- Công trình nằm trong thành phố nên có hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ, hệ thống giao thông, liên lạc thuận tiện. Gần công trình có trạm điện hạ thế(cách khoảng 30m) và hệ thống cấp thoát nước còn của công trình cũ.
- Công trình có 2 mặt giáp đường lớn nên các phương tiện thi công có thể tiếp cận địa điểm thi công dễ dàng.
- Cũng nhờ 2 mặt giáp đường nên việc vận chuyển, giao nhận vật liệu, chuyên chở phế thải khỏi công trường rất thuận tiện.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Công trình Trụ sở Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam VINACONEX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương mở đầu:
các đặc điểm có liên quan đến việc thi công công trình
giới thiệu sơ lược biện pháp kĩ thuật thi công
----------------------------------------------------------*----------------------------------------------------------
I. Các đặc điểm có liên quan đến việc thi công công trình:
1. Giới thiệu sơ bộ về đặc điểm công trình:
1.1. Địa điểm xây dựng công trình:
- Tên công trình: Tháp VINACONEX (VINATOWER), chủ đầu tư là Tổng công ty XNK Xây dựng Việt Nam (VINACONEX)
- Công trình được xây dựng tại số 34 phố Láng Hạ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội.
- Công trình giáp phố Láng Hạ ở hướng Đông Nam, giáp phố Hoàng Ngọc Phách ở hướng Đông Bắc, giáp 1 khu tập thể ở hướng Tây Bắc và giáp trụ sở 1 đơn vị bạn ở hướng Tây Nam.
1.2. Quy mô công trình:
Công trình Tháp Vinaconex gồm 25 tầng nổi và 2 tầng hầm, chiều cao tính từ mặt đất tự nhiên là 90,6m.
Cấp công trình: Cấp I.
1.3. Giải pháp kiến trúc:
- Đường giao thông chính vào công trình là từ phố Láng Hạ và phố Hoàng Ngọc Phách. Diện tích xung quanh bố trí cây xanh và đường giao thông nội bộ.
- Chức năng sử dụng của các tầng:
. 2 tầng hầm: để xe, các khu vực kĩ thuật: trạm bơm, điện, điều hòa và thông gió tầng hầm.
. Tầng 1: đại sảnh, các sảnh phụ, lễ tân, kĩ thuật.
. Tầng 2, 25: tầng kĩ thuật.
. Tầng 3-24: Khu vực văn phòng.
- Giao thông đứng trong tòa nhà: bố trí 3 thang máy và 2 thang bộ.
- Mặt đứng: hình thức kiến trúc hiện đại và đơn giản, hình vuông đều đặn từ tầng 1 đến mái.
- Giải pháp hoàn thiện mặt ngoài công trình: vách, cửa kính khung nhôm tĩnh điện, kính màu 2 lớp có chân không cách nhiệt, độ phản quang thấp. Sử dụng các tấm hợp kim nhôm có vật liệu cách nhiệt làm các băng trang trí.
1.4. Giải pháp kết cấu công trình:
- Kết cấu móng công trình là móng cọc khoan nhồi đường kính 1,2m dự kiến đặt sâu 52,28m so với cốt san nền, đài cọc cao 1,8m. Tất cả các đài cọc được liên kết với nhau bởi hệ giằng móng kích thước 400.800(mm). Tường tầng hầm là tường barét dầy 600mm.
- Kết cấu phần thân là hệ kết cấu khung giằng gồm vách lõi và khung biên đổ toàn khối.
- Dầm biên có kích thước 400.900(mm).
- Kết cấu sàn tầng điển hình là sàn dự ứng lực dầy 24cm, dùng cáp T15.
- Sàn mái cũng là sàn dự ứng lực dầy 21cm, dùng cáp T15.
- Sàn tầng hầm là sàn không dầm dầy 30cm.
- Kết cấu bao che là hệ khung kính.
- Kết cấu ngăn chia là vách ngăn nhẹ.
- Chống nóng và chống thấm mái bằng bê tông chống nóng và bê tông chống thấm.
2. Các thuận lợi khi thi công công trình:
- Công trình nằm trong thành phố nên có hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ, hệ thống giao thông, liên lạc thuận tiện. Gần công trình có trạm điện hạ thế(cách khoảng 30m) và hệ thống cấp thoát nước còn của công trình cũ.
- Công trình có 2 mặt giáp đường lớn nên các phương tiện thi công có thể tiếp cận địa điểm thi công dễ dàng.
- Cũng nhờ 2 mặt giáp đường nên việc vận chuyển, giao nhận vật liệu, chuyên chở phế thải khỏi công trường rất thuận tiện.
3. Các khó khăn trong quá trình thi công công trình:
- Do công trình nằm trong thành phố nên điều kiện thi công có bị hạn chế, nhất là với công tác bê tông vì xe bê tông, xe chở đất chỉ có thể vào thành phố vào buổi đêm. Trong thời gian thi công, nếu có nhu cầu đổ bê tông vào buổi sáng, cần làm việc với cảnh sát giao thông để xin giấy phép.
- Yêu cầu về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, tài sản bên thứ 3 là rất cao.
- Mặt bằng thi công tương đối chật hẹp, khó khăn cho việc tập kết phương tiện, máy móc, nguyên vật liệu, bố trí lán trại tạm.
- Thời gian thi công công trình là tương đối dài, nên giá cả vật tư, vật liệu lên xuống không ổn định gây khó khăn cho việc cung ứng vật tư, vật liệu cho công trình.
II. Biện pháp kĩ thuật thi công:
1. Phương pháp thi công phần ngầm:
1.1. Lựa chọn phương án thi công cọc khoan nhồi:
Thi công cọc khoan nhồi bằng phương pháp tạo lỗ khoan bằng gầu xoay kết hợp dung dịch bentonite giữ thành hố đào.
1.2. Phương pháp thi công tường barrette:
Thi công tường barrette bằng phương pháp đào lỗ bằng gầu ngoạm kết hợp dung dịch bentonite giữ thành hố đào.
1.3. Phương pháp thi công các tầng hầm:
Các tầng hầm được thi công theo phương pháp "bottom-up". Tiến hành đào đất bằng máy đào đến cốt đáy đài, ghép ván khuôn, đổ bê tông đài, giằng móng, đổ sàn tầng hầm, đổ cột tầng hầm rồi sau đó làm các tầng hầm theo cách đổ bê tông như với phần thân.
2. Phương pháp thi công phần thân:
Phần thân được thi công bê tông toàn khối, trong đó:
- Hệ lõi được trượt trước. Sơ bộ chia làm 2 đợt trượt lõi, trượt đợt 1 tới cốt +47,9m, đợt 2 trượt hết tới cốt +89,9m.
- Sau khi trượt xong lõi, tiến hành ghép ván khuôn, đổ bê tông cột như bình thường.
- Đổ xong cột, tiến hành ghép ván khuôn, đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang
- Sau khi đổ bê tông dầm sàn 16 ngày, tiến hành căng cốt thép ứng lực trước.
- Trong khoảng 7 tầng dưới cùng, đổ bê tông bằng xe bơm bê tông. Các tầng từ tầng 8 trở lên đổ bằng máy bơm tĩnh.
3. Phương pháp thi công phần hoàn thiện:
Phần hoàn thiện được tiến hành sau khi các công việc trước đó được hoàn thành và được cố gắng bố trí thành dây chuyền sao cho từ lúc bắt đầu công tác hoàn thiện đến khi hoàn thành, các công việc diễn ra liên tục.
Phần hoàn thiện được thực hiện từ dưới lên, trong khi công tác thi công phần thân vẫn tiếp tục ở các tầng trên.