Trình bày sự khác biệt đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
*Trung du miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên
- Số lượng đô thị: nhiều hơn (d/c)
- Quy mô dân số các đô thị: nhiều đô thị có dân số lớn hơn (d/c)
- Phân cấp đô thị: có nhiều đô thị hơn (cùng phân cấp) (d/c)
- Chức năng đô thị: đa dạng hơn, chủ yếu hành chính, một số có chức năng công nghiệp, du lịch (d/c)
- Phân bố: không đều, tập trung hơn ở vùng trung du, ven biển
* Tây Nguyên so với Trung du miền núi Bắc Bộ
- Số lượng đô thị: ít hơn (d/c)
- Quy mô dân số các đô thị: ít đô thị có dân số đông(d/c)
- Phân cấp đô thị: có ít đô thị hơn (cùng phân cấp) (d/c)
- Chức năng đô thị: chủ yếu hành chính
- Phân bố: đều hơn
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 môn: Địa lí - lớp 12 chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Địa lí - Lớp 12 Chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
=======//======
Câu I. (4.0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày và giải thích sự phân hoá đa dạng của thổ nhưỡng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Phân tích nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ.
Câu II. (3.0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự khác biệt về đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
2. Cho bảng số liệu:
Tỉ suất nhập cư phân theo các vùng lãnh thổ nước ta năm 2012 (Đơn vị: %)
Vùng
Tỉ suất nhập cư
Vùng
Tỉ suất nhập cư
Trung du và miền núi Bắc Bộ
1,6
Tây Nguyên
8,7
Đồng bằng sông Hồng
2,7
Đông Nam Bộ
15,5
Duyên hải miền Trung
2,1
Đồng bằng sông Cửu Long
1,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2013 - NXB Thống kê 2014)
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình nhập cư giữa các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012.
Câu III. (5.0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp nước ta. Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?
2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải tổng hợp lớn và quan trọng hàng đầu của nước ta?
Câu IV. (4.0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Số lượng gia súc và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000-2012
Năm
Trâu
(nghìn con)
Bò
(nghìn con)
Lợn
(nghìn con)
Gia cầm
(triệu con)
2000
2897,2
4127,9
20193,8
196,1
2005
2922,2
5540,7
27435,0
219,9
2010
2877,0
5808,3
27373,1
300,5
2012
2627,8
5194,2
26494,0
308,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013. Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000-2012.
2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn trên.
Câu V. (4.0 điểm)
1. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng này?
2. Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
============Hết============
Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD phát hành.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH LỚP 12 CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang)
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
1
Trình bày và giải thích sự phân hoá đa dạng của thổ nhưỡng miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
2,5
Tài nguyên đất ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ khá đa dạng, với nhiều loại đất khác nhau. Bao gồm các loại đất sau:
- Đất feralit
+ Đất feralit trên đá badan: Tập trung ở các cao nguyên tây nguyên (khoảng 1,3 triệu ha) và Đông Nam Bộ. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hóa đá badan có tầng dày, tơi xốp, khá màu mỡ.
+ Đất feralit trên các loại đá mẹ khác: Chiếm diện tích lớn, phân bố rộng rãi ở vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
+ Ngoài ra, ở các vùng núi có độ cao trên 500-600m đến 1600-1700m có đất mùn vàng đỏ trên núi và trên 1600-1700m có đất mùn alit núi cao, diện tích không lớn.
- Đất xám trên phù sa cổ: Tập trung nhiều ở ĐNB (trên 90 nghìn ha), ngoài ra còn có ở DHNTB.
- Đất phù sa sông:
+ Đất phù sa sông ở Đồng bằng Nam Bộ tập trung nhiều ở ven sông Tiền và sông Hậu, đây là loại đất tốt, từ đất thịt đến sét, phần lớn diện tích được phù sa sông Cửu Long bồi đắp hàng năm.
+ Đất phù sa sông ở đồng bằng duyên hải NTB, có nguồn gốc từ sông và biển, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và dinh dưỡng.
- Đất phèn, đất mặn chiếm ½ diện tích đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có ở vùng cửa sông ven biển ở DHNTB, đất phèn có đặc tính chua, đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều.
- Đất cát biển: Phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở DHNTB; đất nghèo mùn và chất dinh dưỡng.
* Giải thích:
- Do kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người, mỗi nhân tố có vai trò khác nhau trong việc hình thành đất.
- Ở những nơi khác nhau các nhân tố tác động khác nhau.
- Mối quan hệ các nhân tố ở các nơi khác nhau thì khác nhau
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
Phân tích nguyên nhân làm cho tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ.
1,5
*Biểu hiện:
* Nguyên nhân:
- Vị trí địa lý: nằm gần khu vực cận nhiệt nên các loài xứ lạnh tràn xuống
- Địa hình: Địa hình chủ yếu là đồi núi, một bộ phận núi cao xuất hiện các vành đai cận nhiệt và ôn đới trên núi, hướng núi đón gió mùa ĐB suy giảm tính nhiệt đới sinh vật
- Gió mùa: do tác động gió mùa ĐB làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, với 2 – 3 tháng nhiệt độ < 18oC, xuất hiện sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt
- Con người: lai tạo...
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
II
1
Trình bày sự khác biệt đặc điểm mạng lưới đô thị giữa hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
1,5
*Trung du miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên
- Số lượng đô thị: nhiều hơn (d/c)
- Quy mô dân số các đô thị: nhiều đô thị có dân số lớn hơn (d/c)
- Phân cấp đô thị: có nhiều đô thị hơn (cùng phân cấp) (d/c)
- Chức năng đô thị: đa dạng hơn, chủ yếu hành chính, một số có chức năng công nghiệp, du lịch (d/c)
- Phân bố: không đều, tập trung hơn ở vùng trung du, ven biển
* Tây Nguyên so với Trung du miền núi Bắc Bộ
- Số lượng đô thị: ít hơn (d/c)
- Quy mô dân số các đô thị: ít đô thị có dân số đông(d/c)
- Phân cấp đô thị: có ít đô thị hơn (cùng phân cấp) (d/c)
- Chức năng đô thị: chủ yếu hành chính
- Phân bố: đều hơn
0,75
0,75
2
Hãy nhận xét và giải thích về tình hình nhập cư giữa các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012.
1,5
- Nhận xét:
+ Vùng có tỉ suất nhập cư cao nhất là ĐNB (dẫn chứng và so với các vùng khác).
+ Vùng có tỉ suất người nhập cư khá cao là TN (dẫn chứng).
+ Các vùng còn lại có tỉ suất nhập cư thấp (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ ĐNB có tỉ xuất nhập cư cao là do ĐNB hội tụ nhiều thế mạnh phát triển KT, là vùng kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, khả năng tạo việc làm lớn, chất lượng cuộc sống cao...
+ TN là vùng có tỉ suất người nhập cư khá cao: do đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 ở nước ta; đất đai màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển của các trang trại cây công nghiệp....
+ Các vùng còn lại có tỉ lệ nhập cư thấp do nhiều nguyên nhân: vùng ĐBSH có dân cư đông, lao động dồi dào, khả năng giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn; các vùng khác kinh tế còn kém phát triển hơn....
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
1
Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp nước ta. Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?
3,0
a. Tình hình phát triển cây công nghiệp nước ta
Vai trò của sx cây CN ngày càng tăng trong ngành trồng trọt (d/c SL dựa vào biểu đồ tròn trong Atlát T19)
Diện tích:
- Tổng diện tích tăng (DC)
- Cả cây hàng năm và lâu năm đều tăng (DC)
Cơ cấu:
- Cơ cấu cây công nghiệp của nước ta đa dạng (dc)
- Căn cứ thời gian thu hoạch, cây công nghiệp nước ta được phân thành 2 nhóm: Cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.
Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta: cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng(dc)
Diện tích cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng giảm(dc).
Những cây CN quan trọng nhất của nc ta năm 2007: (kẻ bảng và nhận xét dựa vào Biểu đồ cột ghép tròn T19)
Giải thích
- Thị trường tiêu thụ : (diễn giải)
- Thế mạnh trong nước : (diễn giải)
b. Cần phải hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta vì:
- Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện KT-XH khác nhau giữa các vùng.
- Góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu.
- Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết việc làm rông rãi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha canh tác.
- Góp phần sử dụng các thành tựu KHKT tiên tiến vào sản xuất.
0,25
0,5
0,50
0,25
0,50
1,00
2
Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải tổng hợp lớn và quan trọng hàng đầu của nước ta.
2,0
- HN tập trung nhiều loại hình giao thông (liệt kê)
- Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch:
+ Đường bộ: quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18 (nêu rõ nơi bắt đầu, kết thúc, chiều dài, ý nghĩa)
+ Đường sắt: Thống Nhất, HN – Lào Cai, HN – HP,... (nêu rõ nơi bắt đầu, kết thúc, chiều dài, ý nghĩa)
+ Đường hàng không (diễn giải)
+ Đường sông (diễn giải)
- Tập trung cơ sở vật chất của ngành giao thông
- Có vị trí và vai trò đặc biệt tạo điều kiện và đòi hỏi giao thông phải phát triển mạnh (phân tích)
0,25
1,00
0,25
0,50
IV
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 2000-2012.
2,0
- Xử lý số liệu
- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ đường (lấy năm 2000 = 100%) các dạng biểu đồ khác không cho điểm
+ Biểu đồ chính xác, đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ
+ Mỗi lỗi sai sót trừ 0,25 điểm (Không qúa điểm của biểu đồ).
0,5
1,5
2
Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
2,0
* Nhận xét:
+ Tốc độ tăng trưởng số lượng gia súc và gia cầm không đồng đều: cao nhất là gia cầm, sau đó là lợn, bò và trâu. (DC)
+ Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm có sự thay đổi: đàn trâu có chiều hướng giảm; đàn bò, lợn, gia cầm tăng (DC)
* Giải thích:
+ Đàn trâu có xu hướng giảm là do việc tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo trong sx nông nghiệp từ trâu ngày càng giảm.
+ Số lượng đàn lợn, bò, gia cầm nước ta tăng nhanh do nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm này ngày càng lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2012 số lượng đàn bò, đàn lợn có tăng chậm hơn giai đoạn trước do ảnh hưởng của dịch bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đàn gia cầm tăng nhanh do có nhiều thế mạnh: vốn đầu tư ít, thời gian sinh trưởng nhanh,
1,0
1,0
V
1
a. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
2,00
* Tiềm năng:
- Khoáng sản nhiều loại , một số có trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao (d/c)
- Trữ năng thủy điện lớn (d/c)
- Nguyên liệu từ nông- lâm- ngư nghiệp (d/c)
* Sự phát triển chưa tương xứng với tiền năng của vùng.
- Giá trị sản lượng công nghiệp của vùng thấp (xử lí số liệu atlat = 2733 nghìn tỉ năm 2007).
- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp (29.5%). Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước thấp (d/c)
- Quy mô công nghiệp nhỏ bé, trừ một số tỉnh phụ cận ĐBSH như Qảng Ninh, Bắc giang Thái Nguyên đã hình thành được TTCN quy mô vừa và nhỏ, còn lại các tỉnh khác chưa hình thành được TTCN, xuất hiện rải rác 1 số điểm công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đơn giản, thiên về công nghiệp khai thác, chế biến thực phẩm, thủy điện, các ngành kĩ thuât cao rất hạn chế.
0,5
0,25
0,25
0.25
0,25
0.25
0.25
Tại sao cần phải chú ý đến vấn đề môi trường trong việc phát triển thủy điện ở vùng này?
1,0
- Các công trình thủy điện tác động lớn đến môi trường sinh thái: làm mất diện tích rừng, đất rừng, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, ....
- Các hồ thủy điện có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước của các khu dân cư trong vùng và các vùng lân cận (diễn giải)
0,5
0,5
2
Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
1,0
- Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực
- Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân
- Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II + III + IV + V = 20,0 ĐIỂM
Lưu ý ; nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia li 11_12474644.doc