MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu của đề tài.2
3. Đối tượng của đề tài.2
4. Nội dung của đề tài .2
5. Phương pháp nghiên cứu .3
5.1. Phương pháp luận.3
5.2. Phương pháp thực hiện .4
6. Phạm vi của đề tài.9
7. Cấu trúc của Đồ án .10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO
14001:2004, HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
OHSAS 18001:2007. .14
1.1. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.14
1.1.1. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 .14
1.1.2. Mô hình và cấu trúc ISO 14001 .14
1.1.3. Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 .15
1.1.4. Lợi ích và khó khăn khi thực hiện ISO 14001:2004.16
1.1.4.1. Lợi ích.16
1.1.4.2. Khó khăn .16
1.1.5. Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới .16
1.1.6. Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam.17
1.1.7. Các nghiên cứu liên quan đến Đánh giá tính hiệu quả của Hệ thống ISO
14001:2004.22
1.1.7.1. Thế giới.22
1.1.7.2. Trong nước .24
194 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiệu quả và đề xuất biện pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 : 2004 và hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp Ohsas 18001 : 2007 tại Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa (sovi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớt
Ống khói
Thải vào môi trường
Bụi phát sinh từ
các khu vực in
Hệ thống lọc bụi
tay áo
Đồ án tốt nghiệp
69
- Lọc bụi ướt - cyclone ướt (dùng nước phun ẩm): có khả năng giữ lại các hạt
bụi có kích thước nhỏ và mịn hơn 10 μm.
Luồng khói thải sau khi qua HTXLKT sẽ được thoát ra môi trường bên ngoài
thông qua ống khói cao 22 m, có đường kính Þ 640mm.
- Với bụi từ các máy in, Công ty sử dụng hệ thống lọc bụi tay áo để thu bụi
ngay tại miệng ống, bụi không ra được môi trường xung quanh máy.
- Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khói thỉ do phương tiện giao thông.
Đường trong khuôn viên công ty được rải nhựa và làm vệ sinh hằng ngày.
Sân bãi và khu vực đất được trồng cỏ, trồng cây xanh bao quanh khuôn viên
nhằm mục địch điều hòa khí hậu, giữ bụi...
Có quy định vận tốc di chuyển giới hạn khi lưu thông trong đường của Công ty.
Hằng ngày tưới nước cho cây xanh và đường đi lại trong khuôn viên Công ty.
Hình 2.13. Khu vực khuôn viên nhà máy
2.3.3.4. Kết quả giám sát chất lượng khí thải lò hơi 6 tấn/giờ
Kết quả giám sát chất lượng khí thải lò hơi 6 tấn/giờ từ năm 2011 đến năm 2014
đính kèm Phụ lục 3.2.
Đồ án tốt nghiệp
70
Chú thích:
+ Theo QCVN 19:2009/BTNMT Cột B - Trung bình 1 giờ Bụi là 160 mg/Nm3.
Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện Nồng độ Bụi sau HTXL khí thải Lò hơi.
Nhận xét:
Kết quả sau khi đo đạt nồng độ Bụi tại ống khói lò hơi thì từ năm 2011 đến năm
2014 nồng độ Bụi có xu hướng tăng và vào năm 2013 thì nồng độ Bụi đã gần và vượt
chuẩn quy định so với QCVN 19:2009. Dù HTLX đã áp dụng cyclon chùm và cyclon
ướt, nhưng hiệu quả vẫn còn vượt chuẩn, tuy nhiên vào năm 2014, Nhà máy đã tiến
hành bảo trì và bảo dưỡng, vệ sinh HTXL bụi theo định kỳ thường xuyên hơn nên
nồng độ Bụi có xu hướng giảm, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Đồ án tốt nghiệp
71
Chú thích:
+ Theo QCVN 19:2009/BTNMT Cột B - Trung bình 1 giờ SO2 là 400 mg/Nm3.
Hình 2.15. Biểu đồ thể hiện Nồng độ SO2 sau HTXL khí thải Lò hơi.
Chú thích:
+ Theo QCVN 19:2009/BTNMT Cột B - Trung bình 1 giờ NOx là 680 mg/Nm3.
Hình 2.16. Biểu đồ thể hiện Nồng độ NOx sau HTXL khí thải Lò hơi.
Nhận xét:
Nồng độ SO2 và NOx sau HTXL đều đạt dưới chuẩn quy định. Nồng độ SO2 và
NOx từ năm 2011 đến 2014 có xu hướng tăng. Các chỉ tiêu trên đều có nồng độ cách
xa chuẩn quy định, điều này cho thấy HTXL khí thải xử lý tốt SO2 và NOx.
Đồ án tốt nghiệp
72
Chú thích:
+ Theo QCVN 19:2009/BTNMT Cột B - Trung bình 1 giờ CO là 800 mg/Nm3.
Hình 2.17. Biểu đồ thể hiện Nồng độ CO sau HTXL khí thải Lò hơi.
Nhận xét:
Nồng độ CO có xu hướng giảm dần vì công ty đã tiến hành bảo trì và bảo dưỡng
hệ thống xử lý khí, chuyển đổi từ đốt lò hơi bằng dầu DO sang đốt mùn cưa để giảm
thiểu CO thoát ra môi trường và để khi có lượng hàng lớn sẽ tránh nguy cơ vượt
chuẩn của khí trên.
2.3.4. Các biện pháp hiện có của Công ty
2.3.4.1. Sản xuất sạch hơn
Với sự hỗ trợ của Sở Công Thương Đồng Nai thông qua đơn vị trực thuộc Sở là
Trung tâm Tư vấn Công nghiệp Đồng Nai, Công ty đã triển khai mô hình thực hiện
sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình sản
xuất từ năm 2013 đến nay, trong đó Công ty chú trọng triển khai một số giải pháp tiết
kiệm năng lượng điện năng và hơi nước tiêu thụ, vì năng lượng tiêu thụ chính của
Công ty chủ yếu là hơi nước và điện (46% và 34%), trong 3 Nhà máy thì chi phí năng
lượng chủ yếu tập trung ở Nhà máy giấy carton là chính. Do đó, Công ty quan tâm
đến hệ thống tiêu thụ năng lượng cho toàn Nhà máy giấy carton.
Trước khi triển khai mô hình thực hiện sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình sản xuất từ, vấn đề mà Công ty thường gặp phải
là điện năng và hơi nước tiêu thụ của Công ty có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ
Đồ án tốt nghiệp
73
yếu là: Công ty chưa có xây dựng định mức tiêu thụ năng lượng cho riêng từng dạng
năng lượng (điện và hơi), vì vậy việc quản lý năng lượng tiêu thụ chưa đạt hiệu quả
cao, chưa có giải pháp tiết kiệm cụ thể.
Sau khi triển khai tiến hành đánh giá sản xuất sạch hơn, xác định các giải pháp cải
tiến, Công ty Sovi đã và đang tiến hành triển khai thực hiện một số giải pháp quản lý
nội vi và kiểm soát quá trình không tốn chi phí và chi phí thấp, gồm:
Giải pháp đối với hệ thống quản lý năng lượng
- Tiến hành lắp 2 đồng hồ đo lưu lượng hơi sử dụng cho riêng cho 2 dây
chuyền sản xuất giấy carton 1,6m và 2m, cho tiến hành theo dõi lượng hơi tiêu thụ
theo từng ca/ngày cho riêng 2 dây chuyền của Nhà máy sản xuất giấy carton và đưa ra
chỉ tiêu định mức lượng hơi tiêu thụ cho 2 dây chuyền theo từng ngày/ca sản xuất.
- Cho tiến hành lắp khoảng 10 đồng hồ điện và theo dõi điện năng tiêu thụ theo
từng ca/ngày cho từng nhóm thiết bị 2 dây chuyền sản xuất giấy carton 1,6m và 2m,
máy ép bành, các máy in, khối văn phòng, hệ thống cấp nước và xử lý nước thải của
Nhà máy giấy carton, Nhà máy xeo và 2 xưởng chính Nhà máy in...vv, đưa ra chỉ tiêu,
định mức tiêu thụ điện cho từng cụm thiết bị, từng khu vực...vv.
Từ số liệu thống kê, theo dõi, Công ty sẽ dễ dàng tìm ra các nguyên nhân gây tiêu
hao nhiều điện và hơi, khắc phục kịp thời tránh lãng phí. Ngoài ra Công ty có thể đánh
giá được tay nghề của người công nhân vận hành (cùng sản lượng sản phẩm làm ra
nhưng năng lượng tiêu hao là nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tay nghề của người công
nhân), tay nghề công nhân vận hành máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất cao thì suất
tiêu hao điện và hơi sẽ ít vì thời gian không tải hoặc non tải của thiết bị sẽ ít hoặc chế
độ vận hành sẽ tối ưu hơn.
Phải có chế độ thưởng phạt hợp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các cán
bộ quản lý xưởng và người công nhân làm việc, khi xây đựng định mức tiêu hao năng
lượng cho 1 đơn vị bán thành phẩm hoặc sản phẩm, Công ty cần phải xây dựng chế độ
định mức từng khu vực (chủ yếu là hơi, dây chuyền giấy carton 1,6m và 2m và khu
vực văn phòng,...vv).
Ngoài ra việc gia tăng năng lượng tiêu thụ còn do tình trạng thiết bị (cán bộ kỹ
thuật có thể lên lịch bảo trì, bảo hành tốt hệ thống thiết bị sản xuất, hệ thống sử dụng
hơi, máy nén khí và hệ thống thiết bị chuyên dùng), để tránh được tình trạng thiết bị
hư hỏng đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và năng suất của Công ty.
Đồ án tốt nghiệp
74
Khi tiến hành theo dõi lượng năng lượng tiêu thụ, Công ty nên kết hợp thực hiện
các giải pháp không tốn chi phí đầu tư như: Phát động phong trào thi đua tiết kiệm
điện nói riêng và năng lượng nói chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty. Ưu tiên vận hành dây chuyền sản xuất giấy carton 2m, các máy in...vv, ít tiêu
hao điện trong trường hợp sản xuất ít. Theo dõi được chất lượng hơi của nhà cung
cấp, từ đó yêu cầu nhà cung cấp hơi phải đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng sụt áp,
tiêu hao nhiều hơi cho Công ty. Giảm tối đa tình trạng một số thiết bị vận hành non tải
hoặc không tải, lưu ý công nhân vận hành nên tắt thiết bị khi không sản xuất...vv.
Tăng cường vệ sinh thường xuyên hệ thống máy nén khí, kiểm tra và khắc phụ rò rỉ
khí nén nhằm giảm điện năng tiêu thụ cho hệ thống máy nén khí. Kiểm tra và khắc
phục rò rỉ hệ thống đường ống nước và các thiết bị tiêu thụ nước nhằm tránh thất thoát
lãng phí. Tắt đèn ở các khu vực không làm việc. Tăng cường chế độ bảo trì và bảo
dưỡng thiết bị tiêu thụ điện, tiêu thụ hơi...vv.
Giải pháp đối với hệ thống chiếu sáng
- Tiến hành tận dụng chiếu sáng tự triệt để nhằm tăng cường độ sáng và tiết
kiệm điện cho chiếu sáng vào ban ngày. Tiến hành thay triệt để đèn T10 thành đèn T5
tích hợp ballast điện tử có thể tiết kiệm khoảng 45% điện năng tiêu thụ cho 500 bộ
đèn. Thời gian chiếu sáng các đèn này là 12 giờ/ngày. Công ty cũng có thể thay thế
các loại đèn huỳnh quang 1,2m thành đèn led 1,2m cũng đảm bảo độ sáng và tiết kiệm
hơn đèn T5, tuy nhiên hiệu quả kinh tế tại thời điểm này chưa cao.
Hình 2.18. Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Đồ án tốt nghiệp
75
Giải pháp đối với cơ cấu sử dụng điện
- Công ty chuyển đổi một phần cơ cấu sử dụng điện từ giờ cao điểm sang giờ
thấp điểm nhằm tiết kiệm chi phí tiền điện cho Công ty, trong thời gian đầu chỉ thực
hiện chuyển đổi được 5% điện năng tiêu thụ từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm, để
tính toán hiệu quả kinh tế, sau đó tiếp tục nâng tỷ lệ chuyển đổi từ giờ cao điểm sang
giờ thấp điểm.
Giải pháp đối với hệ thống sử dụng hơi
- Tiến hành thay bẫy hơi đã hỏng thành các bẫy hơi mới tiết kiệm hơi, nhằm
giảm tối đa việc thất thoát hơi như hiện nay. Bọc cách nhiệt và khắc phục rò rỉ một số
hệ thống đường ống chưa cách nhiệt, cải thiện môi trường làm việc và giảm tiêu thụ
hơi. Cải tạo lại hệ thống đường ống và tách nước ngưng cho hơi, cải thiện chất lượng
hơi và nâng cao chất lượng sản phẩm. Với giải pháp này, nhà máy có thể tiết kiệm ít
nhất 5% lượng hơi tiêu thụ cho 2 dây chuyền sản xuất giấy carton.
Giải pháp đối với hệ thống máy nén khí
- Tiến hành kiểm tra và khắc phục rò rỉ khí nén sẽ tiết kiệm điện cho hệ thống
khí nén. Giảm nhiệt độ một số khu vực máy nén khí bằng cách sử dụng các miệng
thoát khí giải nhiệt máy nén khí ra bên ngoài khu vực lắp đặt máy nén khí nhằm tăng
hiệu quả khí nén. Tiến hành lắp biến tần nhằm điều chỉnh lưu lượng khí nén của máy
nén khí 37 kW theo nhu cầu thực tế của tải. Điều này giúp máy nén khí hạn chế tối
thiểu thời gian chạy không tải.
Giải pháp đối với hệ thống hút bụi
- Tiến hành lắp biến tần điều khiển cho động cơ quạt hút giấy vụn công suất 11
kW. Giải pháp này giúp cho Công ty tiết kiệm từ 20 – 30% điện năng tiêu thụ cho
động cơ quạt hút.
Giải pháp đối với hệ thống hút chân không
- Công ty đã tiến hành lắp biến tần điều khiển cho động cơ quạt hút chân không
công suất 11 kW. Giải pháp này giúp cho Công ty tiết kiệm từ 20 – 30% điện năng tiêu
thụ cho động cơ quạt hút. Ngoài ra còn giúp công nhân dễ dàng vận hành và điều chỉnh.
Kết quả đạt được
Qua kết quả thực hiện sản xuất sạch hơn và và sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả tại Công ty, tiết kiệm năng lượng của Công ty trong 1 năm khoảng 444.412
Đồ án tốt nghiệp
76
kWh/năm và 1.310 tấn hơi, với tổng chi phí tiết kiệm được khoảng 1,4 tỉ đồng/năm,
giảm thải CO2 ra môi trường là 256.159 kg/năm.
Nhận thấy các lợi ích từ hoạt động SXSH và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, Công ty quyết định duy trì hoạt động SXSH. Sản xuất sạch hơn không chỉ mang
lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm phát thải, giảm lượng nước tiêu
thụ, mà còn giúp Công ty phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng
định uy tín
2.3.4.2. Các vấn đề khác
Phòng ngừa sự cố rò rỉ hóa chất/chất thải nguy hại
- Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình bảo quản, lưu trữ hóa chất/
chất thải nguy hại theo đúng Luật hóa chất của quốc hội khóa XII năm 2007, Nghị
định 108/2008/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật hóa chất và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ ban
hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày
7/10/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Trong quá trình lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu hạn chế những va đập
gây rò rỉ, tràn đổ hóa chất và CTNH.
- Bảng an toàn hóa chất được trang bị đầy đủ tại khu vực lưu trữ hóa chất; Các
thông tin về an toàn hóa chất được cung cấp trang bị đầy đủ trên bao bì nguyên -
nhiên liệu (theo yêu cầu của Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa).
- Trang bị các thiết bị ứng cứu, phòng ngừa trường hợp khẩn cấp xảy ra sự cố
rò rỉ hóa chất và CTNH.
Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải và khí thải
- Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải và khí thải được tập huấn về vận
hành, bảo trì và khắc phục sự cố hệ thống.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành và chế độ bảo trì, bảo dưỡng được
thiết lập cho hệ thống xử lý nước thải. Quy trình vận hành và chế độ bảo trì, bảo
dưỡng của hệ thống xử lý được cập nhật lại sau 03 năm hoặc khi cần thiết.
- Thực hiện quan trắc chất lượng cho hệ thống xử lý nước thải và khí thải nhằm
đảm bảo chất lượng nguồn thải đạt quy chuẩn trước khi thải bỏ vào môi trường và có
biện pháp khắc phục kịp thời khi chất lượng chất thải và khí thải đầu ra không đạt quy
chuẩn xả thải.
Đồ án tốt nghiệp
77
2.4. Hiện trạng về Môi trường lao động và An toàn sức khỏe
2.4.1. Hiện trạng về Môi trường lao động
2.4.1.1. Tiếng ồn và phát sinh nhiệt
Các nguồn phát sinh tiếng ồn
- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị như: máy in Sunrise
5M, máy in Sunrise 6M, máy in Wisdom, máy in dọc, máy in ngang, máy giấy 1.6M,
máy giấy 2.0, lò hơi công suất 6 tấn/giờ....
- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông: vận chuyển hàng hóa, cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy.
Các nguồn phát sinh nhiệt
- Nhiệt do các máy móc thiết bị sinh ra trong quá trình hoạt động
- Nhiệt tỏa ra từ hoạt động của lò hơi;
- Nhiệt bức xạ xuyên trần, mái tôn trong những ngày nắng.
Các yêu cầu pháp luật về môi trường đối với tiếng ồn, độ rung tại Công ty
- Hai mươi môt (21) tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định
số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế (trong báo cáo sẽ viết tắt là
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT)
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong khu vực sản xuất của Nhà máy Bao bì
Biên Hòa bao gồm:
- Bố trí máy móc trong khu vực sản xuất theo phương pháp tránh tập trung các
thiết bị có khả năng gây ồn cao trong khu vực hẹp.
- Bảo ôn chống ồn cho các thiết bị gây tiếng ồn lớn (dẫn tiếng ồn ra bên ngoài
bằng đường ống có cách âm...)
- Trong quá trình sản xuất thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc và thiết
bị, trung bình từ 1 - 3 tháng/lần: kiểm tra độ cân bằng của thiết bị, máy móc, độ mài
mòn của các chi tiết, tra dầu mỡ và thay thế các chi tiết máy hư hỏng.
- Trồng cây xanh để giảm ồn ra khu vực xung quanh.
Đồ án tốt nghiệp
78
Hình 2.19. Trồng cây xanh giảm ồn xung quanh khu vực lấy hàng.
Biện pháp giảm thiểu nhiệt dư
Các biện pháp giảm thiểu nhiệt dư trong khu vực sản xuất bao gồm:
- Bố trí và lắp đặt các quạt công nghiệp, dân dụng kích cỡ và chủng loại khác
nhau phù hợp với từng vị trí tại các khu vực sản xuất.
- Đối với máy móc phát sinh nhiệt cao được bố trí riêng biệt và cách ly với các
khu vực khác nhằm tránh hiện tượng lan tỏa nhiệt trong khu vực sản xuất.
- Thiết kế nhà xưởng cao, lắp đặt hệ thống thông gió trên mái nhà và mở nhiều
cửa để lấy nguồn gió tự nhiên từ bên ngoài.
Hình 2.20. Thiết kế nhà xưởng
Đồ án tốt nghiệp
79
- Trồng cây xanh khu vực hành lang công ty, các khu vực bãi đất trống để điều
hòa không khí.
2.4.1.2. Kết quả đo đạc chất lượng không khí xung quanh
Kết quả đo đạc chất lượng không khí từ năm 2011 đến năm 2014 đính kèm Phụ
lục 3.3.
Hình 2.21. Biểu đồ thể hiện Nhiệt độ tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Nhận xét:
Nhìn chung nhiệt độ tại các khu vực của nhà máy tuy có xu hướng giảm nhưng tại
một vài thời điểm vẫn còn cao vượt chuẩn. Đặc biệt là khu vực cuối xưởng, vị trí đặt 2
máy giấy 1.6M và 2.0M do sử dụng hơi nước từ lò hơi để làm mềm giấy nên là khu
vực có nhiệt độ cao nhất xưởng. Ngoài ra khu vực giữa xưởng là nơi in flexo và bó
thùng nhưng vẫn có nhiệt độ cao do nhà xưởng không có khu vực tách biệt giữa các
giai đoạn sản xuất nên nhiệt độ từ khu vực cuối xưởng ảnh hưởng đến toàn bộ Nhà
máy. Khu vực đầu xưởng là nơi tập kết hàng và vận chuyển, với hệ thống cửa mở
24/24, xe tải, xe container và xe nâng ra vào thường xuyên cũng là nguyên nhân làm
khu vực đầu xưởng có nhiệt độ cao. Không khí xung quanh có xu hướng tăng theo
nguyên tắc bảo hòa và cân bằng nhiệt: việc thông thoáng Nhà xưởng bên trong tốt làm
nhiệt độ bên trong truyền ra bên ngoài.
Vào năm 2011, nhiệt độ tại Nhà đều vượt chuẩn khá cao, chỉ riêng khu vực cuối
xưởng có nhiệt độ 35°C. Tuy nhiên tới năm 2013 đã dưới tiêu chuẩn, điều đó cho thấy
các giải pháp của công ty đã có hiệu quả, Nhà máy đã tiến hành xây dựng nhiều cửa
Đồ án tốt nghiệp
80
sổ, sử dụng quạt công nghiệp góp phần làm thông thoáng môi trường làm việc, nhiệt
độ đã đạt dưới chuẩn.
Chú thích:
+ Theo QCVN 05:2013/BTNMT - Trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3.
Hình 2.22. Biểu đồ thể hiện Nồng độ Bụi tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Nhận xét:
Nhìn chung Nồng độ Bụi tại các khu vực của nhà máy đang có xu hướng tăng.
Khu vực xung quanh nhà máy có nồng độ bụi thấp, do nhà máy đã tiến hành trồng cây
xanh, rải nhựa đường, xi măng tại khu vực vận chuyển nhằm hạn chế bụi. Bên trong
các khu vực nhà máy có nồng độ bụi cao hơn so với khu vực xung quanh vì do quá
trình hoạt động sản xuất và tính chất đặc thù của ngành sản xuất Bao bì với nguồn
nguyên liệu chính là giấy. Bụi trong khu vực nhà máy ngoài bụi do sự di chuyển của
công nhân, xe nâng, tại khu vực giữa xưỡng diễn ra quá trình cắt, bế giấy và khu vực
cuối xưởng thì bụi chủ yếu là bụi giấy phát sinh từ máy giấy 1.6M và 2.0M kèm theo
nằm gần kho nguyên liệu để thuận tiện cho việc sản xuất. Do đó khu vực giữa xưởng
và cuối xưỡng là 2 khu vực có nồng độ bụi cao nhất Nhà máy.
Vào đầu năm 2014, Nhà máy đã tiến hành xây dựng chụp hút tại 2 máy giấy cũng
như tại bộ phận cắt, bế. Biện pháp này đã góp phần giảm nồng độ bụi đạt dưới chuẩn
tại khu vực làm việc.
Đồ án tốt nghiệp
81
Chú thích:
+ Theo QCVN 05:2013/BTNMT - Trung bình 1 giờ là 0,35 mg/m3.
Hình 2.23. Biểu đồ thể hiện Nồng độ SO2 tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Chú thích:
+ Theo QCVN 05:2013/BTNMT - Trung bình 1 giờ là 0,2 mg/m3.
Hình 2.24. Biểu đồ thể hiện Nồng độ NOx tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Đồ án tốt nghiệp
82
Chú thích:
+ Theo QCVN 05:2013/BTNMT - Trung bình 1 giờ là 30 mg/m3.
Hình 2.25. Biểu đồ thể hiện Nồng độ CO tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Nhận xét:
Các nồng độ SO2, NOx, CO đều dưới chuẩn tuy nhiên nồng độ SO2 và NOx đang
có xu hướng tăng và nồng độ CO giảm dần. Các nồng độ này nhìn chung còn rất thấp
nên không ảnh hưởng nhiều môi trường làm việc.
Hình 2.26. Biểu đồ thể hiện Tiếng ồn tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Đồ án tốt nghiệp
83
Nhận xét:
Tiếng ồn tại khu vực làm việc cũng như bên ngoài nhà máy qua các năm không
thay đổi nhiều, thấp nhất là khu vực xung quanh nhà máy và cao nhất là khu vực cuối
xưởng. Nhìn chung tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng đã đạt gần
hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép và có nguy cơ vượt chuẩn nếu không có các biện pháp
cải thiện trong thời gian tới. Tiếng ồn từ nhà máy phát sinh chủ yếu là từ hoạt động
của các máy móc, đặc biệt là máy giấy 1.6M và 2.0M, máy in flexo, ngoài ra còn có
tiếng ồn động cơ của xe nâng, xe tải ra vào khu vực lấy hàng.
Nhà máy đã tiến hành phát và hướng dẫn các phương tiện bảo hộ lao động trong
đó có nút tai cho công nhân trực tiếp vận hành máy giấy. Tuy nhiên, do nhà máy có
thiết kế liên tục nên tiếng ồn từ khu vực cuối xưởng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các
công nhân tại khu vực giữa và cuối xưởng.
Hình 2.27. Biểu đồ thể hiện Độ ẩm tại Nhà máy từ năm 2011 - 2014.
Nhận xét:
Độ ẩm tại nhà máy tương đối ở mức khá cao, tuy chưa vượt chuẩn nhưng có xu
hướng tăng và có khả năng sẽ vượt chuẩn trong tương lai. Độ ẩm trong nhà máy cao
tại khu vực cuối xưởng do sử dụng lò hơi làm mềm giấy trong quá trình tạo sóng, hơi
nước từ quá trình tạo sóng là rất lớn (2 lò hơi 6 tấn/giờ) nên sẽ làm ảnh hưởng đến các
khu vực sản xuất còn lại. Tại các khu vực xung quanh, đầu xưởng và giữa xưởng thì
việc chênh lệch độ ẩm qua các năm không thay đổi nhiều do Nhà máy đã tiến hành sử
Đồ án tốt nghiệp
84
dụng các biện pháp như tiến hành mở các cửa xung quanh nhà máy nhằm thông
thoáng môi trường, sử dụng quạt công nghiệp.
2.4.2. Hiện trạng về An toàn sức khỏe
2.4.2.1. Phòng ngừa sự cháy nổ
Các biện pháp phòng chống cháy nổ được Nhà máy Bao bì Biên Hòa thực hiện
theo đúng hướng dẫn của Luật Phòng cháy và Chữa cháy năm 2011 và Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 4/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Hệ thống PCCC của Nhà máy được thiết kế và xây dựng theo đúng quy định
về PCCC.
- Trang bị các thiết bị PCCC theo đúng quy định, thuận tiện. Các biển báo, sơ
đồ thoát hiểm được đặt ở chiều cao 2m, tại khu vực trống, không bị các thùng hàng
che lấp.
Hình 2.28. Biển báo thoát hiểm và thiết bị PCCC.
- Hệ thống điện được bố trí và lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn về điện.
- Trong khu vực sản xuất, lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn về điện, lắp đặt hệ
thống báo cháy và hệ thống thông tin báo động tại nhiều vị trí đảm bảo dễ thấy, dễ
lấy.
- Các phương tiện chữa cháy được kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Thường xuyên kiểm tra sự an toàn hệ thống đường dây điện, tình trạng hoạt
động các máy móc thiết bị để hạn chế tối đa sự cố chập điện, cháy nổ...
- Huấn luyện định kỳ hàng nắm về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công
nhân viên của Nhà máy.
Đồ án tốt nghiệp
85
- Các phương tiện PCCC hàng năm đều được bổ sung, bảo quản và để ở nới quy
định như bình khí CO2...được kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện không còn đủ điều
kiện an toàn sử dụng nhà máy kịp thời cấp ngay. Trong những năm qua đã trang bị:
+ 25 bình chữa cháy FZ24.
+ 56 bình chữa cháy MT5 (CO2).
+ 5 bình chữa cháy (CPU) cho ôtô.
+ 41 bình CO2 (G56).
Hình 2.29. Bố trí thiết bị PCCC bên trong Nhà máy
Đặc biệt nhà máy có hệ thống nước phục vụ cho công tác PCCC, 10 họng nước,
mỗi bỗ phận có một bộ vòi chữa cháy 2 lăng B, nhà máy có một máy bơm để phục vụ
công tác phòng chống cháy.
Đồ án tốt nghiệp
86
Hình 2.30. Bố trí thiết bị PCCC bên ngoài Nhà máy
Nhà máy hiện có 1 đội chữa cháy nghĩa vụ gồm 20 người có 14 tổ PCCC tại 12
đơn vị sản xuất chính với 75 người được thay thế bổ sung và huấn luyện hàng năm.
Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của nhà máy đều được huấn luyện theo định kỳ
và các phương tiện PCCC được bổ sung hàng năm, được bảo quản và để đúng vị trí
thích hợp.
2.4.2.2. Phòng ngừa tai nạn lao động - đảm bảo điều kiện an toàn lao động
Các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm - gây hại trong quá trình sản xuất
được Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa thực hiện như sau:
Đồ án tốt nghiệp
87
- Thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động tham gia và tư vấn với Ban Giám đốc và
phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động,
kế hoạch bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong
Nhà máy. Hàng năm, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch an toàn - vệ sinh
lao động.
Hình 2.31. Quy định về trạng phục làm việc của công nhân.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định
của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện
pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh
trong sản xuất, đấu tranh với hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật
an toàn.
Đồ án tốt nghiệp
88
Hình 2.32. Bảng theo dõi an toàn vệ sinh lao động- thiết bị bảo hộ lao động.
- Có quy trình về an toàn lao động tại các khu vực sản xuất riêng.
- Thực hiện tốt các nội dung: đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn
luyện an toàn và vệ sinh lao động; trạng bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội,...
- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở phân xưởng
sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao
động của Nhà máy. Trong những năm qua, nhà máy bước vào quản lý theo cơ chế thị
trường, vì thế nhà máy đã tiến hành may đo quần áo bảo hộ cho từng người, lo trang
thiết bị, phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định của nhà nước.
+ Mỗi năm nhà máy trang bị cho mỗi công nhân viên 2 bộ quần áo được đặt may
tại chỗ chọn màu theo từng bộ phận cấu thành, đảm bảo tiêu chuẩn gọn đẹp. Năm
2013 nhà máy đã chi cho việc may quần áo bảo hộ lai động 146 triệu đồng.
+ Nhà máy trang bị phòng hộ cá nhân hàng tháng theo quý cho công nhân như:
Xà phòng, khẩu trang, găng tay, nút tai, dày, mũ, ủng tùy theo yêu cầu từng công việc
và có sự kiểm tra. Thực tế Nhà máy đã chi cho việc trang bị phương tiện bảo hộ cá
nhân cho người lao động như sau:
Bảng 2.6. Chi phí bảo hộ cá nhân từ 2010 - 2012
Đồ án tốt nghiệp
89
Năm Số tiền
2010 15.158.000 đồng
2011 39.132.000 đồng
2012 47.350.000 đồng
Việc sử dụng và bảo quản phương tiện phòng hộ cá nhân của công nhần Nhà máy
đều mang tính trách nhiệm cao.
Ngoài ra, Nhà máy còn thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động khác nhằm cải
thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cụ thể như sau:
- Trang bị các thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất và
theo phân xưởng sản xuất.
- Xây dựng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_danh_gia_hieu_qua_va_de_xuat_bien_phap_cai_tien_he_tho.pdf