Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Cao Su Sao Vàng

PHẦN I 5

1. Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp 5

1.1. Khái niệm hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp 5

1.2. Nguyên tắc hoạt động tài chính của doanh nghiệp 5

1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý tài chính doanh nghiệp 6

1.4. Vị trí của quản lý tài chính trong quản lý doanh nghiệp 6

2. Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp 7

2.1. Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính 7

2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính 8

3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 9

3.1. Phương pháp so sánh 9

3.2. Phương pháp phân tích nhân tố 11

3.3. Phương pháp cân đối 11

3.4. Phương pháp chi tiết 12

3.5. Phương pháp phân tích hệ số 12

4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12

4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 12

4.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 14

4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15

4.4. Phân tích các chỉ số tài chính 17

CHƯƠNG II 31

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cao Su Sao Vàng 31

2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 32

3. Công nghệ sản xuất. 33

4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cao Su Sao Vàng (Sơ đồ trang bên). 36

CHƯƠNG III 41

1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 41

1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 41

1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 48

1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 50

2. Phân tích các chỉ số tài chính 53

2.1. Nhóm hệ số đánh giá tình hình và khả năng thanh toán 53

2.2. Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 55

2.3. Nhóm hệ số luân chuyển 59

2.4. Nhóm hệ số đánh giá khả năng sinh lợi 62

CHƯƠNG IV 65

1. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cao Su Sao Vàng 65

2. Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính 69

2.1. Giải quyết hàng tồn kho nhằm tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận cho công ty 69

2.1.2. Giải pháp cụ thể cho việc giảm hàng tồn kho 72

2.2. Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi nợ 76

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ đã cho xây khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao Su - Xà Phòng - Thuốc Lá Thăng Long nằm ở khu vực phía nam thành phố Hà Nội, thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. - Ngày 6 tháng 4 năm 1960, sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân, nhà máy đã sản xuất thử thành công những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu "Sao Vàng". - Ngày 23 tháng 5 năm 1960 nhà máy mang tên "Nhà máy Cao Su Sao Vàng" và toàn bộ công trình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta. - Năm 1960 - 1988, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng nhưng sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn nên thu nhập của người lao động thấp. - Năm 1988 - 1989, nhà máy tiến hành tổ chức sắp xếp lại. - Năm 1990, sản xuất ổn định, thu nhập của người lao động đã tăng, điều này chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại, và hoà nhập trong cơ chế mới. - Từ năm 1991 đến nay, nhà máy là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách hàng năm ngày càng cao. - Theo quyết định số 645/CNNg ngày 28/7/1992 của Bộ Công Nghiệp Nặng, nhà máy Cao Su Sao Vàng đổi tên thành Công ty Cao Su Sao Vàng. - Việc nhà máy chuyển thành công ty làm cho cơ cấu tổ chức phù hợp hơn với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, đồng thời các phân xưởng trước đây được chuyển thành xí nghiệp. Mỗi xí nghiệp sản xuất độc lập, hạch toán nội bộ, đứng đầu là một giám đốc xí nghiệp. - Công ty Cao Su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý trong 41 năm qua vì đã có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong 10 năm đổi mới. 2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty Cao Su Sao Vàng là một đơn vị gia công cao su lớn nhất và lâu đời nhất, duy nhất sản xuất săm lốp ô tô ở miền Bắc Việt Nam. Chức năng và nhiệm vụ của công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, các sản phẩm cao su kỹ thuật như ống cao su các loại, curoa các loại và pin ....từ các nguyên liệu ban đầu là: Cao su sống, các hoá chất, vải mành, dây thép tanh. Những sản phẩm này không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu. Thực hiện theo đúng chức năng trên, trong những năm qua công ty vừa không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân vừa làm tròn được trách nhiệm thuế, ngân sách đối với nhà nước. 3. Công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất của Công ty Cao Su Sao Vàng là quá trình sản xuất vừa theo kiểu song song, vừa theo kiểu liên tục. Các nguyên liệu khai thác được xử lý theo từng bước khác nhau và cuối cùng kết hợp lại cho ra sản phẩm cuối cùng. Quá trình sản xuất lốp xe đạp được tóm tắt theo sơ đồ trang sau Theo sơ đồ này: + Nguyên vật liệu gồm có cao su sống, các hoá chất, vải mành, dây thép tanh. + Cao su sống đem cắt nhỏ theo yêu cầu kỹ thuật, sau đó đem đi sơ luyện để giảm tính đàn hồi và làm tăng độ dẻo của cao su sống, thuận lợi cho quá trình hỗn luyện, cán tráng, ép suất lưu hoá sau này. + Phối liệu: hoá chất được cân đong, đo đếm theo đơn pha chế. + Hỗn luyện: cao su và hoá chất được đem hỗn luyện để làm phân tán đồng đều các chất pha chế và cao su sống. Trong công đoạn này, mẫu được lấy ra đem đi thí nghiệm nhanh để làm đánh giá chất lượng mẻ luyện. + Nhiệt luyện: Để nâng cao nhiệt độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được sơ hỗn luyện và tạo ra các tính chất cơ lý cần thiết. + Cán hình mặt lốp: Cán các hỗn hợp cao su thành băng dài có hình dáng và kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe đạp. + Vòng tanh được chế tạo như sau: Dây thép tanh đem đảo tanh và cắt theo chiều dài, đem ren răng hai đầu và lồng vào ống nối và dập chắc lại. Sau đó đem cắt ba via thành vòng tanh và đưa sang khâu thành hình lốp xe đạp. + Vải mành thân lốp được chế tạo như sau: vải mành được sấy sau đó cán tráng cao su lên vải mành rồi cắt xén và cuộn thành từng cuộn. + Chế tạo cốt hơi: Để phục vụ khâu lưu hoá lốp gồm các công đoạn sau: Cao su đã nhiệt luyện được lấy ra thành hình cốt hơi, đem lưu hoá thành cốt hơi. + Thành hình và định hình lốp: Ghép các bán thành phẩm như vòng tanh, vải mành cán tráng, mặt lốp tạo thành hình thù ban đầu của lốp xe đạp. Lốp sau khi định hình được treo lên giá và đem lưu hoá - Công đoạn gia công nhiệt để phục hồi lại tính đàn hồi, tính cơ lý của cao su. + Lưu hoá lốp: là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất. Sau khi lưu hoá xong, cao su sẽ khôi phục lại một số tính năng cơ lý cần thiết... + Kiểm tra thành phẩm - Đóng gói - Nhập kho: lốp xe đạp sau khi lưu hoá được kiểm tra chất lượng. Chỉ những chiếc lốp đạt chất lượng mới đem đóng gói nhập kho. Thí nghiệm nhanh Hỗn luyện Xé vải Ren răng hai đầu Cán hình mặt lốp Nhiệt luyện Cắt cuộn vào ống sắt Lồng ống nối và dập tanh Cắt ba via thành vòng tanh Thành hình lốp Định hình lốp Thành hình cốt hơi Lưu hoá lốp Lưu hoá cốt hơi Đóng gói Nhập kho Kiểm tra thành phẩm (KCS) Sơ luyện Phối liệu Cán tráng Cắt tanh Cắt nhỏ Sàng, sấy.., Sấy Đảo tanh Dây thép tanh Vải mành Các hoá chất Cao su sống Nguyên vật liệu Sơ đồ Kết cấu sản xuất lốp xe đạp của công ty Cao Su Sao Vàng 4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cao Su Sao Vàng (Sơ đồ trang bên). Bước vào cơ chế thị trường, Công ty Cao Su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh của công ty, nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo kiểu trực tuyến - chức năng. Các chức năng quản lý được thực hiện trong các phòng chức năng như chuẩn bị, tư vấn, tham mưu cho giám đốc. Các cấp này chỉ hoạt động cho các cấp trung gian, không có quyền ra lệnh cho các cấp cơ sở. Việc ra lệnh cho các cấp cơ sở do cấp lãnh đạo cấp cao. Cấp cao (tổng giám đốc) chỉ đạo trực tiếp, giao nhiệm vụ trực tiếp. Trong đó: - Giám đốc Công ty: Lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. - Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty trong định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất, ngắn hạn trung hạn và bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất....... - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, đời sống: Có nhiệm vụ đề ra chiến lược kinh doanh. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu,...... - Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và xuất khẩu: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch khoa học kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu sản phẩm mới và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình sản xuất; nghiên cứu thị trường xuất khẩu sản phẩm. Xem xét nhu cầu và năng lực đáp ứng của Công ty về các sản phẩm xuất khẩu..... - Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản (khi được uỷ quyền). - Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh cao su Thái bình kiêm Giám đốc Chi nhánh cao su Thái Bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh cao su Thái Bình. Điều hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất cũng như kiểm tra, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất của Chi nhánh cao su Thái Bình. Dưới đây là một số phòng chức năng chính: - Bí thư Đảng uỷ và văn phòng Đảng uỷ Công ty: Thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong Công ty thông qua văn phòng Đảng uỷ. - Chủ tịch Công Đoàn và văn phòng công đoàn Công ty: Làm công tác Công đoàn của công ty, có trách nhiệm cùng giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua văn phòng Công đoàn. - Phòng Tổ chức Hành chính: Với chức năng chính tham mưu cho Giám đốc và ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Đó chính là các công tác tổ chức, sẵp xếp, bố trí CBCNV hợp lý trong toàn Công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.... - Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra tài sản của Công ty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó. Phòng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính và công tác kế toán. - Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm. Căn cứ vào nhu cầu thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. - Phòng Đối ngoại - Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty. - Phòng Xây dựng cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi trình Giám đốc xem xét để có kế hoạch đầu tư. - Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng sản phẩm. - Phòng Điều độ sản xuất: Đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, điều tiết sản xuất có số lượng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để Công ty có phương án kịp thời. - Phòng Tiếp thị - Bán hàng: Căn cứ vào thông tin nhu cầu trên thị trường, lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mãi, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Công ty còn một số Xí nghiệp như: - Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy - Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất lốp ô tô. - Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm xe đạp, săm yếm ô tô và các sản phẩm cao su kỹ thuật. - Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty. - Xí nghiệp cơ điện: Tạo một số phụ tùng thay thế, quản lý hệ thống cung cấp điện năng của toàn Công ty. Các chi nhánh địa phương của Công ty gồm: - Chi nhánh cao su Thái Bình: Chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp. - Nhà máy cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất lốp xe đạp. - Xí nghiệp luyện cao su Xuân hoà: Chuyên sản xuất bán thành phẩm cho các đơn vị khác trong công ty. - Nhà máy Pin cao su Xuân Hoà: Sản xuất chính là các loại pin “Con Sóc”. Nhà máy pin cao su Xuân Hoà Xí nghiệp cao su số 1 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 4 Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp cơ điện Xưởng kiến thiết bao bì Chi nhánh cao su Thái Bình XN luyện cao su Xuân Hoà Nhà máy cao su Nghệ An Giám đốc công ty PGĐ xdcb tại thái bình Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý sXKD công ty cao su sao vàng Phòng xây dựng cơ bản PGĐ xdcb tại công ty PGĐ kD đời sống PGĐ sản xuất Bảo vệ sX Phòng điều độ sản xuất Phòng quân sự bảo vệ PGĐ kỹ thuật Xuất khẩu Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng kỹ thuật cơ năng Phòng kỹ thuật cao su Phòng đối ngoại XNK Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch vật tư Phòng tiếp thị bán hàng Phòng đời sống Chương III Phân tích tình hình tài chính của Công ty cao su sao vàng 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Để có nhận xét đúng đắn và chính xác về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong những năm gần đây ta lập bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty để theo dõi sự thay đổi của các khoản mục 1.1.1. Phần tài sản Phân tích cơ cấu tài sản ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2000 Ngày 31/12/2001 Cuối năm so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TSLĐ và ĐTNH I. Tiền II. Đầu tư TC ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ II. Đầu tư TC dài hạn III. Chi phí XDDD IV. Ký quỹ, ký cược 127.376.329 6.136.678 0 26.595.690 92.974.186 1.669.773 0 178.403.699 140.000.958 35.540.110 2.613.493 249.136 41,66 2,01 0 8,7 30,41 0,55 0 58,34 45,78 11,62 0,85 0,08 141.400.671 6.285.518 0 55.048.977 78.640.565 1.425.610 0 194.753.561 142.731.518 35.494.405 16.527.636 0 42,06 1,87 0 16,38 23,39 0,42 0 57,94 42,46 10,56 4,92 0 14.024.342 148.840 0 28.453.286 -14.333.621 -244.163 0 16.349.861 2.730.559 -45.704 13.914.143 -249.136 +0,41 -0,14 0 +7,68 -7,01 -0,12 0 -0,41 -3,32 -1,06 +4,06 -0,08 Tổng cộng 305.780.029 100 336.154.233 100 30.374.204 +9,9 So với năm 2000, tổng tài sản năm 2001 tăng 9,9% tương đương 30.374.202 nghìn đồng là do: TSLĐ và ĐTNH tăng 11% tương đương 14.024.342 nghìn đồng. Nguyên nhân là: - Hàng tồn kho giảm 15,4% tương đương 14.333.621 nghìn đồng. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong năm vừa qua trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhưng nhìn chung lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều chiếm 55,6% TSLĐ và ĐTNH. Giá trị hàng tồn kho khá lớn, phản ánh việc tiêu thụ hàng hoá chậm, hiệu quả kinh doanh không cao do lượng vốn của Công ty bị ứ đọng, dẫn đến vòng quay vốn chậm. - Các khoản phải thu tăng 106% tương đương 28.453.286 nghìn đồng. Đây là một yếu tố bất lợi cho Công ty (các khoản phải thu chiếm 39% TSLĐ và ĐTDH), các khoản phải thu tăng, lượng vốn mà Công ty bị chiếm dụng tăng lên (gấp đôi so với năm 2000), do đó việc huy động vốn của Công ty giảm đi và gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút. - Tiền tăng 2,4% tương đương 148.840 nghìn đồng. Lượng tiền mặt tăng không đáng kể so với năm 2000. Công ty có thể cải thiện tốt tình hình tài chính hơn nữa nếu đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, kết hợp tăng cường thu hồi các khoản phải thu. - TSLĐ khác giảm 14,6% tương đương 244.763 nghìn đồng chủ yếu do chi phí trả trước giảm. TSCĐ và ĐTDH tăng 9,1% tương đương 16.349.861 nghìn đồng. Nguyên nhân: - TSCĐ tăng 1,95% tương đương 2.730.559 nghìn đồng. Điều này cho thấy năm vừa qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định, qua đó tăng năng lực sản xuất kinh doanh. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 0,13% tương đương 45.704 nghìn đồng. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 532% tương đương 13.914.143 nghìn đồng. Khoản chi phí này tăng quá nhiều so với năm ngoái, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chưa được tốt. 1.1.2. Phần nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Ngày 31/12/2000 Ngày 31/12/2001 Cuối năm so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Nợ dài hạn đến trả 3. Phải trả người bán 4. Người mua trả trước 5. Thuế và các khoản phải nộp 6. Phải trả CNV 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả, nộp khác II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn, quỹ II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 214.132.089 156.385.380 124.806.183 0 21.380.079 90.229 1.249.182 6.658.976 0 2.200.729 57.372.431 374.276 91.647.939 91.647.939 0 70,03 51,14 40,82 0 6,99 0,03 0,41 2,18 0 0,72 18,76 0,12 29,97 29,97 0 244.767.537 175.111.406 142.251.096 10.816.800 9.675.617 169.676 5.932.122 9.677.217 0 -3.411.123 69.391.699 264.431 91.386.696 90.244.874 1.141.821 72,81 52,09 42,32 3,22 2,88 0,05 1,76 2,88 0 -1.01 20,64 0,08 27,19 26,85 0,34 30.635.447 18.726.025 17.444.913 10.816.000 -11.704.462 79.446 4.682.939 3.018.241 0 -5.611.852 12.019.267 -109.845 -261.243 -1.403.065 1.141.821 +2,79 +0,95 +1,5 +3,22 -4,11 +0,02 +1,36 +0,7 0 -1,73 +1,88 -0,04 -2,79 -3,13 0,34 Tổng cộng nguồn vốn 305.780.029 100 336.154.233 100 30.374.204 10 So với năm 2000, tổng nguồn vốn năm 2001 tăng 9,9% tương đương 30.374.204 nghìn đồng. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng huy động vốn để bảo đảm quy mô của tài sản. Trong đó Nợ phải trả tăng 14,3% tương đương 30.635.447 nghìn đông. Trong đó chủ yếu: - Nợ ngắn hạn tăng 11,9% tương đương 18.726.025 nghìn đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do vay ngắn hạn tăng 13,97% tương đương 17.444.913 nghìn đồng. Nguyên nhân trong năm vừa qua Công tư đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định đồng thời lượng hàng tồn kho giảm do quá trình tiêu hàng hoá chậm. Do đó Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Ngoài ra thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên tăng nhiều so với năm ngoái. - Nợ ngắn hạn tăng 20,9% tương đương 12.019.267 nghìn đồng. Nguyên nhân trong năm vừa qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định và nguồn vốn để đầu tư được huy động từ nguồn vay nợ dài hạn. - Vốn chủ giảm 0,28% tương đương 261.243 nghìn đồng. Trong 2 năm vừa qua nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 27% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy mức độ tự chủ trong kinh doanh của Công ty ngày càng bị hạn chế, Công ty ngày càng chịu sức ép từ các chủ đầu tư, các nhà cung cấp. Bảng chỉ số kết cấu STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1 Hệ số nợ 70 73 2 Hệ số nguồn vốn CSH 30 27 3 Tỷ suất đầu từ vào TSDH 58,4 57,9 4 Tỷ suất đầu từ vào TSNH 41,6 42,1 5 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 51,4 46,9 6 Cơ cấu tài sản 0,713 0,726 ở phần trên đã phân tích chi tiết về các phần khoản mục ở phần tài sản và nguồn qua bảng cân đối kế toán. Dưới đây là một vài nhận xét về phần tài sản và nguồn vốn qua bảng tổng hợp các chỉ số: - Hệ số nợ cao, năm sau cao hơn năm trước (>70%), đồng nghĩa với vốn chủ giảm dần (<30%). Điều này cho thấy mức độ tự chủ của Công ty ngày càng hạn chế, Công ty ngày càng chịu sức ép từ các chủ đầu tư. - Tỷ lệ tài sản phân bổ vào tài sản dài hạn và ngắn hạn tương đối hợp lý. Nhưng vì nhiều lý do nên việc sử dụng các loại tài sản trên chưa đạt hiệu quả cao. Như ở phần tài sản ngắn hạn đó là các khoản phải thu và hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến vốn ứ đọng, tăng chi phí sử dụng vốn, do đó hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao. Về phần tài sản dài hạn trong năm qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định qua đó tăng năng lực sản xuất kinh doanh nhưng vấn đề đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, nhiều thiết bị máy móc chưa được sử dụng hết công suất. Vì vậy dẫn đến lãng phí vốn, chi phí sửa chữa tăng lên. Trong kỳ tới Công ty cần có những biện pháp và kế hoạch kinh doanh thích hợp qua đó năng cao hiệu quả sử dụng tài sản. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của Công ty tương đối tốt, nhưng các khoản đầu tư cho TSCĐ từ nguồn vay dài hạn. Đó là một sự mạo hiểm vì tại thời điểm này Công ty đã vay quá nhiều. 1.1.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Xác định vốn luân chuyển ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 I. VLC = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ Tài sản cố định Nguồn vốn dài hạn - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn - Nợ khác 178.403.699.802 149.020.371.550 91.647.939.635 57.372.431.915 374.276.559 194.753.561.384 160.778.395.744 91.386.696.113 69.391.699.631 264.431.079 II. VLC = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 127.376.329.235 156.385.380.928 141.400.671.895 175.111.406.456 Vốn luân chuyển -29.009.051.693 -33.710.734.561 Xác định nhu cầu vốn luân chuyển ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 Các khoản phải thu Hàng tồn kho Phải trả 26.595.690.579 92.974.186.823 214.132.089.402 55.048.977.354 78.640.565.155 244.767.537.166 Nhu cầu VLC (= 1 + 2 - 3) -94.562.212.000 -111.077.994.657 So sánh VLC và NCVLC để xác định cân bằng tài chính Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 1. Vốn luân chuyển -29.009.051.693 -33.710.734.561 2. Nhu cầu vốn luân chuyển -94.562.212.000 -111.077.994.657 Chênh lệch (VLC - NCVLC) 65.553.160.307 77.367.260.096 Bảng tính xác định vốn luân chuyển cho thấy trong 2 năm vừa qua, vốn luân chuyển đều âm và năm sau nhiều hơn năm trước. Vốn luân chuyển âm có nghĩa là nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. Và phần chênh lệch giữa nợ ngắn hạn và tài sản lưu động được Công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định. Điều này thực sự là mạo hiểm và rủi ro rất cao, qua đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Bảng tính xác định nhu cầu vốn luân chuyển cho biết trong 2 năm vừa qua nhu cầu vốn luân chuyển luôn <0 do các khoản phải trả là đáng kể do doanh nghiệp được người bán cho nợ nhiều và thời gian nợ lâu. Trong kỳ tới Công ty cần giảm hơn nữa lượng hàng tồn kho để không bị đọng vốn, qua đó sẽ giảm được khoản nợ ngắn hạn và nợ khác. Khoản chênh lệch giữa vốn luân chuyển và nhu cầu vốn luân chuyển là ngân quỹ. Ngân quỹ Công ty trong 2 năm qua luôn dương cho thấy Công ty vẫn đủ năng lực thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của nó (vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả). 1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 333.986.343 340.464.778 6.478.435 + 1,93 Doanh thu hàng xuất khẩu 166.733 1.183.162 1.016.428 + 610 Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB 308.289 35.319 272.969.357 0 1.133.217 286.594 846.622 0 824.927 251.274 573.653 0 + 267 + 711 + 210 1. Doanh thu thuần 333.678.054 339.331.561 5.653.507 + 1,69 2. Giá vốn hàng bán 286.132.738 289.547.165 3.414.427 + 1,19 3. Lợi nhuận gộp 47.545.315 49.784.396 2.239.080 + 4,7 4. CP bán hàng 16.359.418 19.503.027 3.143.609 + 19,2 5. CP quản lý 16.785.995 14.923.499 - 1.862.495 - 11 6. LN từ HĐKD 14.399.901 15.357.869 957.967 + 6,65 7. TN từ HĐTC 209.425 211.898 2.473 + 1,18 8. CP từ HĐTC 12.211.643 15.265.353 3.053.709 + 25 9. LN từ HĐTC -12.002.217 -15.053.454 - 3.051.236 + 25,4 10. TN bất thường 348.208 1.238.724 890.515 + 255 11. CP bất thường 33.813 140.545 106.731 + 315 12. LN bất thường 314.394 1.098.178 783.783 + 249 13. Tổng LN trước thuế 2.712.079 1.402.593 - 1.309.485 - 48,2 14. DT các CN, XN 775.010 996.662 221.651 + 28,5 15. Chi phí 733.947 1.341.961 608.014 + 82,8 16. LN trước thuế 41.063 -345.299 - 386.362 - 940 17. Lỗ XNDVTM -266.701 -26.239 240.461 - 90 18. Tổng LN trước thuế 2.486.440 1.031.054 - 1.455.386 - 58,5 19 Tổng thuế TN phải nộp 795.661 329.937 - 465.723 - 58,5 20. LN sau thuế 1.690.779 701.117 - 989.662 - 58,5 Năm 2001 Doanh thu thuần của Công ty đạt 339.331.561.779 đồng tăng 5.653.587.716 đồng (~1,7%) so với năm 2000 trong đó: - Giá vốn hàng bán tăng 3.414.427.111 đồng (~1,2%). Giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,86 đồng giá vốn hàng bán, tỷ lệ này năm 2001 là 0,85 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu giá vốn hàng bán giảm 0,01 đồng. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong năm qua và Công ty nên tiếp tục phát huy. - Chi phí bán hàng tăng 3.143.609.004 đồng (~19,2%). Tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng nhiều hơn tốc độ tăng doanh thu và giá vốn hàng bán. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,048 đồng chi phí bán hàng, tỷ lệ này năm 2001 là 0,057 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí bán hàng tăng 0,009 đồng. Điều này cho thấy sự bất hợp lý và trong kỳ tới Công ty cần xem xét và có biện pháp để tiết kiệm chi phí. - Chi phí quản lý giảm 1.862.495.692 đồng (~ -11,1%). Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,05 đồng chi phí quản lý, tỷ lệ này năm 2001 là 0,043 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí quản lý giảm 0,007 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý của Công ty năm 2001 tốt hơn năm 2000. - Chi phí hoạt động tài chính tăng 3.053.709.992 (~25%). Tốc độ tăng chi phí hoạt động tài chính cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu Công ty phải hao phí 0,036 đồng chi phí hoạt động, tài chính, tỷ lệ này năm 2001 là 0,045 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí hoạt động tài chính tăng 0,009 đồng. Điều này phản ánh hiệu quả từ hoạt động tài chính của Công ty rất thấp và ngày càng giảm sút, chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng, do đó chi phí trả lãi vay càng lớn. - Chi phí bất thường tăng 106.731.979 đồng (~315%). Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu Công ty phải hao phí 0,0001 đồng chi phí bất thường, tỷ lệ này năm 2001 là 0,0004 đồng. - Lợi nhuận gộp tăng 2.239.080.695 đồng (~4,7%). Trong năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,142 đồng lợi nhuận gộp, tỷ lệ này năm 2001 là 0,146 đồng. Mức sinh lợi trên 1 đồng doanh thu năm 2001 tăng không đáng kể so với năm 2000. Qua đó cho thấy so với năm 2000 hiệu quả kinh doanh năm 2001 chưa được cải thiện rõ rệt. - Lợi nhuận sau thuế giảm 989.662.696 đồng (~ -58,5%), trong khi tốc độ tăng doanh thu là 1,93%, điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty thấp và có chiều hướng giảm sút. Trong năm 200

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0091.doc