MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài: 1
2. Mục tiêu đề tài: 2
3. Ý nghĩa của đề tài: 3
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
6. Phương pháp nghiên cứu: 4
6.1 Phương pháp luận: 4
6.2 Phương pháp cụ thể: 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 5
1.1 Tổng quan CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố HCM: 5
1.1.1 Hệ thống kỹ thuật 5
1.1.2 Công tác thu gom CTRSH tại TPHCM 15
1.1.3 Chiến lược phát triển ngành xử lý CTR tại TPHCM 19
1.2 Tổng quan về quận 6: 23
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 23
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6 24
1.2.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 6: 27
1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế chung trên địa bàn Quận 6: 28
1.2.5 Những định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH-MT Quận 6 30
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 32
2.1 Đặc điểm chất thải rắn: 32
2.1.1 Nguồn phát sinh 32
2.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị Quận 6 33
2.1.3 Khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 6 39
2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển: 40
2.2.1 Hệ thống lưu giữ 40
2.2.2 Hệ thống thu gom 42
2.2.3 Hệ thống vận chuyển 46
2.2.4 Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn 48
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN 52
3.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt 52
3.1.1 Định nghĩa 52
3.1.2 Các nguồn phát sinh 52
3.1.3 Phân loại 53
3.1.4 Thành phần 57
3.1.5 Tính chất 59
3.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra 66
3.2.1 Ô nhiễm môi trường đất 66
3.2.2 Ô nhiễm môi trường nước 67
3.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí 68
3.2.4 Ô nhiễm cảnh quan và sức khỏe con người 69
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN QUA 71
4.1 Mục tiêu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn 71
4.1.1 Mục tiêu chung 71
4.1.2 Mục tiêu cụ thể 71
4.2 Nội dung của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 72
4.2.1 Các cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 72
4.2.2 Quá trình thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 73
4.2.3 Những nội dung chủ yếu công ty DVCI đã thực hiện trong chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên 9 phường tại Quận 6 75
4.3 Những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện thí điểm PLRTN của 9 trên 14 phường ở địa bàn Quận 6 80
4.4 Kết quả 82
4.4.1 Đã hình thành qui trình cơ bản thực hiện việc phân loại rác tại nguồn 82
4.4.2 Khó khăn mang tính thực tiễn chính từ sự thiếu đồng bộ của chuỗi hệ thống mà hiện nay chương trình đang gặp phải 84
4.4.3 Đã tổng hợp những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 86
4.5 Nhận xét 86
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 88
5.1 Đánh giá về công cụ pháp lý 88
5.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom và vận chuyển 88
5.3 Đánh giá về tuyên truyền 89
5.4 Đánh giá về ý thức của người dân 91
5.5 Đánh giá về các bãi rác thành phố phục vụ cho việc PLRTN 93
5.6 Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát 93
5.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập 94
CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN TỚI 96
6.1 Các biện pháp trước mắt 96
6.2 Các biện pháp lâu dài 101
6.2.1 Công tác tuyên truyền 102
6.2.2 Công cụ pháp lý (quy chế) 102
6.2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển 102
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
7.1 Kết luận 104
7.2 Kiến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ.
Hình 2.2: Hiện trạng quản lý và lưu giữ CTR tại các chợ
Trên địa bàn Quận 6 có 3 siêu thị lớn. Hầu hết các siêu thị đều không để thùng rác tại các gian hàng tự chọn , chỉ đặt các thùng rác tại các gian hàng thực phẩm hay ăn uống ( trừ siêu thị Metro có đặt các thùng rác tại các gian hàng tự chọn ). Hầu hết rác tại các siêu thị được lưu giữu trong các thùng chứa 240l.
Hình 2.3: Hiện trạng quản lý và lưu giữ chất thải rắn tại các siêu thị
Siêu thị Phú Lâm Siêu thị Hậu Giang
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, rác được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay đơn vị. Sau đó, hầu hết rác đều được chuyển ra đổ vào các thùng 240l.
Rác bệnh viện và cơ sở y tế được lưu trữ trong các thùng nhựa đựng màu vàng ( rác y tế ) và màu xanh ( rác sinh hoạt ) với các thùng có dung tích khác nhau.
2.2.2 Hệ thống thu gom
Hàng ngày CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín, sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển, một số xe đẩy tay đổ trực tiếp vào trạm trung chuyển khi thu gom CTR ở khu gần trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải và xe ép lớn ( từ 7-10 tấn ) nhận chất thải rắn và đỗ ra bãi chôn lấp Đa Phước ( Bình Chánh ) hoặc Phước Hiệp ( Củ Chi ). Tại một số điểm, CTR sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay chuyển trực tiếp sang xe ép lớn và chở thẳng đến bãi chôn lấp.
Công việc lấy rác diễn ra nhanh chóng không gây mất nhiều thời gian do các hộ dân thường chứa rác trong các bịch nilon và để sẵn ngoài cửa hay lề đường.
Thời gian bắt đầu làm việc trong ngày bình thường khoảng 3 giờ sáng, công nhân sẽ liên tục đi thu gom cho đến khi hoàn tất công việc lấy rác từ các hộ dân. Đối với một số ngày trời mưa gió thất thường, công nhân sẽ đi trễ hơn hoặc nếu mưa to không dứt họ sẽ không đi thu gom ngày đó mà qua hôm sau mới đi, gây ứ đọng rác tại các hộ dân cư. Theo một số hộ dân cho biết đôi khi người thu gom không đi lấy rác liên tục trong 2 ngày.
Phương tiện thu gom rất đa dạng gồm: xe lam, xe ba gác máy, xe ba gác đẩy tay, xe lavi,…Việc vệ sinh phương tiện thu gom ít khi được thược thực hiện vào cuối ca làm việc nên chất lượng vệ sinh theo đánh giá chung là không đạt ( nếu có thực hiện thì chỉ quét, lau, chùi chứ không rửa ).
Hình 2.4: Hiện trạng thu gom CTR Quận 6
Thu gom bằng xe bagác có cơi nới
Thu gom bằng thùng 660l
Thu gom bằng xe bagác máy, có khả năng cơi nới thêm
Thu gom bằng thùng 650l mua từ dự án 415.
Tình trạng sử dụng các phượng tiện hầu như dung tích chứa của các phương tiện đều không đáp ứng cho khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến, phần lớn các phương tiện đều phải cơi nới cao lên.
Nhân công hiện tại lực lượng dân lập tồn tại khoảng 206 công nhân, lực lượng công lập là 112 công nhân. Hệ thống thu gom rác công lập bao gồm 3 tổ ( tổ 1: 47 công nhân; tổ 2: 45 công nhân và tổ 3: 20 công nhân ), phụ trách công tác quét đường và thu gom rác tại các hộ gia đình trên các tuyến đường của Quận 6, công nhân tại mỗi tổ không chuyên trách từng tuyến đường cụ thể, công việc được luân phiên thay đổi. Công nhân làm việc 6 ngày/tuần, và thời gian nghỉ được luân phiên trong tổ.
Bảng 2.5: Lực lượng thu gom rác dân lập tại Quận 6
STT
Phường
Số công nhân
1
1
15
2
2
4
3
3
18
4
4
17
5
5
14
6
6
18
7
7
19
8
8
22
9
9
11
10
10
19
11
11
7
12
12
11
13
13
19
14
14
12
Tổng cộng
206
Tổng số hộ giao rác: theo số liệu thu thập từ các Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn Quận 6, tỷ lệ số hộ gia đình giao rác chiếm khoảng 90% trên tổng số hộ gia đình trên toàn quận.
Số hộ cho 1 dây rác : mỗi một chuyến, người thu gom có thể lấy rác từ 70 – 200 hộ gia đình/dây rác. Sự thay đổi này do tốc độ phát sinh rác từ mỗi hộ khác nhau. Lực lượng dân lập không chỉ phục vụ trên địa bàn Quận 6 mà họ còn thu gom rác từ các quận lân cận như quận 5, quận Tân Phú, Bình Chánh,…, do đó việc xác định khối lượng rác phát sinh từ Quận 6 cũng như việc quản lý và thu thập thông tin từ lực lượng này rất khó khăn.
Nhận xét:
Phương tiện thu gom của lực lượng dân lập chưa phù hợp về mặt vệ sinh. Hiện nay về mặt ngành là do Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6 quản lý nhưng về nhân sự ( các đường dây rác ) lại do các phường quản lý, do đó sự quản lý từ phía nhà nước không hiệu quả, khó có thể can thiệp vào công tác thu gom rác của lực lượng dân lập này.
Xe lavi có hiệu quả thu gom đối với các khu dân cư mặt tiền đường, lực lượng dân lập xe đẩy tay ba gác có hiệu quả hơn khi thực hiện thu gom rác hộ dân trong đường hẻm.
Theo khảo sát, nhiều hộ dân ven bờ kênh không ký hợp đồng thu gom rác mà họ bỏ rác xuống lòng kênh.
2.2.3 Hệ thống vận chuyển
Hiện nay, công tác vận chuyển CTR đô thị do Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6 thực hiện tại 9 phường ( phường 3,4,7,8,10,11,12,13 và 14 ), 5 phường còn lại ( phường 1,2,5,6 và 9 ) do Đội vận chuyển 2 trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị thực hiện. Trong đó, bao gồm:
Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 6 có 10 xe ép ( bao gồm 4 xe ép 5 tấn; 6 xe ép có tải trọng từ 7 – 10 tấn ), 2 xe container 10 tấn và 2 xe ép nhỏ 2 tấn.
Công ty Môi trường Đô thị: có khoảng 5 xe ép nhỏ, vào những ngày cao điểm có thể tăng cường lên 7 chiếc xe ép.
Quy trình hoạt động:
Thời gian chuyên chở CTRSH lên bãi chôn lấp chủ yếu vào ban đêm, các xe ép lớn khởi hành từ trạm xe lúc 15 giờ đến khoảng 17 giờ thực hiện chuyến vận chuyển đầu tiên lên bãi chhoon lấp Đa Phước hoặc Phước Hiệp, các xe tải khởi hành từ trạm trung chuyển vận chuyển CTR lên bãi chôn lấp lúc 17 giờ và hoạt động cho đến khi hết rác hoảng 6 giờ sáng hôm sau. Trung bình các xe vận chuyển lên các bãi chôn lấp 2 lần/ngày.
Số xe hoạt động trong ngày là 8 xe, trong đó:
Hai xe đầu kéo hoạt động tại trạm ép kín Bà lài, 4 xe chủ yếu hoạt động tại bô rác hở Chợ Lớn, biển số: 57K-1955; 57K-4406; 57K-4961. Các xe thay phiên nhau xếp tài để vận chuyển rác, trung bình 4 chuyến/ngày, chuyến xe cuối cùng thường phải đi lấy rác tại chợ Bình Tiên. Ngoài ra các xe con luân phiên lấy rác tại điểm hẹn Bình Tiên, 2 xe tập trung vận chuyển rác tại bô rác An Dương Vương, biển số: 57K-4962 (xe ép nhỏ), 57K-3812 (ép 10 tấn).
Đối với các xe lấy rác tại trạm ép kín Bà Lài và bô rác Chợ Lớn, thời gian vận chuyển rác lên bãi Phước Hiệp (Củ Chi) trung bình khoảng 100 phút. Phí vận chuyển được tính theo đơn giá vận chuyển đã được phê duyệt: 3875 đồng/tấn.km cho vận chuyển ban đêm và 3735 đồng/tấn,km cho vận chuyển ban ngày.
Lộ trình, thời gian và khối lượng rác xe vận chuyển lên bãi chôn lấp được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.6: Lộ trình, thời gian khối lượng rác xe vận chuyển lên bãi chôn lấp
STT
Biển số xe
Thời gian vận chuyển
Khối lượng rácxe chở (tấn)
Bãi chôn lấp
1
57K-4961
16h20-20h10
9.5
Củ Chi
2
57K-4961
16h30-20h00
10.5
Củ Chi
3
57K-4961
16h10-16h50
10.66
Đa Phước
4
57K-3812
17h10-17h30
5.6
Đa Phước
5
57K-3812
18h00-18h30
8.74
Đa Phước
6
51F-0242
16h00-18h40
10.02
Củ Chi
7
51F-0242
16h00-18h55
9.68
Củ Chi
8
51F-0243
16h00-18h50
10.62
Củ Chi
9
51F-0243
16h00-19h00
10.348
Củ Chi
10
51F-0243
16h00-19h10
9.4
Củ Chi
11
57K-4406
20h10-22h35
10.42
Củ Chi
12
57K-4406
19h45-23h00
9.86
Củ Chi
13
57K-4406
20h05-23h25
10.2
Củ Chi
14
57K-3460
18h00-21h00
8.36
Củ Chi
15
57K-3460
18h20-20h25
8.36
Củ Chi
16
57K-3460
18h10-20h40
8.9
Củ Chi
17
57K-3460
19h20-20h10
8.86
Đa Phước
Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác của Quận 6 được trình bày tóm tắt như sau:
Rác từ hộ gia đình, cơ sở buôn bán sản xuất nhỏ, văn phòng nhỏ.
Khách sạn, công sở, trường học, xí nghiệp
Rác chợ, rác đường phố
Rác quét đường
Xe lam, ba gác đẩy, ba gác máy
Xe lavi
Trạm ép rác kín Bà Lài
Xe đầu kéo
Điểm hẹn
Xe ép 6-10 tấn
Bãi chôn lấp
Thùng 660l
Xe ép 2 tấn
TTC Tân Hóa
2.2.4 Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn
Tại một số điểm hẹn, các xe rác do tư nhân đến đậu quá sớm không thực hiện theo đúng giờ giấc quy định. Đôi khi do sự cố hư hỏng xe cơ giới không đến đúng giờ, rác từ xe thu gom đẩy tay sẽ được đổ xuống đường, các tập trung quá lâu tại điểm hẹn gây ách tắc, kẹt xe, mất mỹ quan đường phố, an toàn lao động và ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các xe thu gom đẩy tay của tư nhân không đúng quy cách, nhiều loại không thích hợp đối với việc vận chuyển rác, mặt khác lại vận chuyển khối lượng rác quá lớn nên rác thường bị rơi vãi xuống mặt đường gây mùi hôi thối, ảnh hưởng mỹ quan thành phố.
Bảng 2.7: Số trạm ép/ điểm hẹn của Quận 6
STT
Trạm ép rác/điểm hẹn
1
Trạm rác kín Bà Lài
2
144Bis Đường Nguyễn Văn Luông
Trạm rác kín Bà Lài
Quy trình hoạt động:
Trạm ép rác kín Bà Lài nằm đầu đường Bà Lài, là dự án thí điểm trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Vương Quốc Bỉ: dự án “ nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa – Lò Gốm”
Phạm vi phục vụ: Khu vực phục vụ : phường 3,4,7,8,11 Quận 6, bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2003, có khả năng tiếp nhận rác 60 tấn/ngày.
Trang thiết bị: Trạm có 6 container (3m3/container), một cẩu trục 21 tấn, 2 xe container. Hằng ngày trung bình trạm thu nhận rác từ 40 xe thu gom cải tiến 650l.
Hình 2.5: Trạm rác kín Bà Lài
Nhân sự: Tại trạm có 3 công nhân thường trực điều hành hệ thống nâng cần trục và các xe giao rác, 4 tài xế lái xe vận chuyển rác.
Thời gian tiếp nhận xe thu gom: 4h-14h
Tổng số chuyến xe thu gom đến giao rác :76 xe trong đó xe công lập : 28 (2 ép nhỏ, 12 lavi, 14 cải tiến), xe dân lập: 21( xe ba gác đạp)
Chất lượng vệ sinh trong quá trình hoạt động của trạm tốt, không gây ảnh hưởng đối với sinh hoạt của người dân tại khu vực xung quanh, không có mùi hôi ngay bên ngoài trạm.
Nhận xét:
Hoạt động của trạm ép rác kín Bà Lài mang tính hiệu quả cao, khả năng tiếp nhận rác của trạm cao hơn so với thực tế.
Ngay tại trạm có diễn ra các hoạt động thu mua phế liệu.
Điểm hẹn 144 Bis đường Nguyễn Văn Luông
Quy trình hoạt động:
Vị trí: nằm cuối đường Nguyễn Văn Luông, hiện tại khá phù hợp do nằm ở khu vực đất trống.
Cấu trúc xây dựng bô rác : là bô rác hở nằm trên đường Nguyễn Văn Luông, xung quanh khu vực còn nhiều khoảng trống.
Thời gian hoạt động của điểm hẹn: xe thu gom đến giao rác tập trung vào khoảng thời gian từ 17h-6h sáng, xe vận chuyển nằm trực tiếp tại bô từ 17h-6h sáng. Thời gian làm việc tại bô không ảnh hưởng đến người dân xung quanh do hoạt động thu gom rác kết thúc sớm.
Phương thức hoạt động của bô rác: tiếp nhận trực tiếp rác từ xe thu gom lên xe vận chuyển rác à đưa tới các bãi chôn lấp. Xe vận chuyển sau khi đầy rác sẽ nằm chờ tại bô rác để chờ tới giờ được phép đỗ rác vào bãi chôn lấp ( ban ngày đổ ở bãi Củ Chi còn ban đêm thì đổ rác ở bãi Đa Phước). Điểm hẹn có người quản lý chung, việc dọn dẹp vệ sinh do các công nhân vận chuyển và người quản lý thực hiện.
Số xe thu gom rác hộ dân đem đổ tại bô: 31, bao gồm:
Xe công lập: 10 chiếc lavi ( 1,2m x 1,2m x 1m )
Xe dân lập: 21 chiếc ( xe ba gác tay: 3, xe ba gác máy: 10, xe lam: 8 )
Tổng số chuyến xe thu gom vào đổ rác tại bô rác: 58 chuyến
Tổng số xe vận chuyển thu gom rác tại bô rác: 4 chiếc, trong đó: 3 chiếc tải trọng 11 tấn, 1 chiếc tải trọng 12 tấn.
Khối lượng rác: dựa trên số chuyến vận chuyển tại điểm hẹn ta có khối lượng rác thu gom được: trên 150 tấn/ngày.
Một số tuyến đường thu gom rác trong quận 6: như Nguyễn Văn Luông, Hậu Giang, các đường nội bộ của khu dân cư Bình Phú như: đường 16,26,36,11,…,thu gom rác tại phường 11, 12, 13 Quận 6 và Quận 8.
Nhận xét:
Số lượng xe hoạt động chưa đủ đảm bảo số lượng rác cho 4 xe trung chuyển, thường xe cuối phải vào chợ lấy rác.
Thời gian làm việc tại bô không ảnh hưởng đến người dân xung quanh do hoạt động thu gom rác kết thúc sớm. Hiện trạng môi trường nơi đây tương đối tốt không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt của người dân.
Hình 2.6: Điểm hẹn 144Bis đường Nguyễn Văn Luông
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
3.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
3.1.1 Định nghĩa
CTR sinh hoạt là CTR phát sinh từ hộ gia đình, chung cư, khu công cộng, công sở, trường học, khu thương mại, chợ và CTR từ hoạt động sinh hoạt của con người trong các khu công nghiệp.
3.1.2 Các nguồn phát sinh
CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện nghiên cứu.
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh
Các hoạt động và vị trí phát sinh chất thải
Loại chất thải rắn
Nhà ở
Những nơi ở riêng của một gia đình hay nhiều gia đình. Những can hộ thấp, vừa và cao tầng…
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, hàng dệt, đồ gia, chất thải vườn, đồ gỗ, thủy tinh, hộp thiết, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện…) chất thải sinh hoạt nguy hại.
Thương mại
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng,khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt , chất thải nguy hại.
Cơ quan
Trường học, bệnh viện, nhà tù, trung tâm chính phủ...
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm,thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt , chất thải nguy hại.
Xây dựng và phá vỡ
Nơi xây dựng mới, sữa đường, sang bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại…
Gỗ, thép, bê tông, đất
Dịch vụ đô thị (Trạm xử lý)
Quét dọn đượng phố, làm đẹp phong cảnh, làm sạch theo lưu vực, công viên và bãi tắm, những khu vực tiêu khiển khác
Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố,vật xén ra từ cây, bãi tắm và các khu vực tiêu khiển
Trạm xử lý, lò thiêu đốt
Quá trình xử lý nước, nước thải và chất thải công nghiệp. Các chất thải được xử lý.
Khối lượng lớn bùn dư.
Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993
3.1.3 Phân loại
Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau cho mục đích chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính độc hại của CTR đối với môi trường. Dựa vào công nghệ xử lý, thành phần và tính chất CTR được phân loại tổng quát như sau:
Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý:
Phân loại CTR theo loại này người ta chia làm: các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 3.2: Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần
Định nghĩa
Thí dụ
1 . Các chất cháy được
-Thực phẩm
- Giấy
- Hàng dệt
-Cỏ, rơm, gỗ củi
- Chất dẻo
- Da và cao su
- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm
- Các vật liệu làm từ giấy
- Có nguồn gốc từ sợi
- Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm
- Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo
- Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su
- Rau, quả, thực phẩm
- Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh,…
- Vải, len…
- Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa…
- Phim cuộn, túi chất dẻo, bịch nilon,…
- Túi sách da, cặp da, vỏ ruột xe,..
2 . Các chất không cháy được
- Kim loại sắt
- Kim loại không phải sắt
- Thuỷ tinh
- Đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt
- Các loại vật liệu không bị nam châm hút
- Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh
- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh.
- Hàng rào, dao, nắp lọ,…
- Vỏ hộp nhuôm, đồ đựng bằng kim loại
- Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,…
- Vỏ ốc, gạch đá, gốm sứ,…
3 . Các chất hỗn hợp
- Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này
- Đá, đất, các,…
Nguồn : Bảo vệ Môi trường trong Xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, NXBKHKT,1999
Phân loại theo quan điểm thông thường:
Chất thải thực phẩm:
Là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như những nông sản hư thối hoặc dư thừa: thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác. Nguồn thải từ các chợ, các khu thương mại, nhà ăn vv… Do có hàm lượng chủ yếu là chất hữu cơ nên chúng có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã của chất hữu cơ trong thành phần của chất thải.
Rác rưởi:
Nguồn chất thải rắn này rất đa dạng: thường sinh ra ở các khu dân cư, khu văn phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí vv… Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton, plastic, nilon vv… Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ, cellolose, và các loại nhựa có thể đốt cháy được.
Ngoài ra trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các kim loại như sắt, thép, kẽm, đồng, nhôm vv… là các loại chất thải không có thành phần hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân hủy. Tuy nhiên loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế lại mà không phải thải vào môi trường.
Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy:
Loại chất thải rắn này chủ yếu là tro hoặc các nhiên liệu cháy còn dư lại của các quá trình cháy tại các lo đốt. Các loại tro thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục đích khác. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó bị phân hủy và có thể phát sinh bụi
Chất thải độc hại
Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất dễ gây nổ như pin, bình acquy… Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiệm trọng tới môi trường. Chúng thường được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của người dân.
Ngoài ra rác thải như bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại CTR có tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng được xếp vào dạng chất thải độc hại.
Chất thải sinh ra từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
Các chất thải rắn dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao gồm các loại tàn dư thực vật như cây, củi, quả không đạt chất lượng bị thải bỏ, các sản phẩm phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại cây con giống không còn giá trị sử dụng… loại chất thải này thường rất dễ xử lý, ít gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp một số hóa chất được áp dụng như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón được thải bỏ hoặc dư thừa cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng
Là loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình đập phá, đào bới nhằm xây dựng các công trìng công cộng, dân dụng, giao thông, cầu cống vv… loại chất thải này có thành phần chủ yếu là các loại gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông, tre gỗ… Chúng thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực đang xây dựng.
Chất thải rắn sinh ra từ các cống thoát nước, trạm xử lý nước:
Trong loại chất thải này thì thành phần chủ yếu của chúng là bùn đất chiếm tới 90 - 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường phố, xác động vật chết, lá cây, dầu mỡ rơi vãi, kim loại nặng… trên đường được thu vào ống cống. Nhìn chung loại chất thải này cũng rất đa dạng và phức tạp và có tính độc hại khá cao. Ngoài ra còn một loại chất thải rắn khác cũng được phân loại chung vào là bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải, phân rút từ hầm cầu, bể tự hoại. Các loại chất thải rắn này cũng chiếm một lượng nước khá lớn ( từ 25 – 95%) và thành phần chủ yếu cũng là bùn đất, chất hữu cơ chưa hoại.
3.1.4 Thành phần
Thành phần của CTR đô thị được xác định ở bảng 3.3 và 3.4. Giá trị thành phần trong chất thải rắn đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Sự thay đổi khối lượng CTR theo mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trình bày ở bảng 3.5. Thành phần rác đóng vai trò quan trọng nhất trọng việc quản lý rác thải.
Bảng 3.3: Thành phần CTR đô thị phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát sinh
Phần trăm trọng lượng
Dao động
Trung bình
Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và nguy hiểm
50-75
62
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện)
3-12
5
Chất thải nguy hại
0,1-1
0,1
Cơ quan
3-5
3,4
Xây dựng và phá dỡ
8-20
14
Các dịch vụ đô thị
Làm sạch đường phố
2-5
3,8
Cây xanh và phong cảnh
2-5
3,0
Công viên và các khu vực tiêu khiển
1,5-3
2,0
Lưu vực đánh bắt
0,5-1,2
0,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
3-8
6,0
Tổng cộng
100
Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993
Bảng 3.4: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
Thành phần
% trọng lượng
Khoảng giá trị
Trung bình
Chất thải thực phẩm
6-25
15
Giấy
25-45
40
Bìa cứng
3-15
4
Chất dẻo
2-8
3
Vải vụn
0-4
2
Cao su
0-2
0,5
Da vụn
0-2
0,5
Rác làm vườn
0-20
12
Gỗ
1-4
2
Thủy tinh
4-16
8
Can hộp
2-8
6
Kim loại không thép
0-1
1
Kim loại thép
1-4
2
Bụi, tro, gạch
0-10
4
Tổng cộng
100
Nguồn: Nhóm Trần Hiếu Nhuệ, Quản Lý Chất Thải Rắn, Hà Nội 2001
Bảng 3.5 : Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH
Chất thải
% khối lượng
% thay đổi
Mùa mưa
Mùa khô
Giảm
Tăng
Chất thải thực phẩm
11,1
13,5
21,6
Giấy
45,2
40
11,5
Nhựa dẻo
9,1
8,2
9,9
Chất hữu cơ khác
4
4,6
15
Chất thải vườn
18,7
24
28,3
Thủy tinh
3,5
2,5
28,6
Kim loại
4,1
3,1
24,4
Chất trơ và chất thải khác
4,3
4,1
4,7
Tổng cộng
100
100
Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993
3.1.5 Tính chất
a. Tính chất vật lý của CTR
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả nămg giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần CTR.
Tỷ trọng của CTR
Trọng lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như: xốp, chứa trong các container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái của mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu trọng lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác phải quản lý.
Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3 (300kg/m3). Việc xác định tỷ trọng của rác thải có thể tham khảo trên cơ sở các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt. Tỷ trọng của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó (kg/m3).
Bảng 3.6: Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt
Thành phần
Tỷ trọng (kg/m3)
Dao động
Trung bình
- Thực phẩm
4,75 - 17,8
10,68
- Giấy
1,19 – 4,75
3,03
- Carton
1,19 – 2,97
1,84
- Nhựa (Plastics)
1,19 – 4,75
2,37
- Vải
1,19 – 3,56
2,37
- Cao su
3,56 – 7,12
4,75
- Da
3,56 – 9,49
5,93
- Rác làm vườn
2,37 – 8,31
3,86
- Gỗ
4,75 - 11,87
8,90
- Thủy tinh
5,93 - 17,8
7,18
- Đồ hộp
1,78 – 5,93
3,26
- Kim loại màu
2,37 - 8,9
5,93
- Kim loại đen
4,75 - 41,53
11,87
- Bụi, tro, gạch
11,87 - 35,6
17,80
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM, 2006
Bảng 3.7: Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh
Nguồn thải
Tỷ trọng (kg/m3)
Dao động
Trung bình
Khu dân cư (rác không ép)
- Rác rưởi
89 - 178
131
- Rác làm vườn
59 - 148
104
- Tro
653 - 831
742
Khu dân cư (rác đã được ép)
- Trong xe ép
178
297
- Trong bãi chôn lấp (nén thường)
356 - 504
445
- Trong bãi chôn lấp (nén tốt)
593 - 742
593
Khu dân cư (rác sau xử lý)
- Đóng kiện
593 - 1068
712
- Băm, không ép
119 - 267
214
- Băm, ép
653 - 1068
771
Khu thương mại công nghiệp (rác không ép)
- Chất thải thực phẩm (ướt)
475 - 949
534
- Rác rưởi đốt được
47 - 178
119
- Rác rưởi không đốt được
178 - 356
297
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM, 2006
Độ ẩm
Là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Xác định độ ẩm được tuân theo công thức:
Độ ẩm =
Trong đó: a - Trọng lượng ban đầu của mẫu;
b - Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở t0 = 1050C.
Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong CTR đô thị được biểu diễn ở bảng dưới đây.
Bảng 3.8: Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải
Thành phần
Định nghĩa
Thí dụ
Các chất thấy được
Giấy
Hàng dệt
Thực phẩm
Cỏ, gỗ củi, rơm, rạ....
Chất dẻo
Da và cao su
Các chất không cháy
Các kim loại sắt
Các kim loại phi sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ
Các chất hỗn hợp
Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy
Có nguồn gốc từ các sợi
Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ tre, gỗ và rơm...
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo.
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su.
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Các loại vật liệu không bị nam châm hút.
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thuỷ tinh.
Bất kỳ các loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh.
Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này. Loại này có thể chia thành hai phần: Kích thước lớn hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm.
Các tú