Đồ án Cải thiện chất lượng VTHKCC trên tuyến buýt số 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt 4

Danh mục bảng biểu 5

Danh mục hình vẽ 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

Chương I. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng. 8

1.1. Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng và vận tải bằng xe buýt trong đô thị. 8

1.1.1 Khái niệm về VTHKCC 8

1.1.2. Đặc điểm và phân loại VTHKCC. 8

1.1.3. Khái quát chung về VTHKCC bằng xe buýt. 14

1.2. Tổng quan về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng và các yếu tố ảnh hưởng. 19

1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ VTHKCC. 19

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng. 20

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng: 22

 

Chương II. Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải hánh khách công cộng trên tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ. 28

2.1. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 28

2.1.1. Hiện trạng về mạng lưới. 28

2.1.2. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng của mạng lưới tuyến xe buýt ở Hà Nội. 31

2.1.3. Hiện trạng về phương tiện xe buýt. 33

2.1.4. Hiện trạng tổ chức quản lý khai thác trên mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội. 34

2.2. Tổng quan về xí nghiệp xe buýt 10 – 10 36

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp buýt 10-10 36

2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp xe buýt 10-10 37

2.2.3. Tình hình lao động và phương tiện của xí nghiệp. 38

2.2.4. Quy mô xưởng sửa chữa của xí nghiệp 40

2.2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 40

2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp và định hướng phát triển của công ty. 42

2.3. Chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 09. 43

2.3.1. Đặc điểm chung của tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ. 43

2.3.2. Phân tích đánh giá về chất lượng dịch vụ theo các chỉ tiêu trên tuyên số 09. 45

2.3.3. Nhận xét chung: 53

2.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của tuyến 09. 54

2.3.5. Kết luận về chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến. 61

Chương III. Một số giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến 09. 62

3.1. Căn cứ đề xuất phương án. 62

3.1.1. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt của Hà Nội đến năm 2020 62

3.1.2.Đặc điểm nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội. 65

3.1.3. Căn cứ vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 10 – 10. 67

3.1.4. Sự cần thiết để đề xuất phương án. 68

3.2. Đề xuất và lựa chọn phương án nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công công của tuyến 09. 68

3.2.1. Giải pháp về phương tiện. 69

3.2. 2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. 71

3.2.3. Giải pháp về cải thiện thông tin cho HK. 74

3.2.4. Giải pháp về con người. 76

3.4. Kết luận chương III. 78

Kết luận và kiến nghị 79

Danh mục tài liệu tham khảo 80

Phụ lục 81

 

 

docx85 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Cải thiện chất lượng VTHKCC trên tuyến buýt số 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải hành khách công cộng bằng xe buýt nên sự đầu tư về vốn là tương đối lớn. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu dưới. Bảng 2.8. Tình hình vốn và tài sản của xí nghiệp qua các năm Năm Vốn kinh doanh Tài sản Tài sản cố định % Tài sản lưu động % 1998 20.419632.164 15.849.718.486 77,62 4.569.913.678 22,38 2000 35.046.287.396 27.465.775.432 78,37 7.580.511.964 21,63 2002 49.407.831.357 39.620.139.965 80,19 9.787.691.392 19,81 2004 115.581.810.462 94.118.268.259 81,43 21.463.542.203 18,57 2006 139.258.613.791 115.041.540.853 82,61 24.217.072.938 17,39 ( Nguồn: Xí nghiệp buýt 10-10). b. Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trong những năm đầu (từ năm 1998 đến 2000) do mới được thành lập và mạng lưới xe buýt chưa hiều nên lượng hành khách vận chuyển không cao. Nhưng từ năm 2002 đã có sự gia tăng về lượng hành khách và không ngừng tăng lên trong những năm tiếp sau kéo theo tổng doanh thu của xí nghiệp tăng lên. Điều đó đã thể hiện được sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong xí nghiệp. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp Bảng 2.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp STT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng hành khách Triệu lượt hành khách 20,552 19,872 75,3 2 Doanh thu Tỉ đồng 48,29 47,14 72,137 3 Tổng chi phí Tỉ đồng 84,026 82,027 125,822 4 Trợ giá Tỉ đồng 35,735 34,885 58,056 ( Nguồn: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội). Chúng ta nhận thấy rằng chi phí để vận hành một mạng lưới xe buýt là rất lớn, đặc biệt là chi phí cho xe. Với lượng xe lớn, tần suất mỗi xe phải chạy nhiều nên lượng nhiên liệu tiêu hao cung cấp cho mỗi xe lớn và chất lượng của xe xuống cấp nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc xe cần được bảo dưỡng duy tu sửa chữa thường xuyên và liên tục nên chi phí sửa chữa lớn . Mặt khác, do đặc thù của ngành vận tải hành khách bằng xe buýt mang tính chất “công cộng ”, để phục vụ mục đích xã hội nên dù lượng hành khách đi xe buýt có tăng lên nhưng với giá vé xe buýt thấp chỉ có 3000 đồng/người/lượt và từ 25.000 đến 80.000đồng/tháng. Điều đó làm cho doanh thu bán vé không đủ để  bù đắp cho khoản chi phí hàng năm và kết quả là xí nghiệp luôn trong tình trạng lỗ. Trên thực tế, hàng năm thành phố vẫn chi một phần ngân sách để bù lỗ (trợ giá) cho hoạt động xe buýt của thành phố. 2.2.6. Điều kiện khai thác vận tải của xí nghiệp và định hướng phát triển của công ty. a. Mạng lưới đường giao thông trong vùng hoạt động của xí nghiệp Xí nghiệp 10-10 là xí nghiệp vận tải hành khách công cộng nên địa bàn hoạt động chủ yếu là trong thành phố vì vậy mạng lưới đường xá hoạt động của phương tiện có chất lượng là khá tốt, tuy nhiên cũng chính vì hoạt động trong thành phố nên các điểm giao cắt nhiều, lưu lượng xe trên đường khá lớn mặt khác đường xá trong thành phố lại hẹp nên thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông làm ảnh hưởng đến lộ trình hoạt động của phương tiện. Một số tuyến có sản lượng hành khách cao, đường giao thông có mật độ tham gia của các phương tiện khác khá lớn, hay bị ùn tắc xảy ra như các tuyến 08, 21, 28, 28 đi qua Đê la thành, đường 69…thường xuyên quá tải vào giờ cao điểm dẫn đến phải thay đổi lộ trình của phương tiện, chất lượng phục vụ hành khách và gây bất lợi về mặt chi phí cho xí nghiệp. Vì vậy mạng lưới đường xá cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của xí nghiệp. b. Điều kiện khí hậu, thời tiết Điều kiện khí hậu thời tiết là một trong những điều kiện khai thác vận tải làm ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của phương tiện, lái xe, hành khách, đến khối lượng vận chuyển của xí nghiệp. Điều kiện này bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số ngày mưa bão, lũ lụt trong năm. Tại một số những tuyến đường trên địa bàn hoạt động của xí nghiệp, hệ thống thoát nước kém vì vậy vào mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập lụt làm ùn tắc, ngưng trệ hoạt động giao thông, làm ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị của phương tiện đặc biệt là ảnh hưởng đến số lượng phương tiện ra hoạt động dẫn đến khối lượng vận chuyển hành khách của xí nghiệp giảm. Còn trên một số tuyến đường ra ngoại thành như tuyến 28, 50… chất lượng đường còn chưa tốt cho nên khi trời mưa xuống thì khả năng thông qua của đường kém dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. c. Tình hình hành khách Trong mấy năm đầu một phần là do xí nghiệp mới thành lập, mạng lưới xe buýt chưa nhiều cộng với thói quen của người dân chưa cao trong việc sử dụng vận tải hành khách công cộng là phương tiện chủ yếu đi lại của mình cho nên lượng vận chuyển hành khách còn rất hạn chế. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây được sự quan tâm của nhà nước, Chính phủ trong việc phát triển đầu tư mạng lưới vận tải hành khách công cộng nên có sự gia tăng đáng kể khối lượng hành khách vận chuyển. Tuy nhiên mạng lưới xe buýt ở Hà Nội phát triển mạnh mẽ đồng nghĩa với việc số lượng xe gia tăng vì vậy chi phí vận hành mạng lưới xe buýt là khá lớn mà doanh thu, thu lại từ việc bán vé không đủ bù lại các khoản chi phí cho nên xí nghiệp luôn ở tình trạng lỗ. Hàng năm thành phố phải chi một khoản ngân sách để bù đắp khoản lỗ cho xí nghiệp phục vụ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Trong mấy năm trở lại đây nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn và xe buýt - từ một phương tiện không được chú ý trở thành một người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người. Năng lực vận chuyển hành khách của xe buýt không ngừng được nâng cao đây cũng là lý do mà khối lượng vận chuyển hành khách trong mấy năm gần đây tăng lên đáng kể. d. Định hướng của công ty - Duy trì và ổn định thị trường kinh doanh của Công ty. - Giữ vững luồng tuyến hiện có và tiến hành đổi mới phương tiện đã cũ, chất lượng kém của công ty. - Tham gia đấu thầu thêm một số tuyến buýt xã hội hoá mới. - Tham gia liên doanh để mở rộng xưởng bảo dưỡng sửa chữa. 2.3. Chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 09. 2.3.1. Đặc điểm chung của tuyến 09: Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ. a. Đặc điểm chung. Luồng khách trên tuyến Bờ Hồ- Cầu Giấy- Bờ Hồ là khá lớn do đặc điểm của của tuyến nối giữa một điểm du lịch và một điểm trưng chuyển lớn của Hà Nội nên lượng khách đi trên tuyến là rất lớn. Tuyến vừa phục vụ cho hoạt động du lịch cũng vừa mang tính chất chuyên tải phục vụ nhu cầu đi lại của HK. Ngoài ra đây là tuyến khép kín mà có chiều đi và chiều về khac nhau nên lượng khách trên tuyến là rất cao với chiều dài của tuyến và chiều dài huy động của tuyến khi hoạt động TT Chỉ tiêu Kết quả khảo sát cự ly (km) Bình quân cự ly khảo sát (km) 1 Cự ly tuyến - Chiều đi: 18,3 17,7 - Chiêù về: 17,0 2 Cự ly huy động Đầu A - Chiều đi: 13,8 13,5 - Chiêù về: 13,2 Đầu B - Chiều đi: 13,8 13,5 - Chiêù về: 13,2 Bảng 2.10. Bảng khảo sát tuyến Tại điểm đầu cuối là Bờ Hồ( Hồ Gươm) nên thu hút được rất nhiều khách tham quan du lich trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài ra thì HK có thể đi đến các địa điểm khác do tuyến liên kết với một điểm trưng chuyển lớn( Điểm trưng chuyển Cầu Giấy). Tại điểm trưng chuyển Càu Giấy, đây là một điểm trưng chuyển lớn liên kết với hầu hết các tuyến buýt ở Hà Nội hiện nay.Tại đây HK có thể chọn lựa cho mình tuyến đi phù hợp với chuyến đi của mình. Ngoài ra tuyến còn đi qua các trường đại học, trường học, công sở lớn nên có lưu lượng HK ở các độ tuổi khác nhau là rất nhiều. Tuyến đi qua nhiều tuyến đường có chất lượng tốt nên đã đảm bảo được kế hoạch vận hành của tuyến với lộ trình tuyến: - Chiều đi: Bờ Hồ - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Lê Duẩn - Khâm Thiên - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Thái Thịnh - Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh – Đường Chùa Láng – Láng - Điểm trung chuyển Cầu Giấy Kim Mã - Liễu Giai - Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà - Lê Hồng Phong - Điện Biên Phủ - Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng- Bờ Hồ. - Chiều về: Bờ Hồ - Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Đội Cấn - Liễu Giai - Kim Mã - Cầu Giấy làn trên - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ - Thái Thịnh - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Nguyễn Du - Phố Huế - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Bờ Hồ. Giờ đóng mở tuyến : 5h00 – 21h00 với tần suất : 15- 20 phút/ chuyến b.Sự biến động luồng hành khách trên tuyến Sự biến động của hành khách trên tuyến tuân theo 2 quy luật biến động luồng hành khách: Biến động theo thời gian và biến động theo không gian. Biến động của luồng hành khách theo thời gian: Sự biến động của luồng hành khách theo thời gian được thể hiện rõ rệt theo thời gian trong ngày và theo ngày trong tuần : Theo thời gian trong ngày: biến động của luồng hành khách trên tuyến trong ngày hình thành nên 2 loại giờ khác nhau đó là giờ bình thường và giờ cao điểm giống như các tuyến khác ở khu vực nội thành. Đối với giờ cao điểm trong ngày có 3 cao điểm : Sáng ( 6h00 – 8h00 ) : CBCNV, HSSV đi làm, đi học (chiếm 80%). Trưa(11h00 – 13h00) : HSSV đi học ca sáng và ca chiều (chiếm 45%). Chiều ( 16h30 – 18h30 ) : CBCNV, HSSV trở về nhà (chiếm 80%). Nguyên nhân của sự biến động này là do thời điểm phát sinh nhu cầu đi lại thường xuyên trong ngày ( học sinh, sinh viên, cán bộ, người đi làm….) thời điểm bị chi phối bởi thời gian bắt đầu và kết thúc của trường học, cơ quan, công sở…và sự biến động này khác nhau giữa hướng đi và hướng về . Ngoài ra sự biến động luồng hành khách trên tuyến còn phụ thuộc nhiều vào thời gian xe xuất bến và về bến tại hai bến xe khách liên tỉnh . Theo ngày trong tuần: Đối với những ngày nghỉ, ngày lễ thì nhu cầu đi lại trên tuyến là khác với ngày thường, đối với mỗi nhóm hành khách thì nhu cầu đi lại trên tuyến là cũng khác nhau: Với nhóm hành khách đi lại trong nội thành thì chủ yếu là học sinh, sinh viên đi học , cán bộ công nhân viên đi làm … Đối với nhóm hành khách đi lại chuyển tải giữa nội thành và liên tỉnh không giống với nhóm khách đi lại trong thành phố, nhóm này chủ yếu là người buôn bán, những hành khách đi lại với mục đích công việc, những người có nhu cầu về nhà thăm người thân hoặc đi thăm quan vào những ngay nghỉ, lễ tết. 2.3.2. Phân tích đánh giá về chất lượng dịch vụ theo các chỉ tiêu trên tuyên số 09. a. Mức độ có sẵn. + Mạng lưới: Mạng lưới tuyến đường của tuyến hoạt động tương đối tốt do đi qua nhiều tuyến đường rộng bằng phẳng và rộng làm cho tốc độ vận hành của tuyến tăng lên so với các tuyến khác. Tuyến là tuyến vòng nên có lộ trình khép kín nên điểm xuất phát cũng là điểm cuối. Đi qua nhiều điểm có sự thu hút luồng HK lớn như đi qua các trường ĐH, TTTDTT, BV, một số trường học và các điểm vui chơi giải trí. Mặt khác,tuyến đi qua các tuyến đường chính của thành phố nên có sự liên kết với các tuyến trong và ngoài đô thị mà mức độ chuyển tuyến rất nhỏ dao động trong khoảng một đến hai lần. Tuyến còn được liên kết với một trong các điểm trưng chuyển lớn của Hà Nội nên làm cho mạng lưới tuyến thêm mở rộng đấp ứng được nhu cầu đi lại của HK khi đi đến các điểm khác trong thành phố. + Biểu thời gian chạy xe: Với lượng HK trên tuyến không phát sinh quá lớn so với ngày thường nên với sự bố trí phương tiện phục với tần suất tuyến là 10-15 đến 20 phút/ chuyến ở giờ cao điểm và giờ thấp điểm đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của HK.Được thể hiện ở tuần suất của tuyến. Bảng 2.11.Tần suất của tuyến 09 TT Bờ Hồ 1 Bờ Hồ 2 TT Bờ Hồ 1 Bờ Hồ 2 TT Bờ Hồ 1 Bờ Hồ 2 1 5:00 5:05 28 10:10 x 55 15:40 15:35 2 5:15 5:20 29 10:20 10:20 56 15:55 15:50 3 5:30 5:35 30 10:35 10:35 57 x 16:00 4 5:45 5:50 31 10:50 10:50 58 16:10 16:10 5 6:00 6:00 32 11:05 11:00 59 16:25 16:20 6 6:10 6:10 33 11:20 11:10 60 16:40 16:35 7 6:20 6:20 34 11:30 11:20 61 16:50 16:50 8 6:35 6:35 35 11:40 11:35 62 17:00 17:05 9 6:50 6:50 36 11:55 11:50 63 17:15 17:15 10 7:05 7:05 37 12:10 12:05 64 17:30 17:25 11 7:20 7:15 38 x 12:15 65 x 17:35 12 7:30 7:25 39 12:25 12:25 66 17:45 17:50 13 7:40 7:35 40 12:40 12:35 67 18:00 18:05 14 7:55 7:50 41 12:50 12:50 68 18:15 18:20 15 7:40 7:40 42 13:00 13:05 69 18:30 18:35 16 7:55 7:50 43 13:15 13:20 70 18:45 18:50 17 8:10 8:05 44 13:30 13:30 71 19:05 19:05 18 8:25 8:20 45 x 13:45 72 19:25 19:25 19 x 8:30 46 13:45 13:55 73 19:45 19:45 20 8:40 8:40 47 14:00 14:05 74 20:05 20:05 21 8:50 8:50 48 14:10 14:20 75 20:25 20:25 22 9:00 9:05 49 14:20 14:35 76 20:45 20:45 23 9:15 9:20 50 14:35 14:45 77 21:00 21:05 24 9:30 9:35 51 14:50 14:55 25 9:45 9:45 52 15:05 15:05 26 x 9:55 53 15:20 15:20 27 10:00 10:05 54 15:30 x Với tần suất hoạt động của tuyến đã đáp ứng được lượng HK có thể phát sinh vào những ngày lễ lớn đi đến các điểm tham quan du lịch như Lăng Bác, Hồ Gươm(Bờ Hồ). Vậy với biểu thời gian bố trí như vậy của tuyến là rất hợp lý. b. Khả năng tiếp cận. Hệ thống bán vé: + Với dịch vụ vé tháng: HK có thể mua vé tháng các điểm bán vé như điểm trưng chuyển Cầu Giấy, BX Giáp Bát, BX Kim Mã... phục vụ cho HK cả thứ 7 và chủ nhật nhưng chỉ bán vé vào các ngày cuối tháng và những ngày giữa tháng. Các điểm bán vé này được bố trí ở những vị trí là các đầu mối giao thông và các điểm trung chuyển lớn nên nó đã tại điều kiện thuận lợi cho hành khách trong quá trình làm vé tháng mới và dán tem hàng tháng. Vào những ngày cuối tháng (từ ngày 25- ngày 30) do việc hành khách tập trung đi dán vé rất nhiều nhưng có điều bất cập đó là điểm bán vé quá nhỏ mà lưu lượng người mua đông gây nên cảnh chen lấn mất trật tự, người già, học sinh, phụ nữ có thai rất khó mua vé khi chen lấn như vậy. Vì thế cần phải có biện pháp mở rộng điểm bán vé và bố trí bán vé hợp lý để không gây nên hiện tượng chen lấn lộn xộn.Với sản lượng vé của tuyến( chỉ đi cố định 1 tuyến) là 34.224HK. Số liệu này cho thấy khả năng tiếp cận cũng như chất lượng phục vụ của tuyến được HK rất tin tưởng và lựa chọn tuyến làm chuyến đi rất nhiều và vé liên tuyến là 787.023HK. + Bán vé lượt trên tuyến: Vé lượt được người phụ xe quản lý và bán cho HK.Theo số liệu khảo sát thực tế thì lái phụ xe trên tuyến rất niềm nở trong lúc bán vé cũng như hướng dẫn cho HK xuống điểm dừng cần xuống. Điều này làm cho HK có tâm lý thoải mái khi đi xe dưới sự chỉ đạo của người phụ xe. Với thái độ phục vụ khi bán vé cũng như khi hướng dẫn HK nên làm cho lượng HK của tuyến về vé ngày là rất cao so với nhiều tuyến khác.Với tổng sản lượng của vé lượt của quy 4/2008 của tuyến là 25.425 HK. Tiếp cận không gian bên trong hệ thống: chỉ tiêu tiếp cận các điểm dừng đỗ Khả năng tiếp cận của HK tại các điểm đỗ của tuyến là khá an toàn. HK lên xuống tại các điểm đỗ được tiếp cận với vỉa hè chứ không phải lòng đường. Ngoài ra thì lái xe dừng xe khá lâu tại các điểm dừng để cho HK xuống an toàn rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng hiện tại thì trên toàn bộ mạng lưới xe buýt cũng như riêng đối với tuyến 09 thì vẫn chưa bố trí được điểm lên xuống cho những người bị khuyết tật cũng như là các vị trí dành riêng cho người khuyết tật khi đi trên tuyến như là cửa xe cao hơn so với vỉa hè nơi tiếp giáp với điểm đỗ, chưa có các tấm tiếp giáp để có thể giúp cho người khuyết tật đi lên và đi xuống một cácdh đơn giản và dễ dàng. Chính vì thế làm cho HK cảm giác yên tâm khi đi trên tuyến 09. Tiếp cận không gian bên ngoài hệ thống: khả năng tiếp cận đối với các tuyến khác. Do tuyến 09 là tuyến kết nối giữa điểm du lịch với điểm trưng chuyển lớn cũng như đi qua các trường ĐH nên khả năng kết nối với mạng lưới xe buýt trong toàn thành phố là rất lớn. Vì vậy HK đi trên tuyến có thể lựa chọn điểm dừng phù hợp để thay đổi tuyến cho phù hợp với chuyến đi của mình một cách hợp lý mà không phải chuyển tuyến nhiều lần. Điều này đã tác động đến tâm lý HK về thời gian chuyển tuyến không nhiều, khả năng tiếp cận với các tuyến buýt khác lại cao. Chính yếu tố trên đã làm cho lượng HK của tuyến luôn ổn định và có xu hướng tăng hơn so với nhiều tuyến khác. c. Thông tin. Thông tin tổng quát: Tuyến 09 là tuyến khép kín và được xuất phát tại điểm Bờ Hồ và cũng kết thúc tại điểm Bờ Hồ mà đây là một điểm du lịch nên thông tin tại điểm phải phù hợp với cảnh quan. Nhưng hiện nay thì bảng thông tin tại điểm đầu cuối này đang dần xuống cấp, một số thông tin trên bảng thông báo đang dần mờ đi. Trên đó chỉ ghi các thông báo lộ trình tuyến đi qua mà không thông báo tần suất tuyến cho HK làm cho HK thiếu thông tin khi xe xuất bến. Tại đây thì bảng thông báo thông tin không có bản đồ mạng lưới tuyến xe buýt nên gây khó khăn cho HK khi tìm hiểu thông tin của toàn bộ mạng lưới tuyến để có chuyến đi phù hợp với nhu cầu chuyến đi của mình. Thông tin chuyến đi trong điều kiện thông thường: Bên cạnh những tồn tại ở trên thì trong điều kiện hoạt động của tuyến vẫn còn một số hạn chế: + Thiếu thông tin cho HK về các điểm dừng đỗ cho HK nên đối với các HK lần đầu tiên đi rất khó nắm bắt thông tin cho chuyến đi của mình mặc dù đã có loa thông báo từng điểm dừng nhưng hầu như là đã hư hỏng. + Do lộ trình tuyến là vòng nhưng đi theo 2 lộ trình khác nhau nên khi gây ra hiện tượng nhầm lẫn cũng như sự khó chịu về thông tin cho HK đối với các xe chuẩn bị xuất phát. Hình 2.12. Lộ trình của tuyến 09 + Thiếu thông tin tại các điểm dừng đỗ như không có tần suất chuyến đi cũng như bản đồ toàn mạng lưới tuyến buýt. d. Thời gian. Thời gian chuyến đi: Hiện nay tuyến có 12/15 tuyến hoạt động với 138 lượt/ ngày với tổng lượng khách là 12.121HK( theo thống kê quý IV 2008 của Trung tâm QL&ĐH GTĐT HN). Thời gian xuất bến của các phương tiện được phân bổ theo tần suất.Vào giờ bình thường thì 15 phút/ chuyến, còn vào giờ cao điểm thì 10 phút chuyến. Thời gian về bến muộn và xuất bến muộn không được thống kê chính xác vì không có số liệu chính xác. Hơn nữa thời gian xe về bến muộn cũng như xuất phát chậm chủ yếu vào giờ cao điểm vì vào thời điểm này lưu lượng giao thông trên toàn mạng lưới giao thông Hà Nội là rất lớn và nhiều đoạn đường hay xảy ra ách tắc như Đê La Thành, Thái Thịnh, Tây Sơn, Khâm Thiên… Thời gian xe chạy hết một lượt là 70 phút nhưng do chất lượng đường khá tốt nên hầu như thời gian về bến của xe là được đảm bảo hơn so với các tuyến khác. Mà xe buýt hoạt động trong nội đô thì có tốc độ lữ hành là 30km/h nhưng vận tốc lữ hành của tuyến là thấp hơn so với tiêu chuẩn trên. Với điều kiện tận dụng hết tốc độ cho phép trên từng đoạn mà tuyến đi qua thì tốc độ kỹ thuật tối đa có thể đạt được là 30(Km/h) tuy nhiên trên thực tế thì không thể đạt được điều đó bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ này ngoài chất lượng của phương tiện như: loại đường, chất lượng mặt đường, mật độ phương tiện trên đường, cách tổ chức giao thông trên đường, điều kiện thời tiết khí hậu, trình độ lái xe,… Theo số liệu điều tra thực tế thì ta có: -Thời gian dừng đỗ trung bình vào giờ cao điểm là:7 giây/ điểm - Thời gian dừng đỗ trung bình vào giờ thấp điểm là: 5 giây/điểm Lấy trung bình thì mỗi điểm dừng của tuyến sẽ là 6 giây/ điểm. Tổng số điểm dừng trung bình của tuyến là 34 điểm nên thời gian dừng đỗ của tuyến sẽ là: 34*6/60 = 3,4( phút) Mà thời gian của một chuyến xe được tính như sau? Tcđ = Tlb + Tdđ → Tlb = Tcđ – T dđ = 70 – 3,4 = 66,6 (phút) ≈ 1,11(h) Nên vận tốc của lữ hành của tuyến sẽ là: Vlh = Lt / Tlb = 17,7/ 1.11 ≈ 16,9km/h). Ngoài ra thì trên các đoạn đường có sự chênh lệch về tốc độ do đoạn đường này có chất lượng đảm bảo, có dải phân cách giữa 2 làn đối điện, mặt đường rộng lưu lượng giao thông tại đây không cao nên tốc độ lữ hành tăng nhanh làm giảm thời gian chuyến đi của HK. Tuy nhiên thì yếu tố tốc độ cũng một phần chịu tác động của mật độ giao thông của tuyến đường mà tuyến đi qua nên để làm tăng tốc độ lữ hành của tuyến đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng. Bên cạnh đó thì yếu tố về thời gian chạy của tuyến của chịu tác động đến sự thu hút luồng HK.Theo số liệu điều tra thì đa số HK muốn tốc độ lữ hành của tuyến tăng lên để làm cho chuyến đi được nhanh hơn( chiếm hơn 50% so với số liệu điều tra). Vì vậy yếu tố về thời gian tác động rất lớn đến nhu cầu chuyến đi của HK. Đúng giờ và đáng tin cậy: Yếu tố tin cậy và đúng giờ cho hành khách cũng là một vấn để được các nhà sản xuất vận tải quan tâm vì đều ảnh hưởng đến doanh thu của công ty cũng như chất lượng vận chuyển của tuyến. Qua quá trình điều tra thực tế thì độ tin cậy cũng như đúng về thời gian chuyến đi của HK đối với tuyến là khá cao được đánh giá qua các yếu tố: Về thời gian của chuyến: Do tuyến đảm bảo được thời gian xuất bến cũng như thời gian về tuyến là khá cao( chiếm 75% ) cả giờ thấp điểm cũng như giờ cao điểm. Bên cạnh đó thì thời gian dừng đỗ tại các điểm dừng được đảm bảo đủ để HK lên xe và xuống xe. Không xảy ra hiện tượng bỏ điểm dừng, đi đường khác nhanh hơn để đi cho đúng thời gian nên việc đảm bảo đúng giờ xuất phát và về bến. Điều này làm cho HK khá tin tưởng với chất lượng của tuyến. - Về tốc độ vận hành trên tuyến: Theo quy định là tốc độ vận hành của xe buýt trong nội đô là 30km/h nhưng tốc độ lữ hành của tuyến là 16,9km/h. Nhưng so với tôc độ của một số tuyến như 26, 32, 23… thì tốc độ của tuyến được nâng cao hơn so với các tuyến trên. Bên cạnh thì cũng có những đoạn vắng, đường rộng, tốt và lưu lượng trên đường thấp thì tốc độ lữ hành được tăng lên so với những đoạn đường khác. Qua số liệu điều tra thực tế thì độ tin cậy của tuyến cũng xét đến yếu tố xe dừng phanh gấp dọc đường gây tác động xấu đến HK như dồn HK về phía trước, gây ra hiện tượng lộn xọn trên xe đối với những HK không có chỗ ngồi. Chính vì vậy tuyến được HK đánh giá rất cao về độ tin cậy về mặt đúng giờ cũng như tốc độ lữ hành của tuyến 09 đảm bảo được an toàn cho HK trong khi vận chuyển. e. Mức độ chăm sóc khách hàng. Với 477 nhân viên lái xe và 434 nhân viên bán vé trực tiếp phục vụ với thái độ niềm nỡ khi phục vụ đồng thời tận tình trong việc hướng dẫn cho HK điểm xuống làm cho HK cảm giác yên tâm về chuyến đi của mình. Bên cạnh đó thì nhân viên bán vé có sự sắp xếp phù hợp đối với những người có sức khỏe không tốt cũng như những người cần được ưu tiên theo nội quy của xe buýt. Giúp đỡ HK một cách nhiệt tình để có thể xuống những điểm chuyển tuyến cho phù hợp với chuyến đi của HK. f. Sự thoải mái. Điều kiện xung quanh: + Mức độ thuận tiện - Trên các xe của tuyến đã bố trí hệ thống thông báo các điểm đỗ tiếp theo của tuyến cũng như lộ trình của tuyến cho HK để HK có thể nắm rõ chuyến đi của mình và chủ đông trong việc lựa chọn vị trí chuyển tuyến. Bên cạnh đó thì còn có bố trí bảng biểu về lộ trình thuận tiện cho HK theo dõi lộ trình của tuyến. - Trong quá trình vận chuyển của tuyến thì tốc độ lữ hành cũng như việc dừng đỗ đúng vị trí làm cho HK lên xuống một cách thuận tiện. Xét về đặc điểm trên của tuyến thì trên tổng số các điểm đỗ thì chỉ có một số điểm đỗ ở trên đường Đội Cấn là quá nhỏ so với lưu lượng cũng như làm HK lên xuông bất tiện do đoạn đường này nhỏ, chỗ dừng đỗ bị chiếm dụng để kinh doanh hay là điểm đỗ xe ôm. - Phương tiện phục vụ HK: Với 12/15 xe vận doanh nhưng nhìn chung chất lượng của tuyến khá đảm bảo. Với loại xe 60 chỗ nhưng hệ số chiếm dụng vào giờ cao điểm là 1,8 nên một phần cũng làm cho chất lượng của bị ảnh hưởng về lâu dài. Theo đánh giá khách quan của những người lái xe thì lưu lượng trên tuyến là khá đồng đều và chỉ đông vào giờ cao điểm. Với tổng số xe của tuyến được đưa vào hoạt động trên tuyến chưa đến 6 năm nên phương tiện hoạt động đảm bảo, không xảy ra các hiện tượng xe chết máy hay trục trặc dọc đường. Bên cạnh đó thì công tác bảo dưỡng xe của tuyến được công ty quan tâm đúng mức nên hiệu quả hoạt động của tuyến là rất cao( vận chuyển được 1.090.907 người/ quý 4-2008) (theo số liệu thống kê của của TTĐH &QLGT ĐTHN). Ngoài ra thì các tính năng kỹ thuật phương tiện được đảm bảo với sự bố trí và số lượng ghế ngồi trên xe, cửa sổ, cửa lên xuống và các thiết bị trên xe đảm bảo với nhu cầu của HK trên tuyến. + Không gian tại các điểm dừng đỗ: Tại một số điểm dừng của tuyến thì có bố trí nhà chờ che mưa che nắng làm cho HK thoải mái trong việc chờ để tiếp cận với tuyến. bề rộng điểm dừng đỗ vừa thoáng và rộng có thể đáp ứng được lượng HK tăng lên vào giờ cao điểm để tránh tình trạng chen lấn tại các điểm dừng. Bên cạnh đó thì tại một số điểm dừng quá nhở lại bị chiếm dụng làm nơi bán hàng rong, xe ôm,…Vì thế gây cảm giác khó chịu cho HK khi đứng chờ xe. + Phương tiện: Do số lượng xe mới đưa vào sử dụng nên chất lượng phục vụ của xe vẫn còn khá tốt. Nhưng hiện tại với 12/15 xe hoạt động đã phục vụ được nhu cầu thu hút được luồng HK tại các điểm dừng đỗ của tuyến. + Tiêu hao năng lượng. Do phương tiện đưa vào sự dụng được một thời gian nên tiêu hao năng lượng của tuyến là rất nhỏ so với các tuyến khác khi phương tiện hoạt động của các tuyến nội thành đang dần xuông cấp. Do đội ngũ lái xe có kinh nghiệm nên sự tiêu hao năng lượng của tuyến của ít đi. Vì thế sự hao hụt cũng như tiêu hao năng lượng của tuyến là rất nhỏ. g. An to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCải thiện chất lượng VTHKCC trên tuyến buýt số 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ.docx