Đồ án Đề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Lời nói đầu 3

1. Sự cần thiết của đề tài 7

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đồ án: 8

3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đồ án: 8

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Kết cấu của đồ án 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 3

1.1 Cơ sở lí luận về đường trục chính đô thị. 3

1.1.1 Khái niệm, và chức năng của đường đô thị. 3

1.1.2 Đặc điểm và các bộ phận của đường đô thị. 5

1.1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản của đường giao thông đô thị. 7

1.1.4 Phân loại đường đô thị 12

1.1.5 Các dạng mặt cắt ngang điển hình của đường đô thị. 14

1.2. Tổng quan về quy hoạch giao thông đô thị. 16

1.2.1 Khái niệm quy hoạch GTVTĐT 16

1.2.2 Nội dung quy hoạch GTVTĐT 17

1.3 Nội dung và quy trình lập quy hoạch trục Quốc lộ 1A( Đoạn Văn Điển –Nam Thanh Trì 20

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ NHU CẦU GIAO THÔNG TRÊN QUỐC LỘ 1A (VĂN ĐIỂN –NAM THANH TRÌ ) 23

2.1. Đánh giá chung về hệ thống giao thông đô thị Hà Nội. 23

2.2.1 Giao thông đường bộ 23

2.1.2 Giao thông đường sắt 23

2.1.3 Giao thông đường thuỷ 25

2.1.4. Giao thông đường hàng không 26

2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội. 27

2.3 Quy hoạch xây dựng Giao thông vận tải vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 28

2.4. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng tuyến đi qua 31

2.4.1. Vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ. 31

2.4.2 Điều kiện tư nhiên 32

2.4.3 Dân số và lao đông 32

2.4.4 Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Thanh Trì. 32

2.4.5 Định hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì. 35

2.4.6 Quy hoach chung xây dựng Huyện Thanh Trì. 36

2.5. Tình trạng kỹ thuật trên quốc lộ 1 (đoạn Văn Điển-Nam Thanh Trì) 36

2.5.1 Vai trò, vị trí của tuyến đường và phạm vi nghiên cứu. 36

2.5.2 Cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường 39

2.5.3 Hiện trạng giao thông trên tuyến 40

2.6 Đánh giá về hiện trạng nhu cầu vận tải trên tuyến 60

2.6.1 Phương pháp thực hiện thu thập số liệu. 60

2.6.2. Tính toán lưu lượng theo xe con quy đổi. 61

2.6.3 Nhận xét về nhu cầu giao thông trên tuyến. 65

2.7 Dự báo nhu cầu vận tải trên đoạn Quốc lộ 1A 68

2.7.1. Lựa chọn phương pháp dự báo. 68

2.7.2 Kểt quả dự báo. 69

2.8. Những thiếu hụt trên đoạn tuyến : 70

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TRỤC QUỐC LỘ 1A ĐOẠN VĂN ĐIỂN – NAM THANH TRÌ 72

3.1 Căn cứ,quan điểm và mục tiêu quy hoạch tuyến đường. 72

3.1.1 Căn cứ lập quy hoạch 72

3.1.2 Quan điểm quy hoạch tuyến đường 72

3.1.3 Mục tiêu quy hoạch 72

3.1.4. Lựa chọn dải đất phát triển cho tương lai 73

3.2. Đề xuất phương án quy hoạch cải tạo truc quốc lộ 1A đoạn Văn Điển –Nam Thanh Trì. 73

3.2.1 Quy hoạch cải tạo mặt cắt ngang tuyến đường 74

3.2.2 Quy hoạch các công trình hạ tầng trên tuyến 81

3.2.4 Cải tạo các nút giao thông trên tuyến: 90

3.3 Đánh giá, lựa chọn phương án. 94

Kết luận và kiến nghị 98

Danh mục tài liệu tham khảo 98

 

 

docx103 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Nam Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa chất của Liên Xô cũ được lưu giữ tại viện quy hoạch xây dụng Hà Nội thì khu vực huyện nằm trong vùng địa chất tốt nên rất thuận lợi cho việc phát triển đô thị. Địa chất thuỷ văn thì chụi ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Hồng ở phía Bắc và song Nhuệ song song với khu đất nghiên cứu. Hệ thông sông này làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn thành phố và bổ cập tạo ra nuồn nước ngầm cho toàn khu vực này. 2.4.3 Dân số và lao đông Tổng dân số của huyện đến 31/12/2003 Tổng dân số: 158.413 nhân khẩu Trong đó: - Lao động trong độ tuổi: 84.691 lao động - Lao động nông nghiệp: 40.320 lao động Số lao động đang làm viêc được phân bố như sau: Lao động ngành Nông nghiệp: 48,59% Lao động ngành công nghiệp – Xây dụng: 24.17%. Lao động dịch vụ - thương mại : 17% Lao động hành chính sự nghiệp: 10,24% 2.4.4 Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Thanh Trì. So với năm 2007, cơ cấu sản xuất nông nghiệp giảm, công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, XDCB, TMDV tăng. Nông nghiệp giảm từ 18,73% xuống 17,2% (giảm 1,53%), công nghiệp - XDCB tăng từ 62,25% lên 63,0% (tăng 0,75% ), Thương mại dịch vụ tăng từ 19,02% lên 19,7% (tăng 0,68%). - Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 8, 7 triệu đồng/người /năm, tăng 520.000 đồng /người /năm so năm 2007, đạt 87% kế hoạch. - Tổng thu ngân sách năm 2008 ước thực hiện 235.765 triệu đồng, đạt 132,2% so kế hoạch Thành phố giao, tăng 28,4% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện 361.553 triệu đồng, đạt 117,4% so dự toán giao đầu năm, tăng 64,3% so cùng kỳ. - Thu từ đấu giá QSD đất ước thực hiện 97.933 triệu đồng, đạt 122,4% kế hoạch. a, Công nghiệp : Thanh Trì có nhiều tiềm năng, thế mạnh thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ... trong 5 năm tới. Về giá trị sản xuất công nghiệp: là huyện có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất trong số các huyện. + Đến năm 2010, cơ bản xây dựng nền công nghiệp có công nghệ cao và hoạt động có hiệu quả ổn định. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các doanh nghiệp công nghiệp. Phấn đấu giữ tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11,37% - 13,24%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp mở rộng năm 2010 chiếm khoảng 72% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn, chiếm khoảng 40,5% trong cơ cấu kinh tế do Huyện quản lý. + Thanh Trì có nhiều ngành nghề thủ công và nghề truyền thống phát triển. Trong thời gian qua các ngành nghề truyền thống được khôi phục phát triển; các nghề mới được hình thành và mở rộng. Những ngành nghề chủ yếu là : nghề dệt truyền thống ở xã Tân Triều, nghề mây tre đan ở xã Vạn Phúc, nghề sản xuất miến dong ở xã Hữu Hòa, làm các loại bánh chưng, bánh dày, bánh gai tại xã Duyên Hà, nghề nón lá ở xã Đại Áng. Phát triển công nghiệp – TTCN tại các làng nghề truyền thống có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, chuyển đởi cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển sản xuất nông nghiệp để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.  Trên địa bàn huyện hiện có 1 khu cụm công nghiệp và 1 khu sản xuất làng nghề tập trung. + Hiện trên địa bàn huyện có 480  doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và trên 4.400 hộ sản xuất kinh doanh , có khu công nghiệp tập trung Ngọc Hồi đã hoàn thành giai đoạn 1 các nhà đầu tư đã vào xây dựng nhà máy , triển khai xản xuất kinh doanh; Các làng nghề sản  xuất hàng hóa truyền thống đang được đầu tư phát triển mạnh + Xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ Vĩnh Tuy, Cầu Bươu, Ngọc Hồi. Hỗ trợ phát triển làng nghề Tân Triều, Hữu Hòa. Khôi phục các làng nghề Vạn Phúc, Đại Kim, Đông Mỹ. + Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng và đầu tư chiều sâu. Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như dệt – may, hóa chất, chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng. Hoạt động thu hút đầu tư vào địa bàn huyện còn hạn chế vì môi trường của huyện bị ô nhiễm  do nghĩa trang của Thành phố và nguồn nước thải của Thành phố chưa được xử lý, một số ngành đầu tư không đồng bộ, nước sạch do doanh nghiệp đầu tư không chủ động... b, Thương mại và dịch vụ Hoạt động thương mại dịch vụ được mở rộng, chất lượng dịch vụ và văn minh thương mại từng bước được nâng lên. Một số trung tâm thương mại dần được hình thành tại các khu dân cư tập chung, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, các loại chợ cóc, chợ tạm ven các trục giao thông đã cơ bản được xoá bỏ, công tác quản lí thị trường được đẩy mạnh góp phần tích cực làm hạn chế hàng giả hàng lậu. Trong 5 năm huyện đã đầu tư 48,2 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ, đầu tư trên 70 tỷ đông phát triển một số vùng hoa, vùng cây ăn quả, làng sinh thái, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá nhằm tạo tiền đề cho hoạt động du lịch trong những năm sắp tới . Giá trị sản xuất toàn nghành có tốc độ tăng trưởng bình quân 18,2% /năm, tăng 2 lần nhiệm kỳ trước và 2,1 lần chỉ tiêu đề ra của đại hội trước. (Trích văn kiện đại hội Đảng của Huyện năm 2006) c,Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha năm 2005 đạt 118,283 triệu đồng tăng 22 triệu đồng so với năm 2000 và vượt 2 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra của đại hội. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi , các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả đặc sản được mở rộng. diện tích giao trồng rau đạt 920 ha, diện tích hoa 1.100ha, diện tích cây ăn quả đạt 515ha, một số công nghệ mới như công nghệ sinh học được áp dụng vào sản xuất. Bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, chất lượng xây dựng nông thôn tiếp tục được nâng cao từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Các cơ sở hạ tầng: Hệ thông cung cấp điện , cung cấp nước sạch, hệ thống chợ, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hoá thể thao … đươc đầu tư mạnh mẽ. Cùng với phát triển lực lượng sản xuất quan hệ sản xất tiếp tục được củng cố và phát triển. Đã hoàn thành việc sắp xếp và cổ phần hoá 100% các doanh nghiệp nhà nước do huyện quản lý, các làng nghề được duy trì và tùng bước phát triển. Số lượng các doanh nghiệp tu nhân, công ty cổ phần và các hộ sản xuất kinh doanh phát triển mạnh về số lượng và chất lượng thu hút hành chục nghìn lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh và tăng thu ngân sách hàng năm. Hoạt động tài chính, tín dụng luôn giữ thế chủ động đáp úng ngày càng tốt hơn nguồn vốn sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện. Công tác thu nhân sách được tăng cường. 2.4.5 Định hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì. Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành phía Nam Hà Nội, theo định hướng Quy hoạch chung Thủ đô là: Khu vực phát triển đô thị phía Nam Thủ đô và là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của huyện; Khu vực tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật của quốc gia và thành phố, Khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các trung tâm dịch vụ, thương mại, đào tạo ... của thành phố và địa phương và là khu vực tạo vành đai công viên, cây xanh sinh thái và nông nghiệp chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội. Dự kiến trong tương lai, huyện Thanh Trì sẽ có tốc độ đô thị hoá nhanh, hiện đang có nhiều dự án phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ đã và đang xây dựng trên địa bàn huyện như: Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, Trung tâm Thương mại Thanh Trì, chợ đầu mối, bến xe tải Ngũ Hiệp, Trung tâm thương mại thuỷ sản Ngũ Hiệp, chợ đầu mối cầu Bươu v.v…Do đó Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện xác định trong những năm tới cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng:Công nghiệp - TTCN - Thương mại dịch vụ - nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 Thanh Trì trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá xã hội, xứng đáng là cửa ngõ phía nam của Thành phố, có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp tập trung và dịch vụ hiện đại. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng đô thị, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn liền với giữ gìn tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ gắn với việc phát huy truyền thống lịch sử văn hoá địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các tầng lớp dân cư trong Huyện. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010: Giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân thời kỳ 2001 - 2010 từ 10,7% - 11,8%/năm, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng bình quân hàng năm từ 9,1% - 10,4%/năm. Qui mô giá trị sản xuất năm 2010 tăng gấp 2,8 - 3,0 lần năm 2000, riêng phần huyện trực tiếp quản lý tăng từ 2,4 đến 2,7 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn có sự chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - Dịch vụ Tỷ trọng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2010 là: Công nghiệp khoảng 72%, dịch vụ khoảng 23%, nông nghiệp khoảng 5%. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện trực tiếp quản lý năm 2010 là: Công nghiệp khoảng 40,5%, nông nghiệp khoảng 34,5%, dịch vụ khoảng 25%. Đến năm 2010 có 70% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp, trong đó trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100%. Đến năm 2005 hoàn thành thách cấp tiểu học và trung học cơ sở, hoàn thành xoá phòng học cấp 4. Phấn đấu đến năm 2005 có 6 - 8 trường đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2010 có 30 - 35% số trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cấp phổ thông trung học và tương đương đạt 100%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50 - 60, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 4000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn dưới 5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến 2005 còn 1,1% và đến 2010 còn 0,95%. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 5% vào năm 2005 và dưới 10% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1% vào năm 2010. Phát triển mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân, đến năm 2010 có 20 - 22% số người tập thể thao thường xuyên, 18% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hình thành hệ thống giao thông đô thị cửa ngõ phía Nam Thành phố theo đúng qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt, bảo đảm 100% đường liên thôn được bê tông hoá hoặc dải nhựa; 100% dân cư được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 lít/ người/ngày - đêm, tỷ lệ thất thoát nước sạch còn dưới 25%; đảm bảo 100% số hộ dân được cung cấp điện lưới ổn định, đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 2.4.6 Quy hoach chung xây dựng Huyện Thanh Trì. Theo đó, Thanh Trì là huyện ngoại thành phía nam Hà Nội, có trung tâm là thị trấn Văn Điển, được giới hạn bởi quận Hoàng Mai ở phía bắc; phía tây giáp quận Thanh Xuân và Hà Đông; phía đông giáp sông Hồng, huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên; phía nam giáp các huyện Thường Tín, Thanh Oai. Tổng diện tích đất của Thanh Trì xấp xỉ 6.292ha, với quy mô dân số vào năm 2020 khoảng 200.300 người. Trục không gian đô thị chính của Thanh Trì được hình thành trên hướng trục 1A liên kết với trục đường 70. Các khu đô thị mới được bố trí dọc theo các trục 1A-1B-70 gắn kết hài hoà với hệ thống trung tâm công cộng và khu dân cư làng xóm. Các vùng cây xanh lớn phối hợp với chức năng du lịch, khu sinh thái, vui chơi, giải trí sẽ nằm ở phía tây (khu Tả Thanh Oai, Đại Áng) và phía đông (khu vực Đông Mỹ và bãi sông Hồng). Theo quy hoạch, hàng loạt các công viên mới sẽ được xây dựng liên hoàn gắn với hệ thống sông, hồ để phục vụ nhu cầu của người dân như Thanh Liệt, bắc Tả Thanh Oai, nam Yên Sở, Tam Hiệp... 2.5. Tình trạng kỹ thuật trên quốc lộ 1 (đoạn Văn Điển-Nam Thanh Trì) 2.5.1 Vai trò, vị trí của tuyến đường và phạm vi nghiên cứu. Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế huyện Thanh Trì nói riêng và vùng phía nam thủ đô Hà Nội nói chung. Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Thanh Trì là tuyến đường chính đô thị hướng tâm phía Nam thành phố.Trục không gian đô thị chính của Thanh Trì được hình thành trên trục đường 1A liên kết với trục đường 70. Với vai trò là đường trục chính đô thị, tuyến phục vụ nhu cầu đi lại của 31.776 dân cư trong khu vực, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì.Dọc theo tuyến đường, sẽ có các khu công nghiệp hiện đại: Cụm Văn Điển, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Ngọc Hồi, khu đấu giá đất của thành phố (tại xã Ngũ Hiệp)… Về đối ngoại, với vị trí là cửa ngõ phía nam của thủ đô, tuyến đường đảm bảo mối lien hệ giữa huyện Thanh Trì và các vùng lân cận phía nam với thủ đô Hà Nội, cũng như giảm tải lưu lượng giao thông cho tuyến quốc lô 1A mới. Việc quy hoạch lại tuyến đường trục sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh của Huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam của Hà Nội. Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp tuyến nhằm kết nối hiệu quả hơn mạng lưới đường trục hướng tâm Hà Nội như: Quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc, Quốc lộ 6, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, hệ thống các tuyến tỉnh lộ và một số tuyến đường đang hình thành như đường trục phát triển Tây Thăng Long, trục phía Nam Hà Nội, đường Đỗ Xá - Quan Sơn, trục phát triển phía Bắc Hà Đông thông qua đường vành đai IV....góp phần nâng cao hiệu quả mạng lưới giao thông của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận, giảm bớt lưu lượng xe lưu thông trực tiếp qua thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 1A mới hiện đang quá tải; kết nối các quốc lộ, mạng đường cao tốc: phía Bắc, Tây Bắc, Tây Nam với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến các tỉnh Đông Bắc và cụm cảng Hải Phòng - Đình Vũ. Hơn nữa, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, là cơ sở để hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nâng cao giá trị sử dụng đất, dịch chuyển tỷ lệ phân bố lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nội mở rộng tới đây. Mặt khác, tỷ lệ giao thông hiện tại trong khu vực này cũng thấp so với quy hoạch. Xây dựng tuyến đường sẽ tạo điều kiện phát triển không gian đô thị hai bên, quy hoạch đồng bộ các KCN, mạng lưới dịch vụ thương mại, các trung tâm văn hóa, làng nghề gắn kết các khu kinh tế hiện có tạo thành hệ thống bổ trợ cho nhau thúc đẩy phát triển kinh tế dân sinh trong tỉnh và khu vực.   Chính vì vậy, việc cải tạo nâng cấp tuyến đường là cần thiết và phù hợp với quy hoạch của Hà Nội. Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 428,26ha thuộc địa giới hành chính của 6 xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì mà tuyến đường chạy qua. Bao gồm: thị trấn Văn Điển, các xã Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi và Liên Ninh. Phía Bắc giáp cầu Văn Điển và sông Tô Lịch, phía Tây Bắc giáp sông Tô Lịch, phía Tây Nam cách quốc lộ 1A khoảng 200-300m, phía Nam giáp huyện Thường Tín (tỉnh Hà Tây). Với quy mô dân số khoảng 32.000 người, việc xây dựng tuyến đường sẽ tạo điều kiện phát triển không gian đô thị hai bên; quy hoạch đồng bộ các khu công nghiệp, mạng lưới dịch vụ, thương mại, các trung tâm văn hóa, làng nghề...gắn kết các khu kinh tế hiện có tạo thành hệ thống bổ trợ cho nhau thúc đẩy phát triển kinh tế dân sinh trong huyện và khu vực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì nói riêng và vùng phía Nam Thủ đô nói chung. Các điểm phát sinh và thu hút lưu lượng trực tiếp trên tuyến là: - Các điểm dân cư mà tuyến đường chạy qua nằm trên thuộc địa bàn các xã Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi và Liên Ninh. - Khu vực huyện lỵ huyện Thanh Trì ( thị trấn Văn Điển ) - Khu công nghiệp Ngọc Hồi, khu công nghiệp Vĩnh Quỳnh, nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển,viện khoa học lâm nghiệp, .. Các nhà máy, xí nghiêp dọc tuyến đường. Các dòng giao thông đi đến các điểm phát sinh và thu hút trên tuyến gồm các thành phần như xe máy và các loại xe cơ giới cá nhân phục vụ cho sinh hoạt, làm việc của dân cư trong khu vực và các loại xe tải phục vụ cho quá trình vân chuyển hàng hóa tới các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tuyến Các luồng giao thông trung chuyển trên tuyến gồm có: Dòng giao thông từ Đường 70 đi qua tuyến để vào trung tâm Hà Nội, quốc lộ 1A mới, quốc lộ 5 và chiều ngược lại. Dòng giao thông từ vùng phía Nam huyện Thanh Trì qua tuyến đi vào vùng trung tâm Hà Nội và các tuyến đường khác như đường 70, đường 5… và theo chiều ngược lại. Dòng giao thông từ quốc lộ 1A mới quá cảnh qua tuyến để đi sang đường 70. Các dòng giao trung chuyển trên tuyến gồm chủ yếu là các xe loại xe tải từ tải nhẹ, tải nặng đến siêu trường siêu trọng phục vu vận tải hàng hóa. Như vậy, tuyến đường có đặc điểm quan trọng, tuy là tuyến đường đô thị nhưng khối lượng các loại xe tham gia vận tải hàng hóa trên tuyến rất lớn… Do do khi quy hoạch tuyến đường cần chú ý tới đặc điểm này để có các biện pháp tổ chức giao thông cho phù hợp. Hình 2.1 Phạm vi khu vực nghiên cứu Văn Điển Khu vực quy hoạch QL 1A Thường Tín Tín Hình 2.2 Các điểm phát sinh và thu hút nhu cầu vận tải trực tiếp trên đoạn tuyến 2.5.2 Cấp hạng kỹ thuật của tuyến đường Căn cứ vào quyết định của UBND thành phố Hà Nội về quy hoạch chung xây dựng Thanh Trì xác định cấp hạng kỹ thuật của đường là đường trục chính đô thị.Theo TCXDVN 104-2007, đường trục chính đô thị có 1 số đặc điểm sau; Bảng 2.2Một số đặc điểm của đường trục chính đô thị Đường trục chính đô thị Chức năng Đường phố nối liên hệ Tính chất giao thông Ưu tiên rẽ vào khu nhà Tính chất dòng Tốc độ Dòng xe thành phần Lưu lượng xem xét (**) a-Đường phố chính chủ yếu Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị. Đáp ứng lưu lư¬ợng và KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các công trình cấp đô thị Đường cao tốc Đường phố chính Đường phố gom Không gián đoạn trừ nút giao thông có bố trí tín hiệu giao thông điều khiển Cao Tất cả các loại xe - Tách riêng đường, làn xe đạp 20000 - 50000 Không nên trừ các khu dân cư có quy mô lớn b-Đường phố chính thứ yếu Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực. Cao và trung bình 20000 - 30000 Nguồn: TCXDVN 104 - 2007 2.5.3 Hiện trạng giao thông trên tuyến Điểm đầu tuyến Km 10+00 (gần ga Văn điển) Điểm cuối tuyến Km 16+00 (giáp ranh Huyện Thường Tín) Chiều dài tuyến 6000 m Dựa vào đặc điểm cấu tạo của mặt cắt ngang trên tuyến đường nghiên cứu, đồ án chia tuyến đường thành hai đoạn như sau: - Đoạn 1: từ Km10+00 đến Km13+00 - Đoạn 2: từ Km13+00 đến Km16+00 a. Cơ sở hạ tầng; Trên chiều dài 6 km,tuyến đường gồm nhiều dạng mặt cắt ngang như sau Hinh 2.3 Mặt cắt ngang Km10+00 - Km 13+00 -Km 10 –Km 13: Bề rộng của mặt đường là 30m, Dải phân cách cứng có bê rộng 0,5 m được sử dụng để phân cách 2 hướng xe chạy trái chiều.Trên dải phân cách có bố trí các hàng rào bằng sắt có tác dụng dẫn hướng cho người đi bộ sang đường. Theo mỗi chiều xe chạy bao gồm 3 làn xe cơ giới có bề rộng mỗi làn là 3,5 m và 1 làn đường dành cho các phương tiện thô sơ có bề rông 2 m..2 bên có đầy đủ hệ thống vỉa hè cho người đi bộ có bề rộng là 4m được lát bằng đá hoa. Phần đất dọc theo tuyến đường đựợc sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ dân sinh,phát triển kinh tế, có chỉ giới đường đỏ theo quy định là khoảng cách 18 m tính từ tim đường sang hai bên. Kết cấu mặt đường được sử dụng là bêtông nhựa; Chất lượng mặt đường tương đối tôt,bằng phẳng,đủ độ nhám cần thiết và sinh ít bụi, đáp ứnh được yêu cầu chạy xe. Trên bề mạt đường đựợc bố trí các gờ giảm tốc để hạn chế tốc độ chạy xe hệ thống các ký hiệu trên đường để phân luồng và dẫn hướng cho các phương tiện tham gia giao thông. Hình 2.4 Mặt đường bị hư hỏng do đào xới Các công trình ngầm dưới lòng đường như đường cáp, đường dây điện, đường ống dẫn nước được bố trí lộn xộn, tự phát. Do vậy khi mỗi khi các đơn vị chủ quản các hệ thống đó tiến hành sửa chữa, thay mới thì tuyến đường lại bị đào xới, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến và ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường, gây mất an toàn cũng như làm giảm độ êm thuận cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường Km 13 – Km16: Bề rộng mặt đường m, được gồm 2 làn xe cơ giới có bề rộng mỗi lan 3,5 m và 2 làn xe thố sơ.Tùy theo từng đoạn mà chiều rộng làn xe thơ thay đổi từ 1,2 m đến 2 m.Giữa hai hướng xe chạy chạy trái chiều không có dải phân cách cứng mà chỉ được phân cách bởi vạch sơn tim đường, tuy nhiên những vạch sơn này cũng đã rất mờ,gây khó khăn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Tuy nhiên những Trên đoạn này không có vỉa hè dành Hình 2.5 Mặt cắt ngang Km13+00 – Km16+00 Cho người đi bộ.Chỉ giới đường đỏ được sâu vao 12,5 m tính từ mép ngoài cùng của nền đương.Dọc theo phía tây tuyến có xây đựng các công trình nhà ở,các công trình phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế.Dải đất phía Đông dọc theo tuyến là hành lang bảo vệ đường sắt.Tuyến đường được ngăn cách với hành lanh này bởi 1 rào chắn bằng thép. Km13+500 đến Km16+400 không hề có hệ thống đèn chiếu sáng. Đặc biệt, từ Km12 đến Km16+400 đường nhỏ, hẹp, vạch sơn tim đường bị bong tróc. Chiều đường từ Văn Điển đi Thường Tín không có hệ thống thoát nước, mỗi đợt mưa nước dềnh lên chiếm 2/3 mặt đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông Hình 2.6 Hiện trạng mặt đường trên tuyến Chất lượng mặt đường tương đối tốt, kết cấu áo đường được sử dụng là bêtông afphal.Mặt đường tương đối bằng phẳng, sinh ít bụi và có độ nhám đáp ứng được yêu cầu xe chạy. Trên bề mạt đường đựợc bố trí các gờ giảm tốc để hạn chế tốc độ chạy xe hệ thống các ký hiệu trên đường để phân luồng và dẫn hướng cho các phương tiện tham gia giao thông. Hệ thống các đường dây điện lực,viễn thông được bố trí ở trên không dọc theo hàng cột điện cao áp. Số lượng các loại dây này ngày càng lớn gây mất mỹ quan tuyến đường gâu nguy hiểm cho các hoạt động giao thông khi chúng bị đứt,rơi xuống đường phố - Các công trình ngầm dưới lòng đường như đường cáp, đường dây điện, đường ống dẫn nước được bố trí lộn xộn, tự phát. Do vậy khi mỗi khi các đơn vị chủ quản các hệ thống đó tiến hành sửa chữa, thay mới thì tuyến đường lại bị đào xới, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên tuyến và ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Hình 2.7 Các dạng mặt cắt ngang điển hìnhư trên tuyến đường b, Các giao cắt. Các giao cắt với tuyến đường hoàn toàn là giao cắt cùng mức. Số lượng các giao cắt không nhiều, chủ yếu là với đường địa phương,ngõ ngách..Đáng chú ý nhất là giao cắt giữa đoạn tuyến và tỉnh lộ 70 ( được xác định cấp hạng kỹ thuật là đường trục chính đô thị thứ yếu).Lưu lượng xe qua nút tương đối lớn, tỉ lệ phương tiện rẽ trái nhiều,số lượng xe tải ,xe buýt lớn làm ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thông hành của đoạn tuyến.Trước nút giao thông này có barie đường sắt nằm cắt ngang qua tỉnh lộ 70.Do đó cũng làm giảm đáng kể khả năng thông hành của nút. Tại nút giao này có không trí hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Hinh 2.8 Giao cắt với đường 70 Các giao cắt khác chủ yếu là giao cắt giữa tuyến đường và các đường liên thôn, liên xóm.Các phương tiện giao thông tại các đường phố này đâm thẳng ra quốc lộ 1 mà không thông qua một hệ thống đường bên nào làm giảm đáng kể vận tốc lưu thông trên đường chính, gây mất an toàn giao thông trên tuyến và không phù hợp với các TCXDVN đối với cấp đường trục chính đô thị. Hình 2.9 Nút giao quốc lộ 1A- Đường 70 Dọc song song theo phía đông tuyến đường là đường sắt thống nhất. Các tuyến đường ngang dọc theo đường sắt của nhà dân ven đường được mở tùy tiện gây mất an toàn giao thông trên tuyến mỗi khi các phương tiện từ các đường ngang này nhập vào quốc lộ 1A,đồng thơig làm giảm khả năng thông qua đối với tuyến đường. Trong tương lai,khi tuyến đường sắt trên cao Ngọc Hồi – Yên Viên được hoàn thành, thay thế cho tuyến đường sắt cũ thì những bất cập trên sẽ được khắc phục. Hình: 2.10 Các đường ngang do nhà dân ven đường sắt mở Hình 2.11 Mặt bằng hiện trạng quốc lộ 1A KM 10 + 00 đến KM 16 + 00 c, Vận tải hành khách công cộng: Có 3 tuyến xe buýt hoạt động,trong đó có 1 tuyến kế cận và 3 tuyến buýt nội đô chay dọc suốt tuyến.Các loại phương tiện được sử dụng là xe buýt có sức chứa 80 HK Các tuyến này đều có tần suất chạy xe là 10-15 phút 1 chuyến. Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ để xe buýt đón trả khách là 300 -400m. Từ KM10- KM13, hệ thống điểm dừng xe buýt được bố trí trên vỉa hè.Chỉ 1 số ít điểm được xây dựng mái che cho hành khách, còn chủ yếu là các điểm dừng không có nhà chờ.Các điểm chờ này không được xây thành các vịnh đừng đỗ xe buýt, nên khi vào bến để đón trả khách làm ảnh hưởng rất nhiều đến các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Từ KM13-MN16, thì điểm đừng đỗ này được đặt trên phần đường dành cho làn xe thô sơ. Do vậy gây mất an toàn và gây khó khăn cho các phương tiện của làn xe thô mỗi khi xe buýt đón trả khách. Bảng 2.3 : Các tuyến xe buýt hoạt động trên tuyến đường STT Số hiệu tuyến Lộ trình Sức chứa Tần suất chạy xe 1 06 Bx Giáp Bát- Cầu Giẽ 80 10-15 (phút) 2 08 Long Biên- Đông Mỹ 80 10-15 (phút) 3 206 Bx Giáp Bát- Hà Nam 80 20 Phút Hình 2.11 Hiện trạng điểm dừng đỗ xe buýt trên tuyến dựng mái che cho hành khách, còn chủ yếu là các điểm dừng không có nhà chờ.Các điểm chờ này không được xây thành các vịnh đừng đỗ xe buýt,nên khi vào bến để đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề xuất một số giải pháp quy hoạch trục quốc lộ 1a đoạn văn điển – nam thanh trì.docx