DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRưỜNG CHỨNG
KHOÁN VÀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU Tư NưỚC NGOÀI TRÊN
THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN. 7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRưỜNG CHỨNG
KHOÁN .7
1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán .7
1.1.2. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán .8
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán .10
1.1.3.1. Nhà phát hành .10
1.1.3.2. Nhà đầu tư.10
1.1.3.3.Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán .11
1.1.3.4.Các tổ chức liên quan đến chứng khoán.12
1.1.3.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán.16
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ
ĐẦU Tư NưỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN . 18
1.2.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán .18
1.2.2. Khái niệm địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán .21
1.2.3. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc xác định địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán .24
1.2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà
đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.27
1.2.4.1. Pháp luật Brazil .27
1.2.4.2. Pháp luật Thái Lan.30
1.2.4.3. Pháp luật Hàn Quốc.33
Kết luận chương I.37
Chương II. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU
Tư NưỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.38
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU Tư NưỚC
NGOÀI TRÊN THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN . 38
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987.38
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1996.40
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1996 đến 2006.44
47 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động kinh doanh chứng khoán.
Tổ chức lƣu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh
toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty
chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ
lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Các tổ chức hỗ trợ
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng
cường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để
mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ
chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số
nước không cho phép thành lập các tổ chức này.
Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính
của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành cụ
thể. Hệ số tín nhiệm có thể biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định
của từng công ty xếp hạng.
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
Mỗi thị trường đều có những nguyên tắc hoạt động riêng. Đối với thị trường
chứng khoán cơ chế vận hành của nó được dựa trên bốn nguyên tắc hoạt động căn
bản sau: Nguyên tắc cạnh tranh tự do, nguyên tắc công khai, nguyên tắc trung gian
và nguyên tắc đấu giá. Việt Nam đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng
14
khoán (TTGDCK) chính là tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), và
vì vậy việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho thị trường chứng khoán
phát triển được lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư.
Nguyên tắc cạnh tranh tự do
Thị trường chứng khoán phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do. Các nhà
phát hành, các nhà đầu tư được tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả trên thị
trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh
giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để
bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn
chứng khoán mà họ muốn đầu tư vào. Trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư cũng tự do
cạnh tranh để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất.
Nguyên tắc công khai
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công
khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên
thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ
hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ
phiếu của Giám đốc, người quản lý, cổ đông lớn,... Các thông tin càng được công bố
công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng
khoán.
Bởi vì thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng đối với nhà đầu tư chứng
khoán. Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức
có tác động đến sự thay đổi giá cả của chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho
nhà đầu tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau đồng thời cũng là biện pháp
quan trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán lũng
đoạn thị trường.
Nguyên tắc thông qua trung gian
Đây là nguyên tắc căn bản cho việc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng
khoán. Những người muốn mua hay bán chứng khoán không tiến hành giao dịch trực
tiếp với nhau trên thị trường chứng khoán mà phải thông qua các nhà môi giới.
Nguyên tắc này đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch là các chứng khoán
15
thật, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, liên tục, ngày càng phát
triển và bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư. Bởi lẽ, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể
hiểu biết và phán đoán được giá trị thực của từng loại chứng khoán cũng như những
biến động giá trong tương lai của chúng. Những người môi giới chuyên nghiệp với
vốn kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình, dựa trên các căn cứ xác đáng khi
đưa ra những phân tích chứng khoán, sẽ giúp cho nhà đầu tư tránh bị nhầm lẫn hoặc
bị lừa.
Nguyên tắc trung gian trong giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua
các nhà trung gian môi giới (broker) và các nhà kinh doanh chứng khoán (dealer).
Các trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa
hồng họ có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến chứng khoán cho khách
hàng như: đại diện cho khách hàng để thương lượng mua hoặc bán chứng khoán, chi
trả cổ tức cho khách hàng, ứng vốn trước cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua
bán sau (giao dịch bảo chứng), cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong
việc lựa chọn đầu tư, mua bán chứng khoán. Hoặc, họ chỉ cung cấp một số ít (môi
giới từng phần) dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như làm trung gian mua bán
chứng khoán cho khách hàng hoặc chỉ làm đại diện cho người sở hữu chứng khoán.
Các nhà kinh doanh chứng khoán cũng là những người trung gian mua bán
chứng khoán trên thị trường, nhưng không phải cho khách hàng mà cho chính bản
thân họ, bằng nguồn vốn đầu tư để hưởng chênh lệch giá trong quá trình mua bán.
Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh chứng khoán còn đóng vai trò là người tạo lập thị
trường, làm cho thị trường chứng khoán được diễn ra một cách liên tục.
Nguyên tắc đấu giá
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và
các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự
động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực
tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập
vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác
16
định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao
nhất.
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình
thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết
các nước trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy
nhất, tuy nhiên người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua
các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư.
1.1.5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khoán có thể
phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét
3 cách thức cơ bản là theo hàng hoá giao dịch trên thị trường, theo hình thức tổ chức
thị trường và theo quá trình luân chuyển vốn. Các phân tích sau đây sẽ thể hiện từng
cách thức phân loại đó.
Theo hàng hoá giao dịch trên thị trường
Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân
chia thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị
trường dẫn suất (thị trường các công cụ phái sinh).
Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các
trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành công cụ này là
phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi.
Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ có xác
nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu
trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu
cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty khi tài
sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định.
Thị trường công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và
bán. Tiêu biểu cho công cụ này là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Thị
trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung
cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà
đầu tư.
17
Theo hình thức luân chuyển vốn
Theo hình thức này, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp (hay thị trường cấp I) là thị trường phát hành các chứng
khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả
của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp
làm tăng vốn cho nhà phát hành.
Thị trường thứ cấp (hay thị trường cấp II) là thị trường giao dịch mua bán,
trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển
vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.
Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các giác độ
sau:
- Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng) của các chứng
khoán đã phát hành. Việc này làm tăng tính ưa chuộng của chứng khoán và làm giảm
rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa
chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà
phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sản sẽ tạo
điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý
của doanh nghiệp.
Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi
thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn. Đồng thời, tạo điều kiện
cho việc phân phối một cách có hiệu quả. Sự di chuyển vốn đầu tư trong nền kinh tế
được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán
và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp.
- Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty.
- Thông qua việc định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí
vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở
tham chiếu cho nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông
18
qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển đến công ty nào làm ăn có hiệu quả
nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ
lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là
mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị
trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị
trường sơ cấp.
Theo hình thức tổ chức của thị trường
Thị trường chứng khoán có thể được tổ chức theo hai cách sau:
Thị trường giao dịch tập trung, thị trường được tổ chức thành sở giao dịch,
tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa
điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy,
người ta còn gọi sở giao dịch chứng khoán là sở giao dịch tập trung, nơi giao dịch
mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả.
Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung (OTC:
Over-The-Counter Market) là thị trường giao dịch của các nhà buôn, những người tạo
thị trường (Market Makers).
Ngoài hai thị trường nói trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị
trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường
tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trường chứng khoán
thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay và thị trường kỳ
hạn. Việc phân loại thị trường chứng khoán sẽ giúp việc phân tích cụ thể hơn vai trò
của thị trường chứng khoán.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài.
Thứ nhất, về cá nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, theo pháp luật của đa
số các nước trên thế giới, là những người không mang quốc tịch của nước sở tại.[16.
Tr119] Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định khái niệm người nước ngoài tại
19
khoản 5, Điều 3, Luật Quốc tịch 2008 như sau: “Người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở
Việt Nam”.
Thứ hai, về tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài, theo quan niệm của các
nước trên thế giới, là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật
nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm những mục đích đã được xác định
trước.[16. Tr137] Còn khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 của Việt Nam quy
định, tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước
ngoài.
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận
là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu
tổ chức như sau: có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc
trong quyết định thành lập pháp nhân; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân
khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia các
quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thông thường một tổ chức được công nhận có
tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách
pháp nhân ở các nước khác. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức
hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công
nhận là có quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở
xác định nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân, góp phần kiểm soát các hoạt
động của pháp nhân, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế xã hội của nhà
nước nơi pháp nhân đặt trụ sở hoặc hoạt động. Vấn đề xác định quốc tịch của pháp
nhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện
nay và pháp luật các quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề xác định quốc tịch
của pháp nhân.
Pháp luật của Pháp, Đức và của nhiều nước khác, pháp nhân đặt trung tâm
quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành
lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh, Mỹ xác định quốc
tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Ở Nga và
20
các nước Đông Âu, áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào
nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân.[17]
Pháp luật Việt Nam đã có quy định về nguyên tắc xác định quốc tịch của
pháp nhân. Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định quốc tịch của pháp nhân
được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập trừ trường hợp pháp
nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Quốc
tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước và vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp
thành lập, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên quy định này chỉ bao gồm các doanh
nghiệp mà không phải tất cả các pháp nhân. Song điều khoản này đã không còn
được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã
thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nước nơi
pháp nhân thành lập. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại
Việt Nam là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam. Những pháp nhân không mang
quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài.
Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay Luật đầu tư năm 2014 đã phân
biệt rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài để giải quyết những nhầm lẫn, tranh cãi, mâu thuẫn về định nghĩa nhà đầu tư
nước ngoài của Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản dưới luật khác. Theo đó, Nhà
đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp
luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh cách phân loại này, theo tư cách chủ thể, nhà
đầu tư nước ngoài có thể được phân loại thành nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá
nhân. Nhà đầu tư tổ chức có số lượng ít hơn nhưng do tiềm lực tài chính, kinh
nghiệm quản lý, vị thế kinh doanh nên họ là lực lượng có vị thế và đóng góp nhiều
hơn cho Việt Nam.
Theo thông lệ phổ biến trên thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập
doanh nghiệp theo pháp luật nước sở tại thì doanh nghiệp đó được coi là doanh
21
nghiệp trong nước của nước sở tại, đương nhiên họ có nghĩa vụ và quyền lợi như
doanh nghiệp trong nước, đồng thời được khuyến khích đầu tư với tỷ lệ cổ phần
không hạn chế vào doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh
doanh thuộc lĩnh vực hạn chế thì có thể hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài. Quy định như vậy giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh
vực tài chính chứng khoán, nhằm thành lập các công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu
tư, quỹ đầu tư để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, để nạp
vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư dài
hạn để làm cho thị trường vốn phát triển ổn định, thể hiện chủ trương thúc đẩy đầu
tư ở khía cạnh không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài. Khi Luật đầu tư năm 2014 chưa ra đời, theo điểm b khoản 1 Điều 2
Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tổ chức
thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài
trên 49% là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là bất hợp lý, không phù hợp với
thông lệ thế giới cũng như cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các
doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp sinh ra tại Việt Nam mà bị coi là doanh
nghiệp nước ngoài là không hợp lý. Họ phải chịu rất nhiều nghĩa vụ và thủ tục hành
chính như doanh nghiệp trong nước nhưng quyền lợi lại không được như doanh
nghiệp trong nước.
Luật chứng khoán được sửa đổi, bổ sung năm 2010 không có quy định cụ thể
về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tại Điều 2 lại quy định về đối tượng áp
dụng của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham
gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
1.2.2. Khái niệm địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán
22
Tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể
khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Ở một khía cạnh
nào đó, khi nói về tư cách pháp lý thì cũng chính là nói về địa vị pháp lý thể hiện vị
trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật và đi liền với nó là quyền lợi,
nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Tư cách pháp lý là nền tảng để
xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối
tranh chấp trong tố tụng.[18, Tr 50-55] Từ đó ta có thể rút ra địa vị pháp lý của
người nước ngoài là những quyền cụ thể mà người nước ngoài được hưởng và
những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại cũng như các cơ chế
pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực thi các quyền và
nghĩa vụ nói trên.
Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được xác định bởi pháp luật nước
sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Người nước ngoài sống
trên lãnh thổ của nước khác cùng một lúc chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý:
chế độ pháp lý theo nước mà họ là công dân và chế độ pháp lý của nước sở tại nơi
người đó cư trú.[16, Tr 122]
Khi đề cập đến vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, trước hết phải
tìm hiểu việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của người nước ngoài.
Với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của người đó
được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng hành vi của mình
thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp luật quy định. Thông thường
các quốc gia quy định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài ngang hoặc
tương đương công dân nước sở tại. Đại đa số các quốc gia xác định năng lực hành
vi dân sự theo nguyên tắc luật quốc tịch. Một số nước như Anh, Mỹ xác định năng
lực hành vi theo nguyên tắc luật nơi cư trú.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, năng lực pháp luật dân sự cũng như năng
lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
23
tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo
pháp luật Việt Nam. Việc xác định cá nhân bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Với pháp nhân, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một
nước nào đó, năng lực pháp luật của pháp nhân tại nước sở tại được xác định theo
pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.
Như vậy, bên cạnh các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của công
dân, từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo cơ sở và điều kiện
để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp với sự tồn tại hợp pháp
của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan trọng liên quan đến địa vị pháp
lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại là người nước ngoài không chỉ
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp
luật của nước người đó là công dân và luật quốc tế. Vì vậy, một quốc gia không thể
đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó
không phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc
gia khác.[20, Tr 119]
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định
theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân;
quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân
và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo
pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch. Trường hợp pháp nhân nước ngoài
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân;
năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy
định dựa trên sự kết hợp hệ thuộc Luật quốc tịch, Luật nơi cư trú và Luật nơi thực
hiện hành vi.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhà đầu tư nước ngoài, địa vị pháp lý của
nhà đầu tư nước ngoài như phân tích nêu trên, có thể định nghĩa về địa vị pháp lý
24
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: “Địa vị
pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tổng
hợp tất cả các yếu tố như quyền năng chủ thể của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
quyền và nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài; các
chính sách và cơ chế pháp luật bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng
như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi họ tham gia đầu tư trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”.
1.2.3. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc xác định địa vị pháp lý của nhà đầu tư
nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Thứ nhất là Luật đầu tư năm 2014 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày
26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật này quy định về hoạt động
đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra
nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh.
Luật đầu tư năm 2014 không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp như Luật đầu tư năm 2005, thay vào đó là khái niệm “đầu tư kinh doanh”.
Theo đó, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động
kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự
án đầu tư. Luật đầu tư năm 2014 đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050008275_2414_2002965.pdf