Chương 1: Tổng quan
1.1 Tổng quan về Sản Xuất Sạch Hơn( SXSH) 1
1.1.1 Bối cảnh 1
1.1.2 Sản xuất sạch hơn là gì? 2
1.1.3 Các giải pháp SXSH 3
1.1.4 Các lợi ích của SXSH 6
1.1.5 SXSH – Một giải pháp đạt 3 mục tiêu kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường 8
1.2 Các công cụ quản lý môi trường liên quan đến SXSH 12
1.2.1 Các công cụ quản lý môi trường và việc khuyến
khích đầu tư SXSH 12
1.2.1.1 Công cụ pháp lý và hành chính 13
1.2.1.2 Công cụ kinh tế 13
1.2.1.3 Công cụ giáo dục – đào tạo và thông tin môi trường 15
1.2.2 Một số công cụ quản lý môi trường liên quan đến
Đầu tư SXSH ở Việt Nam 15
1.2.2.1 Công cụ pháp lý và hành chính 15
1.2.2.2 Công cụ kinh tế 15
1.2.2.3 Công cụ giáo dục – đào tạo và thông tin môi trường 16
73 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ sạch cho Công ty Cổ phần Cơ – Điện Tuấn Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät nội dung quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về BVMT, đã được thể chế hóa để trở thành một kế hoạch hành động Quốc gia về SXSH. Theo đó, các nội dung về SXSH đã được cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động. Đồng thời, cũng từ sau khi ký Tuyên ngôn, các tổ chức Quốc tế, các chính phủ và các nhà tài trợ cũng đã giúp Việt Nam có hiệu quả, đây là 1 trong những thuận lợi cho ngành công nghiệp Việt Nam đón nhận một hướng tiếp cận mới này.
Với đặc thù của hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp là khả năng tài chính eo hẹp, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn yếu kém nên việc đầu tư thay đổi công nghệ thiết bị hiện đại để cải thiện sản xuất, giảm tải lượng ô nhiễm ra môi trường là thực sự khó khăn. Trong khi đó, 1 hướng tiếp cận được đa số các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đón nhận là việc áp dụng SXSH, với tiếp cận mới này, doanh nghiệp có thể chỉ cần 1 số kinh phí hợp lý đã có thể có những thành quả nhìn thấy được không chỉ với việc giảm thiểu ô nhiễm mà còn thu lợi từ các khoản tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng.
Có thể khẳng định, SXSH được sử dụng như là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ BVMT của doanh nghiệp mình, chính vì thế, SXSH là 1 trong những hoạt động được ưu tiên số 1 thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về BVMT.
1.3.3 Tình hình thực hiện SXSH tại Tp Hồ Chí Minh
1.3.3.1 Khái quát về tình hình thực hiện SXSH tại Tp Hồ Chí Minh
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm công nghiệp nói riêng ngày nay đang là 1 vấn đề toàn cầu. Tp HCM – trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam, cũng đang đối đầu với thử thách này. Hơn nữa, các hoạt động công nghiệp của nó tạo nên bởi các hầu hết xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư cùng các công nghệ, kỹ thuật và thiết bị lạc hậu, vì vậy ô nhiễm công nghiệp trở thành 1 bài toán cấp bách cần phải được giải quyết.
Nhằm giải quyết vấn đề này từ năm 1994, chính quyền thành phố cùng các ngành công nghiệp đã tiến hành một số lớn các giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, việc xử lý các chất thải công nghiệp gây nhiều khó khăn cho các xia nghiệp địa phương do chi phí cao làm tăng giá thành sản phẩm và các tác động lên khả năng cạnh tranh khu vực. Vì vậy, SXSH đã và đang được chấp nhận như 1 chiến lược tốt nhất để khắc phục vấn đề trên.
Từ năm 1997, thành phố đã phối hợp với tổ chức phát triển Công nghiệp liên hiệp quốc (UNIDO) tiến hành Dự án TF/VIE/97/001: “Giảm thiểu Ô nhiễm Công nghiệp ở TpHCM – Sản xuất sạch hơn” được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA). Dự án nhằm giúp đỡ các ngành công nghiệp tiếp cận các kỹ thuật SXSH, cải tiến kỹ thuật của họ và thực hiện quản lý để đạt được SXSH, giảm tối thiểu các chất thải và tiết kiệm đầu tư trong các hệ thống xử lý chất thải. Thành phố cũng đã thực hiện 1 số dự án hợp tác quốc tế khác với Cơ quan Môi trường Úc, thành phố Kitakyushu và tổ chức JICA của Nhật Bản, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc – UNDP, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB để hỗ trợ và xúc tiến SXSH
Tính đến năm 2002 thành phố có 15 nhà máy đã và đang triển khai thí điểm SXSH. Các nhà máy này thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: giấy và boat giấy, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm (sản xuất mì ăn liền, men bánh mì, chế biến thuỷ sản).
1.3.3.2 Kết quả triển khai thí điểm SXSH tại 6 đơn vị điển hình (Dự án UNIDO)
1.3.3.2.1 SXSH xem xét về khía cạnh kỹ thuật
Bảng 2: Phân tích kỹ thuật các biện pháp SXSH
Phân loại phương án
Công ty
Tổng phương án
Quản lý nội tại
Kiểm soát quy trình
Thay nguyên liệu
Cải tiến thiết bị
Thay đổi công nghệ
Tái dụng/tái chế
Làm sản phẩm phụ
Thiên Hương
62
10
22
2
18
6
4
-
VISSAN
21
1
6
-
5
1
5
3
Xuân Đức
45
12
8
-
14
2
8
1
Linh Xuân
38
9
11
4
8
2
4
-
Phước Long
45
5
11
6
12
2
7
-
Thuận Thiên
43
5
16
6
7
4
5
-
Tổng số
254
42
74
20
64
17
33
4
Tỉ lệ (%)
100%
16%
29%
8%
25%
7%
13%
2%
Nguồn: TTSXSVN
Bảng này cho thấy 78% biện pháp để SXSH là thuộc phạm vi kỹ thuật chi phí thấp, ít tốn kém thời gian như quản lý nội tại, kiểm soát quy trình tốt hơn, cải tiến máy móc thiết bị hiện có. Đây là một kết quả quan trọng để bác bỏ quan niệm cho là không thể SXSH nếu không có công nghệ sạch.
1.3.3.2.2 Phân tích tài chính
Một chương trình phân tích tài chính tổng thể các phương án SXSH tại các công ty đã được tiến hành để chứng minh sự hấp dẫn về kinh tế của chúng. Trong chương trình phân tích này, chủ đề đơn giản là “thời hạn hoàn vốn” đã được sử dụng cùng với số vốn đầu tư cần có cho việc thực hiện mỗi phương án.
Bảng 3: Lợi ích kinh tế của các biện pháp đã thực hiện
Công ty
Tổng số phương án
Phân tích tài chính
Đầu tư (USD)
Tiết kiệm (USD)
Hạn hoàn
Thiên Hương
24
62.000
633.700
< 2 tháng
VISSAN
9
10.000
28.000
< 5 tháng
Xuân Đức
21
15.000
96.000
< 2 tháng
Linh Xuân
19
50.000
100.000
< 6 tháng
Phước Long
19
4.400
40.000
< 2 tháng
Thuận Thiên
14
100.000
75.000
> 1.5 năm
Tổng thể
241.400
972.700
< 4 tháng
Nguồn: TTSXSVN
Kết quả trên cho thấy 61% phương án được nêu là loại chi phí thấp, cần đầu tư dưới 1.000 USD và 80% phương án có hạn hoàn vốn dưới 1 năm. Như thế có thể cải thiện môi trường đáng kể mà không cần có vốn đầu tư thật lớn. Hơn nữa, thời hạn hoàn vốn dưới 1 năm là khá hấp dẫn dưới góc độ tài chính. Nó chứng minh rằng phần lớn phương án SXSH có thể coi là giải pháp có lợi cả 2 mặt kinh tế và môi trường cho công ty.
1.3.3.2.3 Tác động môi trường
Hơn 50% phương án SXSH có tác động ít hoặc không tác động về môi trường, và 45% phương án có lợi ích môi trường rõ rệt (trung bình hoặc cao). Không có biện pháp nào tác động xấu tới môi trường.
1.3.4 Giới thiệu một số nét về dự án UNEP “Những chiến lược và cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển”
Dự án “Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” là một dự án do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua vụ Công nghiệp và Môi trường của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) là cơ quan điều hành toàn cầu. Dự án bao gồm hoạt động có tính toàn cầu cũng như ở cấp độ quốc gia. Năm nước đang phát triển được lựa chọn để thực hiện dự án là Guatemala, Nicaragua, Tanzania, Zimbabwe và Việt Nam.
Mục đích chung của dự án nhằm tăng cường sản xuất bền vững ở các nước đang phát triển trên cơ sở chiến lược SXSH, thông qua việc xây dựng mối quan hệ tương tác hiệu quả hơn giữa các ngành sản xuất và tài chính và đầu tư.
Các hoạt động của dự án bao gồm 2 dạng: các dự án thử nghiệm cấp quốc gia và các hoạt động toàn cầu. Ở Việt Nam, trọng tâm dự án thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo, nghiên cứu và trình diễn tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan kế hoạch, tài chính, kinh doanh sản xuất công nghiệp của Nhà nước cũng như của khu vực ngoài quốc doanh, và nâng cao năng lực của cán bộ để thúc nay đầu tư SXSH. Dự án cũng góp phần nghiên cứu đề xuất những công cụ mới nhằm khuyến khích SXSH (tín dụng, chính sách, đào tạo nhân lực, kỹ năng) và gia tăng đầu tư trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SXSH
2.1 Đánh giá SXSH
2.1.1 Đánh giá SXSH
Để có thể xác định các cơ hội cải thiện, cần phải tiến hành đánh giá SXSH.
Việc đánh giá SXSH tập trung vào:
Các chất thải và phát thải được phát sinh ở đâu.
Các chất thải và phát thải được phát sinh do nguyên nhân nào.
Giảm thiểu các chất thải và phát thải như thế nào.
Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.
Sáu bước thực hiện SXSH:
2. Phân tích công đoạn
3. Phát triển các cơ hội SXSH
4. Lựa chọn các giải pháp
5. Thực hiện các giải pháp SXSH
6. Duy trì SXSH
1. Khởi động
SXSH là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc một đánh giá SXHS, đánh giá tiếp theo được tiến hành cho một phạm vi mới để cải thiện hiện trạng tốt hơn.
2.1.2 Cam kết của lãnh đạo
Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự cam kết mạnh mẽ từ phía ban lãnh đạo. Cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói.
2.1.3 Sự tham gia của công nhân vận hành
Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH. Công nhân là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các biện pháp SXSH.
2.1.4 Tiếp cận có hệ thống
Để SXSH trở nên bền vững và có hiệu quả, cần thiết phải tuân thủ và áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Khi bắt đầu bằng các nhiệm vụ riêng lẻ, công việc có thể sẽ khá hấp dẫn và các lợi ích ngắn hạn cần xuất hiện. Mặc dù vậy, cảm giác này có thể sẽ giảm đi rất nhanh nếu không nhận ra được các lợi ích lâu dài. Chính vì vậy mà cần có thêm một khoảng thời gian cũng như nỗ lực để đảm bảo tuân thủ thực hiện theo tiếp cận này một cách có hệ thống và tổ chức.
2.2 Bước 1: Khởi động
Trước tiên, ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương trình SXSH. Đánh giá SXSH sẽ yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin và phát triển các giải pháp. Bên cạnh đó, có thể cần một số chi phí như lắp đặt đồng hồ nước hoặc phân tích mẫu để hỗ trợ cho việc thu thập số liệu ban đầu và theo dõi hiệu quả sau này.
Thành lập nhóm đánh giá SXSH
Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá SXSH. Khi thực hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thành viên trong nhóm cần một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian cần thiết để thực hiện đánh giá SXSH.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
Cấp lãnh đạo
Kế toán hoặc thủ kho.
Khu vực sản xuất và
Bộ phận kỹ thuật, ví dụ như day chuyền sản xuất, cấp hơi hay bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia về SXSH từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ có thêm một cách tiếp cận khách quan.
Liệt kê các công đoạn/quá trình sản xuất
Nhóm SXSH xem xét tổng quan toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể (hoặc sơ đồ của các động tác) để có thể cùng thống nhất và hiểu biết đúng về quá trình sản xuất.
Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như làm sạch hoặc tái sinh vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.
Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên phù hợp để làm tài liệu đối chứng sau này.
Xác định và chọn các công đoạn lãng phí
Dựa trên sơ đồ công nghệ và khảo sát hiện trạng, nhóm đánh giá SXSH cần xác định được các công đoạn gây lãng phí.
Cùng với các thông tin hiện có về lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ, quyết định phạm vi đánh giá SXSH.
Phạm vi đánh giá được chọn cần mang tính hấp dẫn về kinh tế khi giải pháp SXSH được xác định. Như vậy, các công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu/sản phẩm lớn hoặc những công đoạn có tỷ lệ xử lý lại cao cần được ưu tiên đưa vào trong phạm vi đánh giá.
2.3 Bước 2: Phân tích các công đoạn
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượng cần được thực hiện nhằm định lượng các chất thải được phát sinh, chi phí và các nguyên nhân của dòng thải. Các cân bằng sẽ còn là cơ sở cho biết mức tiêu thụ tài nguyên và các chất thải phát sinh trước khi thực hiện SXSH.
Với phạm vi được chọn để thực hiện đánh giá SXSH, sơ đồ công nghệ cần phải được cụ thể hoá hơn để đảm bảo mô tả đủ tất cả các công đoạn/các động tác và có đủ các đầu vào và đầu ra trong sơ đồ.
Tiếp theo, cần phải thu thập các thông tin để làm cân bằng. Có thể sẽ có rất nhiều việc phải làm và đo đạc. Các đồng hồ để xác định lượng nước và điện tiêu thụ có thể sẽ rất hữu ích và cần thiết.
Định lượng đầu vào và đầu ra là cách duy nhất để xác định các tổn thất mà bình thường không được nhận dạng.
Làm cân bằng vật liệu như thế nào?
Xác định việc đo đạc và thu thập các thông số đầu vào và đầu ra như thế nào. Lập kế hoạch đo đạc cho 1 ngày sản xuất, hoặc ghi lại lượng tiêu thụ/các dòng thải cho 1 thời gian dài.
Trong trường hợp không thể đo được, ước tính chính xác một cách chính xác nhất.
Cân bằng vật liệu cần được dựa trên các số liệu thực. Các số liệu được lấy từ lý thuyết, mô tả thiết bị, hay các số liệu “cần phải như thế” là những số liệu không thể sử dụng được.
Công đoạn
Đầu vào
Đầu ra
Dòng thải
Tên
Lượng
Tên
Lượng
Tên
Lượng
1
2
Cân bằng năng lượng
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân bằng vật liệu.
Thay vì việc cân bằng thực, việc điều tra để ghi lại lượng vào và mất mát cũng có thể là rất có ích.
Đối với hệ thống cấp hơi, cần đo được lượng nhiên liệu sử dụng, tổn thất của nồi hơi và ước tính các tổn thất nhiệt do bề mặt bảo ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng.
Xác định tính chất dòng thải
Việc xác định tính chất dòng thải gồm 3 phần:
Định lượng dòng thải (các số liệu cần được lấy từ phần cân bằng vật liệu).
Định lượng tác động môi trường bằng cách đo đạc/ước tính, ví dụ BOD và COD của nước thải.
Xác định chi phí cho mỗi dòng thải bao gồm chi phí của các thành phần có giá trị trong dòng thải và chi phí xử lý môi trường.
Việc xác định chi phí dòng thải sẽ cho một bức tranh chung về lượng tiền mất mát đối với mỗi dòng thải. Bên cạnh đó, kết quả này còn củng cố cam kết, chỉ ra tiềm năng tiết kiệm và mức đầu tư cần thiết để có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ được dòng thải.
Đặc trưng dòng thải
Dòng thải
Định lượng dòng thải
Đặc trưng dòng thải
Chi phí
Số hoặc tên của dòng thải
Bao nhiêu và mức độ thường xuyên
Dòng thải bao gồm: các giá trị về kinh tế (hoá chất, nước). Các giá trị về môi trường (pH, BOD, COD)
Tổn thất nguyên liệu
Tổn thất do xử lý lại
Chi phí xử lý
Phân tích nguyên nhân
Cần làm việc với cả nhóm để thực hiện phân tích nguyên nhân.
Việc phân tích nguyên nhân với lý do “thiết bị cũ” hay “chất lượng thấp là không đủ”. Cần phải tìm ra các nguyên nhân thật cụ thể đối với việc phát sinh ra dòng thải, ví dụ “nguyên liệu có hơn 2% tạp chất được chấp nhận”. Việc phân tích nguyên nhân càng chi tiết thì việc đề xuất ra cơ hội càng dễ dàng.
Như vậy, để làm được việc phân tích nguyên nhân tốt cần phải nắm chắc quá trình và các thông số vận hành.
2.4 Bước 3: Phát triển các cơ hội SXSH
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả các giải pháp SXSH có thể làm được.
Từ nguyên nhân đến giải pháp
Với mỗi nguyên nhân được xác định sẽ có một, nhiều hoặc thậm chí không có giải pháp SXSH nào tương ứng.
Xem xét việc mời các chuyên gia từ các nhà cung cấp tham dự việc đề xuất cơ hội SXSH. Đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Tại bước này đừng nên quan tâm ngay đến tính khả thi của giải pháp đề xuất.
Liệt kê các nguyên nhân và giải pháp
Dòng thải
Nguyên nhân
Giải pháp SXSH
Số
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1
2
3
1.2
1.2.1
4
Chọn lựa các cơ hội có thể làm được
Danh mục các cơ hội SXSH cần được xem xét để xác định:
Các cơ hội có thể thực hiện được ngay.
Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp và
Các cơ hội bị loại bỏ vì không mang tính thực tế hoặc khả thi.
Sàng lọc các cơ hội SXSH
Các cơ hội SXSH
Hạng mục
Có thể thực hiện ngay
Cần nghiên cứu tiếp
Loại
Ghi chú/lý do
2.5 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Đối với các cơ hội SXSH phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi một cách chi tiết về các mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
Tính khả thi về kỹ thuật
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Chất lượng của sản phẩm
Năng suất sản xuất
Yêu cầu về diện tích
Thời gian ngừng hoạt động
So sánh với thiết bị hiện có.
Yêu cầu bảo dưỡng
Nhu cầu đào tạo và
Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Các lợi ích sau cũng được đưa vào như 1 phần của nghiên cứu khả thi kỹ thuật:
Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ.
Giảm nguyên liệu tiêu thụ và
Giảm chất thải.
Tính khả thi về kinh tế
Tính khả thi về kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính.
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập như nhau nhưng chi phí khác nhau.
So sánh lợi ích: dựa trên thu nhập và lượng tiết kiệm của từng lựa chọn.
Hoàn vốn đầu tư: đưa lợi ích vào cùng mối quan hệ với vốn đầu tư.
Thời gian hoàn vốn.
Giá trị hiện tại ròng (NPV); và
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR).
Phương pháp dùng thời gian hoàn vốn là phương pháp thường được sử dụng vì phương pháp này đơn giản và có thể tính toán nhanh. Đối với các giải pháp SXSH tập trung đầu tư cao, cần phải tiến hành phân tích kinh tế chi tiết hơn, ví dụ như NPV hay IRR.
Tính khả thi về môi trường
Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi về môi trường là hiển nhiên. Mặc dù vậy, cần phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nào vượt quá phần tích cực không.
Lựa chọn để triển khai
Các kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường cần phải được kết hợp để chọn ra các giải pháp tốt nhất.
Có thể tiến hành phương pháp cộng có trọng số.
2.6 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn ít chi phí, ví dụ như sữa chữa rò rỉ, đóng vòi nước đang chảy khi không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải được thực hiện ngay từ những bước đầu của đánh giá SXSH. Các giải pháp này cần được thực hiện ngay càng sớm càng tốt.
Để có thể ghi lại thành công của đánh giá SXSH, nhất thiết phải lưu giữ danh mục của tất cả các giải pháp đã thực hiện.
Kế hoạch thực hiện
Các giải pháp còn lại đã được chọn để triển khai cần được đưa vào thực hiện theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt.
Việc lưu giữ danh mục các giải pháp có thể sẽ cần thiết để xin phê duyệt cũng như xin các khoản kinh phí cần thiết tương ứng.
Kế hoạch thực hiện cần nêu:
Cần làm gì;
Ai là người chịu trách nhiệm;
Bao giờ hoàn thành; và
Quan trắc hiệu quả như thế nào?
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần phải quan trắc lượng nguyên liệu tiêu thụ mới/ mức độ thải để đánh giá lợi ích của giải pháp.
Kế hoạch thực hiện với các giải pháp SXSH
Làm gì?
Ai chịu trrách nhiệm
Bao giờ?
Quan trắc hiệu quả như thế nào?
Số và tên của giải pháp
Tên
Thời gian hoàn thành việc thực hiện giải pháp
Lượng nguyên liệu X sử dụng cho 1 tấn sản phẩm
Số và tên của giải pháp
Tên
Thời gian hoàn thành việc thực hiện giải pháp
Lượng nguyên liệu Y sử dụng cho 1 tấn sản phẩm
2.7 Bước 6: Duy trì SXSH
Nếu như SXSH đã được bắt rễ và tiếp tục thực hiện, nhóm SXSH tiếp tục duy trì các giải pháp SXSH đã thực hiện. Đây là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo tiếp tục thu được lợi ích từ chương trình.
Quan trắc và đánh giá kết quả
Duy trì SXSH sẽ đạt được tốt nhất khi nó trở thành công việc quản lý hàng ngày. Để duy trì SXSH cần quan trắc định kỳ ở cấp quản lý doanh nghiệp và quá trình sản xuất.
Báo cáo các kết quả SXSH
Các kết quả SXSH cần được báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên để tiếp tục duy trì cam kết.
Chuẩn bị cho một đánh giá mới về SXSH
Sau khi kết thúc, một đánh giá mới về SXSH cần được bắt đầu ngay để đảm bảo sự cải thiện liên tục cho doanh nghiệp. Đây cũng là mục tiêu của SXSH.
Liên tục đưa SXSH vào công việc quản lý hàng ngày
Khi hình thành được hệ thống quản lý môi trường, dù có chứng nhận hay không, cũng sẽ đảm bảo rằng SXSH được duy trì trong chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và SXSH sẽ hỗ trợ lẫn nhau do có cùng yêu cầu cải thiện liên tục.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SẠCH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN - CƠ ĐIỆN TUẤN PHƯƠNG
3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Cơ – Điện Tuấn Phương
3.1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty
Tên Công ty
Công ty Cố phần Cơ – Điện Tuấn Phương
Địa chỉ
Lô C7/11 đường 2E, KVN Vĩnh Lộc, Q. Bình Tân
Điện thoại – Fax
84.8.7652511 84.8.7652519
Số nhân viên
160 người
Thời gian làm việc trong ngày
7h30 – 16h30
Sản phẩm chính
Sản xuất, kinh doanh các phụ kiện và thiết bị ngành điện
Số giờ vận hành trong năm
2496 giờ
3.1.2 Vị trí địa lý
Xưởng sản xuất nằm trong khuôn khổ Công ty được xây dựng trong khu đất đã được quy hoạch của KCN Vĩnh Lộc – Q.Bình Tân. Xung quanh Công ty là các Công ty sản xuất khác thuộc sự quản lý của ban quản lý khu công nghiệp. Vị trí tương đối cách xa khu dân cư.
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty là cơ sở sản xuất từ năm 1991 với quy mô nhỏ. Đến năm 1999 chuyển thành Công ty TNHH Tuấn Phương, đến năm 2003 chuyển sang Công ty Cổ phần Cơ – Điện Tuấn Phương, là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các phụ kiện và thiết bị ngành điện.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức nhà máy
Nhà máy sản xuất các phụ kiện và thiết bị ngành điện là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và trong khuôn khổ điều lệ của Công ty.
Ban Giám Đốc kiêm nhiệm và chỉ đạo trực tiếp nhà máy. Các bộ phận nghiệp vụ của công ty cũng đồng thời theo dõi tình hình sản xuất và kinh doanh của nhà máy.
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Bộ phận Hành chánh
Phân xưởng sản xuất
Phòng KCS
Phân xưởng động lực – bảo trì
Các cơ sở dịch vụ và kinh tế khác
Phòng hành chánh quản trị
Phòng kinh doanh
Nhà máy sản xuất
Ban Giám Đốc
Hội đồng quản trị
3.1.5 Tổng quan về sản xuất
3.1.5.1 Mô tả các công đoạn sản xuất
Sản phẩm chính của nhà máy hiện nay là các kết cấu thép được mạ kẽm sau khi đã gia công cơ khí hoàn chỉnh. Quá trình sản xuất có thể được mô tả như sau:
Thép nguyên liệu được đưa vào xưởng cơ khí pha cắt, gia công qua các công đoạn cắt, đục lỗ, cắt vát, đánh doãng, mài theo đúng bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật trên các máy gia công cơ khí,