Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến 13: bến xe Kim Mã – Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân của xí nghiệp xe buýt 10-10

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG 3

1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. 3

1.1.1. Một số khái niệm về vận tải và vận tải hành khách trong đô thị. 3

1.1.2. Đặc điểm, vai trò của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị . 4

1.2. Tổng quan về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. 5

1.2.1.Chất lượng. 5

1.2.2. Dịch vụ. 5

1.2.3. Chất lượng dịch vụ vận tải. 5

1.3. Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 6

1.3.1. Các chỉ tiêu. 6

1.3.2. Các tiêu chí. 9

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 10

1.4.1. Nhóm các yếu tố về cơ sở hạ tầng. 11

1.4.2. Nhóm các yếu tố về con người. 11

1.4.3. Nhóm các yếu tố về kỹ thuật. 12

1.4.4. Nhóm các yếu tố khác. 12

1.5. Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. 12

1.5.1. Phương tiện 12

1.5.2. Con người 12

1.5.3. Công tác tổ chức quản lý và điều hành. 13

1.5.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. 13

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN BUÝT 13 BẾN XE KIM MÃ – CỔ NHUẾ (HVCS). 14

2.1. Hiện trạng mạng lưới của VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội. 14

2.2. Tổng quan về xí nghiệp buýt 10-10. 16

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp buýt 10-10. 16

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10-10. 17

2.2.3. Tình hình lao động và phương tiện của xí nghiệp. 18

2.2.4. Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp 20

2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 20

2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp. 22

2.2.7. Định hướng phát triển của xí nghiệp 23

2.3. Phân tích chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến buýt 13 Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS). 23

2.3.1. Giới thiệu chung về tuyến buýt 13. 23

2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh trên tuyến. 25

2.3.3. Sự biến động về luồng hành khách trên tuyến. 29

2.3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến. 34

2.3.5. Tình hình chất lượng phương tiện trên tuyến. 43

2.3.6. Hiện trạng về thông tin hành khách trên tuyến. 44

2.4. Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến. 47

2.4.1. Đánh giá các tiêu chí về không gian. 47

2.4.2. Đánh giá các tiêu chí về thời gian. 48

2.4.3 Tiêu chí về an toàn, tin cậy, thuận tiện. 51

2.4.4. Một số tiêu chí khác. 53

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH TRÊN TUYẾN XE BUÝT 13. 55

3.1. Những căn xây dựng phương án. 55

3.1.1. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của Hà Nội đến năm 2010 và đến năm 2020. 55

3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 10 – 10. 59

3.2. Xây dựng và đề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến buýt 13: Bến xe Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS). 60

3.2.1. Sự cần thiết để đề xuất phương án. 60

3.2.2. Nhóm giải pháp về phương tiện. 60

3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng. 63

3.2.4. Nhóm giải pháp về cải thiện thông tin hành khách trên tuyến. 67

3.3. Đánh giá các phương án. 69

3.3.1. Phương án về phương tiện. 69

3.3.2. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng. 70

3.3.3. Nhóm giải pháp về cải thiện thông tin hành khách trên tuyến. 70

3.4. So sánh lựa chọn phương án. 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 1

 

 

docx81 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên tuyến 13: bến xe Kim Mã – Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân của xí nghiệp xe buýt 10-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vận chuyển hành khách của xí nghiệp giảm. Còn trên một số tuyến đường ra ngoại thành như tuyến 28, 50… chất lượng đường còn chưa tốt cho nên khi trời mưa xuống thì khả năng thông qua của đường kém dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. c. Tình hình hành khách Trong mấy năm đầu một phần là do xí nghiệp mới thành lập, mạng lưới xe buýt chưa nhiều cộng với thói quen của người dân chưa cao trong việc sử dụng vận tải hành khách công cộng là phương tiện chủ yếu đi lại của mình cho nên lượng vận chuyển hành khách còn rất hạn chế. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây được sự quan tâm của nhà nước, Chính phủ trong việc phát triển đầu tư mạng lưới vận tải hành khách công cộng nên có sự gia tăng đáng kể khối lượng hành khách vận chuyển. Tuy nhiên mạng lưới xe buýt ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc số lượng xe gia tăng vì vậy chi phí vận hành mạng lưới xe buýt là khá lớn mà doanh thu, thu lại từ việc bán vé không đủ bù lại các khoản chi phí cho nên xí nghiệp luôn ở tình trạng lỗ. Hàng năm thành phố phải chi một khoản ngân sách để bù đắp khoản lỗ cho xí nghiệp phục vụ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Trong mấy năm trở lại đây nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn và xe buýt - từ một phương tiện không được chú ý trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người. Năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt không ngừng được nâng cao đây cũng là lý do mà khối lượng vận chuyển hành khách trong mấy năm gần đây tăng lên đáng kể. 2.2.7. Định hướng phát triển của xí nghiệp - Duy trì và ổn định thị trường kinh doanh của xí nghiệp. - Giữ vững luồng tuyến hiện có và tiến hành đổi mới phương tiện đã cũ, chất lượng kém của xí nghiệp. - Tham gia đấu thầu thêm một số tuyến buýt xã hội hoá mới. - Tham gia liên doanh để mở rộng xưởng bảo dưỡng sửa chữa. 2.3. Phân tích chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến buýt 13 Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS). 2.3.1. Giới thiệu chung về tuyến buýt 13. Hình 2.1 Xe buýt 13 Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế Cự ly tuyến: 13,8 km. Cự ly huy động 18,9 km. Đầu A: Bến xe Kim Mã. Đầu B: Cổ Nhuế (HVCS). Mác xe Transinco 16 chỗ. Số xe kế hoạch 10 xe. Số xe vận doanh 7 xe. Lượt xe chạy 122 lượt xe/ngày. Giờ mở bến 5:00. Giờ đóng bến 21:00. Thời gian hoạt động trong ngày 16 giờ/ngày. Tần suất chạy xe 10 đến 15 phút /lượt. Tuyến buýt 13 bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS) là tuyến buýt nối các vùng ven đô với nội đô. Đây là tuyến mà hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên. Trước 16/10/2007 thì tuyến 13 có lộ trình: Bến xe Kim Mã – bến xe Mỹ Đình, sau đó do nhu cầu đi lại của hành khách trong khu vực xã Cổ Nhuế (HV. Cảnh sát nhân dân) tăng và để làm công tác xã hội hóa theo chủ trương của UBND Thành phố Hà Nội là nối các khu vực ven đô với trung tâm nên tuyến đã được thay đổi lộ trình tuyến: Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS). Lộ trình tuyến : - Chiều đi: Bến xe Kim Mã – UBND Phường Kim Mã – Ngọc Khánh – Công viên Thủ Lệ – Đền Voi Phục – Cầu Giấy – Công viên Thủ Lệ (Bưởi) – Nguyễn Khánh Toàn – Cao đẳng sư phạm Hà Nội – Bảo tàng dân tộc học – Trường THCS Nghĩa Tân – Trung cấp công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm – Kí túc xá đại học sư phạm – Làng SOS – Đình Mai Dịch – Đại học thương mại – Huyện ủy Từ Liêm – Tổ 9 Cầu Diễn – Tổ 8 Cầu Diễn – Doanh trại quân đội – Học viện cảnh sát nhân dân – Tập thể học viện cảnh sát nhân dân. - Chiều về: Tập thể học viện cảnh sát nhân dân - Học viện cảnh sát nhân dân – Doanh trại quân đội – Tổ 8 Cầu Diễn – Tổ 9 Cầu Diễn – Huyện ủy Từ Liêm – Đại học thương mại – Đình Mai Dịch – Kí túc xá đại học ngoại ngữ – Kí túc xá đại học sư phạm – Trung cấp công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm – 181 Tô Hiệu – Công viên Nghĩa Đô – Cao đẳng sư phạm Hà Nội – Nguyễn Khánh Toàn – Đối diện Công viên Thủ Lệ (Bưởi) – Cầu Giấy – AIA Kim Mã – Đối diện công viên Thủ Lệ – 111 A5 tập thể Giảng Võ – UBND Phường Kim Mã – Bến xe Kim Mã. Hình 2.2. Lộ trình tuyến 13: Bến xe Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS). Lộ trình tuyến sau khi được thay đổi đã có sự gia tăng về số lượng điểm dừng đỗ (từ 10 điểm lên 22 điểm), và đáp ứng phần nào nhu cầu hành khách ở khu vực xã Cổ Nhuế và khu vực lân cận.Theo đánh gia chung thì lộ trình tuyến như vậy đã hợp lý hơn so với trước kia. Tuyến đi qua nhiều nơi thu hút như: công viên Thủ Lệ, công viên Nghĩa Đô, bảo tàng dân tộc học, các trường đại học Thương mại, cao đẳng sư phạm Hà Nội, trung cấp công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, kí túc xá đại học ngoại ngữ, kí túc xá đại học sư phạm, trường THCS Nghĩa Tân. Vì vậy nhu cầu đi lại trên tuyến đã tăng lên, để đáp ứng lượng hành hách ra tăng và thu hút thêm hành khách thì đòi hỏi xí nghiệp cần phải có biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ trên tuyến. 2.3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh trên tuyến. Hiện nay các thành phố lớn đều chú trọng tới việc phát triển mạng lưới VTHKCC, đó là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế tắc đường, ô nhiễm môi trường… Hà Nội là một đô thị lớn nên vấn đề về phát triển mạng lưới VTHKCC là hết sức quan trọng. Với những nỗ lực của các nhân viên phục vụ tuyến buýt 13 cũng như của xí nghiệp buýt 10 – 10, tổng công ty vận tải Hà Nội thì kết quả kinh doanh sau đã nói lên phần nào vai trò của VTHKCC. Dưới đây là bảng số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tuyến buýt 13 trong 3 năm trở lại đây: Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh trên tuyến buýt 13 Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS) STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng khách HK 361.158 524.266 1.893.133 2 Tổng lượt xe thực hiện Lượt 45.874 45.990 50.274 3 Doang thu 1000đ 322.463 468.095 1.695.751 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 10-10) Đề tài đưa ra một phép so sánh giữa tuyến buýt 13 và tuyến buýt 12 ( Kim Mã – Văn Điển). Lý do đề tài lấy tuyến 05 ra so sánh vì giữa 2 tuyến buýt này có sự giống nhau về điểm đầu xuất phát đều từ bến xe Kim Mã, cự ly tuyến (13,8 km), và sức chứa của xe 12 là 24 chỗ ít hơn sức chứa của xe 13 là 30 chỗ. Bảng 2.7. Lượng hành khách vận chuyển của tuyến buýt 12 (Kim Mã – Văn Điển). STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng khách HK 630.089 619.447 807.013 1.303.864 2 Doanh thu 1000đ 1.508.369 1.462.759 1904551 3.235.145 (Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội) Hình 2.3. Biểu đồ so sánh tổng hành khách vận chuyển của tuyến 13 với tuyến 12. Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy các năm từ 2005 đến cuối 2007 thì lượng khách vận chuyển của tuyến 12 đều lớn hơn tuyến buýt 13. Sở dĩ có điều này là do lộ trình tuyến buýt 13 thời điểm đó là quá ngắn (Bến xe Kim Mã – Bến xe Mỹ Đình với cự ly tuyến 9,6km), số điểm dừng đỗ ít (10 điểm) và không đi qua nhiều vùng phát sinh. Bắt đầu từ cuối năm 2007 đến hết năm 2008 sau khi đã thay đổi lộ trình trên tuyến buýt 13 thành bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế, cự ly tuyến đã tăng lên (13,8km), số điển dừng đỗ tăng thành 22 điểm dừng và đi qua nhiều khu vực thu hút phát sinh như: Kí túc xá đại học Sư Phạm 1, kí túc xá đại học Ngoại Ngữ, công viên Nghĩa Đô, Bảo tàng dân tộc học, đại học Thương Mại. Điều này đã làm tăng lượng hành khách vận chuyển trên tuyến buýt 13. Hình 2.4. Biểu đồ so sánh doanh thu của tuyến buýt 13 với xí nghiệp buýt 10 - 10 Qua các bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các biểu đồ so sánh với xí nghiệp buýt 10 -10 ta thấy: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến 13 còn thấp. - Có sự gia tăng lượng hành khách vận chuyển và doanh thu theo từng năm trên tuyến 13. Tăng nhanh nhất vào năm 2008. Nguyên nhân của hiện trạng trên là: Ta thấy có sự ra tăng về doanh thu cũng như hành khách là do có sự thay đổi về lộ trình tuyến ( cuối tháng 10 năm 2007) nên đã thu hút được nhiều hơn lượng hành khách đi tuyến buýt này. Cụ thể: Lộ trình tuyến 13 cũ: cự ly tuyến 9,6km - Chiều đi: Bến xe Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Giảng Võ - Láng Hạ - Cầu Hòa Mục - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình - Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương - Cầu Hòa Mục - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Bến xe Kim Mã Hình 2.5. Lộ trình tuyến 13 cũ: Bến xe Kim Mã – Bến xe Mỹ Đình ( Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội). Hình 2.6. Lộ trình tuyến 13 mới: Bến xe Kim Mã - Cổ Nhuế (HVCS). Lộ trình tuyến sau khi được thay đổi đã có sự gia tăng về số lượng điểm dừng đỗ (từ 10 điểm lên 22 điểm), và đáp ứng phần nào nhu cầu hành khách ở khu vực xã Cổ Nhuế và khu vực lân cận.Theo đánh gia chung thì lộ trình tuyến như vậy đã hợp lý hơn so với trước kia. Tuyến đi qua nhiều nơi thu hút như: công viên Thủ Lệ, công viên Nghĩa Đô, bảo tàng dân tộc học, các trường đại học Thương mại, cao đẳng sư phạm Hà Nội, trung cấp công nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, kí túc xá đại học ngoại ngữ, kí túc xá đại học sư phạm, trường THCS Nghĩa Tân. Điều này được thể hiện phần nào qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến đã tăng lên sau khi điều chỉnh lộ trình tuyến như đánh giá ở hình 2.3. 2.3.3. Sự biến động về luồng hành khách trên tuyến. Sự biến động của hành khách trên tuyến tuân theo 2 quy luật biến động luồng hành khách: Biến động theo thời gian trong ngày và biến động theo không gian. a. Biến động của luồng hành khách theo thời gian trong ngày. - Theo giờ cao điểm: +) sáng từ 6h00 đến 8h00. +)Trưa từ 11h00 đến 12h30. +) Chiều từ 16h30 đến 18h30 . - Theo giờ thấp điểm. Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại thường xuyên trong ngày ( học sinh, sinh viên, cán bộ, người đi làm….) thời điểm bị chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của trường học, cơ quan, công sở…và sự biến động này khác nhau giữa hướng đi và hướng về . Bảng 2.8. Biến động luồng hành khách theo giờ cao điểm và giờ thấp điểm. Thời gian Lưu lượng HK chiều đi (HK) Lưu lượng HK chiều về (HK) Giờ cao điểm 166 124 Giờ thấp điểm 60 64 Hình 2.7. Biểu đồ so sánh lưu lượng hành khách giờ cao điểm, giờ thấp điểm ở 2 chiều Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng lưu lượng hành khách giờ cao điểm chiều đi lớn hơn chiều về là do nhu cầu đi vào xã Cổ Nhuế nơi có nhiều khu dân cư, nhà trọ cho sinh viên thuê nhiều, mà hành khách chủ yếu của tuyến 13 là học sinh sinh viên. Còn lưu lượng giờ thấp điểm cả 2 chiều tương đối bằng nhau. Lưu lượng giờ cao điểm nhiều hơn từ 1,9 đến 2,7 lần giờ thấp điểm. b. Biến động luồng hành khách theo không gian. Sự biến động này thể hiện rõ tại các điểm thu hút hành khách lớn của tuyến như : Cổng trường đại học, chợ, các cửa hàng bách hoá, điểm chung chuyển …. Tại các điểm này thì nhu cầu hành khách lên xuống lớn hơn rất nhiều với các điểm dừng đỗ khác trên tuyến. Bảng 2.9 Biến động luồng hành khách theo chiều đi : Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS). TT Vị trí các điểm dừng Giờ thấp điểm Giờ cao điểm HK lên HK xuống HK lên + HK xuống HK lên HK xuống HK lên + HK xuống Đầu A: BX Kim Mã 4 0 4 15 0 15 1 UBND Phường Kim Mã 0 0 0 2 0 2 2 Ngọc Khánh 1 0 1 3 0 3 3 CV Thủ Lệ 0 0 0 1 0 1 4 Đền Voi Phục 1 0 1 1 0 1 5 Cầu Giấy 2 0 2 16 0 16 6 CV Thủ Lệ (Bưởi) 1 0 1 1 4 5 7 Bưởi – N.K.Toàn 0 0 0 3 3 6 8 CĐ Sư Phạm HN 2 1 3 6 3 9 9 Bảo tàng dân tộc học 1 0 1 1 1 2 10 Tô Hiệu- Trường THCS N.Tân 0 0 0 4 8 12 11 Trung cấp công nghệ N.B.Khiêm 0 0 0 1 1 2 12 KTX ĐH sư Phạm 6 0 6 6 6 12 13 Làng SOS 3 1 4 7 3 10 14 Đình Mai Dịch 1 3 4 9 7 16 15 ĐH Thương Mại 5 1 6 3 6 9 16 Huyện Ủy Từ Liêm 3 5 8 0 10 10 17 Tổ 9 Cầu Diễn 0 4 4 4 5 9 18 Tổ 8 Cầu Diễn 0 3 3 0 8 8 19 Doanh Trại Quân đội 0 0 0 0 7 7 20 Tập Thể HVCSND 0 6 6 0 6 6 Đầu B: Cổ Nhuế (HVCS) 0 6 6 0 15 15 Tổng 30 30 60 83 83 166 Hình 2.8. Biểu đồ biến động luồng hành khách theo theo không gian chiều đi. Ta thấy lượng hành khách lên xuống theo chiều đi tại giờ cao điểm và thấp điểm có sự khác nhau rõ rệt, tuy nhiên tại một số điểm dừng thì khoảng cách này không lớn và có thể bằng nhau như tại điểm đỗ huyện ủy Từ Liêm (vị trí số 16), nguyên nhân là do tai điểm dừng này gần nơi dân cư và nhà trọ của sinh viên; và tại điểm dừng tập thể học viện cảnh sát thì lượng hành khách lên xuống xe bằng nhau giữa giờ cao điểm với thấp điểm là do đây là điểm gần cuối của hành trình. Tại các điểm thu hút hành khách đều có sự khác nhau rõ rệt về lượng hành khách lên và xuống. Bảng 2.10 Biến động luồng hành khách theo chiều về :Cổ Nhuế (HVCS) - Bến xe Kim Mã. TT Vị trí các điểm dừng Giờ thấp điểm Giờ cao điểm HK lên HK xuống HK lên + HK xuống HK lên HK xuống HK lên + HK xuống Đầu B: Cổ Nhuế (HVCS) 6 0 6 7 0 7 1 Tập Thể HVCSND 3 0 3 6 0 6 2 Doanh Trại Quân đội 3 0 3 0 0 0 3 Tổ 8 Cầu Diễn 0 0 0 5 2 7 4 Tổ 9 Cầu Diễn 0 0 0 1 0 1 5 Huyện Ủy Từ Liêm 5 0 5 10 3 13 6 ĐH Thương Mại 2 2 4 15 2 17 7 Đình Mai Dịch 0 1 1 0 0 0 8 KTX ĐH Ngoại Ngữ 8 7 15 0 8 8 9 KTX ĐH sư Phạm 2 2 4 0 4 4 10 Trung cấp công nghệ N.B.Khiêm 1 2 3 5 0 5 11 Tô Hiệu 0 2 2 0 2 2 12 CV Nghĩa Đô 0 2 2 4 0 4 13 CĐ Sư Phạm HN 1 1 2 3 1 4 14 Bưởi – N.K.Toàn 0 2 2 1 2 3 15 CV Thủ Lệ (Bưởi) 0 2 2 1 0 1 16 Cầu Giấy 1 3 4 2 11 13 17 Đền Voi Phục 0 0 0 0 4 4 18 CV Thủ Lệ 0 1 1 2 1 3 19 Kim Mã- Núi Trúc 0 0 0 0 8 8 20 UBND Phường Kim Mã 0 0 0 0 2 2 Đầu A: Bến xe Kim Mã 0 5 5 0 12 12 Tổng 32 32 64 62 62 124 Hình 2.9. Biểu đồ biến động luồng hành khách theo theo không gian chiều về. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lượng hành khách lên xuống tại giờ cao điểm và thấp điểm có sự khác nhau nhưng không rõ rệt. Sự khác biệt lớn vẫn chỉ xảy ra ở những điểm thu hút như kí túc xá của trường đại học sư phạm 1, Cầu Giấy.. 2.3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến. Điều kiện cơ sở hạ tầng là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách nói chung và VTHKCC nói riêng. Trong trường hợp chất lượng cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng về mặt không gian và thời gian vận chuyển đồng thời lái xe và hành khách trên xe cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn trong một chuyến đi. a. Hiện trạng về 2 điểm đầu cuối: Hiện tại tuyến buýt 13 có đầu bến là bến xe Kim Mã với cơ sở vật chất trong bến tương đối tốt, bến xe Kim Mã hiện là bến đỗ của nhiều tuyến buýt: 07, 13, 20, 201,12... và đầu bến còn lại được đặt tại khu tập thể học viện cảnh sát, với cở sở vật chất kém, diện tích chỉ đủ chỗ đỗ cho 2 xe buýt 13, không có thông tin, nhà chờ cho hành khách. Hình 2.10. Bến xe Kim Mã Hình 2.11. Bến đỗ xe khu tập thể học viện cảnh sát (Cổ Nhuế) b. Hiện trạng về điểm dừng đỗ trên tuyến. Cả 2 chiều đi: Bến xe Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCS) và về: Cổ Nhuế (HVCS) - Bến xe Kim Mã đều có tổng số 20 điểm dừng đỗ (không tính 2 điểm đầu cuối). Hình 2.12. Điểm dừng xe buýt tại Tổ 8 Cầu Diễn. Hiện trạng các nhà chờ được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 2.11. Hiện trạng điểm dừng đỗ trên tuyến 13. Nhà chờ Số lượng Tình trạng Tỉ lệ Có 10 Có mái che, chỗ ngồi, thông tin về lộ trình tuyến buýt đi qua, số hiệu các tuyến buýt đi qua, bản đồ buýt Hà Nội 50% Không 10 Có bảng thông tin về lộ trình tuyến buýt đi qua, số hiệu tuyến buýt đi qua. 50% Các điểm dừng không có nhà chờ là do đoạn đường tại nơi tuyến đi qua là rất hẹp nên không đủ diện tích để xây nhà chờ. Bảng 2.12. Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ (chiều đi Bxe Kim Mã – Cổ Nhuế) STT Điểm dừng đỗ Khoảng cách (m) Nhận xét BX Kim Mã 0 1 UBND Phường Kim Mã 850 Cao 2 Ngọc Khánh 550 Bình thường 3 CV Thủ Lệ 450 Bình thường 4 Đền Voi Phục 350 Bình thường 5 Cầu Giấy 450 Bình thường 6 CV Thủ Lệ (Bưởi) 400 Bình thường 7 Bưởi – N.K.Toàn 650 Bình thường 8 CĐ Sư Phạm HN 650 Bình thường 9 CV Nghĩa Đô 500 Bình thường 10 Tô Hiệu- Trường THCS N.Tân 550 Bình thường 11 Trung cấp công nghệ N.B.Khiêm 450 Bình thường 12 KTX ĐH sư Phạm 500 Bình thường 13 Làng SOS 700 Bình thường 14 Đình Mai Dịch 400 Bình thường 15 ĐH Thương Mại 900 Cao 16 Huyện Ủy Từ Liêm 1100 Cao 17 Tổ 9 Cầu Diễn 900 Cao 18 Tổ 8 Cầu Diễn 1050 Cao 19 Doanh Trại Quân đội 1050 Cao 20 Tập Thể HVCSND 450 Bình thường Cổ Nhuế (HVCS) 450 Bình thường Khoảng cách giữa các nhà chờ dao động trong khoảng 350m đến 1100m, Trong đó khoảng cách xa nhất giữa 2 điểm là ĐH Thương Mại tới Huyện ủy Từ Liêm, tuy nhiên do ở giữa 2 khu này là nghĩa trang Mai Dịch nên đã làm cho khoảng cách giữa 2 điểm đó lớn. Mặt khác ta cũng thấy khoảng cách giữa 3 điểm dừng là Tổ 9 Cầu Diễn tới Tổ 8 Cầu Diễn tới Doanh Trại Quân đội là tương đối xa (1,05km). Điều này đã làm cho việc đi đến điểm dừng chờ xe buýt của hành khách vất vả và khó khăn. Đây là khoảng cách lớn hơn cự ly đi bộ bình quân của người dân Việt Nam để sử dụng vận tải hành khách công cộng (từ 500m – 700m). Các điểm dừng đỗ trên tuyến được đặt ở các vị trí thu hút phát sinh luồng hành khách.Tuy vậy tại điểm dừng đỗ tập thể học viện cảnh sát nhân dân được đặt gần bãi thu gom rác thải, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của hành khách. Hình 2.13. Điểm dừng khu tập thể Học viện cảnh sát nhân dân. c. Hiện trạng các tuyến đường tuyến buýt 13 đi qua. Tuyến buýt 13 đi qua các đoạn đường: Bảng 2.13. Tuyến đường mà xe buýt 13 đi qua. STT Tên đường Chiều dài đoạn (km) 1 Kim Mã 3 2 Cầu Giấy 0,2 3 Bưởi 0,5 4 Nguyễn Khánh Toàn 1 5 Nguyễn Văn Huyên 0,6 6 Tô Hiệu 0,7 7 Trần Quốc Hoàn 1 8 Phạm Văn Đồng 0,5 9 Hồ Tùng Mậu 1,3 10 Đường K3 Cầu Diễn 5 Hình 2.14. Đường Kim mã - Đường Kim Mã: Là tuyến đường trục chính đi vào trung tâm thành phố, hai chiều có dải phân cách cứng. Mỗi chiều có 3 làn, lòng đường rộng 10 m. Tình trạng đường còn tốt. Trên đường có tất cả 12 điểm dừng đỗ xe buýt (cả 2 chiều), là một trong những tuyến đường có rất nhiều tuyến buýt cùng chạy qua. - Đường Cầu Giấy: Là tuyến đường trục chính đi vào trung tâm thành phố, hai chiều có dải phân cách cứng. Chất lượng mặt đường còn tương đối tốt, có hệ thống chiếu sáng trên đường. Có nhiều trường học ở trên đường Cầu Giấy. Hai bên đường tập chung các cửa hàng kinh doanh buôn bán. Tuyến buýt 13 chỉ đi qua đoạn đường đầu Cầu Giấy (Trạm chung chuyển Cầu Giấy). - Đường Bưởi: Là đoạn đường chạy song song với sông Tô Lịch, là đường hai chiều có dải phân cách cứng làm bãi đỗ xe, giữa hai chiều có sự chênh lệch về độ cao: đường Bưởi chiều đi từ Cầu Giấy vào thì tình trạng mặt đường tương đối xuống cấp, còn đoạn đường Bưởi chiều ra Cầu Giấy vào thì tình trạng mặt đường rất tốt do mới được làm. - Đường Nguyễn Khánh Toàn: Hình 2.15. Đường Nguyễn Khánh Toàn Là đường mới được làm, hai chiều có dải phân cách cứng. Đường rộng và thoáng, tình trạng mặt đường tốt. Trên đường có hệ thống đèn chiếu sáng. - Đường Nguyễn Văn Huyên Hình 2.16. Đường Nguyễn Văn Huyên Là đoạn đường rộng, 2 chiều có dải phân cánh cứng trên đường có hệ thống đèn chiếu sáng. Tình trạng mặt đường tương đối tốt. Là đoạn đường dẫn tới khu vui chơi giải trí, tham quan là công viên Nghĩa Đô, bảo tàng dân tộc học. - Đường Tô Hiệu Là đoạn đường được làm bằng bê tông nhựa, đường hai chiều, không có dải phân cách, mỗi chiều có một làn xe. Là đường dẫn vào khu dân sinh. Tình trạng mặt đường xuống cấp, đường có đèn chiếu sáng. - Trần Quốc Hoàn Là đoạn đường đi vào khu kí túc xá, trường học, khu dân sinh. Đường hai chiều không có dải phân cách, mỗi chiều có một làn xe, tình trạng đường đã xuống cấp, có nhiều ổ gà trên đường. Tại nút Trần Quốc Hoàn - Đường Phạm Văn Đồng thì đường được mở rộng hơn so với các đoạn khác của đường. Hình 2.17. Đường Trần Quốc Hoàn - Đường Phạm Văn Đồng Hình 2.18. Đường Phạm Văn Đồng Là đoạn đường đi lên các tỉnh phía Bắc. Đường hai chiều có dải phân cách cứng, tổng số làn xe chạy ở cả hai chiều là 6 làn. Tình trạng đường đã xuống cấp, khi đi trên đường này có rất nhiều bụi. Lưu lượng giao thông đi trên đường này rất lớn, chủ yếu là các xe tải, xe khách liên tỉnh. Đoạn đường mà tuyến 13 đi qua trên tuyến đường này là ngắn, tuy nhiên thường xuyên xảy ra tắc đường ở nút Trần Quốc Hoàn – Phạm Văn Đồng vì nút này không có đèn tín hiệu điều khiển giao thông mà lưu lượng phương tiện đi trên đường này là lớn. - Đường Hồ Tùng Mậu Hình 2.19. Đường Hồ Tùng Mậu Là đoạn đường nối với đường Cầu Giấy đi ra quốc lộ 32, lưu lượng xe tham gia giao thông trên đường này lớn. Là đường 2 chiều có dải phân cách. Có đèn chiếu sáng. Tình trang đường đã xuống cấp ở một số đoạn. Trên đoạn đường này thường xảy ra tắc đường vào các giờ cao điểm tại các nút Hồ Tùng Mậu – Cầu Diễn. Trên đoạn đường này có các trường đại học Thương mại, và có các khu nhà trọ cho sinh viên thuê nên tuyến buýt số 13 đi qua đoạn đường này thường đông khách. Đoạn đường này có tuyến buýt 32, 20, 26, 05, 13..đi qua. - Đường khu 3 Cầu Diễn Là đoạn đường dân sinh, đường hẹp, hai chiều có 2 làn đường không có dải phân cách. Mặt đường đã xuống cấp, trên đường có giao nhau với đường sắt nhưng không có rào chắn. Đường không có đèn đường chiếu sáng. Trên đường còn xảy ra hiện tượng người dân lấn chiếm lòng đường để làm nơi đổ vật liệu xây dựng như: cát, gạch... Đoạn đường này chỉ có duy nhất tuyến buýt 13 đi qua. Hình 2.20. Đường khu 3 Cầu Diễn 2.3.5. Tình hình chất lượng phương tiện trên tuyến. Phương tiện vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vận tải, do đó chất lượng phương tiện phải luôn ở trong tình trạng tốt để hành khách cảm thấy yên tâm và thoải mái khi sử dụng. Trên tuyến có 7 xe vận doanh và 10 xe kế hoạch. Loại phương tiện sử dụng trên tuyến 13 là Transinco B30 với sức chứa là 30 trong đó 16 ghế và 14 chỗ đứng. Bảng 2.14. Thông số kĩ thuật xe buýt Transinco B30. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Chiều dài toàn xe mm 7100 Chiều rộng toàn xe mm 2035 Tổng chiều cao mm 2750 Khoảng cách cơ sở   mm 4085 Khoảng nhô phía trước mm 1200 Khoảng nhô phía sau   mm 1815 Vết bánh Trước mm 1705 Sau mm 1495 Khả năng vượt dốc   % 40 Số hành khách                Người  40 Số chỗ ngồi                   Ghế    19 Bán kính quay vòng nhỏ nhất m 7.4 Tốc độ lớn nhất Km/h 114 KHUNG GẦM Kiểu xe buýt Transinco B30 Hệ thống lái: Kiểu cơ khí có trợ lực lái Hệ thống treo: Nhíp lá, giảm chấn ống thủy lực và thanh giằng xoắn ổn định Bánh xe: 7.5 - 16 PR. ĐỘNG CƠ Tiêu chuẩn: EURO 1 Cống xuất Max: 155 Mã lực (3200 v/p) Mô men xoắn lớn nhất: 460 N.m (1800 v/ph) Hộp số: 5 số tiến 1 số lùi (Nguồn Công ty ôtô 1 - 5) Phương tiện trên tuyến buýt 13 mặc dù mới đưa vào hoạt động được khoảng 7 năm nay nhưng do đường giao thông m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề xuất các phương án cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến xe buýt 13 (bến xe kim mã - cổ nhuế).docx