp chứng chỉ cho người lao động thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính chất "mua bằng" đối phó. Vì thế, lao động khi đến Đài Loan rất bỡ ngỡ, thiếu tự tin, không thể đáp ứng được yêu cầu giao tiếp và không hiểu được nội dung công việc hàng ngày phảỉ làm.
Thêm vào đó, tình trạng lao động nước ta tự ý phá hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn khá phổ biến. Đặc biệt, số lao động sang làm thuyền viên và số đã hoàn thành hợp đồng về nước, nay sang trở lại bỏ trốn ra ngoài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí nhiều người trong số này vừa đến sân bay Đài Loan đã bỏ trốn.Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động với nước ngoài, tỷ lệ bỏ trốn chung là 4,8%, trong đó lao động thuyền viên có tỷ lệ bỏ trốn là 9%, giúp việc gia đình và khán hộ công là 7,8%. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lớn hơn thế nhiều, do một số doanh nghiệp có lao động bỏ trốn không báo cáo đầy đủ lên Cục. Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc cho biết, nếu chúng ta không hạ thấp được tỷ lệ lao động bỏ trốn, không loại trừ khả năng lao động Việt Nam sẽ bị "đông kết" ở thị trường này.
d, Thị trường Malaysia
Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :
Sau một thời gian dài Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp tiếp cận thị trường lao động Malaysia, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xuất khẩu lao động.doc