Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh Phú Thọ

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH , BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.4

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHTM.4

1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM .4

1.1.2. Phân loại tín dụng NHTM.5

1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM .7

1.2.1. Quy trình tín dụng khái quát .7

1.2.2. Nội dung nghiệp vụ các bước của quy trình tín dụng NHTM .8

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI.11

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài.11

1.3.2. Các yếu tố bên trong.14

1.4.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM.16

1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM .20

1.5.1. Đánh giá khái quát hoạt động tín dụng .20

1.5.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo quy trình tín dụng.20

1.5.3. Phân tích hoạt động tín dụng theo các yếu tố ảnh hưởng .21

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG

TRUNG ƯƠNG – CHI NHÁNH PHÚ THỌ.22

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG - CHI NHÁNH PHÚ THỌ

.22

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển .22

pdf127 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm TSĐB phải bằng hoặc dài hơn thời hạn cho vay. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 48 Bảng 2.18: Cho vay ngoài hệ thống phân theo tài sản đảm bảo năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng Dư nợ 119,188 138,135 132,810 Có TSĐB 109.688 92 126.035 91,2 115.810 87,2 Không có TS 9.500 8 12.100 8,2 17.000 12,8 (Nguồn: phòng kinh doanh của Chi nhánh)  Doanh số cho vay và thu nợ * Doanh số cho vay: Doanh số cho vay biểu thị sự luân chuyển vốn và thể hiện số lượt cấp tín dụng trong một thời gian (thường là một năm) doanh số càng cao chứng tỏ việc luân chuyển vốn nhanh hoặc biểu thị sự tăng trưởng tín dụng và nhu cầu khách hàng đây cũng là biểu hiện uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng. Bảng 2.19 : Doanh số cho vay của Chi nhánh Phú Thọ các năm 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Số tiền % 2010/ 2009 Số tiền % 2011/ 2010 Tổng doanh số cho vay 336.116 371.388 10.5 407.210 9.6 a. Cho vay trong hệ thống: 179.950 209.050 16.2 274.450 31.3 - Ngắn hạn: 147.350 165.550 12.4 237.250 43.3 - Trung & DH 32.600 43.500 33.4 37.200 -14.5 b. Cho vay ngoài hệ thống 146.798 165.388 12.7 132.760 - 19.7 - Ngắn hạn 65.741 74.206 12.9 74.397 0.25 - Trung & DH 81.057 88.182 8.8 58.363 -33 (Nguồn: phòng kinh doanh của Chi nhánh) Nhận xét: Tổng doanh số cho vay của Chi nhánh các năm đều tăng: - Năm 2010 tổng doanh số cho vay tăng 10.5%, trong đó cho vay trong hệ thống tăng 16.2%, cho vay ngoài hệ thống tăng 12.7%; nguyên nhân: Thứ nhất: Chi nhánh tập trung vốn thực hiện công tác điều hoà cho các quỹ tín dụng cơ sở vào những tháng cuối năm nên doanh số cho vay trong hệ thống cao hơn cho vay ngoài hệ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 49 thống. Thứ hai: Những tháng cuối năm 2010 Chi nhánh tiếp nhận nhiều vốn dự án từ Quỹ tín dụng Trung ương để cho vay điều hoà trong hệ thống: ADB 1457, ADB 1990, RDFII, JBIC (JICA), RDFIII, ICOdo đó doanh số cho vay trung và dài hạn trong hệ thống tăng cao (tăng 33.4%). Thứ ba: Năm 2010 nợ quá hạn cho vay ngoài hệ thống vẫn còn ở mức cao, trong đó lại chủ yếu là cho vay ngoài hệ thống do vậy Chi nhánh đã hạn chế cho vay ngoài hệ thống và tích cực thu hồi nợ đến hạn. - Năm 2011 tổng doanh số cho vay tăng 9.6%; trong đó trong hệ thống tăng 31.3%, ngoài hệ thống giảm khá mạnh (- 19.6%). Như vậy có thể thấy Chi nhánh chủ yếu tập trung thu nợ ngoài hệ thống để dành vốn cho vay điều hoà cho các. Nhìn vào số liệu ta nhận thấy cho vay ngắn hạn ngoài hệ thống không tăng như vậy có thể nói Chi nhánh chủ yếu cho vay lại đối với kách hàng cũ, đối với cho vay trung và dài hạn ngoài hệ thống của Chi nhánh đã giảm rất nhiều để phù hợp với nguồn vốn và hạn chế rủi ro. - * Doanh số thu nợ: Cùng với việc tăng trưởng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng được Chi nhánh quan tâm và chú trọng một cách nghiêm túc vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quay vòng vốn tín dụng, thu nhập của Chi nhánh cũng như của cả hệ thống. Mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn, hạn chế rủi ro và sinh lợi nên Chi nhánh thường xuyên đẩy mạnh thu nợ đến hạn, quá hạn. Bảng 2.20: Doanh số thu nợ của Chi nhánh các năm 2009 - 2011 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Số tiền % 2010/2009 Số tiền % 2011/2010 Tổng doanh số thu nợ 327.544 334.215 2 376.889 12.8 a. Thu nợ trong hệ thống 195.527 190.826 -2.4 238.804 25 - Ngắn hạn 163.204 140.400 - 14 206.404 47 - Trung hạn &DH 32.323 50.426 56 32.400 -35.7 b. Thu nợ ngoài hệ thống 120.356 143.439 19.2 138.085 -3.7 - Ngắn hạn 64.840 62.524 -3.5 77.345 23.7 - Trung & DH 55.516 80.915 45.7 60.740 - 24.9 (Nguồn: Theo số liệu của Phòng kế toán & ngân quỹ của Chi nhánh) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 50 Nhận xét: Tổng doanh số thu nợ các năm đều tăng, và phù hợp với kỳ đáo hạn của vốn cho vay: - Năm 2010 tổng doanh số thu nợ tăng 2%; trong đó: Thu nợ trong hệ thống giảm (2.4)%, ngoài hệ thống tăng 19.2%. Trong cơ cấu tăng trưởng doanh số thu nợ: thu nợ ngắn hạn trong hệ thống giảm (-)14%, thu nợ ngắn hạn ngoài hệ thống tăng giảm (-)3.5% - Năm 2011 tổng doanh số thu nợ tăng 12.8%; trong đó: Thu nợ trong hệ thống tăng 25%, ngoài hệ thống giảm (-) 3.7%. Trong cơ cấu tăng trưởng doanh số thu nợ: thu nợ ngắn hạn trong hệ thống tăng 47%, thu nợ ngắn hạn ngoài hệ thống tăng 23.7%; so với dư nợ đầu kỳ doanh số thu nợ ngắn hạn cả trong và ngoài hệ thống đều > 1lần. Nguyên nhân: từ cuối năm 2009 và trong năm 2010 Chi nhánh thực hiện cho vay điều hoà cho các quỹ tín dụng thành viên với kỳ hạn chủ yếu <=9tháng. - Cơ cấu doanh số thu nợ: Thu nợ ngắn hạn có mức tăng mạnh (trong hệ thống tăng 73.6%, ngoài hệ thống tăng 32.7%). Thu nợ trung và dài hạn (trong hệ thống giảm 71,6%, ngoài hệt hống giảm 17,5%). Nguyên nhân: do cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn do vậy năm 2009 Chi nhánh chủ yếu tăng trưởng nợ ngắn hạn, riêng cho vay trong hệ thống hầu như các món vay ngắn hạn đều có kỳ hạn <= 9 tháng do vậy trong năm 2010 có nhiều món vay đến kỳ đáo hạn. - Đối với cho vay trong hệ thống qua xem xét số liệu trực tiếp tại Chi nhánh trong 10 năm qua hầu hết các món vay của các quỹ tín dụng cơ sở đều được trả đầy đủ gốc và lãi trước hạn, và đúng hạn. Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ của Chi nhánh các năm 2009 – 2011 336116327,544 370571 334,215 409120381,906 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2009 2010 2011 DS cho vay DS thu no Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 51  loại dư nợ theo chất lượng (theo nhóm) - Phân loại dư nợ theo nhóm: Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của TCTD. Theo đó dư nợ cho vay được chi thành 5 nhóm gồm: Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Bao gồm nợ được đánh giá là có klhả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như: các khoản bảo lãnh, cám kết cho vay, chấp nhận thanh toán Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý: Bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại có thời hạn quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Bao gồm nợ từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Bao gốm nợ nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày, nợ chờ sử lý Bảng 2.21: Phân loại dư nợ cho vay ngoài hệ thống theo nhóm của Chi nhánh Các năm 2009-2011: ĐVT : Triệu đồng Phân loại Năm 2009 Năm 2010 Tăng giảm 2010/2009 Năm 2011 Tăng giảm 2011/2010 Tổng dư nợ 266.112 303.285 14 333.606 10 Nợ nhóm 1 260.784 194.693 227.546 Nợ nhóm 2 2.350 1.600 - 31,9 1.300 - 18.7 Nợ nhóm 3 1.198 900 - 24.8 800 - 11 Nợ nhóm 4 1.780 500 - 71.9 500 0 Nợ nhóm 5 1.200 120 900 -25 Trong đó Trong hệ thống Tổng dư nợ 146.924 165.150 12.4 200.796 21.6 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 52 Nợ nhóm 1 146.924 165.150 12.4 200.796 21.6 Nợ từ nhóm 2 - 5 0 0 0 Ngoài hệ thống Tổng dư nợ 119.188 138.135 132.810 Nợ nhóm 1 260.784 194.693 227.546 Nợ nhóm 2 2.350 1.600 - 31,9 1.300 - 18.7 Nợ nhóm 3 1.198 900 - 24.8 800 - 11 Nợ nhóm 4 1.780 500 - 71.9 500 0 Nợ nhóm 5 1.200 120 900 -25 Cộng từ nhóm 2-5 5.328 4.200 -21 3.500 - 17 (Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu của Chi nhánh các năm 2009-2011) Nhận xét: Cho vay trong hệ thống: 100% số dư nợ cho vay đều là nợ nhóm 1. Qua xem xét số liệu trực tiếp tại Chi nhánh trong 10 trở lại đây (từ 2001-2011) chưa có trường hợp nào cho vay trong hệ thống phải chuyển nợ từ nhóm 2 trở lên. Cho vay ngoài hệ thống: - Năm 2009 chưa có nợ nhóm 5 mà chủ yếu là nhóm 2 và nhóm 4. Nợ nhóm 2 chiếm 44%/tổng nợ quá hạn. Từ cuối năm 2008 một số khách hàng của Chi nhánh đã bắt đầu bộc lộ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy vậy khách hàng vẫn còn cố gắng trong khả năng của mình để trả nợ do đó chưa phát sinh nợ nhóm 5 . - Năm 2010 tổng nợ xấu có chiều hướng giảm ở nhóm 3, 4, 5 (-31.9 ,-24.8, -71.9). Các khách hàng nợ xấu từ năm 2008 chuyển sang đã khó khăn thực sự, không có khả năng trả nợ, đồng thời trong năm tài chính phát sinh thêm một số khách hàng không trả nợ đúng hạn nên phải chuyển nhóm, do vậy nợ xấu năm 2010 phát sinh thêm nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). - Năm 2011 do Chi nhánh đã tập trung vào việc phân loại khách hàng, tích cực đôn đốc và áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ các nhóm 2 và 4, trong đó bán tài sản thế chấp của 1 khách hàng nợ nhóm 5 số tiền thu được 300tr đồng. Do vậy nợ xấu năm 2011 đã giảm đi rất nhiều (-17%). Đây là sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh trong việc sử lý thu hồi nợ xấu. * Nợ xấu: Thực trạng và nguyên nhân Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 53 Nợ xấu là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là thước đo phản ánh chất lượng công tác cho vay của Chi nhánh. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đối với các khoản tiền mà Chi nhánh đã cho vay. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì những khoản nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi hoạt động tín dụng ngoài hệ thống của Chi nhánh phục vụ cho đa dạng các đối tượng, ngành nghề như: tư nhân cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH... lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, kỳ hạn cho vay khác nhau cũng có những rủi ro khác nhau. Bảng 2.22: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh các năm 2009 – 2011. ĐVT : Triệu đồng 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền % Tỷ lệ Tăng, giảm Số tiền % Tỷ lệ Tăng, giảm Tổng dư nợ 266.112 303.285 22 333.606 15 Nợ xấu 5.328 4.200 -21 3.500 - 17 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,0 1,4 -0,6 1,0 0,4 Dư nợ Cho vay ngoài hệ thống 146.924 165.150 12,4 200.796 21,5 Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay ngoài hệ thống (%) 3,6 2,5 - 1,1 1,7 - 0,8 Nợ xấu cho vay Trung & dài hạn 2.500 3.500 3.000 Nợ xấu Trung&DH/tổng dư nợ cho vay ngoài hệ thống (%) 1,7 2,11 0,41 1,5 - 0,6 Nợ xấu cho vay ngắn hạn 2.828 700 500 Nợ xấu ngắn hạn/tổng dư nợ ngoài hệ thống 1,9 0,4 -1,5 0,24 -0,16 Nợ xấu cho vay vận tải kho bãi 1.800 3.000 2.500 (Nguồn: Báo cáo tình hình nợ xấu của Chi nhánh các năm 2009-2011) Qua bảng số liệu trên và dựa trên các tiêu chí về đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD hiện nay thì ta thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh tuy có tăng về số lượng, song chất lượng tín dụng chưa được tốt. Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tuy nằm trong giới hạn cho phép (<5%). Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 54 Bảng 2.23: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh, của QTDTW và một số NHTM trên địa bàn Phú Thọ các năm 2009-2011. Tên TCTD % nợ xấu các năm 2009 2010 2011 Quỹ tín dụng Trung ương 3,05 2,89 2,82 Các NHTM trên địa bàn 2,1 2,5 2,8 Nợ xấu của Chi nhánh 2,0 1,4 1,0 (Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ) Chi tiết: 100% nợ xấu của Chi nhánh thuộc nhóm khách hàng ngoài hệ thống. Trong đó số nợ xấu này chủ yếu là các khách hàng vay để đầu tư mua phương tiện vận tải thuỷ nội địa. Tính đến 31/12/2011 Chi nhánh còn 70 khách hàng vay với 87 Hợp đồng tín dụng, số dư nợ còn lại là 70.500 triệu đồng. Trong đó có 8 khách hàng với 10 hợp đồng tín dụng, số dư nợ 15.500 triệu đồng khả năng sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, dự kiến trả nợ không đúng hạn, có 3 khách hàng với 3 Hợp đồng tín dụng, số dư nợ 2.500 triệu đồng không có khả năng trả nợ, hiện Chi nhánh đang yêu cầu khách hàng bán tài sản để trả nợ hoặc bàn giao tài sản cho Chi nhánh bán thanh lý thu nợ. Nguyên nhân nợ xấu thì có nhiều song có hai nhón nguyên nhân chủ yếu đó là: Do bản thân bên cho vay gây ra (chủ quan) và do nguyên nhân từ bên ngoài gây ra (khách quan) * Khách quan: - Bắt đầu từ giữa năm 2008 do ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế toàn cầu, mức tiêu thụ hàng hoá giảm mạnh, luân chuyển hàng hoá kém do vậy lượng hàng hoá vận chuyển cũng giảm theo, nhất là việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển qua các cảng biển khu vực phía Bắc của Việt Nam giảm đi rất nhiều, cùng với đó là việc Nhà nước cấm xuất khẩu than và quặng. Trong khi đó khách hàng vay vốn của Chi nhánh lại đầu tư vào mua sắm phương tiện vận tải thuỷ để kinh doanh vận tải than sang Trung Quốc cho các chủ hàng và trung chuyển hàng hoá từ các cảng thuộc thành phố Hải Phòng đến Quảng Ninh và đi đến các tỉnh bằng đường sông do vậy khi hàng hoá chậm luân chuyển, lượng hàng hoá cần vận chuyển ít hơn nhu cầu vận chuyển sinh ra cạnh tranh giữa các chủ phương tiện, giá cước vận chuyển giảm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 55 xuống. Trong khi đó các chi phí đầu vào đều tăng cao như: giá xăng dầu lại tăng, nhân công tăng, lãi suất cho vay tăng cao, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành vận tải thuỷ nội địa đều tăng. Vì vậy hầu hết các chủ phương tiện đều bị thua lỗ do không tìm được nguồn hàng vận chuyển để có doanh thu hoặc doanh thu không đủ bù đắp chi phí, từ đó việc trả nợ tiền vay nói chung và trả nợ cho Chi nhánh nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Phương tiện vận tải thuỷ có mức vốn đầu tư rất lớn thường từ vài tỷ đồng trở lên, trong khi đó khả năng vốn tự có của khách hàng thường rất thấp chỉ đạt từ 30 - 50%/tổng vốn đầu tư. Cá biệt có những dự án khách hàng chỉ có thể đầu tư được khoảng 20%. Thời gian thi công kéo dài, giá vật tư sắt thép, nhân công tăng cao làm cho một số dự án có chi phí giá thành cao hơn nhiều so với dự toán ban đầu làm cho việc thi công bị dở dang, phương tiện không đưa vào khai thác đúng thời gian dự kiến dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả, không thực hiện được kế hoạch trả nợ theo kỳ hạn đã thoả thuận. Mức độ hao mòn vô hình và hữu hình của các phương tiện rất lớn, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ nhiều, càng làm cho khách hàng thêm khó khăn trong việc trả nợ. - Một số khách hàng đạo đức không tốt sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hoặc lợi dụng tình hình khó khăn chung để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ mặc dù họ vẫn có khả năng về tài chính. Một số khách hàng có tuổi đời còn quá trẻ, tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm quản lý kinh doanh hoặc bị hạn chế về các mối quan hệ nguồn hàng, kinh tế phụ thuộc gia đình nên nguồn thu bị gia đình chi phốitè những lý do đó dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không chủ động được kế hoạch của mình. * Chủ quan: - Do cán bộ tín dụng đánh giá về khả năng kinh doanh của khách hàng không tốt, cho vay những khách hàng có tuổi đời, tuổi nghề còn quá trẻ (27 tuổi đời, 01 tuổi nghề) lại đang phụ thuộc gia đình nên việc quản lý kinh doanh cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp rất yếu, các mối quan hệ còn nhiều hạn chế dó đó khi đi vào hoạt động không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích, nguồn thu bị chi phối bởi nhu cầu chi tiêu của gia đình, khả năng quản lý kinh tế của khách hàng kém. - Thẩm định về mức đầu tư của dự án không sát với thực tế nên cho vay vượt nhu cầu thực của dự án dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tỷ trọng vốn vay Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 56 tự có tham gia vào dự án quá nhỏ làm cho chi phí lãi vay vượt quá mức khả năng khai thác doanh thu bình thường của tài sản nên khách hàng không trả được nợ. - Thẩm định giá trị tài sản không đúng nên khi cho vay gặp phải khách hàng đạo đức không tốt họ sẵn sàng không trả nợ để Chi nhánh thu hồi tài sản đảm bảo để thu nợ nhưng không đủ. - Việc quản lý, giám sát sau cho vay chưa chặt chẽ, biện pháp đôn đốc chưa đủ mạnh, việc sử lý nợ còn nể nang, mang nặng tính thuyết phục, sử lý tài sản thế chấp còn chậm nên việc thu hồi nợ xấu còn chậm và kéo dài. - Việc giải ngân không theo tiến khối lượng thi công hoàn thành hoặc vật tư tư đối ứng do vậy vốn vay dễ bị lợi dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy mức cố gắng trong thu hồi nợ xấu của Chi nhánh là rất tốt, tốc độ giảm nợ xấu rất mạnh cả về số tương đối và số tuyệt đối. Nếu tính tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay thì năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã thấp hơn QTDTW các TCTD trên địa bàn. Kết quả của công tác cho vay thời gian qua Qua bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận của Chi nhánh tăng dần qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, thu nhập của người lao động có mức tăng hàng năm khá cao, đây là một cố gắng rất lớn của Chi nhánh trong việc quản lý chi phí đầu vào và tận dụng tối đa khả năng sử dụng nguồn vốn để sinh lời, đồng thời tích cực thu các khoản phải thu. Tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ của Chi nhánh những năm qua nhìn chung đều đạt mức khá cao. Tỷ suất lợi nhuận trên dư nợ (ROA) = Tổng lợi nhuận Tổng dư nợ cho vay Bảng 2.24: Tỷ suất lợi nhuận của Chi nhánh các năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 2010 2011 Tổng dư nợ Triệu đồng 266.112 303.285 333.606 Lợi nhuận Triệu đồng 3.025 3.402 4.208 Tỷ suất % 1,13 1,12 1,26 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 57 Bảng 2.25: So sánh ROA của Chi nhánh với QTDTW và các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Tên đơn vị ROA các năm 2009 2010 2011 Quỹ tín dụng Trung ương 0.45 0.45 0.46 Các NHTM trên địa bàn 1,3 1,25 1,5 Chi nhánh QTDTW Phú Thọ 1,13 1,12 1,26 (Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ) 2.2.2. Phân tích hoạt động cho vay theo quy trình tín dụng 2.2.2.1. Quy trình cho vay Mỗi ngân hàng thương mại có một quy trình cho vay riêng phù hợp với phương châm hoạt động, đối tượng khách hàng phục vụ cũng như năng lực của ngân hàng. Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình cho vay và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với các TCTD. Dưới đây là quy trình cho vay chi tiết hiện đang áp dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Phú Thọ và một số phân tích đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của quy trình tín dụng tới công tác dụng của Chi nhánh trong thời gian qua. Quy trình cho vay trong hệ thống Việc cho vay các QTDTV mang đặc trưng của điều chuyển vốn nội bộ do vậy quy trình và hồ sơ đều rất đơn giản, cho vay dựa vào sự tín nhiệm và có sự bảo đảm của NHNN do vậy tác giả chỉ nêu khái quát quy trình cho vay trong hệ thống đang được áp dụng tại Chi nhánh hiện nay như sau: - Căn cứ vào tính hình hoạt động và nhu cầu vốn của cơ sở, cuối quý các QTDTV lập kế hoạch nhu cầu vay vốn Quý sau của đơn vị mình gửi lên Chi nhánh để Chi nhánh xem xét. - Hàng tháng phòng Kinh doanh căn cứ vào báo cân đối kế toán của cơ sở nộp lên, và căn cứ vào các thông tin về đánh giá hoạt động của QTDTV của Thanh tra NHNN và dựa vào kết quả kiểm tra trực tiếp tại đơn vị. Tiến hành phân tích, đánh giá, xếp loại về chất lượng hoạt động của từng đơn vị. Căn cứ vào kết quả xếp loại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 58 và kế hoạch xin vay của cơ sở từ đó đề xuất hạn mức dư nợ cho từng QTDTV trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. - Căn cứ vào đề nghị của phòng Kinh doanh và khả năng nguồn vốn của Chi nhánh; Giám đốc Chi nhánh xét duyệt kế hoạch hạn mức dư nợ cho từng QTDTV - Sau khi đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt kế hoạch hạn mức cho các cơ sở, phòng Kinh doanh thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết để chủ động về nguồn vốn trong hoạt động của mình. - Các QTDTVcăn cứ vào thông báo kế hoạch hạn mức tín dụng của Chi nhánh; khi có nhu cầu vay vốn đăng ký với Chi nhánh qua phòng kinh doanh để Chi nhánh thu xếp vốn, thời gian đăng ký trước ít nhất là một ngày đối với vay thông thường, trường hợp đặc biệt (mất khả năng thanh khoản) Chi nhánh sẽ ưu tiên giải quyết ngay trong ngày hoặc cử cán bộ Chi nhánh xuống cùng cơ sở tháo gỡ hoặc báo cáo NHNN giải quyết. - Mỗi lần cơ sở vay vốn đều phải lập hợp đồng tín dụng cụ thể. Hồ sơ cho vay QTDTV được lập theo mẫu quy định của thống nhất của QTDTW. Thời gian cho vay, lãi suất cho vay và các điều kiện vay vốn sẽ được hai bên thoả thuận phù hợp với tình hình chung và theo từng thời kỳ. - Trường hợp có nhu cầu vay vượt kế hoạch dư nợ đã được duyệt, QTDTV làm giấy đề nghị tăng hạn mức. Chi nhánh sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động của QTDTV và khả năng nguồn vốn của mình để xem xét quyết định. - Việc quản lý, giám sát sau cho vay trong hệ thống thường dễ dàng hơn vì hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của cơ sở rất chặt chẽ và đúng quy định của NHNN, các chuẩn mực kế toán thống kê, số liệu minh bạch. Ngoài ra hoạt động của QTDTV cũng thường xuyên được NHNN giám sát và thanh kiểm tra nên nhìn chung việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. - Việc thu nợ cho vay trong hệ thống cũng rất linh hoạt, nộp tiền trực tiếp tại Chi nhánh hoặc chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng. Với quy trình tín dụng như trên có ưu điểm là: Thủ tục đơn giản, nhanh gọn tuy nhiên vẫn còn những khó khăn bất cập cần được tháo gỡ: - Kế hoạch dư nợ cho cho vay đối với QTDTV chỉ manh tính định hướng, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm nên dễ bị huỷ ngang mà không bên nào phải chịu một Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 59 trách nhiệm gì. số liệu giữa kế hoạch và thực hiện có sự chênh lệch khá lớn. Do vậy tính chủ động của hai bên đều chưa cao. - Mỗi lần vay đều phải lập Hợp đồng tín dụng cụ thể nên chưa tiết kiệm được thời gian và và chi phí cho cả hai bên. Quy trình cho vay ngoài hệ thống Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng quy trình cho vay gồm 8 bước và được khái quát thành sơ đồ như sau: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 60 Hình 2.2. Quy trình cho vay ngoài hệ thống của Chi nhánh đang áp dụng 1. Tiếp xúc với k/h, hướng dẫn lập hồ sơ - Nhân viên tín dụng(NVTD) tiếp thị và giới thiệu SP - Khách hàng đến NH để xin vay vốn 2. Tiếp nhận hồ sơ vay - NVTD làm việc với KH, thẩm định về điều kiện vay vốn, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận HS vay vốn - NVTD chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB)cho CBTD 2 thẩm định và định giá TSĐB 3b. NVTD2 thực hiện TĐ, định giá TSBĐ và lập báo cáo định giá 4. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dung/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản vay Nhân viên TD tập hợp hồ sơ từ nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và lập tờ trình chi tiết về khách hàng trình cấp thẩm quyền xét duyệt 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - NVTD nhận bàn giao hồ sơ hoàn thiện tài sản bảo đảm từ CBTD thứ 2 -NVTD nhập kho TSBĐ sau đó lập hồ sơ tín dụng trình Giám đốc Chi nhánh ký duyệt giải ngân 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng Hồ sơ cho vay sau khi đã được duyệt NVTD nhập dữ liệu trên phần mềm và chuyển phòng Kế toán để giải ngân 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay - NVTD chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích, tình hình hoạt động, tài chính, TSĐB - NVTD theo dõi thu nợ gốc, lãi và phân tích rủi ro theo KH 8. Tất toán hợp đồng tín dụng NVTD lập hồ sơ tất toán khoản vay khi đến thời gian đáo hạn của khoản vay. 3a. NVTD1 thẩm định khách hàng trừ TSBĐ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Cao học QTKD Học viên:Nguyễn Bình Nguyên Lớp: 11BQTKD-VT2 61 2.2.2.2. Phân tích tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ * Yêu cầu chung: Nhân viên tín dụng phải nắm vững quy định của Nhà nước và của QTDTW liên quan đến việc cho vay để có thể nhận định nhanh chóng và chính xác khả năng cho vay đối với nhu cầu của khách hàng. Tìm hiểu sơ bộ các điều kiện như tính pháp lý, lĩnh vực và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm tín dụngđối chiếu nhanh với với những quy định hiện hành của QTDTW và NHNN qua đó đánh giá xem các điều kiện của khách hàng có phù hợp hay không để trả lời cho khách hàng. * Áp dụng thực tế tại Chi nhánh: Nhân viên tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm bắt các thông tin về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức và hoạt động của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, các thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273182_029_1951481.pdf
Tài liệu liên quan