Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam đến Malaysia cùng những phân tích trong lợi thế cạnh tranh

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tại cũng như nhiều năm tới, Malaysia là thị trường có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài, đặc biệt trong một số lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề khác đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao. Ngày 6/2/2002, sau rất nhiều nỗ lực xúc tiến tích cực từ cả hai phía, Chính phủ Malaysia đã công bố chủ trương mở cửa thị trường cho lao động Việt Nam và không ấn định về số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Chủ trương của Malaysia là nhận lao động Việt Nam thông qua một văn bản thoả thuận giữa hai chính phủ. Hiện nay, về cơ bản, văn bản thoả thuận đã được hai bên xem xét đi đến thống nhất ký kết. Tuy nhiên trong thời gian chờ ký kết, Malaysia đã cho phép lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc từ tháng 5/2002.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam đến Malaysia cùng những phân tích trong lợi thế cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Năng suất của người lao động Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực rất nhiều. Năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của nước ta là 1.407 USD/người, còn thua xa so với năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước khác. Cụ thể, nó chỉ bằng 49% so với Trung Quốc, 52% so với Thái Lan… - Thị trường lao động VN đang phải đối mặt với nhiều bất cập. Về mặt số lượng, các nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng. Đặc biệt, nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu. Lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật cũng như các chuyên gia thực thụ trong hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc. Từ những nhận xét trên ta có thể rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của nguồn lao động như sau Ưu điểm - Lao động giá rẻ. - Cần cù, chịu khó và ham học hỏi. - Năng lực tiếp thu công nghệ mới rất tốt. Nhược điểm : - kỹ năng thấp; - mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng; - lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng; - thể lực kém; - tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp. 2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam Thị trường Số lượng (người) 2006 2007 2008 8 Tháng đầu năm 2009 Đài Loan 14.120 23.640 33.000 13.202 Hàn Quốc 10.577 12.187 16.000 5.549 Nhật Bản 5.360 5.517 5.800 3.793 Malaysia 37.941 26.704 7.800 1.666 UAE 2.130 3.051 Ma cao 2.132 2.349 Qatar 4.685 3000 Arabia Saudi 1.620 2.386 Sec 423 Úc 32 Lào 3.068 Li bi 2660 Nga 1484 Các thị trường khác 10.887 2882 19.032 11.880 Tổng số 78.885 85.020 87.000 45.634 ( Số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn ) 2.1 Lợi thế của lao động xuất khẩu Việt Nam. - Xuất khẩu lao động đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : "Phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động", hoạt động xuất khẩu lao động trong những năm gần đây đã được sự quan tâm chú ý của các ngành, các cấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội.Về phía chính phủ luôn luôn quan hệ với nhiều nước để đưa lao động Việt Nam đến nhiều nước khác. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đã có hiệu lực; hệ thống văn bản chính sách của ta đã tương đối hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả. Thị trường lao động mới được mở ra nhiều, khả năng khai thác các thị trường mới rõ nét hơn. Lĩnh vực dạy nghề được chính phủ quan tâm lớn, tạo bước đột phá nâng cao chất lượng đội ngũ lao động…. Nguồn lao động nước ta dồi dào, theo thống kê số lượng người trong độ tuổi lao động tính đến nay chiếm khoảng 46,6 triệu người, mỗi năm bình quân có thêm hơn 1,5 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động đó. Khi Việt Nam gia nhập WTO đã khiến cách nhìn đối với lao động Việt Nam của các quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, cũng cởi mở hơn, than thiện hơn vào WTO xem như “cơ hội vàng” cho xuất khẩu lao động Việt Nam Việt Nam biết đến như là một quốc gia giàu tài nguyên về nguồn nhân lực, lao động Việt Nam rất cần cù, chịu khó và ham học hỏi Giá nhân công Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Các nước có thu nhập đầu người ở mức 10000 USD trở lên đều có nhu cầu tiếp người lao động từ các quốc gia đang phát triển đặc biệt là Việt Nam Theo đề án dạy nghề cho lao động xuất khẩu đến 2015 được chính phủ phê duyệt, đến năm 2010, nâng tỉ lệ lao động xuất khẩu tối thiểu 75% tổng số lao động đi hằng năm. Trong đó lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm tỉ lệ tối thiểu 40%. Đến năm 2015 chủ yếu xuất khẩu lao động nghề, lao động có trình độ chuyên môn cao kỹ thuật và chuyên gia 100% lao động có trình độ ngoại ngữ và giáo dục định hướng 2.2 Những khó khăn a, Tình hình khó khăn chung - Do cạnh tranh về chất lượng lao động trên thị trường lao động quốc tế ngày càng cao hơn về kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ… Những khó khăn của vấn đề lao động là lao động Việt Nam khi đi làm ở nước ngoài là trình độ ngoạI ngữ. Đó là lý do khiến hàng vạn lao động Việt Nam chưa có nhiều cơ hội vớI thị trường có thu nhập cao. Bằng cấp của Việt Nam chưa được quốc tế công nhận. Dù lao động có bằng cấp, kỹ năng nghề nghiệp. Nhưng vẫn là lao động đơn giản khi ra nước nngoài làm việc . - Bên cạnh đó, cơ hội tìm việc làm trong nước đã tăng lên, tâm lý kén chọn thị trường, chọn nghề có thu nhập cao ở ngoài nước có xu hướng phát triển. Việc cạnh tranh về nguồn giữa các doanh nghiệp cũng để lại tai tiếng tạo thêm khó khăn cho việc tuyển lao động. - Một số lao động khi ra nước ngoài làm việc đã đặt nặng mục tiêu kiếm tiền nên đã tự ý phá vỡ hợp đồng - NgườI dân ở nông thôn còn nghèo. Họ không có ruộng đất, không có nghề nên họ mớI ra nước ngoài làm việc để thoát nghèo . Họ không có tài sản để thế chấp ngân hàng. Sự hổ trợ của ngân hàng chính sách xã hội thì rất ít. Họ phải đi vay mượn để đủ tiền đi lao động - Người lao động cũng chưa biết nhiều thông tin, họ gặp vấn đề lớn về liên hệ để làm hồ sơ đi lao động - Khi làm việc ở nước ngoài điều kiện ăn ở gặp khó khăn. Sự khác biệt về văn hoá, khí hậu nóng hoặc lạnh kéo dài - Do trình độ thấp cộng với sự thiếu hiểu biết, một số công ty đã lừa ngườI lao động họ đã gạt người lao động một khoảng tiền lớn - Thủ tục khó khăn từ các nhà môi giới b, Những khó khăn năm 2009 - Riêng năm 2009, việc xuất khẩu lao động không dễ dàng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động từ đối tác nước ngoài đã bị thu hẹp về số lượng tuyển dụng. Những thị trường mà số lượng vẫn ổn định thì lại có xu hướng giảm lương. - Do khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp, nhất là ở những ngành gia công điện tử, linh kiện ôtô, dệt, nhuộm... đã phải đóng cửa một phần hoặc toàn bộ nhà máy. Tình hình này khiến hơn 80.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, trong đó hơn 60% làm việc trong các nhà máy, công xưởng, có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc không có việc làm. - Không những thế, để hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp cho lao động bản địa, mới đây Ủy ban Lao động Đài Loan quyết định thu hẹp số lượng lao động nước ngoài. Theo đó sẽ tạm dừng tiếp nhận mới lao động nước ngoài đối với ngành sản xuất chế tạo có chế độ 3 ca. Ước tính năm 2009, các nhà máy xí nghiệp ở Đài Loan sẽ giảm bớt 3 vạn lao động nước ngoài. - Tại Malaysia, Chính phủ nước này cũng đang phải thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm đầu tư vào các dự án liên quan đến nhà ở và quốc phòng. Chính phủ Malaysia đang tìm cách giảm số lượng lao động nước ngoài vào từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm 400 nghìn người. - Với Hàn Quốc, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nên cuối năm 2008, Bộ Lao động Hàn Quốc quyết định không tổ chức đợt 2 kiểm tra tiếng Hàn cho lao động nước ngoài. - Thị trường Nhật Bản cũng rơi vào cảnh tương tự. Một số chủ sử dụng lao động ở Nhật Bản, nhất là ở ngành điện tử đã hoãn tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam. Một số lao động là chuyên gia tại thị trường Nhật Bản cũng phải về nước do mất việc. - Với thị trường mới, thu nhập cao, việc tiếp nhận lao động nước ngoài vốn đã khó nay càng khó hơn. Với thị trường Séc và Mỹ, ngoài yêu cầu về nghề thì thủ tục visa vẫn là một rào cản. - Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên người lao động Việt Nam tại Cộng hòa Séc có người bị hủy hợp đồng do xí nghiệp không có việc, có một số lao động nhận được quyết định bị trục xuất khỏi EU... - Trước tình hình này, mới đây Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có thông báo chính sách của một số nước tiếp nhận lao động nước ngoài đối với lao động nước ngoài phải chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. 3. Tình hình xuất khẩu lao động sang Malaysia hiện nay Động thái này nhằm đối phó với khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Do ảnh hưởng của khủng hoảng, năm 2008 đã có trên 33.451 lao động bị cắt giảm so với 26.417 lao động năm 2007. Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2008 đến 20 tháng 1 năm 2009 đã có 13,040 lao động bị cắt giảm bao gồm 2.955 lao động nước ngoài và đã có 45.000 lao động bị tạm ngừng việc. Tháng 1 năm 2009 đã có 221 công ty thông báo với Cục Quản lý lao động là sẽ cắt giảm 6.318 lao động và 89 công ty khác sẽ cắt giảm 3.270 lao động váo tháng 2 năm 2009. Thị trường Malaysia 6 tháng đầu năm 2009, kinh tế Malaysia cũng theo xu hướng chung, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Do khó khăn về kinh tế, thị trường xuất khẩu hàng hoá bị thu hẹp, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất…nên Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách cắt giảm số lượng lao động nước ngoài vào làm việc trong một số lĩnh vực như: dệt may, điện, điện tử…nhằm giảm sự lệ thuộc vào lao động nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người lao động để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Nhưng thời gian gần đây, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tăng lên, những gì mà Chính phủ Malaysia hy vọng đạt được khi ban hành chính sách đối với lao động nước ngoài đã phần nào không đạt được do người dân bản địa không muốn tiếp nhận các công việc mà lao động nước ngoài làm. Một số chủ nhà máy may, điện tử vẫn xin chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài. Tình hình thị trường lao động Malaysia 2 tháng 5, 6/2009 có nhiều tín hiệu khả quan do nhu cầu tiếp nhận lao động tăng lên nhiều ở các lĩnh vực. Trong tháng 6/2009, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ Malaysia đã đề nghị các công ty Việt Nam cung ứng lao động vào làm việc trong các lĩnh vực gồm: lao động làm việc trong nhà máy (nghề điện tử, cơ khí, may, chế tác đồ trang sức, găng tay cao su…); lao động xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, nuôi trồng thuỷ, hải sản…Tuy nhiên, việc phát triển đưa lao động sang thị trường này đang gặp một số khó khăn sau: - Tâm lý người lao động và gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo không muốn đi làm việc ở Malaysia do chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, do đó các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguồn lao động; - Một số doanh nghiệp XKLĐ không quan tâm đến chất lượng lao động, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý lao động, không nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này; - Một số mặt yếu của lao động Việt Nam chưa được khắc phục như: khả năng giao tiếp kém, còn tình trạng uống rượu, đánh nhau. - Thời gian qua, một số thông tin không chính xác về thị trường đăng tải trên một số báo và một số vụ việc phát sinh đối với người lao động không được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm giải quyết thoả đáng, thiếu trách nhhiệm đã gây tâm lý e ngại cho người lao động đối với việc đi làm việc ở Malaysia. - Riêng về lao động giúp việc gia đình: việc đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chuẩn bị tâm lý cho người lao động làm việc trong môi trường mới chưa được doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc dẫn đến chất lượng lao động đưa sang còn thấp. Vừa qua, do một số vụ việc lao động giúp việc gia đình Indonesia bị ngược đãi, nên phía Indonesia tạm dừng cung ứng lao động giúp việc gia đình. Vì vậy, Malaysia đang thiếu nhiều lao động giúp việc gia đình và đang tính đến nhận lao động giúp việc gia đình từ Philippine và Trung Quốc. Mặc dù thị trường có nhiều khó khăn nhưng một số doanh nghiệp vẫn cố gắng khai thác, tìm kiếm hợp đồng, đảm bảo công tác quản lý lao động, có trách nhiệm với người lao động như: Châu Hưng, AIC, NEWTATCO, SONA, SOVILACO, TTLC, GMAS, ISALCO…Một số doanh nghiệp trực tiếp sang khai thác thị trường, ký kết hợp đồng và phối hợp với Ban đi kiểm tra nhà máy như: Châu Hưng, VIETCOM, NEWTATCO… Để tạo sự ổn định và phát triển thị trường Malaysia trong thời gian tới, các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam cần chú trọng công tác đào tạo, đảm bảo chất lượng lao động đưa sang. Doanh nghiệp cũng phải nghiêm túc thực hiện công tác quản lý lao động tại Malaysia, giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh, không để vụ việc phát sinh kéo dài, tác động tiêu cực đến tâm lý người lao động, ảnh hưởng đến thị trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thị trường với các địa phương để tạo nguồn lao động. II.TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG Ờ MALAYSIA Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á, diện tích khoảng 330.417 km2. Nước này có 13 bang, mỗi bang có đặc điểm và tính chất khác nhau. Dân số malaysia là 23,7 triệu người. Về kinh tế, Malysia hiện có GDP bình quân đầu người khoảng gần 4000 USD. Như vậy, so với Việt Nam thì diện tích Malaysia tương đương nhưng dân số chưa bằng 1/3 và GDP bình quân đầu người cao gấp nhiều lần. Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực chủ yếu sau : Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo và dầu mỏ. Lao động có trình độ cao của Malaysia phần lớn sang làm việc ở Singapore, đồng thời Malaysia cũng tiếp nhận lao động của nhiều nước, trong đó người Indonesia chiếm ưu thế. dân số ít, quốc gia này ở vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Điều đó đã tạo nên làn sóng lao động người nước ngoài vào làm việc ở Malaysia lần thứ hai. Hiện nay, có khoảng hơn 1 triệu lao động từ 12 nước, bao gồm Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Myanma, Nepal, Philippines, Thái Lan, Sri Lanca và Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại Malaysia, trong đó lao động Indonesia chiếm 70% với 5 lĩnh vực được phép thuê lao động nước ngoài : Công nghiệp : sử dụng khoảng 33,19% tổng số lao động nước ngoài; Nông nghiệp : 21,2%; Dịch vụ gia đình : 19,55%; Xây dựng : khoảng 16,72%; Dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bán hàng, vệ sinh công cộng...) : 9%. Ngoài ra, vào cuối những năm 90, ước tính tại Malaysia còn có gần 1 triệu lao động nước ngoài bất hợp pháp. Từ đầu tháng 8/2002, Malaysia thực hiện chính sách nhập cư mới, đưa lao động bất hợp pháp về nước để thay thế bằng lao động hợp pháp, mỗi ngày trục xuất khoảng 5000 người; vì thế hiện nay, con số này đã giảm đáng kể. Theo quy định của pháp luật Malaysia, lao động nước ngoài được hưởng các quyền lợi bình đẳng như lao động trong nước. Thời hạn hợp đồng được quy định là 3 năm, có thể gia hạn đến 5 năm với lao động có tay nghề thấp và đến 6 năm với lao động có tay nghề cao. Malaysia không quy định mức lương tối thiểu mà để chủ sử dụng lao động và người lao động tự thoả thuận theo sự điều tiết của thị trường. Vì vậy, mức lương của lao động phụ thuộc vào từng ngành nghề và từng chủ sử dụng lao động. Tổng thu nhập của lao động nước ngoài bình quân khoảng 200 USD/tháng. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện tại cũng như nhiều năm tới, Malaysia là thị trường có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài, đặc biệt trong một số lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề khác đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao. Ngày 6/2/2002, sau rất nhiều nỗ lực xúc tiến tích cực từ cả hai phía, Chính phủ Malaysia đã công bố chủ trương mở cửa thị trường cho lao động Việt Nam và không ấn định về số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Chủ trương của Malaysia là nhận lao động Việt Nam thông qua một văn bản thoả thuận giữa hai chính phủ. Hiện nay, về cơ bản, văn bản thoả thuận đã được hai bên xem xét đi đến thống nhất ký kết. Tuy nhiên trong thời gian chờ ký kết, Malaysia đã cho phép lao động Việt Nam sang Malaysia làm việc từ tháng 5/2002. Với khoảng cách gần Việt Nam, khí hậu và điều kiện sinh hoạt không có gì khác biệt nhiều, Malaysia là một thị trường mới đầy tiềm năng của lao động Việt Nam. Mặc dù mức thu nhập không cao như các nước Đông Á Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan song với mức chi phí trước khi đi thấp (từ 800 – 1200 USD, trong đó đã có một nửa được cho vay), yêu cầu về tay nghề và chuyên môn ở mức vừa phải, thị trường này khá phù hợp cho đại bộ phận lao động khu vực nông thôn Việt Nam. Malaysia là một thị trường tương đối dễ tính, tuy nhiên khi đưa lao động sang thị trường Malaysia, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta vẫn cần chuẩn bị tốt cho lao động về tay nghề cần thiết, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Trung cơ bản để có thể nghe hiểu những yêu cầu của chủ sử dụng và giao tiếp đơn giản. Ngoài ra, Malaysia là một nước Hồi giáo, thành phần dân cư phức tạp, pháp luật rất nghiêm khắc và có nhiều điểm khác biệt đặc thù, do vậy cần căn cứ vào đặc điểm của từng địa bàn tiếp nhận để trang bị cho người lao động những hiểu biết tối thiểu về xã hội, luật pháp, văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, những điều kiêng kỵ ... để người lao động tránh được những vi phạm đáng tiếc. Đặc biệt, theo dư luận giới chủ ở Malaysia, điều quan trọng nhất khi tiếp nhận lao động không phải là tay nghề hay trình độ văn hoá mà là tính kỷ luật của người lao động. Chính sự thiếu kỷ luật, kỷ cương, vi phạm pháp luật của người lao động đã dẫn đến những phức tạp về mặt xã hội trong thời gian qua và chính phủ Malaysia đã phải quyết định cắt giảm số lượng, tạm ngừng hoặc đình chỉ tiếp nhận lao động từ một số nước đã từng là nguồn cung cấp lao động rất lớn cho Malaysia như Bangladesh, Indonesia. Bởi thế, giáo dục lao động có tính kỷ luật cao chính là biện pháp rất hiệu quả hiện nay để nâng cao vị thế cạnh tranh của lao động Việt Nam tại thị trường này. Composition of Foreign Workers by Country of Origin (%) TABLE 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Jan-July 2004 Indonesia Nepal Bangladesh India Myanmar Philippines Thailand Pakistan Others 53.3 0.1 37.1 3.6 1.3 2.7 0.7 1.0 0.2 65.7 0.1 27.0 3.2 0.9 1.8 0.5 0.6 0.2 69.4 0.1 24.6 3.0 0.5 1.2 0.4 0.5 0.3 68.4 7.3 17.1 4.0 1.0 1.0 0.4 0.4 0.4 64.7 9.7 9.7 4.6 3.3 0.8 2.4 0.2 4.6 63.8 9.7 8.4 5.6 4.3 0.6 0.9 0.2 6.5 66.5 9.2 8.0 4.5 4.2 1.1 1.0 0.1 5.4 Total 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Theo số liệu thống kê mói nhát thì trong năm 2008, lượng người đi lao động ở malaysia có khi đã đạt đến con số 175.000 người . Nhưng do những khó khăn trong kinh doanh nên dạo gần đây Malaysia đã có chính sách cắt giảm số lao động nước ngoài nhằm đảm bảo tình trạng công ăn việc làm cho người dân của mình, vì thế số lượng người đi lao động tại malaysia đã giam sut, cho đến cuối năm 2008 thì số người đi chỉ có chừng 15000 người . Nhìn vào số liệu thống kê từ 1998 đến 2004 thì ta có thể thấy rõ năng lực xuất khẩu lao động của ta trong thời kỳ đó là kém, chiếm không đến 0.5% trong tổng số. Trong khi đó, tính đến thời điểm 1,359,632 as at July 2004 là số lượng người lao động hợp pháp tại malaysia,mà tính đến tháng 6/2004 thì việt nam chỉ đạt 70.000 người, do đó …. Con số này là quá thấp bé, không tương xứng với tiềm lực phát triển của hai nước. Dựa trên bảng số liệu về bảng tỷ lệ lao động các nước đang làm việc tại Malaysia ta có thể thấy: Lực lượng lao động người nước ngoài chính của Malaysia vào những năm trước 1998 chính là người nước Indonesia và Banglades lần lược chiếm 53.3% và 37.1% . Nhưng tính đến 6 tháng đầu năm 2004 thì tỉ lệ này đã thay đổi nhiều, Indonesia vẫn chiếm một tỉ lệ vượt trội trong số lao động nước ngoài tại Malaysia, nhưng vị thế của Banglades đã thay đổi nhiều. Cụ thể lao động Indonesia tại Malaysia là 63.8% và Nepal là 9.7%, vượt qua cả Banglades với 8.4% Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã chú trọng hơn về việc xuất khẩu lao động vào Malaysia. Cụ thể là vào những tháng giữa năm 2008 thì tổng số lao động của Việt Nam tại Malaysia đã vượt qua con số 175.000 người, chiếm khoảng 0.5% số lao động nước ngoài tịa Malaysia Bảng 2. Số liệu lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1991 - 06/2003) Năm Số lượng (người) 1991 1.022 1992 816 1993 3.960 1994 9.230 1995 10.050 1996 12.660 1997 18.470 1998 12.240 1999 21.810 2000 31.500 2001 37.000 2002 46.122 06/2003 43.000 Tổng số 247.880 ( Nguồn : Số liệu lưu trữ của Cục quản lý lao động với nước ngoài ) Đến 2005, thị trường Malaysia đã tiếp nhận trên 70.000 lao động Việt Nam . Như phía bạn đã công bố ngay từ khi mở cửa thị trường cho lao động của ta, Malaysia có thể tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng 10 – 20 vạn ngưòi trong 4 lĩnh vực là công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ, song theo ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích con số này có thể lên tới 30 – 40 vạn trong vòng 3 năm tới. Ta thấy rằng số lượng lao động nước ngoài chính của malaysia chính là indonesia và banglades. 2 nước này đóng góp một tỷ lệ lớn lao động trong ngành nông nghiệp, xây dựng, khai khoáng ở malaysia, trong khi đó ta lại thiên về sản xuất. Trong năm 2009 thì nhu cầu của malaysia trong ngành lao động dệt may tăng cao đo đó cần thêm nguồn lao động II.Phân tích lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam so với Inđônêxia qua mô hình kim cương của Michael Porter 3.1 Yếu tố thâm dụng 3.1.1 Yếu tố cơ bản Việt Nam + Thuộc cùng 1 tổ chức Asean + Đặc điểm tự nhiên(địa lý,khíhậu…)gần với Malaysia. + Đông dân, lực lượng lao động trẻ, đông đảo(khoảng 50 triệu) Inđônêxia + Thuộc tổ chức Asean + Nhiều đảo và quần đảo, khí hậu nhiệt đới + Cùng nói 1 thứ tiếng với malai + Lao động đông(118 triệu) 3.1.2 Yếu tố tăng cường Việt Nam + Lao động giá rẻ + Cần cù, chịu khó, ham học hỏi + Năng lực tiếp thu công nghệ mới rất tốt Inđônêxia + Lao động giá rẻ + Cần cù, chịu khó, ham học hỏi + Tuân thủ, có ý thức kĩ luật cao 3.2 Nhu cầu Malaysia là nước hồi giáo,dân số ít, thiếu hụt lao động trầm trọng, nhiều ngành công nghiệp phát triển với nhu cầu nhân công cao, vì vậy nhu cầu nhập khẩu lao động khá lớn. Là thị trường tương đối dễ tính, không đòi hỏi cao về trình độ lao động của nhân công, tuy nhiên do đặc tính về xã hội và văn hóa – là quốc gia hồi giáo- nên nó đòi hỏi khá nhiều về trình độ ngôn ngữ giao tiếp, hay tập quán của người công nhân. Bên cạnh đó, nó đòi hỏi tính kỷ luật cao và tính hợp pháp của người lao động Việt nam Điểm mạnh: +Chi phí xuất khẩu lao động thấp(1150 USD) +Lao động xuất khẩu hợp pháp +Không đòi hỏi lương cao(từ 200-250USD) Điểm yếu: +Tính kỷ luật không cao. +Khác biệt ngôn ngữ,phong tục tập quán Indônêsia Điểm mạnh: +Sử dụng chung một ngôn ngữ +Là quốc gia có dân số theo đạo hồi là khá cao(hơn 100triệu người) +Phong tục tập quán tương đương(vì inđônêxia có một phần giáp với malayxia) +Không đòi hỏi lương quá cao +Ý thức kỷ luật tốt Điểm yếu +Chi phí xuất khẩu lao động cao +Lao động không hợp pháp 3.3 Các ngành hỗ trợ xuất khẩu lao động + Dịch vụ bảo hiểm: Thị trường Malaysia hiện có số lao động tử vong cao nhất trong các thị trường (trên 90 trường hợp năm 2004), nguyên nhân chủ yếu do vấn đề tim mạch. Cục Lao động xuất khẩu ngoài nước đã khuyến cáo về việc kiểm tra sức khoẻ cho lao động đi Malaysia còn lỏng lẻo, chưa đảm bảo chất lượng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có trách nhiệm trong những trường hợp lao động tử vong vì lý do sức khoẻ. Chính vì thế ngành bảo hiểm đang là ngành hưởng lợi lớn. + Dịch vụ ngân hàng: người lao động cũng sẽ được vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% mức lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đối với các lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức. Các đối tượng khác thuộc diện trong 61 huyện nghèo thống kê được sẽ được hỗ trợ tối đa là 50% học phí trên. Các trung tâm, cơ sở dạy nghề cho xuất khẩu lao động có giấy phép hoạt động hợp pháp cũng sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, tăng quy mô đào tạo,… Được biết, hiện cả nước có 160 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động theo luật. + Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu lao động, ngành giáo dục, đào tạo, hỗ trợ trình độ cho công nhân… 3.4 chiến lược, cơ cấu, sự cạnh tranh: 3.4.1 Áp lực từ người lao động: Xuất phát từ lợi ích người lao động không được thỏa mãn thích đáng, từ sự thiếu uy tín của các nhà cung cấp dịch vụ lao động với quá nhiều tình hướng “mang con bỏ chợ”, sự phức tạp hóa trong thủ tục hành chính khiến người lao động ít quan tâm hơn tới việc ra nước ngoài làm việc mặc dù chính phủ có đưa ra nhiều khuyến khích. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung lao động khi cần thiết. 3.4.2 Đe dọa của đối thủ tiềm ẩn: Áp lực tiềm ân từ lao đông philipin, đất nước mà GDP đa phần từ nguồn lao động xuất khẩu ra nước ngoài mang lại, có trình độ văn hóa gần với Malaysia, có cùng thứ tiếng( sử dụng tiếng Anh là chủ yếu), ý thức kỷ luật tốt… 3.4.3 Thách thức của sản phẩm, dịch vụ thay thế: Với xu thế quốc tế hóa ngày càng sâu rộng, yêu cầu về trình độ lao động ngày càng cao, nhất là khi các nước nhận ra lợi ích lớn mà xuất khẩu lao động đem lại khiến rất nhiều nước có tiềm năng và lợi thế hơn Việt Nam đầu tư cho việc đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng cho người lao động. Điều này tạo ra áp lực thay thế lớn đối với ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam. 3.4.4 Áp lực từ Malaysia: như đã phân tích như trên cho ta thấy những yêu cầu mà Malaysi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_lam_9653.doc
Tài liệu liên quan