Đồ án Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ dsc-80 sau khi tăng áp thành động cơ dsc-80ta

MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, chiếc động cơ đốt trong ra đời năm 1860. Trải qua hơn một thế kỷ, ngành động cơ đốt trong ngày nay đã trở thành một trong các ngành công nghiệp chủ chốt của các nước công nghiệp phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn động lực cho các phương tiện vận tải như ô tô, máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả,.và các máy công tác như máy phát điện, các máy công cụ sử dụng trong nông nghiệp. Năng lượng do động cơ đốt trong cung cấp chiếm khoảng 80% tổng số năng lượng tiêu thụ trên trái đất. Ở nước ta, động cơ đốt trong đang được dùng với một số lượng tương đối lớn, vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất ô tô đang được quan tâm với xu hướng nội địa hoá ngày càng cao, trong đó có việc chế tạo động cơ đốt trong.

Được sự giúp đỡ của nước cộng hoà Bê- la-rus, nước ta đã lắp đặt dây chuyền chế tạo và lắp ráp động cơ DSC-80 tại công ty Diesel Sông Công. Động cơ này đã được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, vận tải đường sông và đánh bắt ven bờ v.v., trong lĩnh vực quân sự đã có đề tài cấp Bộ Quốc phòng nghiên cứu thay thế cho động cơ xăng lắp trên ô tô ZIL130 của Cục vận tải, Tổng cục Hậu cần.

Trong quá trình sử dụng, việc nghiên cứu tăng áp để nâng cao các chỉ tiêu công tác cho động cơ được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Điển hình là dự án thiết kế và chế tạo động cơ diesel tăng áp chế tạo trong nước và đang triển khai tại Tổng công ty máy động lực Việt Nam.

Khi tăng áp cho động cơ, các thông số động lực học của động cơ đã thay đổi, làm ảnh hưởng đến sự làm việc của cơ cấu khuỷu trục thanh truyền, đến các hệ thống của động cơ, trong đó có hệ thống bôi trơn. Vì vậy việc đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ DSC-80 sau khi tăng áp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, khẳng định khả năng ứng dụng các kết quả tăng áp cho động cơ DSC-80.

Trên cơ sở kết quả luận án tiến sỹ về đề tài tăng áp cho động cơ DSC-80 của tiến sĩ Lê Đình Vũ, được sự giúp đỡ của PGS, TS Lại Văn Định tôi thực hiện đề tài:

“Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ DSC-80 sau khi tăng áp thành động cơ DSC-80TA”

Mục đích của đề tài:

Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ DSC-80 sau khi tăng áp và đề xuất các giải pháp kỹ thuật cần thiết đảm bảo khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn sau khi tăng áp.

Nội dung của đề tài:

Mở đầu.

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

1.1. Phương án tăng áp của động cơ DSC-80.

1.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ DSC-80TA.

1.3. Đặc điểm kết cấu động cơ DSC-80 và hệ thống bôi trơn.

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của hệ thông bôi trơn.

Chương 2. Tính toán động lực học động cơ DSC-80TA

2.1. Các thông số nhiệt động của chu trình công tác động cơ DSC-80TA

2.2. Tính toán động lực học của động cơ DSC-80TA

2.3. Đồ thị véc tơ phụ tải tác dụng lên cổ trục 2- 3 động cơ DSC-80TA

Chương 3. Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn của động cơ DSC-80TA

3.1 Tính toán ổ trượt.

3.2. Tính toán lưu lượng dầu bôi trơn cần thiết và lưu lượng của bơm dầu nhờn.

3.3. Tính toán két làm mát dầu nhờn

Kết luận và kiến nghị.

Do thời gian có hạn, khả năng tiếp cận của bản thân còn hạn chế nhất định nên nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của các thầy và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ dsc-80 sau khi tăng áp thành động cơ dsc-80ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá khả năng làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ dsc-80 sau khi tăng áp thành động cơ dsc-80ta.doc
  • docBia.doc
  • docPHU LUC 2.doc
  • docPHU LUC 3.doc
  • docphuluc 1.doc
Tài liệu liên quan