Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long

PHẦN I 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 1

I/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Chứng khoán Thăng Long 1

1/ Lịch sử hình thành và phát triển 1

2/ Tư cách pháp nhân: 1

3/ Triết lý và nguyên tắc kinh doanh 2

4/ Mục tiêu hoạt động: 3

5/ Các lĩnh vực hoạt động: 3

5.1/ Môi giới chứng khoán 3

5.2/ Tư vấn đầu tư chứng khoán 4

5.3/ Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. 4

5.4/ Đăng ký và lưu ký chứng khoán. 4

5.5/ Dịch vụ bổ trợ: 4

6/Quá trình phát triển: 6

7/ Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yêú trong những năm gần đây 6

8/ Cơ cấu doanh thu: 7

9/ Hệ thống chi nhánh của Công ty Chứng khoán Thăng Long trên toàn quốc 7

II/ Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty Chứng khoán Thăng Long 8

1/ Lĩnh vực kinh doanh, nhiệm vụ kinh doanh 8

1.1/Nghiệp vụ môi giới chứng khoán : 9

1.2/Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: 10

1.3/ Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 10

1.4/ Nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá: 11

1.5/Nghiệp vụ tư vấn niêm yết: 12

1.6/ Nghiệp vụ tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp: 12

2./ Cơ sở vật chất và trang thiết bị 13

3./Lao động: 13

4./Vốn kinh doanh: 14

5./ Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 16

6./ Các điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Thăng Long: 18

6.1/Các điểm mạnh trong hoạt động của công ty chứng khoán: 18

6.2/Các điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán: 19

PHẦN II 21

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 21

I./ Thực trạng công tác tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Công ty Chứng khoán Thăng Long 21

1./ Thị trường và khách hàng mục tiêu 21

2./ Kết quả đạt được 23

3./ Quá trình thực hiện tư vấn cổ phần hoá của Công ty 24

3.1/ Nội dung tư vấn cổ phần hoá 25

3.2/ Quy trình thực hiện của công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long 27

4./ Quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hoá cho Công ty vận tải Biển Bắc (NOSCO) 37

II./ Đánh giá tổng quát về việc thực hiện tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long 50

1./ Những kết quả tích cực 50

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và thống nhất; Trao đổi, đàm phán với khách hàng, thống nhất mức phí; Trình Lãnh đạo Công ty phê chuẩn (nếu cần). Trách nhiệm thực hiện đàm phán Phí tư vấn: Chuyên viên chính thực hiện hợp đồng (được uỷ quyền đàm phán) Hoặc Trưởng phòng Tư vấn; Hoặc Lãnh đạo Công ty. Soạn thảo hợp đồng kinh tế Lập Hợp đồng kinh tế, Phụ lục hợp đồng (gồm Lịch trình triển khai cổ phần hoá, Phí tư vấn cph); Trình Trưởng phòng Tư vấn xem xét và duyệt; Trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt về nội dung hợp đồng (nếu cần); Chuyển khách hàng ký hợp đồng; trình Lãnh đạo Công ty ký hợp đồng. Trách nhiệm thực hiện lập hợp đồng: Chuyên viên chính tư vấn được giao nhiệm vụ; Trưởng phòng Tư vấn. Ký kết hợp đồng kinh tế Sau khi Kế hoạch thực hiện cổ phần hoá, hợp đồng kinh tế, dự toán chi phí tư vấn được hoàn thành (có ý kiến phê chuẩn của Lãnh đạo Công ty), gửi tới khách hàng để thống nhất. Sau khi đạt được thống nhất về các nội dung hợp đồng và mức phí tư vấn. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. hợp đồng kinh tế cần được khách hàng ký trước. Tập hợp thông tin, số liệu Để thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho khách hàng, yêu cầu các chuyên viên thực hiện cần phải lập Kế hoạch thực hiện hàng tuần để gửi khách hàng và báo cáo có thẩm quyền. Định kỳ hàng tuần (hoặc hai tuần) một lần báo cáo về tiến trình thực hiện cổ phần hoá và vướng mắc gặp phải khi thực hiện cổ phần hoá cho khách hàng. Tập hợp các thông tin và hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Gửi Danh mục hồ sơ pháp lý thu thập cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị trước; Tâp hợp Hồ sơ pháp lý theo danh mục. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Tập hợp Danh sách lao động của doanh nghiệp Gửi Danh mục hồ sơ lao động cần thu thập cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị trước; Tập hợp Hồ sơ về lao động theo danh mục, theo chỉ tiêu yêu cầu, theo mẫu biểu Lao động gửi khách hàng. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ Tập hợp các Báo cáo Tài chính và Báo cáo Quyết toán thuế của doanh nghiệp. Gửi Danh mục tài liệu cần thu thập cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị trước:bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê, hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng, nợ không có khả năng thu hồi, các khoản nợ đã xử lý theo chế độ trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp); hồ sơ về các tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất, tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi; hồ sơ về các công trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang; hồ sơ về các khoản vốn đầu tư khác Tập hợp các tài liệu về tài chính - kế toán theo danh mục. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Đánh giá sơ bộ các báo cáo tài chính Vào số liệu kế toán theo yêu cầu; Đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của khách hàng. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Xác định giá trị thực tế doanh nghiệp Xác định giá trị tài sản * Phân loại, kiêm kê, đánh giá tài sản. Lên danh mục các tài sản để chuẩn bị kiểm kê, đánh giá thực tế; Khảo sát thực tế, đối chiếu với số liệu sổ sách,xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách, phân loại tài sản cần dùng sau cổ phần hoá; Đánh giá thực trạng tài sản: tình trạng sử dụng, công suất sử dụng, tình trạng kỹ thuật, môi trường, an toàn lao động khi sử dụng… Lập Biên bản kiểm kê và đánh giá tài sản (theo mẫu biên bản kiểm kê và đánh giá tài sản); Thống nhất với khách hàng về nội dung kiểm kê, đánh giá tài sản; Hội đồng kiểm kê và đánh giá tài sản doanh nghiệp ký Biên bản kiểm kê và đánh giá Tài sản. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ; Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát sản phẩm. * Đối chiếu công nợ, Lập thư xác nhận nợ. Phân loại nợ. Đối chiếu công nợ theo sổ sách với khế ước nợ, chứng từ nợ; Xác nhận đối tượng nợ; Lập thư xác nhận nợ; Gửi thư đối chiếu công nợ (theo mẫu xác nhận công nợ). Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. * Xác định giá trị tài sản và phương án xử lý tài sản. Phân loại tài sản cần dùng, không cần dùng; Xác định tỷ lệ còn lại; Thu thập nguyên giá thị trường, xác định lại nguyên giá đối với các tài sản cần dùng; Xác định giá trị còn lại theo thực tế; Trình Trưởng phòng Tư vấn xem xét và cho ý kiến; Tham khảo ý kiến, thống nhất với khách hàng về giá trị đánh giá lại của từng tài sản. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ; Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. b. Hoàn thành hồ sơ xác định giá trị thực tế của khách hàng Soát xét sản phẩm:Hồ sơ bao gồm các tài liệu: + Hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp giữa hai bên + Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp + Bảng xác định tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn + Bảng xác định tài sản cố định và đầu tư dài hạn + Bảng xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp + Bảng xác định giá trị quyền sử dụng đất + Bảng kê khai chi tiết tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, nợ thực tế phải trả + Các văn bản pháp luật có liên quan đến tiến trình cổ phần hoá của doanh nghiệp cổ phần hoá. Tổ chức hội thảo giữa khách hàng và Công ty Chứng khoán Thăng Long: Thống nhất ký đóng dấu hai bên và gửi cấp có thẩm quyền; Bảo vệ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp trước cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp. Trách nhiệm thực hiện Hồ sơ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ; Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. Lập phương án cổ phần hoá Xác định chi phí cổ phần hoá Lập bảng chi phí cổ phần hoá cho doanh nghiệp. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ; Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. Xây dựng kế hoạch kinh doanh định hướng Xây dựng các mục tiêu của sản xuất kinh doanh; Xác định thị phần và tiềm năng của thị trường; Mô tả quy mô; Đưa ra các đặc thù của khách hàng; Đánh giá sự cạnh tranh hiện tại và trong tương lai; Ước tính về doanh số hàng bán và doanh thu; Kế hoạch nguồn vốn và các số liệu tài chính dự kiến; Dự kiến chi phí cho phát triển mở rộng thị sản xuất kinh doanh; Lập Phương án tài chính sau cổ phần hoá. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Trưởng phòng Tư vấn hướng dẫn và kiểm soát. Lập Danh sách lao động được mua cổ phần theo giá ưu đãi Lập Danh sách lao động được mua cổ phần theo giá ưu đãi theo mẫu. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. Lập danh sách lao động đào tạo và đào tạo lại, danh sách lao động nghỉ hưu sớm và lao động không sắp xếp được việc làm. Tư vấn phương án sắp xếp lại lao động đối với tất cả các đối tượng lao động trong công ty như số lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm cổ phần hoá, số lao động tiếp tục tuyển dụng, số lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng, bao gồm cả phương án đào tạo lại lao động để bố trí công việc phù hợp với kế hoạch kinh doanh mở rộng hay thu hẹp sản suất của doanh nghiệp. Lập Danh sách lao động dôi dư, về hưu sớm, lao động cần đào tạo lại theo bảng mẫu. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. Hoàn thiện Kế hoạch kinh doanh định hướng Căn cứ các phân tích về thực trạng doanh nghiệp, số liệu tài chính và dự kiến tài sản chính sau cổ phần hoá đã thực hiện, TSC hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. Phương án hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 – 5 năm tiếp theo, trong đó phải đưa ra được: phương án cơ cấu lại doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần, sắp sếp lại các bộ phận trong doanh nghiệp, đổi mới ngành nghề kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; kế hoạch kinh doanh trong các năm tiếp theo về lợi nhuận, thị trường, quy mô,.... và các giải pháp về vốn, nguyên liệu, tổ chức sản xuất, lao động, tiền lương. Xây dựng Kế hoạch kinh doanh chi tiết sau cổ phần hoá Căn cứ vào Phương án cổ phần hoá định hướng và các đóng góp của cán bộ công nhân viên chức tại đại hội công nhân viên chức, và sự thống nhất của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, TSC sẽ hoàn thành Kế hoạch kinh doanh sau cổ phần hoá. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. g. Hoàn thành phương án cổ phần hoá Hoàn thiện Phương án cổ phần hoá; Chuyển Trưởng phòng Tư vấn kiểm soát. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ Lập điều lệ công ty cổ phần. Trao đổi ý kiến với khách hàng; Xây dựng Điều lệ; Chuyển kiểm soát sản phẩm. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Thống nhất về phương án cổ phần hoá và điều lệ giữa Công ty Chứng khoán Thăng Long và khách hàng Gửi khách hàng Phương án cổ phần hoá để lấy ý kiến, thống nhất của khách hàng;Công ty Chứng khoán Thăng Long sẽ kết hợp với doanh nghiệp, ban chỉ đạo cổ phần hoá và các đơn vị liên quan hoàn thiện toàn bộ phương án cổ phần hoá, gửi tới các bộ phận của doanh nghiệp để nghiên cứu trước khi tiến hành hội nghị công nhân viên chức bất thường để lấy ý kiến hoàn thiện cổ phần hoá Hoàn thiện Phương án theo ý kiến khách hàng; Soát xét sản phẩm theo quy định. Trách nhiệm thực hiện: Chuyên viên tư vấn được giao nhiệm vụ. Hoàn thiện phương án cổ phần hoá và chuyển gửi khách hàng Hoàn thiện theo các ý kiến thống nhất với khách hàng; Chuyển kiểm soát sản phẩm; Chuyển gửi khách hàng; Theo dõi đôn đốc chỉnh sửa phương án cổ phần hoá đến khi doanh nghiệp có được quyết định chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Lưu ý: Kể từ ngày có quyết định công bố Giá trị doanh nghiệp đến ngày nộp Phương án cổ phần hoá theo quy định là 20 ngày. Đấu giá cổ phần lần đầu khi cổ phần hoá - Tuỳ từng doanh nghiệp với quy mô vốn và điều kiện khác nhau, Công ty chứng khoán Thăng Long sẽ cung cấp cho doanh nghiệp trọn gói dịch vụ Bán đấu giá cổ phần. Tuỳ theo mức bán ra công chúng khi phát hành cổ phần, TSC có thể phát hành cổ phần qua sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh. Thực hiện đấu giá theo Quy trình đấu giá cổ phần: Xây dựng hồ sơ công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu bao gồm: Quy chế đấu giá và bản công bố thông tin. Cùng Công ty xác định thời điểm tổ chức bán đấu giá Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng giá khởi điểm và số lượng cổ phần bán ra bên ngoài. Chuẩn bị các mẫu biểu dùng cho cuộc đấu giá Tổ chức nhận đăng ký, thu tiền đặt cọc mua cổ phần của nhà đầu tư bên ngoài Lập danh sách nhà đầu tư đăng ký hợp lệ Tổ chức buổi đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài: Gửi phiếu tham dự đấu giá đến nhà đầu tư, chuẩn bị phần mềm đấu giá. Thực hiện đấu giá, xác định danh sách được mua cổ phần. Thu tiền bán đấu giá cổ phần của nhà đầu tư và chuyển về cho doanh nghiệp theo quy định. Lập báo cáo tổng kết sau khi kết thúc đợt đấu giá. Kể từ ngày có Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đến ngày hoàn thiện việc đấu giá tối đa là 4 tháng. Tổ chức Đại hội đông cổ đông và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần Sau khi hoàn thành đấu giá cổ phần, tư vấn doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông: Nội dung họp thông thường bao gồm: · Bầu Hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị. · Bầu Ban kiểm soát. · Thông qua điều lệ Công ty. · Thông qua phương án kinh doanh cho các năm sắp tới. Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, Lập báo cáo tài chính tại thời điểm CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hoá, báo cáo cơ quan chủ quản, ban chỉ đạo cổ phần hoá, nộp tiền thu từ bán cổ phần về công ty. Tổ chức giúp cho CTCP ra mắt và bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian kể từ thời điểm định giá giá trị doanh nghiệp cho tới thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần (thời điểm này ghi trên đăng ký kinh doanh) xác định tối đa là 01 năm. Thanh lý Hợp đồng tư vấn Ngay sau khi có quyết định thành lập Công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền, TSC được coi là đã hoàn thành các trách nhiệm tư vấn Cổ phần hoá với khách hàng. Hai bên sẽ thanh lý hợp đồng tư vấn và thanh toán số tiền còn lại của TSC. 4. Quá trình tiến hành tư vấn cổ phần hoá cho Công ty vận tải Biển Bắc (NOSCO) Công ty Vận tải Biển Bắc trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là công ty nhà nước với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ vận tải sông, biển, cung ứng vật tư, phụ tùng, thiết bị chuyên ngành vận tải biển. Quá trình cổ phần hoá công ty này, Công ty Chứng khoán Thăng Long được lựa chọn là tổ chức tư vấn. * Giai đoạn tìm kiếm khách hàng: Từ uy tín của Công ty Chứng khoán Thăng Long trong nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá và quan hệ khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội, NOSCO đã chủ động đặt vấn đề đề nghị Công ty là tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hoá. Các cuộc gặp gỡ tiếp xúc cần thiết đã được Trưởng phòng Tư vấn, Lãnh đạo Công ty phê chuẩn, đồng thời đảm bảo các cấp Lãnh đạo đối ứng. trước khi tiến hành tiếp xúc, phòng Tư vấn đã tiến hành tìm hiểu sơ lược về công ty Vận tải Biển Bắc và chuẩn bị cho thư chào. Kết quả của các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc là: khách hàng chấp thuận thuê Công ty Chứng khoán Thăng Long thực hiện tư vấn cổ phần hoá và 2 bên đã ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc chấp thuận thuê Công ty Chứng khoán Thăng Long là đơn vị thực hiện tư vấn cổ phần hoá. Nội dung chính của Hợp đồng là tư vấn cho NOSCO: phương án cổ phần hoá, bán đấu giá cổ phiếu lần đầu và tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu. * Giai đoạn chuẩn bị: Phòng Tư vấn tiến hành lập Nhóm tư vấn gồm 3 người trong có 2 chuyên viên của phòng và Trưởng phòng phụ trách kiểm soát, đồng thời xây dựng Lịch trình tư vấn, thống nhất với Công ty Vận tải Biển Bắc. Sau khi 2 bên đã thương lượng về mức phí tư vấn, mức phí là 0.1% mức vốn điều lệ thực góp của NOSCO với tổng phí là 150 triệu đồng. Trên các cơ sở đó, Nhóm tư vấn soạn thảo Hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo 2 bên và tiến hành ký kết Hợp đồng. * Giai đoạn tập hợp thông tin, số liệu: Nhóm tư vấn tập hợp hồ sơ pháp lý của công ty thông qua việc gửi danh mục các hồ sơ gồm có: quyết định thành lập, giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu khách hàng gửi Danh sách lao động của doanh nghiệp Công ty Chứng khoán Thăng Long không tiến hành định giá nên Nhóm tư vấn đề nghị khách hàng gửi Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp đã được tổ chức định giá thực hiện, và đánh giá về tình hình tài chính của công ty. Công việc này có liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức Bán đấu giá cổ phần của Công ty Vận tải Biển Bắc sau này. Theo đó: Giá trị Doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Công ty Vận tải Biển Bắc thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để cổ phần hoá như sau: Gía trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá: 159.029.428.295 đồng Trong đó: Gía trị thực tế phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp: 15.084.460.741 đồng Tổng giá trị tài sản của Công ty tại thời điểm xác định giá trị Doanh nghiệp - (31 tháng 3 năm 2006) theo đánh giá lại: 164.224.602.354 đồng. Trong đó: - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 110.996.625.927 đồng - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 46.205.413.881 đồng. - Gía trị lợi thế kinh doanh : 1.827.388.487 đồng. - Gía trị quyền sử dụng đất : 0 đồng. - Tài sản không cần dùng : 5.195.174.059 đồng. Nhóm tư vấn và khách hàng đánh giá về tình hình tài chính của công ty: Bảng 6: Tình hình tài chính Công ty Vận tải Biển Bắc Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 9 tháng đầu 2006 1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1 Cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản (%) 74% 72% 68% 68% TSLĐ/Tổng tài sản (%) 26% 28% 30% 28% 1.2 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 96% 96% 92% 90% Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn 4% 4% 8% 10% 2. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (%) 85% 62% 67% 64% 2.2 Khả năng thanh toán nhanh (%) 49% 35% 42% 41% 3. Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất sinh lời/Doanh thu TSLN trước thuế/Doanh thu (%) 1% 1% 4% 1% TSLN sau thuế/Doanh thu (%) 1% 1% 3% 1% 3.2 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS TSLN trước thuế/Tổng tài sản (%) 0% 1% 4% 1% TSLN sau thuế/Tổng tài sản (%) 0% 1% 3% 1% 3.3 Tỷ suất LN sau thuế/Nguồn vốn CSH(%) 10% 23% 84% 23% Cơ cấu tài sản phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh trong đó tài sản cố định chiếm 68% chủ yếu là cơ sở vật chất và các đội tàu của công ty, tài sản lưu động chiếm 30%. Cơ cấu vốn có sự mất cân đối cần điều chỉnh: vốn chủ sở hữu của nhà nước chiếm 8%, nợ phải trả chiếm 92%. Phương án điều chỉnh định hướng là tăng nguồn vốn chủ sở hữu thông qua đề nghị chuyển nợ thành vốn góp chủ sở hữu và phát hành thêm cổ phiếu. Khả năng thanh toán ỏ mức chấp nhận khi mà tài sản lưu động của công ty chủ yếu là tiền mặt và những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản khá thấp. Tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu tăng liên tục trong 3 năm trở lại, riêng năm 2005, tỷ suất này đạt mức rất cao 84%. * Giai đoạn lập phương án cổ phần hoá: Nhóm tư vấn và Ban chỉ đạo cổ phần hoá của Công ty Vận tải Biển Bắc xây dựng kế hoạch kinh doanh định hướng trong 3 năm sau cổ phần hoá trên căn cứ vào tình hình kinh doanh 3 năm gần đây, thực trạng và mục tiêu của công ty. Đây là nội dung chủ yếu mà NOSCO phải công bố với các nhà đầu tư trước khi tổ chức Bán đấu giá cổ phần. Bởi vậy, 2 bên phải có sự hợp tác chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện và Nhóm tư vấn phải tư vấn kỹ lưỡng. Theo phương án cổ phần hoá đã được thống nhất: - Lĩnh vực kinh doanh của công ty mở rộng sang Xây dựng các công trình giao thông, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà văn phòng, nhà ở, nhà hàng, khách sạn cho khách Việt Nam và khách nước ngoài. - Thị trường, cơ hội và thách thức + Thị trường dịch vụ hàng hải là thị trường đầy tiểm năng, sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm tới. Nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường biển của các công ty trong nước ngày càng tăng cao. Quá trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế và việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới sẽ đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, cùng với đó là khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng mạnh được vận chuyển bằng đường biển. mặt khác, hiện nay, tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam cao, số lượng du khách không ngừng tăng. Đây là thị trường công ty ngày càng chú trọng vào khai thác. sự phát triển rất nhanh của hoạt động phân phối hàng hoá ở Việt Nam cùng với hệ thống giao thông đường bộ có dấu hiệu quá tải thì phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. + Cơ hội: Các yếu tố vĩ mô Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động XNK diễn ra sôi động Trên bình diện vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với một mức khá cao và ổn định. Nằm trong xu thế chung đó, các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng trưởng cao. Theo thống kê, tỷ trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm chừng 80% toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, ngành kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ như địa lí hàng hải, môi giới hàng hải, kho bãi và giao nhận ... có tiềm năng phát triển lớn. Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành hàng hải Đến nay, thị phần chuyên chở của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đạt 15% lượng hàng hoá XNK. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành hàng hải trong bối cảnh kinh tế mở cửa, Chính phủ đã có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ không những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận lợi về giao thông vận tải biển như Campuchia, Lào, Myanmar cũng như vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Triển vọng tích cực của thị trường vốn Việt Nam Việc chuyển đổi mô hình từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần của NOSCO diễn ra trong giai đoạn thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Đây là cơ hội vàng giúp Công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Hơn nữa, NOSCO có thể tham gia đầu tư tài chính vào các dự án hoặc các công ty có tiềm năng như một hình thức đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Các yếu tố nội tại Sự thay đổi hình thức hoạt động Việc chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ tạo được cho công ty tính tự chủ trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.và tạo nên động lực phát triển cho Công ty khi những người lao động là chủ sở hữu từ đó phát huy tính làm chủ của người lao động. Sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược Chuyển sang mô hình công ty cổ phần, NOSCO sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Bảo Minh Sài Gòn. NOSCO sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí hợp lý hơn. Điều này quan trọng khi Công ty cần phải đầu tư nhiều hạng mục lớn trong tương lai như mua (đóng mới) tàu vận tải… + Thách thức: Các yếu tố vĩ mô Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu Việt Nam Có thể nói ngành vận tải biển trong nước hiện nay đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi. Thị trường dịch vụ hàng hải, đại lý môi giới tàu biển, giao nhận hàng hoá.... cạnh tranh ngày càng cao: Trên cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước còn lại là doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu tại các trung tâm kinh tế và cảng biển lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vũng Tàu. Về thị trường giao nhận hàng hoá và tiếp vận, hiện nay trên cả nước có hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp gia nhập ngày càng tăng trong khi tốc độ phát triển của thị trường chỉ có một mức độ nhất định. Các yếu tố nội tại Trong giai đoạn vừa qua, Công ty chưa được năng động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể. Số cán bộ công nhân viên nhiều tuổi chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên nghiệp vụ kế cận chưa được thực hiện đúng mức. - Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của NOSCO giai đoạn 2007 – 2009 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Vốn điều lệ Tr.đ 40.000 40.000 40.000 - Cổ phần Nhà nước (51%) 20.400 20.400 20.400 - Các cổ đông khác (49%) 19.600 19.600 19.600 2 Tổng doanh thu Tr.đ 158.458 201.920 212.020 3 Tổng chi phí Tr.đ 153.018 195.800 205.400 4 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5.440 6.120 6.620 5 Thuế TNDN Tr.đ 0 0 927 6 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5.440 6.120 5.693 - Ưu đãi thuế TNDN Tr.đ 1.523 1.714 927 7 Tỷ lệ LN sau thuế/vốn điều lệ % 13,6 15,3 14,2 8 Trích lập các quỹ Tr.đ 2.424 2.727 2.881 - Quỹ dự phòng tài chính Tr.đ 196 220 238 - Quỹ khen thưởng/phúc lợi Tr.đ 313 353 381 - Quỹ đầu tư phát triển Tr.đ 1.915 2.154 2.261 9 Lợi nhuận chia cổ tức Tr.đ 3.016 3.393 3.739 10 Tỷ lệ chia cổ tức % 7,5 8,5 9,3 11 Lao động Người 305 325 350 12 Thu nhập BQ đầu người Tr.đ 4,20 4,30 4,50 - Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực SXKD + Về vận tải biển: Tích cực đầu tư phát triển đội tàu, cụ thể là: Đầu tư tàu hàng khô có trọng tải từ 18.000 DWT - 30.000 DWT, có khả năng đi biển xa để mở thêm vùng tuyến hoạt động; Đầu tư tàu dầu trọng tải khoảng 15.000 T đến 20.000 T vào năm 2007- 2008 tiến tới đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên những phương tiện này đòi hỏi tiền vốn lớn, trình độ kỹ thuật, khai thác, điều hành và nhất là trình độ sử dụng, vận hành tàu của thuyền viên phải chuyên nghiệp đủ đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao. + Đầu tư đổi mới phương thức xuất khẩu lao động và dịch vụ du lịch lữ hành, chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, lấy chất lượng làm khâu đột phá. Đào tạo, đào tạo lại, bổ sung những người có tâm huyết, có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm để quản lý, khai thác những lĩnh vực này. + Mở mang thêm những ngành nghề có vốn đầu tư thấp nhưng có hiệu quả kinh tế cao như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là mua tàu cho Công ty, kinh doanh nhà khách… - Các giải pháp tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0358.doc