Đồ án Giải pháp Mail Server cho doanh nghiệp

Mục lục

 

 

Mục lục 1

Lời mở đầu 2

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập 3

1. Giới thiệu chung về công ty viễn thông Minh Lộ-Thanh Hóa, thành lập và phát triển. 3

2. Chức năng nhiệm vụ 3

3. Các dịch vụ viễn thông hiện đang cung cấp 4

4. Các phòng ban trực thuộc 4

Chương 2: Giới thiệu về E-mail 5

1. Email là gì? 5

2. Lợi ích của email 5

3. Địa chỉ e-mail 6

4. Phần mềm thư điện tử (email software) 6

5. Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử 7

Đường đi của thư: 7

Gửi, nhận và chuyển thư: 7

Giới thiệu về giao thức SMTP: 7

Giới thiệu về giao thức POP và IMAP 8

Chương 3: Quản trị hệ thống mail nội bộ 22

1. Tạo tài khoản Mail 22

2. Sử dụng E-mail của Exchange server với Web Mail 26

Tạo một Mail mới: 27

Gửi mail theo nhóm. 28

Gửi mail theo 1 thuộc tính nào đó của người dùng. 29

Public Folder (thư mục dùng chung) 31

KẾT LUẬN 36

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CÁO 37

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giải pháp Mail Server cho doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta cũng có thêm các phần mềm phòng và diệt virus, phần mềm chống đột nhập và công ty kết nối Internet thì không thể nào thiếu được những phần mềm :Sendmail,PostOffice,Nestcape,... 2. 5 Thiết bị bảo vệ điện áp Trong quá trình hoạt động thì vấn đề điện áp cũng là điều đáng nói đến, trong một công ty với hệ thống máy tính và Server lớn thì vấn đề ổn định nguồn điện cho các thiết bị hoạt động đúng công suất là điều cần phải có, để dự phòng cho các trường hợp xấu có thể đế như là: Mất điện đột ngột, hoặc hệ thống máy tính có sự cố, hoặc điện áp để dùng cho hệ thống máy cao và ổn định. Trong trườngg hợp này chúng ta có thể nâng cấp thêm một ổn áp điện, một máy phát điện dự phòng. 2.6 Lập kế hoạch thực hiện: Sau khi đã lên bảng dự trù thiết bị và các danh sách các loại thiết bị chúng ta nên dùng rồi, thì điều cũng thật quan trọng trong giai đoạn này là lập kế hoạch thực hiện, triển khai lắp đặt chính thức. Cách sắp xếp bố trí công việc thế nào cho hợp lý, vừa tốt chi phí thấp nhất vừa đem lại hiệu quả cao. Và việc lập kế hoạch thực hiện tốt thì tránh cho chúng ta những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện: Những nảy sinh ngoài dự tính và lập kế hoạch thì chúng ta có thể kiểm tra được công việc triển khai đến đâu và chất lượng thề nào. Chương III CÀI ĐẶT KIỂM THỬ VLAN 1. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH CHO SERVER Do việc quản lý các hệ thống máy con có những điều rất phức tạp: Việc phân quyền sử dụng tài nguyên, chia sẻ dữ liệu, và quản lý tập trung đỏi hỏi phải có những phần mềm quản lý và một trong những phần mềm làm được điều này là Hệ điều hành(phần mềm hệ thống). Hệ điều hành thông dùng cho Server là các hệ điều hành: Server 2003 , Window 2000 và hơn nữa là loại Server 2008. 2. CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ MẠNG VÀ CÁC GIAO THỨC 2.1. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP 2.1.1 Khái niệm DHCP được viết tắt bởi cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (Giao thức cấu hình địa chỉ IP động) là phần mở rộng của BootProtocol DHCP có nhiềm vụ là cấp phát địa chỉ IP động cho các Client. DHCP làm theo mô hình Client/ Serve, quá trình tương tác giữa Client và Server diễn ra như sau: + Khi máy Client khởi động nó sẽ tự động gửi một gói tin yêu cầu đến máy Server trong gói tin đó có kèm theo địa chi MAC của máy Client. + Máy Server trên mạng nhận được yêu cầu đó liền cấp một địa chỉ IP động cho máy Client trong khoảng thời gian nhất định đồng thời cũng kèm theo một SubnetMask và địa chỉ IP của Server. + Sau đó Client sẽ gửi thông điệp chấp nhận IP lại cho Server và máy Server sẽ lọc ra những IP nào chưa cấp và cấp cho các Client tiếp theo. 2.1.2 – DỊCH VỤ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 1. Giới thiệu về dịch vụ DHCP Quy mô mạng, việc quản lý và gán địa chỉ IP cho máy khách sẽ tiêu tốn nhiều công sức và thời gian. DHCP tự động gán địa chỉ IP và sẽ đảm bảo việc quản lý các địa chỉ IP này. DHCP sử dụng một tiến trình tạo địa chỉ cho mướn để gán địa chỉ IP cho các máy tính khách chỉ trong một khoảng thời gian xác định. Do DHCP là một tiến trình cung cấp IP động nên các máy khách sẽ cập nhật hoặc làm mới các địa xin cấp của chúng tại các khoảng thời gian đều đặn. TCP/IP có thể được cấu hình tự động hoặc thủ công. Việc cấu hình tự động TCP/IP được thực hiện bằng cách sử dụng DHCP. 2. Quá trình cấp phát động của dịch vụ DHCP Khi máy khách DHCP thực hiện, nó sẽ gửi yêu cầu xin cấp địa chỉ IP đến máy chủ DHCP. Máy chủ nhận yêu cầu này sẽ chọn một địa chỉ IP từ khoảng địa chỉ được định nghĩa trước trong cơ sở dữ liệu địa chỉ IP để cấp phát. Nếu máy khách chấp nhận địa chỉ mà máy chủ cung cấp thì máy chủ sẽ cung cấp cho máy khách địa chỉ IP đó chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn (tối đa là 8 ngày). Thông tin này có thể bao gồm một địa chỉ, một mặt nạ mạng con (subnet mask), địa chỉ I, được cổng nối (gateway) mặc định và một địa IP của máy chủ WINS. Tiến trình cấp địa chỉ IP của DHCP được thực hiện theo tiến trình 4 bước: yêu cầu xin cấp IP, chấp nhận cấp IP, chọn lựa cung cấp IP, và xác nhận việc cấp IP. 2.1 Yêu cầu cấp IP (IP Lease Request): Mỗi khi một máy khách khởi động hoặc kích hoạt TCP/IP hoặc khi DNS thay mới địa chỉ IP đã được cấp của họ thì tiến trình xin cấp TCP/IP sẽ được khởi động. Máy khách truyền đi khắp mạng (broadcast) một thông điệp DHCPDISCOVER với mục đích để thu được địa chỉ IP. Máy khách sử dụng địa chỉ IP 0.0.0.0 như là địa chỉ nguồn vì không có địa chỉ IP nào được gắn lên thông điệp. Tương tự, máy khách cũng sử dụng địa chỉ IP 255.255.255.255 làm địa chỉ đích vì chính nó cũng không biết địa chỉ của máy chủ DHCP. Điều này để đảm bảo rằng thong điệp được phát đi rộng khắp trên toàn mạng. Thông điệp này chứa địa chỉ MAC (Media Access control - điều khiển truy xuất đường truyền), địa chỉ MAC chứa địa chỉ phần cứng của card mạng của máy khách. 2.2 Chấp nhận cấp IP (IP Lease Offer): Máy chủ DHCP trả về máy khách một thông điệp DHCPOFFER trong cùng một phân đoạn mạng. Thông điệp này chứa địa chỉ phần cứng của máy khách, địa chỉ IP cung cấp, mặt nạ mạng con, thời gian hiệu lực của IP cho cấp phát, và định danh của máy chủ. Máy chủ DHCP dành ra địa chỉ IP này và không cấp cho các yêu cầu khác với cùng địa chỉ này. Máy khách sẽ chờ cấp IP trong 1 giây, nếu không có thông tin gì trả lời trong thời gian đó thì nó lại phát đi yêu cầu trong các khoảng thời gian 2, 4, 8 và 16 giây. Nếu máy khách vẫn không nhận được thông tin chấp nhận cung cấp, nó sẽ sử dụng các địa chỉ IP được lưu giữ trong một khoảng đã được đăng ký, từ 162.254.0.1 đến 162.254.255.254. Sau đó máy khách DHCP tiếp tục tìm kiếm máy chủ DHCP trong mỗi 5 phút. Khi tìm được máy chủ DHCP sẵn sàng thì máy khách sẽ nhận được các địa chỉ IP hợp lệ. 2.3 Chọn lựa cung cấp IP (IP Lease Selection): Máy DHCP khách sẽ báo nhận lời thông điệp cấp IP bằng cách phát đi một một thông điệp DHCPREQUEST. Thông điệp này chứa thông tin xác định máy chủ đã cấp IP động. Khi tất cả các máy chủ biết các thông tin máy chủ cấp thì các máy chủ còn lại sẽ lấy lại các thông báo cấp địa chỉ IP và sẽ sử dụng chúng cho các yêu cầu xin cấp phép IP khác. 2.4 Xác nhận cấp IP (IP Lease Acknowledgement): Máy chủ DHCP đã nhận thông điệp DHCPREQUEST từ các máy khách sẽ trả lời một thông điệp DHCPACK. Thông điệp này chứa thông tin cấu hình và sự cấp phát hiệu lực cho địa chỉ IP đó. TCP/IP sẽ khởi động cấu hìn đã được cung cấp từ máy chủ DHCP đó. Sau đó, máy khách sẽ buộc giao thức TCP/IP với các dịch vụ mạng và với card mạng do đó nó cho phép máy khách có thể liên lạc trên toàn mạng. 2.1.2.1 Cài đặt dich vụ DHCP cho máy phục vụ 1.1 Cài đặt Các máy khách sẽ nhận địa chỉ IP một cách tự động từ dịch vụ cấp phát địa chỉ IP động DHCP. Dịch vụ này được cài đặt trên máy chủ như sau: + Bước 1: startà settingàcontrol pannel. Double click vào add/remove program àchọn tab add/remove windows components và đợi trong giây lát một bảng danh sách xuất hiện. + Bước 2: Hộp thoại NETWORK SERVER xuất hiện. Đưa hộp sáng đến mục Network Server và nhấn nút Detail để làm xuất hiện cửa sổ Network Server. + Bước 3: Trong cửa sổ Network Server đánh dấu chọn mục Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và nhấn OK. + Bước 4: Trở lại hộp thoại Network Server chọn Next để tiếp tục. + Bước 5: Windows sẽ cấu hình và cài đặt các thành phần của dịch vụ DHC. Trong quá trình cài đặt Windows đòi hỏi phải Insert đĩa CD Windows Server 2003. + Bước 6: Đến khi hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, chọn Finish để hoàn tất. 1.2 Cấu hình DHCP + Bước 1: Từ menu Start/ Administrator tool / DHCP. Cửa sổ DHCP xuất hiện. + Bước 2: Trong cửa sổ DHCP. Chọn menu Action / New Scope + Bước 3: Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện chọn Next để tiếp tục. + Bước 4: Hộp thoại Scope Name xuất hiệ, nhập tên và chú thích cho Scope sau đó chọn Next. + Bước 5: Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Nhập địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc cho dãy địa chỉ cấp phát, đồng thời nhập địa chỉ Sup netMask rồi chọn Next để sang bước tiếp theo.. + Bước 6: Hộp thoại Add Exculusions dùng để xác định dãy địa chỉ cần loại bỏ ra khỏi danh sách địa chỉ cấp phát của bước 5. + Bước 7: Trong hộp thoại Lease Duration, cho biết thời gian mà các máy Client có thể sử dụng các địa chỉ IP này. Mặc định thời ở đây là 8 ngày. Chọn Next để tiếo tục. + Bước 8: Hộp thoại Configure DHCP Option xuất hiện. Ta có thể chọn Yes, I want to configure these option now (để thiết lập them các cấu hình tuỳ chọn khác), hoặc chọn No, will configure these options later (để hoàn tất việc cấu hình cho scope ). Chọn No, I will configure these options later, nhấn Next để tiếp tục. + Bước 9: Trong hộp thoại Activate scope hỏi ta có muốn kích hoạt Scope này không. Vì Scope chỉ có thể cấp phát địa chỉ khi được kích hoạt, chọn Yes, I want to activate this scope now. Nhấn Next để tiếp tục. + Bước 10: Hộp thoại Completing the New Scope Wizard thông báo việc thiết lập cấu hình cho Scope đã hoàn tất, nhấn Finish để kết thúc. III. NÂNG CẤP DOMAIN TRÊN WINSERVER 2003 + Bước 1: Từ menu Start à Run nhập vào hộp thoại là DCPROMO rồi nhấn OK Hình 1 + Bước 2: Hộp thoại Active Directory install Wizad xuất hiện, chọn Next chuyển đến hộp thoại tiếp theo. Hình 2 + Bước 3: Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn Domain Controller for a new domain để tạo domain mới. Nếu muốn thêm domain khác đã có thì ta chọn Additon domain controller for an existing domain. Hình 3 Ta chọn Domain controller for a new domain rồi nhấn Next. + Bước 4: Create New domain: Domain in a new forest : Tạo một miền mới trong rừng mới Child Domain in an existing Domain tree: Tạo một miền con trong cây đã có. Hình 4: Domain tree in existing forest : Tạo một cây mới trong rừng mới. Ta chọn Domain in a new forest nhấn Next chuyển sang bước tiếp theo. + Bước 5: Hộp thoại New Domain Name, đặt tên của domain trong trường Full DNS name for new domain và chọn Next . + Bước 6: Hộp thoại NextBios Domain Name. Mặc định là trùng với tên Domain, để tiếp tục chọn Next Hình 5 + Bước 7: Hộp thoại Database end Log Folders, cho phép chỉ định vị trí lưu trữ Database và các tập tin Log. Chọn vị trí cần lưu bằng cách nhấn nút Browse….., Nhấn Next để tiếp tục.. Hình 6 + Bước 8: Hộp thoại Share System Volume chỉ định vị trí thư mục SYSVOL (thư mục này phải nằm trên Parition có định dạng là NTFS). nếu muốn thay đổi thì nhấn Nút Browse.. , Nhấn Next để tiếp tục. Hình 7: + Bước 9: Hộp thoại Configure DNS chọn YES, I will config the DNS Client (Nếu muốn cấu hìn cho DNS ), No Just install and configure DNS on this computer (Nếu muốn cấu hình DNS sau này ). Ta chọn NO, Just install and Computer configure DNS on this computer, sau đó nhấn Next để tiếp tục việc cài đặt. Hình 8 + Bước 10: Hộp thoại Permission. Permisssion compatible with pre- Windows 2000 Server opertion system: Nếu hệ thống là các phiên bản trước 2000 Server. Permission compatible only with Windows Server 2000 or Windows Server 2003 Operating system: Nếu hệ thống là Windows Server 2000 hay Server 2003 trường hợp này ta chọn permission compatible only with Windows 2000 hay Windows 2003 Operating syste, Nhấn Next để tiếp tục. Hình 9 + Bước 11: Hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator PassWord: Hình 10 Xác định mật khẩu dùng trong trường hợp vào chế độ Directory Services Restore Mode. Nhấn Next để tiếp tục. Bước 12: Hộp thoại Sumary. Hộp thoại này hiển thị các thông tin đã chọn ở các bước trước. Nhấn Next để tiếp tục. Hình 11 Bước 13: Hộp thoại Active Directory Install Wizad. Quá trình cài đặt được thực hiện. Hình 12 Bước 14: Hộp thoại Completing the Active Directory Installtion Wizad xuất hiện khi quá trình cài đặt hoàn tất. Nhấn Finish. Hình 13 3. LẮP ĐẶT MÁY TÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI: Sau khi thiết kế đã hoàn tất thì việc triển khai lắp đặt hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi vào hệ thống cũng là một trong những bước quan trọng, lắp đặt làm sao vừa có tính thẩm mỹ, tính an toàn và không ảnh hưởng đến tín hiệu đường truyền trong quá trình sử dụng. Hơn nữa phải thuận tiện cho việc di chuyển chỗ làm việc của nhân viên. Sau khi đã triển khai lắp đặt hoàn thành thì công việc đầu tiên là kiểm tra lại tất cả các hệ thống đầu cáp nối, các thiết bị trung tâm, ngoại vi.. rồi mới cho chạy thử hệ thống mạng..Nếu vẫn hành hệ thống mạng gặp lỗi thì phải kiểm tra lại hệ thống hoặc các nốt mạng, xem lại các giao thức … Chương 2: Giới thiệu về E-mail . Email là gì? Email (electronic mail) là một thuật ngữ trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thư điện tử. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) thay vì nội dung thư của bạn được viết lên giấy và chuyển đi qua đường bưu điện thì có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc. Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML. Lợi ích của email - Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của email gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, bạn có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của bạn gửi cho họ. - Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, bạn phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với email, bạn chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ email của bạn. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ email miễn phí. Khi đó chi phí của bạn cho các bức thư hầu như không đáng kể. - Không có khoảng cách: Với email, người nhận cho dù ở xa bạn nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với bạn, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau. Địa chỉ e-mail Địa chỉ E-mail (E-mail Address) là 1 định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, hình ảnh (E-mail message) tới định danh này. Địa chỉ E-mail bao giờ cũng bao gồm 2 phần: - Phần tên miền quản lý địa chỉ E-mail này. Ví dụ: yahoo.com. - Phần tên chính của địa chỉ e-mail, để phân biệt với các địa chỉ E-mail khác do cùng 1 tên miền quản lý. Ví dụ: info hay support - Giữa 2 phần của địa chỉ e-mail liên kết bởi dấu @ Tên 1 địa chỉ e-mail đầy đủ sẽ là: info@yahoo.com hay surport@yahoo.com Phần mềm thư điện tử (email software) Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Web cam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là: Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các thí dụ loại phần mềm này bao gồm: Micorsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn. Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Thí dụ loại này là gmail.com, mail.Yahoo.com hay hotmail.com. Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử Đường đi của thư: Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ tư điện tử khác trên internet. Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xẩy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cánh nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm. Gửi, nhận và chuyển thư: Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản (account) thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thường là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình. Để gửi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy nhập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gửi thư là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). Nó được kết hợp với thủ tục POP (Post Office Protocol) và IMAP để lấy thư. Giới thiệu về giao thức SMTP: Công việc phát triển các hệ thống thư điện tử (Mail System) đòi hỏi phải hình thành các chuẩn chung về thư điện tử. Điều này giúp cho việc gửi, nhận các thông điệp được đảm bảo, làm cho những người ở các nơi khác nhau có thể trao đổi thông tin cho nhau. Có 2 chuẩn về thư điện tử quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay là X.400 và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). SMTP thường đi kèm với chuẩn POP3. Mục đích chính của X.400 là cho phép các E-mail có thể được truyền nhận thông qua các loại mạng khác nhau bất chấp cấu hình phần cứng, hệ điều hành mạng, giao thức truyền dẫn được dùng. Còn chuẩn SMTP miêu tả cách điều khiển các thông điệp trên mạng Internet. Điều quan trọng của chuẩn SMTP là giả định máy nhận phải dùng giao thức SMTP gửi thư điện tử cho một máy chủ luôn luôn hoạt động. Sau đó, người nhận sẽ đến lấy thư từ máy chủ khi nào họ muốn dùng giao thức POP (Post Office Protocol), ngày nay POP được cải tiến thành POP3 (Post Officce Protocol vertion 3). Thủ tục chuẩn trên Internet để nhận và gửi của thư điện tử là SMTP (Simple Mail Transport Protocol). SMTP là thủ tục phát triển ở mức ứng dụng trong mô hình 7 lớp OSI cho phép gửi các bức điện trên mạng TCP/IP. SMTP được phát triển vào năm 1982 bởi tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force).SMTP sử dụng cổng 25 của TCP. Ngoài ra SMTP cũng có kết hợp thêm hai thủ tục khác hỗ trợ cho việc lấy thư là POP3 và IMAP4. Giới thiệu về giao thức POP và IMAP Trong những ngày tháng đầu tiên của thư điện tử, người dùng được yêu cầu truy nhập vào máy chủ thư điện tử và đọc các bức điện của họ ở đó. Các chương trình thư thường sử dụng dạng text và thiếu khả năng thân thiện với người dùng. Để giải quyết vấn đề đó một số thủ tục được phát triển để cho phép người dùng có thể lấy thư về máy của họ hoặc có các giao diện sử dụng thân thiện hơn với người dùng. Và chính điều đó đem đến sử phổ biến của thư điện tử. Có hai thủ tục được sử dụng phổ biến nhất hiện này là POP (Post Office Protocol) và IMAP (Internet Mail Access Protocol). Post Office Protocol (POP) POP cho phép người dùng có account tại máy chủ thư điện tử kết nối vào MTA và lấy thư về máy tính của mình, ở đó có thể đọc và trả lời lại. POP được phát triển đầu tiên là vào năm 1984 và được nâng cấp từ bản POP2 lên POP3 vào năm 1988. Và hiện nay hầu hết người dùng sử dụng tiêu chuẩn POP3. POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng cổng 110). Người dùng điền username và password. Sau khi xác thực đầu client sẽ sử dụng các lệnh của POP3 để lấy hoặc xoá thư. Internet Mail Access Protocol (IMAP) Thủ tục POP3 là một thủ tục rất có ích và sử dụng rất đơn giản để lấy thư về cho người dùng. Như sự đơn giản đó cũng đem đến việc thiếu một số công dụng cần thiết. Ví dụ: POP3 chỉ làm việc với chế độ offline có nghĩa là thư được lấy về sẽ bị xoá trên server. IMAP thì hỗ trợ những thiếu sót của POP3. IMAP được phát triển vào năm 1986 bởi trường đại học Stanford. IMAP2 phát triển vào năm 1987. IMAP4, là bản mới nhất đang được sử dụng và nó được các tổ chức tiêu chuẩn Internet chấp nhận vào năm 1994. IMAP4 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 2060 và nó sử dụng cổng 143 của TCP. So sánh POP3 và IMAP4 Có rất nhiều điểm khác nhau giữa POP3 và IMAP4. Phụ thuộc vào người dùng, MTA, và sự cần thiết , Có thể sử dụng POP3, IMAP4 hoặc cả hai. Lợi ích của POP3 là : Rất đơn giản. Được hỗ trợ rất rộng Bởi rất đơn giản nên, POP3 có rất nhiều giới hạn. Ví dụ nó chỉ hỗ trợ sử dụng một hộp thư và thư sẽ được xoá khỏi máy chủ thư điện tử khi lấy về IMAP4 có những lợi ích khác: Hỗ trợ xác thực rất mạnh Hỗ trợ sử dụng nhiều hộp thư Đặc biệt hỗ trợ cho các chế việc làm việc online, offline, hoặc không kết nối. IMAP4 ở chế độ online thì hỗ trợ cho việc lấy tập hợp các thư từ máy chủ, tìm kiếm và lấy message cần tìm về ...IMAP4 cũng cho phép người dùng chuyển thư từ thư mục này của máy chủ sang thư mục khác hoặc xoá thư. IMAP4 hỗ trợ rất tốt cho người dùng hay phải di chuyển và phải sử dụng các máy tính khác nhau. Chương 3: Cài đặt hệ thống mail nội bộ Microsoft Exchange Server 2003. Ngày nay đối với hầu hết các doanh nghiệp, e-mail là công cụ liên lạc vô cùng quan trọng cho công việc. E-mail cho phép nhân viên tạo ra các kết quả tốt nhất. Sự lệ thuộc ngày càng lớn hơn vào e-mail đã làm tăng số lượng tin nhắn gửi và nhận, tạo ra sự phong phú của công việc phải hoàn thành, và thậm chí tăng tốc độ của chính quá trình kinh doanh. Trong bối cảnh thay đổi như vậy, kỳ vọng của nhân viên ngày càng phát triển. Ngày nay, nhân viên mong muốn có được khả năng truy cập phong phú, hiệu quả – tới email, lịch làm việc, tài liệu gửi kèm, thông tin liên hệ và còn nhiều hơn nữa – cho dù họ đang ở đâu hoặc đang sử dụng thiết bị gì. Tổng quan về sản phẩm Đối với chuyên gia CNTT, việc cung cấp một hệ thống trao đổi tin nhắn có khả năng giải quyết những nhu cầu trên đây phải hài hòa với các yêu cầu khác như bảo mật và chi phí. Yêu cầu về bảo mật cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp khi nhu cầu và việc sử dụng e-mail tăng lên. Ngày nay, các phòng CNTT phải đấu tranh với nhiều đe dọa khác nhau về bảo mật e-mail như: thư rác và virus ngày càng biến hóa, những rủi ro từ việc không tuân thủ, nguy cơ e-mail bị chặn và giả mạo, cùng những ảnh hưởng xấu do thiên tai hoặc thảm họa do con người gây ra. Bảo mật rõ ràng là một vấn đề cần ưu tiên, nhưng đồng thời hơn lúc nào hết bộ phận CNTT nhận thức được nhu cầu về quản lý chi phí. Những hạn chế về thời gian, tiền bạc và các nguồn lực là những vấn đề hiển nhiên khi bộ phận CNTT đảm đương trách nhiệm phải tạo ra được nhiều kết quả hơn từ nguồn lực ít hơn. Vì vậy, các chuyên gia CNTT luôn tìm kiếm một hệ thống trao đổi tin nhắn có khả năng đáp ứng cả nhu cầu kinh doanh và nhu cầu của nhân viên, đồng thời vẫn phải đảm bảo tính kinh tế để triển khai và quản lý. Microsoft® Exchange Server được thiết kế đặc biệt để đáp ứng những thách thức trên đây và giải quyết nhu cầu của nhiều nhóm khác nhau, trong đó mỗi nhóm lại có một quyền lợi riêng trong hệ thống trao đổi tin nhắn. Exchange Server đem tới khả năng bảo mật tiên tiến mà doanh nghiệp cần và cho phép nhân viên truy cập từ bất cứ nơi đâu khi có nhu cầu, đồng thời kết hợp với hiệu quả vận hành, đây là vấn đề hết sức quan then chốt đối với môi trường CNTT đầy khó khăn hiện nay. Cài đặt Microsoft Exchange Server 2003. Yêu cầu phần cứng. Cấu hình tối thiểu về phần cứng để có thể cài đặt Micsosoft Exchange Server 2003 phải thỏa mãn các yêu cầu sau: IntelPentium hoặc tương thích 133 Mhz. RAM 256 MB, hỗ trợ 128 MB. 500 MB không gian đĩa sẵn có để cài Exchange. 200 MB không gian đĩa sẵn có trong ổ hệ thống . CD-ROM . SVGA hoặc màn hình có độ phân giải cao hơn. Các phân vùng được định đạng file kiểu NTFS. Yêu cầu về dịch vụ Exchange2003 Setup yêu cầu những thành phần sau phải được cài đặt và cho phép hoạt động trên server NET Framework ASP.NET Internet Information Services (IIS) World Wide Web Publishing Service Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) service Network News Transfer Protocol (NNTP) service Cài đặt Mail Exchange server 2003 Sau khi có AD, chúng ta tiến hành cài đặt Mail Exchange server 2003: Bước 1: Cài các thành phần cần thiết: Để cài được Mail Exchange 2003, chúng ta cần chắc chắn rằng những thành phần và dịch vụ sau đây đã được cài đặt và enable: .NET Framework ASP.NET Internet Information Services (IIS) World Wide Web Publishing Service Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO_CAO_THUC_TAP_TOT_NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan