PHẦN MỘT
Chương I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
I. Lịch sử ORACLE 2
II. Cơ sở dữ liệu ORACLE trong kiến trúc CLIENT/SERVER 4
III. Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Quan hệ ORACLE8 SERVER 4
IV. Các sản phẩm kết nối mạng 5
V. Các công cụ phát triển CLIENT/SERVER 5
Chương II: CẤU TRÚC ORACLE 7
II.1 Lớp vật lý của ORACLE 7
II.2 Cấu trúc bộ nhớ và các quá trình 11
II.3 Transaction, Commit, Rollback 13
II.4 Các tác vụ khởi tạo và chấm dứt 13
II.5 Bảo mật cơ sở dữ liệu 14
Chương III. ORACLE VÀ MÔ HÌNH MẠNG.
I. Tổng quan về Net8 20
II. Các khái niệm và kiến trúc mạng của Oracle 21
III. Kiến trúc của Net8 21
IV. Môi trường mạng 21
Chương IV. ORACLE VÀ CẤU HÌNH MẠNG
I. Service và những chức năng phục vụ của Oracle 24
II. Tổng quan về các cấu hình kết nối của Oracle 24
III. Net8 và nền giao tiếp mạng trong suốt 25
IV. Các tầng giao tiếp 25
Chương V. NGÔN NGỮ PL/SQL
I. Tổng quan về PL/QL 31
II. Cấu trúc chương trình PL/SQL 31
Chương VI. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Phương pháp phân tích hệ thống về chức năng 34
II. Phương pháp phân tích hệ thống về dữ liệu 36
III. Phương pháp thiết kế hệ thống 37
CHƯƠNG VII. GIỚI THIỆU ORACLE DEVELOPER 6.0
I. FORM BUIDER 37
II. REPORT BUIDER 39
III. GRAPHICS BUIDER 39
IV. QUERY BUIDER 40
V. SCHEMA BUIDER 41
PHẦN HAI
I. Khảo sát hiện trạng 42
II. Phân tích hệ thống 44
II.1 Phân tích hệ thống về chức năng 44
II.2 Phân tích hệ thống về dữ liệu 61
II.3 Thiết kế hệ thống 67
III. Kết luận hướng phát triển đồ án 83
Tài liệu tham khảo
84 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle trong quản lý bán hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i máy tính có ứng dụng Oracle muốn tham gia vào hệ thống mạng đều phải được cài Net8 trên đó.
Các phiên kết nối mạng được thiết lập thông qua cơ chế lắng nghe và phản hồi. Một chương trình trên máy chủ được gọi là listener sẽ chạy thường xuyên như là một dịch vụ, tiếp nhận tất cả các kết nối từ các máy khác( máy client) đến cơ sở dữ liệu( máy server, nơi chứa cơ sở dữ liệu và cũng là nơi Listener đang hoạt động ).
Bộ tiếp nhận đóng vai trò như một môi giới hướng dẫn các yêu cầu kết nối xuất phát từ máy client đến máy server. Mỗi khi có một máy client yêu cầu một phiên kết nối mạng đến máy mà Listener đang hoạt động, Listener sẽ tiếp nhận những thông tin kết nối do máy client đưa đến.
Nếu những thông tin này phù hợp với những thông tin mà mà Listener nắm giữ thì máy client sẽ được listener cấp cho quyền kết nối vào máy server. Như vậy muốn kết nối với cơ sở dữ liệu của Oracle một ứng dụng trên máy client cần phải thiết lập đúng những thông số kết nối mà chương trình listener trên máy server quy định.
Trên một môi trường mạng rộng lớn đòi hỏi nhiều kết nối đến cơ sở dữ liệu để truy xuất cùng một dịch vụ, thay vì sử dụng cơ chế listener Net8 cho phép cài đặt bộ tiếp nhận listener và quản lý các kết nối trên một máy tính riêng biệt bằng chương trình Oracle Connection Manager. Khi đó thao tác kết nối với listener nằm trên một máy tính trung gian không còn hoạt động chung với các dịch vụ trên máy server nữa.
II. CÁC KHÁI NIỆM VÀ KIẾN TRÚC MẠNG CỦA ORACLE.
Net8 sử dụng khái niệm” Nền giao tiếp mạng trong suốt”(Trasparent Net Work Subtrate) gọi tắt là TNS, cùng với các chuẩn công nghiệp về giao tiếp mạng để thực hiện những kết nối giữa máy client-server cũng như thiết lập các phiên làm việc trên mạng cho ứng dụng Oracle. Net8 đảm nhiệm khả năng giao tiếp giữa nhiều máy trong hệ một hệ thống mạng thực hiện những chuyển tác phân tán của Oracle bất chấp các kết nối được thực hiện dưới hình thức client-server hay giữa các server-server với nhau. Hoạt động của các dịch vụ mà Net8 cung cấp chủ yếu là ba thao tác:
Thao tác thực hiện kết nối giữa các máy.
Thao tác trên dữ liệu
Các tháo tác xử lý ngọai lệ
III. KIẾN TRÚC CỦA NET8
Kiến trúc của Net8 gồm:
Môi trường mạng
Net8 và nền giao tiếp mạng trong suốt
Các tầng giao tiếp mạng.
Các tầng giao tiếp mạng bên trong môi trường mạng điển hình của Oracle.
Các tầng giao tiếp mạng trong môi trường IIOP.
Tương tác giữa Server và Server.
Các tầng giao tiếp mạng trong môi trường JDBC.
IV. MÔI TRƯỜNG MẠNG.
Môi trường mạng của Oracle được xây dựng trên hai khái niệm:
Tiến trình xử lý phân tán
Cơ sở dữ liệu phân tán.
Server
Client
*Tiến trình xử lý phân tán
Cơ sở dữ liệu của Oracle và các ứng dụng phía client hoạt động theo cách của một môi trường xử lý phân tán. Tiến trình xử lý phân tán là sự tương tác giữa hai hay nhiều máy cùng truy xuất vào cơ sở dữ liệu khác nhau để hoàn tất một thao tác chuyển tác về xử lý và truy xuất dữ liệu. Các ứng dụng bao gồm những công cụ của Oracle như SQL*Plus, Schema Manager chẳng hạn đều có khả năng yêu cầu nhiều Server chứa cơ sở dữ liệu đồng thời thực hiện các thao tác khác nhau để trả về một kết quả truy vấn duy nhất.
Trong một cấu hình mạng điển hình, máy client và server được cài đặt như là những thực thể tách biệt nhau về mặt vật lý cũng như logic. Cấu hình mạng tách biệt này cho phép thể hiện sự phân công lao động giữa các và phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Những ,máy này không đòi hỏi cấu hình mạnh nên chỉ là những máy cần tốc độ xử lý và bộ nhớ ở mức bình thường là đủ. Ngược lại server được xem như là những máy chuyên biệt, lưu trữ tài nguyên và dữ liệu để phân bố cho các client. Máy server thường trang bị cấu hình tối đa về dung lượng đĩa, tốc độ xử lý, bộ nhớ, cơ chế bảo mật và sao lưu dữ liệu… Và như vậy giữa client và Server đã có sự phân công và cùng hợp tác để phục vụ cho mục đích xử lý dữ liệu của các chương trình.
Cơ sở dữ liệu phân tán:
Là một cơ sở dữ liệu gồm nhiều cơ sở dữ liệu địa phương có quan hệ logic với nhau mà được phân tán trên nhiều trạm làm việc của một mạng máy tính. Đối với người dùng tập hợp cơ sở dữ liệu nằm rãi rác trên mạng có liên quan đến nhau khi truy xuất sẽ được xem như là một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các server chứa cơ sở dữ liệu phân tán thường được liên kết với nhau bằng data link hoặc bằng đường dẫn từ một cơ sở dữ liệu này đến một cơ sở dữ liệu khác.
Xu thế phát triển của cơ sở dữ liệu phân tán:
Cơ cấu tổ chức kinh tế phi tập trung
Sự tăng trưởng
Giảm chi phí truyền thông
Kiến trúc của cơ sở dữ liệu phân tán.
SƠ ĐỒ ÁNH XẠ ĐỊA PHƯƠNG 1
SƠ ĐỒ ÁNH XẠ ĐỊA PHƯƠNG n
DBMS1
DBMSn
CSDL1
CSDLn
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ
SƠ ĐỒ PHÂN ĐOẠN
SƠ ĐỒ SẮP CHỖ
Sơ đồ tồng thể
Bao gồm tập toàn bộ dữ liệu của xí nghiệp được biểu diển bỡi mô hình quan hệ
Tập các quan hệ tổng thể
Mỗi quan hệ là một đối tượng của cơ sở dữ liệu phân tán và qua hệ đó được tách thành các bộ phận không bao trùm lên nhau. Mỗi bộ phận đó là một đoạn.
Sơ đồ sắp chỗ
Mỗi đoạn là một đơn vị logic của cơ sở dữ liệu phân tán mà nó được định vị tại một hoặc nhiều trạm làm việc.
CÁC MỨC TRONG SUỐT KHÁC NHAU
* Mức trong suốt phân đoạn:
Người sử dụng biểu diễn ứng dụng trên các quan hệ tổng thể mà không hề biết về sự phân đoạn cũng như sự sắp chỗ của quan hệ tổng thể.
Sự phân đoạn là hoàn toàn trong suốt đối với người sử dụng.
Mức trong suốt ánh xạ định vị
Người sử dụng biểu diển trên các đoạn do vậy người sử dụng biết sự phân đoạn của quan hệ tổng thể. Tuy nhiên sự định vị của các đọan là trong suốt đối với người sử dụng.
Mức trong suốt ánh xạ địa phương
Người sử dụng biểu diễn ứng dụng trên các đọan mà còn phải chỉ rõ làm việc trên bản sao nào của đoạn.
CHƯƠNG IV: ORACLE VÀ CẤU HÌNH MẠNG
SERVICE VÀ NHỮNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ CỦA ORACLE.
Oracle xây dựng rất nhiều loại service để hỗ trợ và phục vụ cho các thao tác kết nối cũng như truy xuất cơ sở dữ liệu. Một Service thường có hai thao tác chính mà bạn cần quan tâm là START và STOP. Khi một Service được START nó sẽ ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho mọi yêu cầu gửi đến theo cách thức mà ứng dụng quy định. Khi STOP một Service cũng đồng nghĩa với các dịch vụ hay ứng dụng mà bạn yêu cầu phục vụ không còn có sẵn nữa.
Chương trình listener của Oracle là một Service dễ hình dung nhất.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC CẤU HÌNH VÀ KẾT NỐI CỦA ORACLE.
Do cơ sở dữ liệu và các ứng dụng của Oracle hoạt động theo mô hình mạng client/server nên hầu hết các cấu hình cần thiết lập cần phải ăn khớp nhau giữa client với server.
Muốn cơ sở dữ liệu trên máy Server chấp nhận kết nối máy client cần phải được cấu hình thiết lập các thông số cho Net Service Name các thông số mà Net Service Name nắm giữ phải phù hợp với những thông số thiết lặp trong tập tin LISTENER.ORA do chương trình kiểm soát. Các thông số này chủ yếu bao gồm địa chỉ mạng của máy Server và các giao thức dùng để kết nối. Trong quá trình kết nối máy client sẽ gửi thêm thông tin về định danh của cơ sở dữ liệu trên máy chủ để LISTENER biết cách gửi những yêu cầu của bạn đến đúng Service của cơ sở dữ liệu mà bạn cần truy xuất.
Tập tin LISTENER.ORA dùng lưu những thông tin quy định cách ứng xử và kiểm soát kết nối của Services listener, các thông tin này bao gồm địa chỉ mạng nơi listener muốn tiếp nhận kết nối( thường là địa chỉ máy Server), giao thức mà Listener dùng để liên lạc và hiểu được máy Client, cổng giao tiếp( dành cho giao thức TCP/IP), định danh SID của cơ sở dữ liệu cần LISTENER phục vụ ( hay chuyển giao các yêu cầu truy xuất từ phía client đưa đến). Tập tin này thường được ORACLE đặt tại thư mục ORACL_HOME\Net80\Admin \ trên máy server.
Để kết nối với Server máy Client dùng Net Service Name là một chuỗi thông tin được lấy từ tập tin TNSNAMES.ORA( trên máy client cục bộ tập tin này thường được ORACLE lưu trong thư mục ORACLE_HOME\Net80\Admin) hoặc trên một máy Server khác(Oracle Names Server) trong trường hợp bạn có nhiều cơ sở dữ liệu và cần truy xuất trên mạng diện rộng với quy mô cơ sở dữ liệu phân tán lớn. Khi cấu hình máy client ( hay Server đóng vai trò client) chúng ta cần phải quan tâm đến những thông số máy kết nối này.
Tổng quát ta có hai cách thiết lập cấu hình cho Net Services Name ở máy Client là:
Cấu hình quản lý cục bộ.
Địa chỉ mạng và giao thức quy định kết nối được đặt trong tập tin TNSNAMES. ORA hoặc chỉ dùng tập tin WINNT\SYSTEM32\DRIVER\ETC\HOST duy nhất của Window NT. Công cụ của Oracle giúp bạn thực hiện công việc này là Oracle Net8 Easy Config hay Net 8 Assistance.
Cấu hình quản lý tập trung.
Tất cả tên Net Service Name và địa chỉ kết nối với Server được đặt trên một máy chủ khác(ONS- Oracle Name Server). Máy client chỉ cần quan tâm đến địa chỉ máy ONS các thông tin khác về Server chứa cơ sở dữ liệu sẽ được ONS cho biết. Công cụ hỗ trợ cấu hình này của Oracle là Oracle Net8 Assistance.
III. NET8 VÀ “NỀN GIAO TIẾP MẠNG TRONG SUỐT”.
Khái niệm “trong suốt” thường để chỉ những phần mềm trung gian giúp ta thực hiện một thao tác nào đó mà không cần biết đến cơ chế hoạt động hay sự hiện diện của thành phần trung gian. Oracle cung cấp mô hình hoạt động và giao tiếp mạng tương tự như vậy. Tất cả các lời gọi kết nối đều với mạng đều do TNS( Transaparent Network Subtrate) hay “Nền giao tiếp mạng trong suốt” quản lý và chuyển tải. Kỹ thuật và nền tảng của TNS được xây dựng bên trong Net8 cung cấp một cách giao tiếp duy nhất cho tất cả các giao thức mạng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi như: TCP/IP, IPX, Pies…
Với TNS mọi ứng dụng ngang hàng đều có thể kết nối được với nhau một cách tự nhiên. Trong kiến trúc mạng ngang hàng gồm hai hay nhiều máy tính ( mỗi máy tính được xem như là một node hay là một nút mạng) có thể giao tiếp trực tiếp với nhau không cần thông qua một thiết bị trung gian nào khác. Với hệ thống ngang hàng mỗi node đều có thể đóng vai trò là một client hoặc một server.
IV. CÁC TẦNG GIAO TIẾP.
Khái niệm xử lý các tiến trình phân tán mà ta đã nêu trước đây dựa vào khả năng của nhiều máy tính tách biệt nhau có thể giao tiếp và tương tác với nhau thông qua những tầng giao tiếp được thiết kế khác nhau về mặt vật lý.
Các tầng giao tiếp này được thiết kế theo mô hình hệ thống mở (Open System Interconnection gọi tắt là OSI). Trong mô hình OSI, giao tiếp giữa các máy tính khác biệt nhau được thực hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm trong việc chuyển và xử lý một gói thông tin xuyên qua nhiều tầng tách rời.
Phía máy client thông tin từ tầng cao nhất sẽ được phân tích và chuyển dần xuống các tầng dưới. Tầng vật lý cuối cùng sẽ chuyển thông tin qua mạng đến máy server. Tại máy server gói thông tin sẽ được phân tích và chuyển xuống thông qua các tầng giao tiếp theo hướng ngược lại.
Điều hấp dẫn của tiếp cận OSI chính là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính không giống nhau. Hai hệ thống dù khác nhau như thế nào đi nữa, điều có thể truyền thông với nhau một cách hiệu quả nếu chúng đảm bảo những điều kiện sau đây:
Chúng cài đặt một tập các chức năng truyền thông
Các chức năng đó được tổ chức thành một tập các tầng. Các tầng đồng mức phải cung cấp các chức năng như nhau
Các tầng đồng mức phải sử dụng một giao thức chung.
Để đảm bảo những điều trên cần phải có các chuẩn. Các chuẩn phải xác định các chức năng và dịch vụ được cung cấp bởi một tầng. Theo cách tiếp cận OSI, trong mỗi tầng của một hệ thống có một hoặc nhiều thực thể(entity) hoạt động. Một(N) entity (thực thể của tầng N) cài đặt các chức năng của tầng N và giao thức truyền thông với các(N) entity trong các hệ thống khác. Một tiến trình trong một hệ đa xử lý là một ví dụ của thực thể. Hay đơn giản hơn, một thực thể có thể là một trình con(subroutine). Mỗi thực thể truyền thông với các thực thể ở các tầng trên và dưới nó thông qua một giao diện. Giao diện này gồm một hoặc nhiều điểm truy cập dịch vụ(Service Access Point-viết tắt là SAP). (N-1) entity cung cấp dịch vụ cho một (N) entity thông qua việc gọi các hàm nguyên thuỷ( primitive). Hàm nguyên thuỷ chỉ rỏ các chức năng thực hiện và được dùng để chuyển dữ liệu và thông tin điều khiển. Lời gọi trình con chính là một dạng cài đặt cụ thể của một hàm nguyên thuỷ.
Bốn hàm nguyên thuỷ được dùng để định nghĩa tương tác giữa các tầng kề nhau, đó là:
Request(yêu cầu): Là hàm nguyên thuỷ mà Service User( người sử dụng dịch vụ) dùng để gọi một chức năng.
Indication(chỉ báo): là hàm nguyên thuỷ mà Service Provider( người cung cấp dịch vụ) dùng để:
Gọi một chức năng hoặc chỉ bảo một chức năng đã được gọi ở một điểm truy cập dịch vụ(SAP)
Respone( trả lời): Là hàm nguyên thủy mà Service User dùng để hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thủy Indication ở SAP đó.
Confirm(xác nhận): Là hàm nguyên thủy mà Service Provider dùng để hoàn tất một chức năng đã được gọi từ trước bởi một hàm nguyên thủy Request tại SAP đó.
Mô hình tham chiếu OSI 7 tầng:
Tầng vật lý.
Theo định nghĩa của ISO, tầng vật lý cung cấp các phương tiện điện, cơ,chức năng thủ tục để kích hoạt, duy trì và đình chỉ liên kết vật lý giữa các hệ thống.
Ở đây thuộc tính điện liên quan đến sự biểu diễn các bit và tốc độ truyền các bit, thuộc tính cơ liên quan đến các tính chất vật lý của giao diện với một đường truyền( kích thước, cấu hình). Thuộc tính chức năng chỉ ra các chức năng được thực hiện bởi các phần tử của giao diện vật lý, giữa một hệ thống và đường truyền và thuộc tính thủ tục liên quan đến giao thức điều khiển việc truyền các xâu bit qua đường truyền vật lý.
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là tầng thấp nhất giao diện với đường truyền không có PDU cho tầng vật lý, không có phần header chứa thông tin điều khiển(PCI), dữ liệu được truyền đi theo dòng bit. bởi giao thức cho tầng vật lý không xuất hiện với ý nghĩa giống như đối với các tầng khác.
Tầng liên kết dữ liệu.
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện để truyền thông qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy thông qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy thông qua các cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu.
Tầng mạng.
Cấu trúc tầng mạng được nhiều chuyên gia đánh giá là phức tạp nhất trong các tầng của mô hình OSI. Tầng mạng cung cấp các phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng, thậm chí qua một mạng của các mạng. Bởi vậy nó cần phải đáp ứng nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau. Các dịch vụ và giao thức cho tầng mạng là phải phản ánh được tính phức tạp đó. Hai chức năng chính của tầng mạng là chọn đường và chuyển tiếp.
Tầng giao vận.
Trong mô hình OSI người ta phân biệt 4 tầng thấp và ba tầng cao. Các tầng thấp quan tâm đến việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống cuối qua phương tiện truyền thông, còn các tầng cao tập trung đáp ứng các yêu cầu và các ứng dụng của người sử dụng. Tầng giao vận là tầng cao nhất của nhóm các tầng thấp , mục đích của nó là cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi tiết cụ thể của phương tiện truyền thông được sử dụng ở bên dưới trở nên trong suốt đối với các tầng cao. Nói cách khác, có thể hình dung tầng giao vận như là một “bức màn” che phủ toàn bộ các hoạt động ở các tầng thấp bên dưới nó. Từ đó, nhiệm vụ của tầng giao vận rất phức tạp. Nó phải được tính đến khả năng một phạm vi rất rộng các đặc trưng của mạng . Chẳng hạn, một mạng có thể là có liên kết hoặc không liên kết, có thể là tin cậy hoặc chưa đẳm bảo tin cậy,… Nó phải biết được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng đồng thời cũng phải biết được khả năng cung cấp các dịch vụ của mạng bên dưới. Chất lượng của các dịch vụ mạng tuỳ thuộc vào loại mạng khả dụng cho tầng giao vận và cho người sử dụng cuối.
Tầng phiên.
Tầng phiên là tầng thấp nhất trong nhóm các tầng cao và nằm ở ranh giới giữa hai nhóm tầng nói trên. Mục tiêu của nó là cung cấp cho người sử dụng cuối các chức năng cần thiết để quản trị các phiên ứng dụng của họ, cụ thể là:
Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và giải phóng một cách logic các phiên hay còn gọi là các hội thoại.
Cung cấp các điểm đồng bộ hoá để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
Áp đặt các quy tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng.
Cung cấp cơ chế “lấy lượt” trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Việc trao đổi dữ liệu có thể thực hiện theo một trong 3 phương thức:
Hai chiều đồng thời.
Hai chiều luân phiên.
Một chiều.
Với phương thức hai chiều đồng thời, cả hai bên đều có thể đồng thời gửi dữ liệu đi. Một khi phương thức này đã được thỏa thuận thì không đòi hỏi phải có nhiệm vụ quản trị tương tác đặc biệt nào đó. Có lẽ đây là phương thức hội thoại phổ biến nhất. Trong trường hợp hai chiều luân phiên thì nảy sinh vấn đề: hai người sử dụng phiên” lấy lượt” để truyền dữ liệu. Một ví dụ điển hình của phương thức này là dùng cho các ứng dụng hỏi /đáp. Thực thể tầng phiên duy trì tương tác luân phiên bằng cách báo cho người sử dụng khi đến lượt họ được truyền dữ liệu.
Trường hợp một chiều nói chung ít xảy ra, ví dụ điển hình là dữ liệu được gửi tới một người sử dụng tạm thời không làm việc, chỉ có một chương trình nhận với nhiệm vụ duy nhất là tiếp nhận dữ liệu đến và lưu giữ lại. Chuẩn của ISO không xét đến phương thức này.
Vấn đề đồng bộ hoá trong tầng phiên được thực hiện tương tự như cơ chế điểm kiểm tra/ phục hồi trong một hệ quản trị tệp. Dịch vụ này cho phép người sử dụng xác định các điểm đồng bộ hoá trong dòng dữ liệu và có thể khôi phục việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của tầng Phiên là đặt tương ứng các liên kết phiên với các liên kết giao vận. Ở một thời điểm cho trước , tồn tại một ánh xạ giữa các liên kết phiên và các liên kết giao vận. Tuy nhiên vòng đời của các liên kết phiên và giao vận có thể khác nhau.
Tầng trình diễn.
Mục đích của tầng trình diễn là đảm bảo cho các hệ thống cuối có thể truyền thông có kết quả ngay cả khi chúng sử dụng các biểu diễn dữ liệu khác nhau. Để đạt được điều đó nó cung cấp một biểu diễn chung để dùng trong truyền thông và cho phép chuyển đổi từ biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung đó.
Tồn tại 3 dạng cú pháp thông tin được trao đổi giữa các thực thể ứng dụng ,đó là : cú pháp dùng ứng dụng thực thể nguồn, cú pháp dùng bởi thực thể ứng dụng đích và cú pháp được dùng giữa các thực thể tầng trình diễn . Loại cú pháp sau gọi là cú pháp truyền. Có thể cả 3 hoặc một cặp nào đó trong các cú pháp trên là giống nhau. Tầng trình diễn đảm nhiệm việc chuyển đổi biểu diển của thông tin giữa cú pháp truyền và mỗi một cú pháp kia khi có yêu cầu.
Lưu ý rằng không tồn tại một cú pháp truyền xác định trước duy nhất cho mọi hoạt động trao đổi dữ liệu. Cú pháp truyền được sử dụng trên một liên kết cụ thể của tầng trình diễn phải được thương lượng giữa các thực thể trình diễn tương ứng. Mỗi bên lựa chọn một cú pháp truyền sao cho có thể sẵn sàng được chuyển đổi sang cú pháp người sử dụng và ngược lại. Ngoài ra, cú pháp truyền được chọn phản ánh các yêu cầu dịch vụ khác, chẳng hạn như nhu cầu nén dữ liệu. Việc thương lượng cú pháp truyền được tiến hành trong giai đoạn thiết lập một liên kết và cú pháp truyền sử dụng có thể được thay đổi trong vòng đời của liên kết đó. Tầng trình diễn chỉ liên quan đến cú pháp truyền vì thế trong giao thức sẽ không quan tâm đến các cú pháp sử dụng bởi các thực thể ứng dụng. Tuy nhiên, mỗi thực thể trình diễn phải chịu trách nhiệm chuyển đổi giữa cú pháp của người sử dụng và cú pháp truyền.
Trước khi đi vào các chuẩn ISO về dịch vụ và giao thức của tầng trình diễn, chúng ta xét kỹ khái niệm liên quan đến bối cảnh của tầng trình diễn được chỉ ra trong hình
Hình A. Bối cảnh tầng trình diễn
Application
Entity
Application
Entity
Presentation Entity
Presentation Entity
Application protocol
(Abstract Syntax)
Presentation Data request
Presentation Data indication
(Abs Syntax)
(Abs Syntax)
Presentation protocol
(Negotiation of Tranfer Syntax Data tranfer)
Session Data
request
Session Data
indication
(Bytes)
(Bytes)
Khi qua ranh giới giữa hai tầng trình diễn, tầng Phiên có một sự thay đổi quan trọng trong cách nhìn dữ liệu. Đối với tầng phiên trở xuống, tham số User data trong các service primitive được đặc tả dưới dạng nhị phân. Giá trị này có thể được đưa trực tiếp trong các SDU( Service Data Unit) để chuyển đổi giữa các tầng trong một hệ thống và trong các PDU (Protocol data Unit) để chuyển giữa các tầng đồng mức ở hai hệ thống kết nối với nhau. Tuy nhiên tầng ứng dụng lại liên quan chặt chẽ với cách nhìn dữ liệu của người sử dụng. Nói chung, cách nhìn đó là một tập thông tin có cấu trúc nào đó, như là văn bản trong một tài liệu, một tệp về nhân sự, một cơ sở dữ liệu tích hợp hoặc một hiển thị của thông tin videotext. Người sử dụng chỉ liên quan đến ngữ nghĩa của dữ liệu. Do đó tầng trình diễn ở giữa có nhiệm vụ phải cung cấp các phương thức biểu diễn dữ liệu và chuyển đổi thành các giá trị nhị phân dùng cho các tầng dưới- nghĩa là tất cả những gì liên quan đến cú pháp của dữ liệu.
Tuy nhiên trong thực tế không thể tách bạch hoàn toàn giữa cú pháp và ngữ nghĩa của dữ liệu. Nếu tầng ứng dụng không biết gì về cú pháp còn tầng trình diễn không biết gì về ngữ nghĩa thì không thể nào hoàn tất được việc kết hợp ngữ nghĩa với cú pháp dùng để tạo ra một biểu diễn cụ thể các giá trị dữ liệu cho một dịch vụ phiên.
Cách tiếp cận của ISO về việc kết hợp giữa ngữ nghĩa và cú pháp dữ liệu là như sau. Ở tầng ứng dụng thông tin được biểu diển dưới dạng một cú pháp trừu tượng liên quan đến các kiểu dữ liệu và giá trị dữ liệu. Cú pháp trừu tượng này đặc tả một cách hình thức dữ liệu, độc lập với mọi biểu diễn cụ thể.
Do vậy, một cú pháp trừu tượng có nhiều điểm giống với các khía cạnh định nghĩa kiểu dữ liệu trong các ngôn ngữ lập trình qui ước như: Pascal, C.Ada,… và các ngữ pháp như:BNF(Backus-Naur-Form). Các giao thức tầng ứng dụng mô tả các PDU của chúng bằng một cú pháp trừu tượng. Tầng trình diễn tương tác với tầng ứng dụng cũng dựa trên cú pháp trừu tượng này. Tầng trình diễn có nhiệm vụ dịch thuật giữa cú pháp trừu tượng của tầng ứng dụng và một cú pháp truyền mô tả các giá trị dữ liệu dưới dạng nhị phân- thích hợp cho việc tương tác dịch vụ phiên. Việc dịch thuật này được thực hiện nhờ các quy tắc mã hóa chỉ rõ biểu diễn của mỗi giá trị dữ liệu thuộc một kiểu dữ liệu nào đó.
Trước khi sử dụng một liên kết tầng trình diễn để trao đổi dữ liệu thì hai thực thể trình diễn ở hai đầu phải thoả thuận về cú pháp truyền. Sau khi cú pháp truyền đã được chọn thì tổ hợp cú pháp trừu tượng và cú pháp truyền được xem là bối cảnh trình diễn được dùng để trao đổi dữ liệu.
Hai yêu cầu cơ bản để lựa chọn một cú pháp truyền là nó phải yểm trợ cú pháp trừu tượng tương ứng. Ngoài ra ,cú pháp truyền có thể có các thuộc tính khác không liên quan gì đến cú pháp trừu tượng mà nó yểm trợ.
Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng là ranh giới giữa môi trường kết nối các hệ thống mở và các tiến trình ứng dụng .Các tiến trình ứng dụng sử dụng môi trường OSI để trao đổi dữ liệu trong quá trình thực hiện của chúng. Là tầng cao nhất trong mô hình OSI 7 tầng, tầng ứng dụng có một số đặc điểm khác với tầng dưới nó. Trước hết, nó không cung cấp các dịch vụ cho một tầng trên như trong trường hợp của các tầng khác. Theo đó , tầng ứng dụng không có khái niệm điểm truy cập dịch vụ tầng ứng dụng.
ISO định nghĩa một tiến trình ứng dụng là” một phần tử ở trong một hệ thống mở thực hiện việc xử lý thông tin cho một ứng dụng cụ thể”.Các tiến trình ứng dụng thuộc các hệ thống mở khác nhau muốn trao đổi thông tin phải thông qua tầng ứng dụng. Tầng ứng dụng bao gồm các thực thể ứng dụng, các thực thể này dùng các giao thức ứng dụng và các dịch vụ trình diễn để trao đổi thông tin. Như vậy các thực thể ứng dụng cung cấp các tiến trình ứng dụng các phương tiện cần thiết để truy cập môi trường OSI. Tuy nhiên, tầng ứng dụng chủ yếu chỉ giải quyết vấn đề ngữ nghĩa chứ không giải quyết vấn đề cú pháp như tầng trình diễn.
CHƯƠNG V. NGÔN NGỮ PL/SQL.
I. Tổng quan về Procedure Language/Structured Query Language(PL/SQL).
PL/SQL có nhiều ưu điểm so với ngôn ngữ lập trình khác về mặt quản lý logic và hỗ trợ các quy luật hoạt động của các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Đó là một ngôn ngữ dể hiểu với các cấu trúc logic chung kết hợp với một ngôn ngữ lập trình và nhiều mặt khác mà các ngôn ngữ khác không có như trình quản lý lỗi rất mạnh và sự module hoá các khối mã lệnh. Mã PL/SQL được sử dụng để giao tiếp với cơ sở dữ liệu cũng được lưu trữ trực tiếp trong cơ sở dữ liệu Oracle, và là ngôn ngữ lập trình duy nhất giao tiếp với Oracle một cách tự nhiên bên trong môi trường cơ sở dữ liệu.
II. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH PL/SQL.
II.1. Sự module hoá:
Declare
…
begin
exec get_it;
A:=fcnt(5)
End;
Các khối PL/SQL
II.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KHỐI PL/SQL.
Bất kỳ một khối PL/SQL nào cũng có ba thành phần:
Phần Khai báo biến.
Phần thực thi .
Phần xử lý exception.
VD:
Declare
So NUMBER;/* Khai báo biến*/
Begin /*Phần thực thi*/
If (so> 3) Then
DBMS_OUTPUT.PUT_LINE(‘Hello, World’);
Else
RAISE bad_data;
End If;
Exceptions /*Xử lý exception*/
When bad_data Then
DBMS_PUTLINE(‘Error condition’);
End;
II.3 CÁC KIỂU D
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Baocao1.doc
- Ba.ppt