Địa lý 11 - Tiết 9 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)

 3.1. Hoạt động khởi động: Giáo viên trình chiếu hình ảnh về một số dạng địa hình được tạo thành do tác động của ngoại lực như địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, địa hình bồi tụ. Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài mới.

 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình bóc mòn

 - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 + GV chia lớp thành 4 nhóm

 + GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

 Nhóm 1: Nghiên cứu H 9.4 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập.

 Nhóm 2: Nghiên cứu H 9.5 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập.

 Nhóm 3: Nghiên cứu H 9.6 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập.

 Nhóm 4: Nghiên cứu H 9.7 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập.

 ( Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đã thực hiện từ cuối tiết học trước ở phần hướng dẫn

HS chuẩn bị bài mới)

 - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập

 ( Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập chủ yếu các nhóm đã thực hiện ở nhà. Trên lớp GV sẽ dành cho các nhóm 3 phút để rà soát lại, thống nhất ý kiến, hoàn thiện báo cáo)

 - Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

 - Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc và kết quả hoạt động của các nhóm, cung cấp bảng thông tin phản hồi:

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý 11 - Tiết 9 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/ 09/ 2018 TIẾT 9. BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các quá trình: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết được tác động của các quá trình này đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Phân tích được mối quan hệ giữa ba quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ - Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra. 2. Kĩ năng: Quan sát hình ảnh rút ra nhận xét về một số dạng địa hình được tạo thành do tác động của ngoại lực như địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, địa hình bồi tụ. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở. - Thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: - Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi 2. Thiết bị dạy học: Máy chiếu III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp giảng Sĩ số - Tên học sinh vắng 10A2 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy 3. Bài mới: 3.1. Hoạt động khởi động: Giáo viên trình chiếu hình ảnh về một số dạng địa hình được tạo thành do tác động của ngoại lực như địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, địa hình bồi tụ. Từ đó dẫn dắt học sinh vào bài mới. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình bóc mòn - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV chia lớp thành 4 nhóm + GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: Nghiên cứu H 9.4 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 2: Nghiên cứu H 9.5 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 3: Nghiên cứu H 9.6 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập. Nhóm 4: Nghiên cứu H 9.7 kết hợp với kiến thức để hoàn thành phiếu học tập. ( Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đã thực hiện từ cuối tiết học trước ở phần hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới) - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS làm việc theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập ( Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập chủ yếu các nhóm đã thực hiện ở nhà. Trên lớp GV sẽ dành cho các nhóm 3 phút để rà soát lại, thống nhất ý kiến, hoàn thiện báo cáo) - Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau - Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc và kết quả hoạt động của các nhóm, cung cấp bảng thông tin phản hồi: Nội dung Nhóm 1: Nghiên cứu H 9.4 Nhóm 2:Nghiên cứu H 9.5 Nhóm 3: Nghiên cứu H 9.6 Nhóm 4: Nghiên cứu H 9.7 1. Tên hình ảnh Khe rãnh xói mòn Ngọn đá sót hình nấm( nấm đá) Vách biển và bậc thềm sóng vỗ Phi-o 2. Tác nhân gây ra Nước chảy( dòng chảy tạm thời ) Gió Sóng biển Băng hà 3. Nơi thường xảy ra Nơi có địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật Vùng khí hậu khô hạn( sa mạc, hoang mạc) Ven biển (đặc biệt là vùng ven biển có địa hình cao, dốc) Vùng khí hậu lạnh 4. Hình ảnh là kết quả của hình thức bóc mòn nào? Xâm thực Thổi mòn Xâm thực và mài mòn Mài mòn 5. Kể tên một số dạng địa hình khác Rãnh nông ( do nước chảy tràn), mương xói( do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối; hồ móng ngựa....( do dòng chảy thường xuyên). Cột đá, bề mặt đá rỗ tổ ong, hố trũng thổi mòn... Hàm ếch sóng vỗ, các vịnh biển, các mũi đất nhô ra biển. Cao nguyên băng hà, đá trán cừu.... * Hoạt động 2. Tìm hiểu về quá trình vận chuyển. - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh: Quan sát hình ảnh kết hợp với kiến thức SGK cho biết: + Thế nào là quá trình vận chuyển? Quá trình vận chuyển phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Có các hình thức vận chuyển nào? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh quan sát hình ảnh kết hợp kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi. - Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận + Giáo viên gọi đại diện học sinh trả lời. + Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và cung cấp thông tin phản hồi: + Khái niệm: Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. + Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào: Động năng của quá trình Kích thước và trọng lượng vật liệu Điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm. + Các hình thức vận chuyển: Có hai hình thức Cuốn theo (đối với vật liệu nhỏ, nhẹ) Lăn trên mặt đất dốc (đối với vật liệu lớn, nặng) * Hoạt động 3. Tìm hiểu về quá trình bồi tụ - Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp nhóm trả lời câu hỏi: Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bồi tụ tạo nên? Liên hệ với Việt Nam? - Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các cặp nhóm HS thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận + Giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc và kết quả hoạt động của các nhóm, cung cấp bảng thông tin phản hồi: + Khái niệm: Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy + Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp chủ yếu dựa vào động năng của các nhân tố ngoại lực. + Quá trình bồi tụ tạo ra các dạng địa hình như: Bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ sông( do nước chảy); cồn cát, đụn cát ở sa mạc( do gió); các bãi cát, cồn cát ven biển, cồn ngầm, doi cát nối liền giữa các đảo, đầm phá...( do sóng biển) Các dạng địa hình bồi tụ ở Việt Nam: Bãi bồi ven sông, đồng bằng châu thổ sông( do nước chảy); các bãi cát, cồn cát ven biển, đầm phá...( do sóng biển) 3.3. Hoạt động luyện tập: Chọn đáp án đúng Câu 1. Quá trình bóc mòn mang những tên gọi khác nhau chủ yếu là do A. kết quả khác nhau. B. tác nhân khác nhau. C. thời gian diễn ra khác nhau. C. diễn ra ở các miền khí hậu khác nhau. Câu 2. Quá trình bóc mòn do tác nhân là gió còn gọi là quá trình A. xâm thực. B. thổi mòn. C. mài mòn. D. bồi tụ. Câu 3. Phi-o là kết quả của quá trình bóc mòn do A. sóng biển tạo nên. B. băng hà tạo nên. C.dòng nước tạo nên. D. gió thổi tạo nên. Câu 4. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm xuất hiện dạng địa hình các rãnh nông? A. Các dòng chảy thường xuyên. B. Xâm thực do dòng nước chảy tràn. C. Gió mang theo vật liệu thổi mòn. D. Mài mòn của các đợt sóng biển. Câu 5. Dạng địa hình nào sau đây là sản phẩm của quá trình bồi tụ? A. Cao nguyên băng hà. B. Bậc thềm sóng vỗ. C. Hang động cacxtơ. D. Đồng bằng châu thổ. 3.4. Hoạt động vận dụng( về nhà): Câu hỏi: Kể tên một số dạng địa hình do các quá trình ngoại lực tạo nên ở Việt Nam? 3.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( về nhà):Dành cho các HS khá, giỏi Câu hỏi 1. Giải thích sự hình thành dạng địa hình: hồ móng ngựa, tam giác châu? Câu hỏi 2. Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất? 4. Củng cố: - GV củng cố tiết học (bằng sơ đồ hóa kiến thức), nhấn mạnh những phần kiến thức trọng tâm. 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi về nhà( câu hỏi 1,2 trong SGK; câu hỏi phần vận dụng; các HS khá, giỏi trả lời hai câu hỏi phần tìm tòi, mở rộng). - Chuẩn bị bài mới: Bài 10. Thực hành + Xác định trên H 10( SGK trang 38) các vành đai động đất, núi lửa; kết hợp với tập bản đồ thế giới xác định các vùng núi trẻ. + Dựa vào H 10( SGK trang 38), H 7.3( SGK trang 27) và thuyết kiến tạo mảng hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ. Duyệt giáo án Ngày 25 tháng 09 năm 2018 Nhóm trưởng Nguyễn Văn Thắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐịa Lý- Nguyễn T Hải Lý.docx
Tài liệu liên quan