MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương3: Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt “Nhổn-BX Lương Yên” 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN VTHKCC BẰNG XE BUÝT 5
1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 5
1.1.1. Khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư 5
1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư, phân loại dự án đầu tư 7
1.1.3 Đặc điểm dự án đầu tư GTVT 8
1.1.4 Nội dung và chu trình của dự án đầu tư 9
1.1.5 Các hình thức quản lý dự án đầu tư 10
1.2 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt 10
1.2.1 Khái niệm về VTHKCC 10
1.2.2 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt 11
1.2.3 Vai trò của VTHKCC 11
1.3 Trình tự mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 17
1.3.1 Điều tra nhu cầu đi lại và khảo sát điều kiện cơ sở hạ tầng 17
1.3.2. Mục tiêu mở tuyến và xác định đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến 17
1.3.3.Các phương án lựa chọn tuyến 18
1.3.4. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến 18
1.3.5 Lựa chọn xe và xây dựng phương án chạy xe 22
1.3.6. Xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả 26
2.2 Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 35
2.3 Hiện trạng và dự báo nhu cầu đi lại TP Hà Nội đến năm 2020 36
2.3.1 Hiện trạng nhu cầu đi lại TP HN 36
2.3.2 Dự báo nhu cầu đi lại của HN đến năm 2020 36
2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật trên tuyến 38
CHƯƠNG 3: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ TUYẾN BUÝT: NHỔN-BẾN XE LƯƠNG YÊN 45
3.1. Căn cứ đề xuất phương án 45
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông vận tải đô thị 45
a) Quan điểm: 45
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt của thủ đô Hà Nội (2006 -2010) 45
3.1.3.Các căn cứ pháp lý 46
3.2. Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt:Nhổn-Bến xe Lương Yên 47
3.2.2.Lộ trình tuyến: 48
3.2.3.Xác định điểm dừng đỗ trên tuyến: 48
3.2.4. Lựa chọn phương tiện 52
3.2.6.Lập thời gian biểu trên tuyến 60
3.3. Tính toán chi phí và doanh thu của phương án 62
3.3.1. Chi phí đầu tư vào phương án 62
3.3.2. Chi phí vận hành phương án 63
3.3.3. Doanh thu khi đưa tuyến Nhổn-BX Lương Yên vào họat động 66
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phương án 68
3.5. Kết luận và kiến nghị 74
3.5.1. Kết Luận: 74
3.5.2. Kiến nghị : 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
79 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt Nhổn-Bến xe Lương Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung điểm đỗ, không tự cắt ), loại này gồm nhiều dạng khác nhau. Ví du như tuyến: 01, 02, 32 …
Tuyến đường vòng khép kín (điểm đầu và điểm cuối trùng nhau ). Loại này có các dạng: đa giác, các cung, gấp khúc kết hợp với cung. Thực chất của các loại này là các tuyến đơn ghép lại với nhau. Ví dụ như các tuyến: 09, 18, 23, 24…
Tuyến khép kín một phần: Thực chất là được tạo bởi các tuyến đường vòng khép kín và tuyến đơn độc lập.
Tuyến khép kín số 8: Thực chất là được tạo bởi 2 tuyến đường vòng khép kín.
b. Cơ sở hạ tầng của mạng lưới tuyến
Mạng lưới đường
Mạng lưới đường đô thị Hà Nội theo dạng vòng tròn xuyên tâm có cấu trúc gồm các đường hướng tâm (nối các vùng bên ngoài với nhau thông qua trung tâm và với trung tâm) và các đường vành đai bao quanh (nối các khu vực với nhau thông qua trung tâm). Trên thực tế Hà Nội vẫn thiếu các đường nối và các đường hướng tâm chính là đường quốc lộ làm chức năng đường phố chính trong khu vực. Tuy nhiên, ở phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm và phía Bắc quận Hai Bà Trưng có dạng ô bàn cờ.
Tổng km chiều dài đường bộ của thủ đô Hà Nội(cũ) có khoảng trên 1100km. trong nội thành có 330km, ngoại thành 800km đã được rải nhựa 100%.
Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 tuyến phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Đặc biệt là các đường phố cổcó chiều rộng từ 6 - 8m, vì thế tốc độ của phương tiện giao thông rất thấp; hơn nữa tại các khu phố cổ này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm ( Theo một tài liệu khảo sát, lưu lượng giao thông tại các trục đường như trục Hàng Bài, Đinh Thiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Giảng Võ, Phố Huế biình quân giờ cao điểm trên 10000 HK/h).
Hệ thống điểm dừng và điểm đầu cuối của VTHKCC
+ Các điểm dừng: Điểm dừng là một phần của giao thông, trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội(cũ) có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 234 điểm chờ. Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành có 766 biển/146 đường phố chiếm 75%, ngoại thành 256/14 đường phố chiếm 25%.
+ Các điểm đầu cuối: Hiện nay trong tổng số 37 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm đầu cuối là xe được sắp xếp có thứ tự, vị trí đón trả khách an toàn như: bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thụy, bãi đỗ xe Kim Ngưu,...số còn lại hầu hết là tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào
Bảng 2.2: Thống kê các điểm đầu cuối của các tuyến buýt (2007)
TT
Vị trí
Điểm đầu cuối các tuyến
Tổng số tuyến
1
Bến xe Giáp Bát
3,16,21,25,28,29,32,37
8
2
Bến xe Gia Lâm
3,22,34
3
3
Điểm đỗ xe Kim Ngưu
26,30,38
3
4
Bến xe Hà Đông
1,19,21,27,37
5
5
Điểm đỗ xe Long Biên
1,4,8,15,17,36,50
7
6
Điểm đỗ xe Mỹ Đình
13,16,34,50
4
7
Sân bay Nội Bài
7,17
2
8
Bến xe N.T.Long
25,27,35,38
4
9
Bến xe Kim Mã
7,12,13,18,20
5
10
Điểm đỗ xe T.K.Dư
2,10,19,35
4
“Nguôn: Thống kê của tổng công ty vận tải Hà Nội”
2.1.2. Đơn vị và phương tiện vận tải
Hiện nay đã có hơn 900 xe tham gia kế hoạch với 12 mác xe, số xe vận doanh hoạt động thường xuyên trên tuyến là 942 xe với tổng sức chứa là 56310 chỗ
Bảng 2.3. Đơn vị và phương tiện của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội(2007)
TT
Phương tiện
Sức chứa
Số lượng xe
Tổng số chỗ
A
Tổng công ty vận tải Hà Nội (đặt hàng)
723
41830
1
Daewoo BS 105
80
96
7680
2
Daewoo BS 090
60
101
6060
3
Daewoo BS 090DL
60
155
9300
B80 Hàn Quốc
80
16
1280
4
Mercedes
80
61
4880
5
Mercedes
60
10
600
6
Renault
80
50
4000
B80- Transico
80
19
1520
7
Transico
45
50
2250
8
Transico
30
37
1110
9
Asia Cosmos
30
13
390
10
Asia Combi
24
77
1848
11
Hyundai
24
38
912
B
Công ty CPTM vận tải & du lịch Đông Anh
15
900
1
Transico
60
15
900
C
Công ty TNHH Bắc Hà
73
4940
1
Daewoo
80
28
2240
2
Hyundai
60
45
2700
D
Công ty cổ phần xe khách Hà Nội
26
1820
1
HQ
60
13
780
2
B80 Transinco
80
13
1040
E
Tổng công ty vận tải Hà Nội (XHH)
50
3520
1
Daewoo – Hyundai
80
26
2080
2
Transico
60
24
1440
G
Cty TNHH XD&DL Bảo Yến
60
55
3300
Cộng (A + B +C+D+E + G)
942
56310
2.1.3. Công tác quản lý và điều hành.
Công tác quản lý và điều hành hoạt động của mạng lưới xe buýt được sở GTCC Hà Nội giao cho trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội với nguyên tắc điều độ tập trung.
Mạng lưới ô tô buýt được xây dựng ở Hà Nội từ lâu nhưng biện pháp quản lý, khai thác chưa phù hợp và thiếu khoa học. Cho đến nay xe buýt Việt Nam nói chung và xe buýt Hà Nội nói riêng vẫn chưa áp dụng được biểu đồ chạy xe có nấc thời gian cho từng chuyến mà trên thế giới đang thực hiện. Mặt khác cơ chế quản lý xe buýt hiện nay chưa phù hợp, thực chất còn chạy theo doanh thu, chưa gắn chặt với chỉ tiêu chất lượng, do đó lái xe một mặt vẫn được lĩnh lương trợ giá cao cấp của Nhà nước, mặt khác vẫn chạy ẩu tranh khách của nhau để kiếm thêm theo mức khoán của Xí nghiệp, điều đó làm giảm hiệu quả của chính sách bù lỗ cho xe công cộng với chi phí nhiều chục tỷ VNĐ/ năm của Nhà nước.
2.1.4. Sản lượng vận chuyển
Năm 2008, tổng cộng mỗi ngày có gần 500 000 lượt khách đi lại trên các tuyến buýt của Hà Nội. Số lượng hành khách tập trung chủ yếu ở những tuyến chính, nhất là tuyến 32 (tuyến buýt mẫu được dự án Asia Trans lựa chọn) thu hút tới 10 % tổng số khách đi xe buýt. Năm 2008, Transerco đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra, đặc biệt là hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có bước tăng trưởng mạnh Kết quả này là sự nỗ lực lớn của ban lãnh đạo cũng như toàn thể CBCNV trong toàn Tổng Công ty.
Đáng chú ý nhất trong chuỗi thành tích ấn tượng của Transerco 6 tháng đầu năm 2008 đó là việc vận tải hành khách công cộng. Khối vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển được trên 192 triệu lượt hành khách,trong đó 44 tuyến đặt hàng đạt 165 triệu lượt khách, bằng 101,9% so với kế hoạch đặt ra. Khối Thương mại và dịch vụ cũng góp công lớn khi đạt 177 tỷ đồng bằng 136,6% so với kế hoạch và tăng 55% so với năm 2007. Đây là Khối kinh doanh có hiệu quả nhất của Transerco.
Kết quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt 6 thắng đầu năm năm 2008 được thể hiện như bảng sau :
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 6 tháng đầu năm 2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch đặt hàng Q1+Q2/2008
Uớc thực hiện Q1+Q2/2008
Kế hoạch đặt hàng và hồ sơ
thầu
Dự kiến TH năm 2008
1
Số phương tiện
xe
940
940
960
950
2
Số tuyến
Tuyến
58
60
60
60
3
Tổng lượt xe vận chuyển
Lượt
1.820.891
1.883.870
3.539.482
3.458.223
4
Tổng Km xe hoạt động
Km
19.135.952
18.600.600
71.758.834
70.381.691
5
Hành khách vận chuyển
HK
95.171.499
90.121.687
342.566.790
315.719.766
-Khách vé lượt
HK
17.569.546
16.576.591
66.814.690
64.471.409
-Khách vé tháng
HK
77.601.953
73.545.096
275.752.100
251.248.357
6
Doanh thu vận tải
1000đ
86.621.932
81.982.795
316.935.629
306.935.188
- Doanh thu vé lượt
1000đ
55.946.129
52.994.464
213.400.420
205.741.205
- Doanh thu vé tháng
1000đ
30.675.803
28.988.331
103.535.209
101.193.983
7
Chi phí theo QĐ6349;QĐ3822
1000đ
141.263.626
147.821.144
515.137.867
516.127.194
bq/hk
đồng
1.484
1.640
1.504
1.635
bq/lượt
đồng
150.089
162.343
145.540
149.246
8
Trợ giá
1000đ
54.641.694
65.838.349
198.202.238
209.192.006
bq/hk
đồng
574
731
579
663
bq/lượt
đồng
58.055
72.306
55.998
60.491
( Nguồn: Trung tâm điều hành và quản lí giao thông đô thi Hà Nội ).
2.1.5. Trợ giá xe buýt.
Trợ giá là một giải pháp mang tính chiến lược của nhà nước nhằm tạo được mục tiêu khuyến người dân tiêu thụ sản phẩm mà vẫn đảm bảo cân đối được lợi ích cho người sản xuất. Trợ giá cho VTHKCC nhằm thu hút gười dân sử dụng VTHKCC, giảm bớt việc sử dụng phương tiện vận tải cá nhân.
Hiện nay nhà nước đang sử dụng các phương pháp trợ giá gián tiếp cho VTHKCC ở Hà Nội:
+ Mở rộng mạng lưới tuyến, nâng cấp các tuyến hoạt động của vận tải xe buýt.
Ưu điểm: Góp phần vào việc làm giảm chi phí vận chuyển xe buýt từ đó giảm giá vé để thu hút được hành khách đi xe.
Nhược điểm: Việc mở rộng tuyến rất tốn kém và đôi khi có thể không thực hiện được do nhiều yếu tố như: Không gian đô thị chật hẹp, chi phí xây dựng cao…
+ Áp dụng chính sách đánh thuế vào các phương tiện vận tải cá nhân.Trên các tuyến có đủ lượng VTHKCC đáp ứng nhu cầu đi lại thì có thể cấm hoặc hạn chế các loại phương tiện cá nhân khác bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế.
- Nhà nước tạo điều kiện cho vận tải xe buýt được hoạt động được bình thường không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
+ Ưu đãi về tài chính đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Dùng chính sách giá ưu đãi các yếu tố đầu vào của hoạt động vận tải như : Miễn giảm thuế vốn, lãi suất tín dụng, thuế nhập khẩu phương tiện, thuế đất, miễn thuế thu nhập, nhiên liệu, phụ tùng. Dùng chính sách miễn giảm thuế các yếu tố đầu ra của các hoạt động sản xuất vận tải như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Cho phép các đơn vị vận tải kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ mà không phải nộp thuế.
Ưu điểm: Góp phần hạ thấp chi phí cho vận tải xe buýt do có sự ưu đãi các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Nhược điểm: Đơn vị hoạt động vận tải có thể tranh thủ dựa vào sự ưu đãi của Nhà nước để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Lúc đó mục tiêu của Nhà nước có thể sẽ không được thực hiện.
2.2Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010
Đặt mục tiêu vận chuyển 650 triệu lượt khách/năm, 24 triệu lượt khách/năm đi liên tỉnh. Hà Nội phối hợp với Bộ GTVT xây dựng mới tuyến Yên Viên qua cầu Thanh Trì - Ngọc Hồi; khai thác tuyến giao thông thủy trên sông Hồng, sông Đuống; nâng cấp, kết hợp xây dựng mới các cảng trên sông Hồng gồm: cảng Hà Nội, Khuyến Lương, Chèm và bến Bát Tràng... Trong kế hoạch, Hà Nội ưu tiên đầu tư cho các quận mới thành lập, khu ngoại thành. Phối hợp với Bộ GTVT hiện đại hóa ga Hà Nội, cải tạo ga hàng không Nội Bài.
Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố đồng thời khai thác các các loại phương tiện sức chứa lớn như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao...vv để giảm áp lực cho hệ thống xe buýt đang bị qua tải trong những giờ cao điểm.
2.3 Hiện trạng và dự báo nhu cầu đi lại TP Hà Nội đến năm 2020
2.3.1 Hiện trạng nhu cầu đi lại TP HN
Nhu cầu đi lại hiện nay của TP HN được đánh giá dựa trên kết quả điều tra phỏng vấn hộ gia đình và các điều tra giao thông khác. Các kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây.
Nhu cầu đi lại hàng ngày trong khu vực quy hoạch là 10,3 triệu chuyến đi trong toàn khu vực và 8,7 triệu chuyến trong khu vực TP HN. Nếu không tính các chuyến đi bộ thì con số này là 7,4 triệu chuyến đi trong toàn khu vực và 6,6 triệu chuyến trong TP HN.
Phạm vi hoạt động của con người thay đổi nhiều do thay đổi phương thức đi lại (chuyển từ đi bộ sang các phương tiện giao thông khác)
Bảng 2.5.Tổng nhu cầu đi lại thành phố Hà Nội
Chỉ tiêu
Thành phố Hà Nội
1995
2005
Tỷ lệ tăng(%/năm)
Dân số
2,431
3,186
2.70
Các chuyến đi hàng ngày
Tính cả các chuyến ĐB
6,223
8,721
3.40
Không tính các chuyến ĐB
3,082
6,545
7.80
Hệ số đi lại (số chuyến đi/người/ngày)
Tính cả các chuyến ĐB
2.56
2.73
0.60
Không tínhcác chuyến ĐB
1.27
2.01
4.70
“Nguồn: Đoàn nghiên cứu HAIDEP”
2.3.2 Dự báo nhu cầu đi lại của HN đến năm 2020
Theo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Hà Nội do Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ XD, điều tra và dự báo nhu cầu đi lại bình quân TP Hà Nội qua các giai đoạn như sau: Năm 2005, số lượt đi lại bình quân là 1,64 và dự báo đến năm 2020, số lượt đi lại bình quânlà 2,19.
Qua các nguồn số liệu nêu trên, căn cứ định hướng phát triển đô thị của địa bàn khu vực nghiên cứu theo các quyết định quy hoạch của UBND TP Hà Nội, Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ XD dự báo số chuyến đi bình quân từ nay đến năm 2020 của Hà Nội như sau:
Bảng 2.6Dự báo số chuyến đi bình quân của một người dân Hà Nội trong 1 ngày
Năm
Dân số
Tỷ lệ dân đô thị
Số chuyến đi bình quân chung
Số chuyến đi BQ riêng trong nội vùng NC
Số chuyến đi bình quân ra ngoại vùng
2003
2,847,100
60%
1.75
-
-
2005
3,018,700
66%
1.89
1.66
0.23
2010
3,252,000
79%
2.34
2.11
0.23
2020
3,623,830
85%
2.51
2.28
0.33
“Nguồn: Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ XD”
Bảng 2.7Dự báo dân số Hà Nội(cũ) theo các quận huyện đến năm 2020
Quận/huyện
2010
2020
Tốc độ tăng
Vùng
Dân số
Lao động
Dân số
Lao động
Dân số
Lao động
Quận Ba Đình
191,983
57,027
170,000
53,395
-1.20%
-3.20%
Quận Tây Hồ
110,405
52,365
131,810
67,096
1.70%
4.00%
Quận Hoàn Kiếm
152,366
68,079
130,000
54,349
-1.60%
-5.00%
Quận Hai Bà Trưng
362,248
98,908
351,991
83,463
-0.30%
-4.40%
Quận Đống Đa
305,502
70,733
258,836
55,853
-1.70%
-5.90%
Quận Thanh Xuân
174,089
54,682
180,000
47,429
0.30%
-3.60%
Quận Cầu Giấy
168,518
61,066
203,000
69,449
1.90%
2.10%
Huyện Sóc Sơn
305,645
147,855
387,880
191,488
2.40%
18.10%
Huyện Đông Anh
543,477
328,090
830,000
501,614
6.50%
17.30%
Huyện Từ Liêm
252,503
129,555
284,260
166,941
1.60%
9.90%
Huyện Thanh Trì
301,051
92,897
346,009
99,837
1.70%
4.00%
Long Biên
496,662
216,695
600,000
249,981
2.90%
8.20%
Tổng
3,364,450
1,377,953
3,873,786
1,640,893
1.70%
3.20%
“Nguồn: Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ XD”
Bảng 2.8. Kết quả dự báo số chuyến đi phát sinh và thu hút của các quận
Quận/huyện
Năm 2003 (người/ngày)
Năm 2010
(người/ngày)
Năm 2020
(người/ngày)
Vùng
G
A
G
A
G
A
Quận Ba Đình
481,907
483,866
516,318
518,418
525,321
527,457
Quận Tây Hồ
163,781
164,041
255,808
256,213
342,423
342,965
Quận Hoàn Kiếm
675,908
678,879
671,319
674,269
634,355
637,143
Quận Hai Bà Trưng
756,309
759,488
810,973
814,382
855,838
859,436
Quận Đống Đa
729,495
734,053
691,127
695,446
651,166
655,235
Quận Thanh Xuân
314,462
314,425
358,198
358,155
396,750
396,703
Quận Cầu Giấy
295,381
295,444
455,792
455,889
601,095
601,223
Huyện Sóc Sơn
217,641
217,700
547,669
547,817
791,288
791,502
Huyện Đông Anh
211,407
211,563
801,150
801,741
1,368,877
1,369,886
Huyện Từ Liêm
256,992
243,061
558,712
528,425
743,655
703,344
Huyện Thanh Trì
364,590
364,873
664,398
664,913
844,948
845,602
Long Biên
510,191
510,672
1,115,834
1,116,886
1,490,183
1,491,587
Tổng
4,978,066
4,978,066
7,447,298
7,432,554
9,245,898
9,222,083
“Nguồn: Viện quy hoạch đô thị nông thôn – Bộ XD”
2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật trên tuyến
Lộ trình tuyến trên hướng Nhổn-BX Lương Yên sẽ đi qua các tuyến đường là :
+ Quốc lộ 32(Nhổn-Cầu Vượt Mỹ Đình): Có chiều dài 6,8 km, đây là đoạn đường có mật độ giao thông lớn bao gồm nhiều phương tiện đặc biệt là các xe buýt lớn, mặt đường rải nhựa mịn, đường 2 chiều không có giải phân cách, chiều rộng lòng đường là 15 m.Đây là đoạn đường thường xuyên xảy ra ách tắc đặc biệt là nút cổ chai Cầu Diễn Các điểm dừng đỗ trên tuyến đường này đã có sẵn và đều có nhà chờ.
+ Xuân Thủy-Cầu Giấy: Đoạn đường này có chiều dài 2,5 km.Đoạn này là đường 2 chiều có dải phân cách cứng, chiều rộng tối thiểu là 15 m.Các điểm dừng đỗ trên tuyến đã có sẵn .Đây là đoạn đường có nhiều tuyến xe buýt đi qua như:26,24,16,20,32.
+ Đê La Thành: Có chiều dài là 500 m, là đường 2 chiều không có dải phân cách. Đây là đoạn đường tương đối nhỏ hẹp,bề rộng mặt đường 7m,Các điểm dùng đỗ trên tuyến chưa có nhà chờ.
+ Nguyễn Chí Thanh – Thái Hà-Phạm Ngọc Thạch: Dàì 5 km, đây là đoạn đường có chất lượng rất tốt. Đường 2 chiều có dải phân cách cứng. Mặt đường rộng 15-20 m, có vỉa hè lát gạch rộng 5-7 m. Các điểm dừng đỗ trên tuyến đường này đã có sẵn và đều có nhà chờ.
+ Đại Cồ Việt-Kim Ngưu-Lạc Trung:Có chiều dài 2,5km.Đoạn Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân là đường 2 chiều có dải phân cách cứng ,bề rộng 20m.Đoạn Kim Ngưu-Lạc Trung-Nguyễn Khoái là đường 2 chiều không có dải phân cách. Các điểm dừng đỗ trên đoạn này một số chưa có nhà chờ.
Nhìn chung lộ trình trên hướng tuyến Nhổn-BX Lương Yên chạy qua nhiều tuyến đường, các tuyến đường này đều có thể đảm bảo kỷ thuật cho xe có thể hoạt động tốt. Mặt cắt ngang tối thiểu của các mặt đường tối thiểu là 7m chủ yếu là đường 2 chiều. Mặt đường tương đối tốt, được láng nhựa mịn.
- Đầu A: Nhổn Có đủ diện tích để bố trí dừng đỗ và quay đầu cho xe buýt, không gây cản trở giao thông. Tại đây đã bố trí điểm dừng, chiều rộng mặt đường tại vị trí này khoảng 20m. Tại đây là điểm cuối của một tuyến duy nhất là tuyến 32 Nhổn-Giáp Bát.
- Đầu B: Bến xe Lương Yên: Bến xe Lương Yên nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2), đã được đầu tư cơ sở vật chất để trở thành bến xe loại 3. Mặt bằng của bến rộng trên 10.000 m2, có thể vận chuyển 3.000 khách/ngày đêm.Tại bến hiện nay chỉ mới có các tuyến như:
- Tuyến 19: Trần Khánh Dư-Hà Đông
- Tuyến 24: BX Lương Yên-Cầu Giấy
- Tuyến 48: Trần Khánh Dư – Pháp Vân
- Tuyến 51: Trần Khánh Dư-Trung Yên
-Tuyến 55:BX Lương Yên -Long Biên-Cầu Giấy
- Số điểm dừng đổ: Hiện tại trên tuyến có sẵn 64 điểm dừng đỗ
+ Chiều đi:32
+ Chiều về:32
Qua điều tra khảo sát cơ sở hạ tầng ta thấy rất thích hợp cho việc mở tuyến xe buýt nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại từ Nhổn đến BX Lương Yên. Ngoài ra tuyến buýt này còn phục vụ hành khách tư các tỉnh và khu vực ngoại thành Hà Nội có thể đi vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng mà không phải đổi chuyến nhiều lần
2.5. Hiện trạng nhu cầu đi lại trên hướng tuyến “Nhổn-BX Lương Yên”
a) Các vùng thu hút chính trên hướng tuyến:
Các vùng phát sinh thu hút chủ yếu của tuyến buýt trên hướng tuyến được thể hiện ở hình vẽ dưới đây:
Hình 2.1. Các điểm phát sinh thu hút chính trên hướng tuyến
Có thể phân loại các vùng phát sinh thu hút trên hướng tuyến ra thành từng nhóm như bảng sau:
Loại điểm phát sinh thu hút
Số lượng điểm
Huyện Từ Liêm
Cầu Giấy
Đống Đa
Hai Bà Trưng
Trường học
14
4
4
3
3
Cơ sở y tế
3
0
1
0
2
Công ty,
doanh nghiệp
16
4
4
4
4
Khu du lịch
3
1
1
0
1
Nhà Hàng-Khách Sạn
25
6
6
6
7
Chợ,Siêu thị
11
3
2
2
4
Ngân hàng
5
1
2
1
1
Bảng 2.9. Phân loại vùng thu hút trên tuyến:Nhổn-BX Lương Yên
Trên đây là những vùng thu hút chính trên hướng tuyến “Nhổn-BX Lương Yên”. Ngoài ra chúng ta có thể khẳng định đựơc rằng nhu cầu đi lại của dân cư địa bàn tuyến trên hướng tuyến hoạt động qua là rất lớn ở cả hiện tại và trong tương lai.
b) Nhu cầu đi lại trên hướng tuyến:
Để nghiên cứu công suất luồng hành khách tôi đã tiến hành tiến hành điều tra đếm lưu lượng các loại phương tiện hoạt động trên hướng tuyến và từ đó tính toán ra công suất luồng hành khách đi lại trên hướng Nhổn-BX Lương Yên
Tôi tiến hành đếm lưu lượng các phương tiện hoạt động trên hướng tuyến trong 1 giờ ( từ 16h – 17h )vào ngày cao điểm và đã thu được kết quả như sau:
( Chiều đi: Nhổn-BX Lương Yên )
Phương tiện
Bộ hành
Xe đạp
Xe máy
Xe khách dưới 7 chỗ
Xe khách từ 7 đến 24 chỗ
Xe khách trên 24 chỗ
Xe buýt dưới 24 chỗ
Xe buýt trên 24 chỗ
Phương tiện khác
Số lượng
24
380
8560
730
54
26
0
72
0
( Chiều về: BX Lương Yên-Nhổn )
Phương tiện
Bộ hành
Xe đạp
Xe máy
Xe khách dưới 7 chỗ
Xe khách từ 7 đến 24 chỗ
Xe khách trên 24 chỗ
Xe buýt dưới 24 chỗ
Xe buýt trên 24 chỗ
Phương tiện khác
Số lượng
18
360
8280
600
48
32
0
68
0
Bảng 2.10. Công suất luồng phương tiện hoạt động trên hướng Nhổn-BX Lương Yên
Từ những số liệu điều tra lưu lượng phương tiện trên hướng Nhổn-BX Lương Yên như ở bảng trên ta có thể tính toán được công suất luồng hành khách trên hướng.
Do với mỗi loại phương tiện sẽ tương ứng với một số lượng hành khách nhất định. Cụ thể đối với mỗi một phương tiện thuộc mỗi loại sẽ tương ứng với số lượng hành khách được thể hiện ở bảng dưới đây:
Loại phưong tiện
Bộ hành
Xe đạp
Xe máy
Xe khách dưới 7 chỗ
Xe khách từ 7 đến 24 chỗ
Xe khách trên 24 chỗ
Xe buýt dưới 24 chỗ
Xe buýt trên 24 chỗ
Phương tiện khác
Số hành khác
(hành khách)
1
1,2
1,5
2,5
8
12
12
25
0
(Nguồn : TS. Khuất Việt Hùng-viện QH&QLGT vận tải-2006)
Bảng 2.11. Số lượng hành khách tương ứng với mỗi loại phương tiện
Từ đây ta dễ dàng tính toán được công suất luồng hành khách trên hướng Nhổn-BX Lương Yên trong 1 giờ đã đếm đã đếm lưu lượng phương tiện như sau:
Công suất luồng hành khách trên hướng Nhổn-BX Lương Yên :
Qchiều đi =1*24 + 1,2*380 + 1,5*8560 + 2,5*730 + 8*54 + 12*26 + 25*72 =17690 (hành khách/h)
Qchiều về=1*18+ 1,2*360 + 1,5*8280 + 2,5*600 + 8*48 + 12*32 + 25*68=16838 (hành khách/h)
Đây là công suất luồng hành khách đi lại trên hướng Nhổn-BX Lương Yên tại thời điểm ( trong khoảng thời gian từ 16h đến 17h ) mà tôi đã tiến hành đếm phương tiện đi lại trên hướng và tính toán được. Từ đây ta có thể suy ra được công suất của luồng hành khách trong các giờ khác trong ngày dựa vào kết quả tổng hợp phân bố chuyến đi của hành khách ở Hà Nội sau đây:
Hình 2.2. Phân bổ chuyến đi trong ngày ở Hà Nội
(Nguồn : TS. Khuất Việt Hùng-viện QH&QLGT vận tải-2006)
Từ số liệu điều tra tôi đã lấy công suất của luồng hành khách trên hướng trong 1 giờ đã đếm là 17690 hành khách/h để tiện cho việc tính toán
Trên đây là những trình bày và tính toán về công suất luồng hành khách trên hướng Nhổn-BX Lương Yên ở năm hiện tại ( năm 2009)
c) Đánh giá hiện trạng tuyến:
Từ những hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của xe buýt trên hướng tuyến Nhổn-BX Lương Yên ta thấy rằng trên hướng tuyến cơ sở hạ tầng kỹ thuật là khá đảm bảo, hầu hết là đã có sẵn. Chính vì thế việc đưa tuyến buýt Nhổn-BX Lương Yên đi vào hoạt động sẽ có nhiều thuận lợi trước mắt.
Còn về hiện nhu cầu đi lại của hành khách trên hướng tuyến thì trong nghiên cứu này em mới chỉ đưa ra được những tính toán mang tính chủ quan, dựa vào nhu cầu đi lại của hành khách trên các đoạn tuyến thuộc tuyến. Chính vì vậy theo em có nhiều khả năng sai số.
Từ những hiện trạng như đã trình bày chúng ta có thể thấy được những thiếu hụt, thách thức và cơ hội khi tiến hành quy hoạch tuyến buýt “Nhổn-BX Lương Yên ” như sau:
* Những thiếu hụt:
- Thiếu hụt về xe buýt
- Thiếu hụt về kinh phí
- Thiếu hụt về quỹ đất dành cho giao thông.
* Những khó khăn thách thức:
- Khi tiến hành quy hoạch tuyến có liên quan tới rất nhiều các quy hoạch khác như quy hoạch tổng thể của Hà Nội, quy hoạch của vùng mà tuyến hoạt động qua…Chính vì thế để đưa ra được phương án quy hoạch tối ưu là không đơn giản
- Nhìn chung thói quen đi lại của hành khách bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội là vẫn còn thấp
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa phát triển, theo kịp với sự lớn lên của mạng lưới buýt.
- Khả năng hoạt động của xe buýt hiện nay chưa đủ độ tin cậy để người dân hoàn toàn sử dụng xe buýt trong các chuyến đi hàng ngày và từ bỏ xe máy
* Cơ hội:
- Trong tương lai, khi mà xã hội phát triển, hành khách sẽ lựa chọn phương thức đi lại của mình là bằng phương tiện VTHKCC, vì thế việc quy hoạch tuyến Nhổn-BX Lương Yên có thể nói là phù hợp với xu thế của thời đại.
CHƯƠNG 3
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ TUYẾN BUÝT: NHỔN-BẾN XE LƯƠNG YÊN
3.1. Căn cứ đề xuất phương án
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông vận tải đô thị
a) Quan điểm:
Một là: Phát triển giao thông vận tải đô thị phải tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị và cần được đầu tư ở mức cao hơn để nhanh chóng xây dựng một hệ thống giao thông vận tải đô thị hoàn chỉnh, tương xứng.
Hai là: Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên thông .
Ba là: Xây dựng và phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp như an ninh quốc phòng, mỹ quan đô thị, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
b) Mục tiêu:
- Về mạng lưới giao thông ( cả giao thông động, giao thông tĩnh, các cơ sở vật chất khác đối với tất cả quá trình vận tải) phải có cơ cấu thích hợp hoàn chỉnh, tạo ra sự liên thông hợp lý trên toàn lãnh thổ đô thị và với bên ngoài ( trong nước và quốc tế ) đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển.
- Về vận tải, đặc biệt là về VTHKCC phải đáp ứng sự đi lại và vận chuyển hang hoá nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, văn minh và lịch sự. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được tương xứng với các đô thị trong khu vực.
- Quá trình phát triển hệ thống giao thông vận tải phải đảm bảo tương xứng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, tương đương với các nước trong khu vực và đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị.
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt của thủ đô Hà Nội (2006 -2010)
(Trích từ báo cáo kết quả quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt quý IV năm 2006 và kế hoạch đặt hàng VTHKCC bằng xe buýt năm 2007 - Tết đinh hợi ).
a) Quan điểm:
- Phát triển mạng lưới xe buýt ở Hà Nội đến năm 2010 tiếp tục được thực hiện bằng một hệ thống giải pháp mạnh và đồng bộ, tạo sự đổi mới căn bản đối với việc đi lại của nhân dân Thủ đô. Từ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt- Nhổn-bến xe lương yên.docx