Câu 22: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là:
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. B. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. D. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
Câu 23: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?
A. Lưu vực sông Nin. B. Lưu vực sông Mê Kông.
C. Lưu vực sông Hằng. D. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ.
Câu 24: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Con gười đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 25: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ
A. lao động . B. phát minh ra lửa.
C. sự thay đổi của thiên nhiên. D. chế tạo đồ đá.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn: Lịch sử khối KHXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: Lịch Sử KHỐI KHXH
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 04 trang.
Mã đề thi 132
Câu 1: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?
A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.
B. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
C. Đưa năng suất lao động tăng lên.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
Câu 2: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là:
A. Nông dân công xã B. Nô lệ. C. Thợ thủ công. D. Thương nhân.
Câu 3: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?
A. Tự tìm kiếm được thức ăn. B. Tự chuyển hoá mình.
C. Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước. D. Tự cải tạo thiên nhiên.
Câu 4: Các tầng lớp chính trong xã hội phương Đông là:
A. Nô lệ, quí tộc, nông dân công xã. B. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã
C. Vua, quý tộc, nô lệ D. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ
Câu 5: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Chăn nuôi. B. Làm nghề thủ công. C. Trị thủy. D. Trồng lúa nước.
Câu 6: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ đâu?
A. Rô-ma, Nhờ canh tách nông nghiệp. B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.
C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.
Câu 7: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Đường. B. Nhà Tống. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh.
Câu 8: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là
A. phân công lao động luân phiên. B. lao động độc lập theo hộ gia đình.
C. hưởng thụ bằng nhau. D. hợp tác lao động.
Câu 9: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A. Ấn Độ B. Việt Nam C. Trung Quốc D. Ai Cập
Câu 10: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
A. Thành thị cổ Ha-rap-pa B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon. D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Câu 11: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?
A. ấn Độ B. Hi Lạp C. Trung Quốc D. Rô-ma.
Câu 12: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ :
A. quan lại. B. quan lại, quý tộc và tăng lữ.
C. quý tộc và tăng lữ. D. quan lại và một số nông dân giàu có.
Câu 13: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
A. Kiến trúc. B. Lịch và thiên văn học.
C. Toán học. D. Chữ viết.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây không tác động đến thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đặc điểm kinh tế. B. Đặc điểm chủng tộc. C. Điều kiện tự nhiên. D. Đặc điểm chính trị.
Câu 15: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Thương nghiệp.
Câu 16: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải. B. Khắp các nước phương Đông.
C. Khắp thế giới. D. Khắp Trung Quốc và ấn Độ.
Câu 17: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?
A. Nhà Chu. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Hạ.
Câu 18: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?
A. Do công cụ lao động quá thô sơ. B. Do quan hệ huyết tộc.
C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất. D. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
Câu 19: Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là
A. Âm lịch. B. Lịch Pháp. C. Nông lịch. D. Dương lịch.
Câu 20: Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần là:
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc..
Câu 21: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?
A. quý tộc và nông dân công xã. B. quý tộc và nô lệ.
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. địa chủ với nông dân tự canh.
Câu 22: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là:
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. B. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. D. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
Câu 23: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?
A. Lưu vực sông Nin. B. Lưu vực sông Mê Kông.
C. Lưu vực sông Hằng. D. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ.
Câu 24: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
C. Con gười đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 25: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ
A. lao động . B. phát minh ra lửa.
C. sự thay đổi của thiên nhiên. D. chế tạo đồ đá.
Câu 26: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết taọ ra lửa B. Biết chế tạo nhạc cụ
C. Biết giữ lửa trong tự nhiên D. Biết chế tạo trang sức
Câu 27: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.
B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
C. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.
D. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.
Câu 28: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là:
A. cung tên. B. làm đồ gốm. C. đá mài sắc, gọn. D. lưới đánh cá.
Câu 29: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ IIII TCN D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
Câu 30: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp và thương nghiệp.
Câu 31: Bộ lạc là:
A. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
C. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Câu 32: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?
A. Từ Địa Trung Hải. B. Từ Hắc Hải, Ai Cập.
C. Từ ấn Độ, Trung Quốc. D. Từ các nước trên thế giới.
Câu 33: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là:
A. tính cộng đồng cao. B. sống theo bầy đàn.
C. hưởng thụ bằng nhau. D. phụ thuộc vào thiên nhiên.
Câu 34: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
Câu 35: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?
A. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp.
B. Trung Quốc - vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
C. Ấn Độ- vì phải tính thuế.
D. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán.
Câu 36: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng:
A. công cụ bằng kim loại. B. công cụ bằng đồng.
C. công cụ đá mới. D. công cụ bằng sắt.
Câu 37: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?
A. Thời nhà Hán B. Thời nhà Tần C. Thời nhà Tống D. Thời nhà Đường
Câu 38: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các cư dân cổ đại phương Đông là:
A. chữ viết. B. thiên văn học và lịch pháp.
C. chữ viết và lịch pháp. D. toán học.
Câu 39: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?
A. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời. B. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.
C. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn. D. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối.
Câu 40: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt
A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý.
B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh.
C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh.
D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------