Giáo án Hóa học 12 - Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. KIẾN THỨC.

Học sinh biết:

- Vị trí, cấu tạo nguyên tử của nhôm.

- Tính chất và ứng dụng của nhôm.

Học sinh hiểu: Nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hóa +3 trong các hợp chất.

2. KĨ NĂNG

- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản.

- Giải bài tập về nhôm

3. THÁI ĐỘ

Có ý thức bảo vẹ các đò vật bằng nhôm.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên; Giáo án trình chiếu; phiếu học tập; dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

2. Học sinh: kiến thức cũ về nhôm học lớp 9.

II. PHƯƠNG PHÁP.

Học tập nhóm, Thí nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

A. ổn định tổ chức.

B. Kiểm tra bài cũ

C. Giảng bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 8291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 27 : nhôm và hợp chất của nhôm I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức. Học sinh biết : Vị trí, cấu tạo nguyên tử của nhôm. Tính chất và ứng dụng của nhôm. Học sinh hiểu: Nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxi hóa +3 trong các hợp chất. 2. Kĩ năng Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản. Giải bài tập về nhôm 3. thái độ Có ý thức bảo vẹ các đò vật bằng nhôm. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên ; Giáo án trình chiếu ; phiếu học tập ; dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. 2. Học sinh : kiến thức cũ về nhôm học lớp 9. II. phương pháp. Học tập nhóm, Thí nghiệm. III. Tiến trình bài giảng. A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ C. Giảng bài mới: Phương pháp dạy học Nội dung kiến thức Sử dụng bảng HTTH hãy so sánh tính kim loại của Al với B, của Al với Mg và của Al với Si? Em hãy cho biết vị trí của nhôm trong bảng HTTH? Cho biết cấu hình e của nhôm? Nhôm có bao nhiêu e hóa trị? Chúng ở những phân lớp nào? Sử dụng SGK và sự hiểu biết của bản thân, hãy cho biết tính chất vật lí của nhôm? Em hãy lên làm TN đốt bột nhôm trên ngọn lủa đèn cồn. Cho biết hiện tượng TN. Viết PTPƯ. Em hãy lên làm TN nhôm tác dụng với dd HCl và H2SO4 loãng. Cho biết hiện tượng TN. Viết PTPƯ dạng phân tử và ion rút gọn cho trường hợp dd HCl. Em hãy lên làm TN nhôm tác dụng với dd HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Cho biết hiện tượng TN. Đun hai ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (ở miệng ống H2SO4 đặc có để 1 cánh hoa hồng). Cho biết hiện tượng TN. Viết PTPƯ dạng phân tử và ion rút gọn đối với trường hợp HNO3 đặc nóng. Khi học bài điều chế kim loại các em đã được biết phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử mạnh như là Al để khử oxit kim loại thành kim loại tự do ở nhiệt độ cao. Em hãy cho một phản ứng minh họa. (HS rèn luyện kĩ năng lập luận sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm) Em hãy lên làm thí nghiệm nhôm tác dụng với dd NaOH. Cho biết hiện tượng thí nghiệm. Giải thích. Viết phương trình phản ứng. Dựa vào tính chất vật lí cũ như tính chất hóa học của nhôm em hãy cho biết một số ứng dụng của nhôm? bài 27 : nhôm và hợp chất của nhôm A. Nhôm I. Vị trí của nhôm trong hệ thống tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử của nhôm. Tính kim loại: Al > B Al < Mg Al > Si Vị trí của nhôm: Số hiệu nguyên tử 13 Chu kì 3 Phân nhóm chính nhóm III Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Al có 3 e hóa trị (3s2 3p1) II. Tính chất vật lí. - Kim loại nhẹ và mềm. - Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. III. Tính chất hoá học. Nhôm là kim loại có tình khử mạnh: Al - 3e = Al3+ 1. Tác dụng với phi kim. VD: 4Al + 3O2 = 2Al2O3 2Al + 3Cl2 = 2AlCl3 2. Tác dụng với dung dịch axit. a, Nhóm axit không có tính OXH của gốc axit: HCl, H2SO4 loãng VD: 2Al + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2 2Al + 6H+ = 2Al3 + 3H2 b, Nhóm axit có tính OXH của gốc axit: HNO3, H2SO4 đặc + Al thụ động với axit HNO3 và H2SO4 đặc nguội. + Al khử được N=5 (HNO3 đặc nóng/loãng) và S+6 (H2SO4 đặc nóng) xuống số OXH thấp hơn. VD: Al + 4HNO3 = Al(NO3)3 + NO + 2H2O Al + 4H+ + NO3- = Al3+ + NO + 2H2O 3. Tác dụng với oxit kim loại. (pư nhiệt nhôm) VD: 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe + Nếu H = 100% và Al dư thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Fe, Al2O3 và Al dư. + Nếu H = 100% và Fe2O3 dư thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Fe, Al2O3 và Fe2O3 dư. + Nếu H < 100% thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Fe, Al2O3, Al dư và Fe2O3 dư. 4. Tác dụng với nước. - Vật bằng nhôm không tác dụng với nước vì có lớp màng Al2O3 bảo vệ. - Nếu phá vỡ lớp màng Al2O3 thì Al phản ứng được với nước. 2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2 5. Tác dụng với dd kiềm. Nhôm tan trong dung dịch kiềm. Al2O3 + NaOH = NaAlO2 + H2O 2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2 Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + H2O IV. ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nhôm. 1. ứng dụng - Dùng làm các vật dụng trong gia đình, vật liệu chế tạo mày. - Dùng làm dây cáp dẫn điện cao thế. - Điều chế một số kim loại trong phòng thí nghiệm. 2. Trạng thái tự nhiên Nhôm tồn tại ở dạng hợp chát. D. Củng cố. Hãy cho biết tính chất hóa học của nhôm là gì? Hãy cho biết nguyên nhân của tính chất này? E. Ra bài tập về nhà: Bài 5,7 SGK trang 129.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA NHOM.doc
Tài liệu liên quan