Đồ án Nghiên cứu mô hình phát triển chợ đầu mối Thành phố Hà Nội, áp dụng xây dựng chợ đầu mối Đền Lừ, quận Hoàng Mai

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài 6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 7

3. Cơ sở pháp lý của đề tài 8

4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 8

5. Phương pháp nghiên cứu 9

6. Nội dung nghiên cứu 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHỢ ĐẦU MỐI VÀ HIỆN TRẠNG CHỢ ĐẦU MỐI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10

1.1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ ĐẦU MỐI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 10

1.1.1. Tổng quan về chợ đầu mối thành phố Hà Nội. 10

1.1.1.1. Số lượng chợ đầu mối thành phố Hà Nội. 10

1.1.1.2. Mạng lưới phân bố chợ đầu mối thành phố Hà Nội. 10

1.1.2. Thực trạng mạng lưới chợ đầu mối thành phố Hà Nội. 12

1.1.2.1. Chợ đầu mối hoa và xe máy Quảng An. 12

1.1.2.2. Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Phùng Khoang. 16

1.1.2.3. Chợ đầu mối NSTP Xuân Đỉnh 18

1.1.2.4. Chợ đầu mối Bắc Thăng Long 19

1.1.2.5. Chợ đầu mối xe máy cũ Dịch Vọng - Cầu Giấy 20

1.1.2.6. Chợ đầu mối Long Biên 22

1.1.3. Nhận xét chung về hiện trạng chợ đầu mối thành phố Hà Nội. 23

1.2. HIỆN TRẠNG CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (ĐỀN LỪ - HOÀNG MAI). 26

1.2.1. Vài nét về khu vực quận Hoàng Mai. 26

1.2.2. Hiện trạng chợ đầu mối Đền Lừ - Quận Hoàng Mai 26

1.2.2.1. Vị trí và giới hạn Chợ đầu mối Đền Lừ. 26

1.2.2.2. Đặc điểm kiến trúc 27

1.2.2.3. Hệ thống giao thông. 29

1.2.2.4. Hệ thống cấp, thoát nước. 30

1.2.2.5. Hệ thống cấp điện. 31

1.2.2.6. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 31

1.2.2.7. Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất 31

1.2.2.8. Vấn đề vệ sinh môi trường 32

1.2.2.9. Hiện trạng hoạt động kinh doanh chợ đầu mối Đền Lừ 33

1.2.3. Nhận xét hiện trạng chợ đầu mối Đền Lừ 35

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CHỢ ĐẦU MỐI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ÁP DỤNG XÂY DỰNG CHỢ ĐẦU MỐI ĐỀN LỪ – QUẬN HOÀNG MAI 37

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 37

2.1.1. Chợ và phân loại chợ 37

2.1.1.1. Định nghĩa chợ 37

2.1.1.2. Phân loại chợ 38

2.1.2. Chợ đầu mối 39

2.1.2.1. Định nghĩa chợ đầu mối 39

2.1.2.2. Phân loại chợ đầu mối 39

2.1.2.3. Chức năng chợ đầu mối 41

2.1.2.4. Phạm vi phục vụ chợ đầu mối 43

2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHỢ ĐẦU MỐI 44

2.2.1. Vị trí xây dựng chợ đầu mối 45

2.2.2. Vùng cung cấp hàng hoá chính 45

2.2.2.1. Vùng cung cấp xuyên quốc gia 45

2.2.2.2. Vùng cung cấp liên tỉnh 46

2.2.2.3. Vùng cung cấp địa phương 46

2.2.3. Vùng tiêu thụ hàng hoá chính 47

2.2.4. Khả năng liên kết với vùng cung cấp và vùng tiêu thụ hàng hóa 48

2.2.5. Vị trí chợ đầu mối phù hợp với quy hoạch chung mạng lưới chợ 49

2.3. CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CHỢ ĐẦU MỐI 50

2.3.1. Ban quản lý chợ đầu mối 50

2.3.2. Bộ phận kinh doanh thường xuyên 51

2.3.3. Bộ phận kinh doanh không thường xuyên 52

2.3.3.1. Bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình trong chợ đầu mối 52

2.3.3.2. Nhóm chức năng phụ trợ 52

2.3.3.3. Nhóm chức năng kỹ thuật công trình 52

2.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH TRONG CHỢ ĐẦU MỐI VÀ YÊU CẦU BỐ TRÍ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG BUÔN BÁN TRONG CHỢ 52

2.4.1. Các khu vực chức năng hoạt động buôn bán chính 52

2.4.1.1. Ðiểm kinh doanh tại chợ 52

2.4.1.2. Dây chuyền hoạt động trong chợ đầu mối 53

2.4.2. Yêu cầu tổ chức không gian đặc trưng của chợ đầu mối. 55

2.5. CÁC DỰ ÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH CHỢ ĐẦU MỐI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM 57

2.5.1. Các dự án ảnh hưởng đến mô hình phát triển 57

2.5.1.1. Định hướng phát triển vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 57

2.5.1.2. Định hướng quy hoạch chung mạng lưới chợ 58

2.5.1.3. Định hướng giải pháp tổ chức quản lý mạng lưới chợ 60

2.5.2. Các dựa án ảnh hưởng đến mô hình phát triển chợ đầu mối Đền Lừ 62

2.5.2.1. Các dự án xây dựng khu đô thị mới 62

2.5.2.2. Dự án mở rộng đường giao thông 64

2.5.2.3. Dự án cầu Thanh Trì 64

2.5.2.4. Kết luận. 65

2.5.3. Hệ thống chợ và Trung tâm thương mại lân cận 65

2.5.3.1. Chợ Đầu mối Long Biên 65

2.5.3.2. Các chợ thuộc quận quản lý 66

2.5.3.3. Các chợ thuộc phường quản lý 66

2.6. TÌM HIỂU MỘT SỐ CHỢ ĐẦU MỐI ĐIỂN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 67

2.6.1. Chợ đầu mối Bình Điền (Quận 8) 67

2.6.2. Chợ đầu mối Tân Xuân (Huyện Hóc Môn) 68

2.6.3. Chợ đầu mối NSTP Tam Bình - Quận Thủ Đức 69

2.6.4. Đánh giá chung về chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh. 70

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (ĐỀN LỪ – HOÀNG MAI) 72

3.1. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH CHO CHỢ ĐỀN LỪ – QUẬN HOÀNG MAI 72

3.1.1. Mô hình chợ đầu mối chuyên doanh 72

3.1.2. Mô hình chợ kết hợp với trung tâm thương mại. 73

3.1.3. So sánh hai phương án chọn lựa 75

3.1.3.1. Phương án 1 (Lựa chọn mô hình chợ loại 2. 75

3.1.3.2. Phương án 2 (Lựa chọn mô hình chợ đầu mối 75

3.2. DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020. 76

3.2.1. Giai đoạn 1 (từ năm 2007 – 2010): 76

3.2.2. Giai đoạn 2 (Năm 2010 ÷ 2020) 78

3.3. ĐỀN XUẤT QUY HOẠCH CẢI TẠO VÀ MỞ RỘNG CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM ĐÁP ỨNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN II (TỪ 2010 – 2020) 79

3.3.1. Tính toán quy mô công trình chợ đầu mối Đền Lừ 79

3.3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm mở rộng xây dựng 79

3.3.1.2. Đề xuất vị trí và ranh giới công trình: 79

3.3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất chợ Đền Lừ sau khi mở rộng 80

3.3.1.4. Quy hoạch hệ thống giao thông 81

3.3.1.5. Cơ cấu sử dụng đất 82

3.4. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC BÃI ĐỖ XE VÀ CÁC TUYẾN LƯU THÔNG TRONG CHỢ ĐẦU MỐI PHÍA NAM 83

3.4.1. Các yêu cầu về tổ chức tuyến nội bộ chợ đầu mối Đền Lừ 83

3.4.2. Đề xuất tổ chức lưu thông nội bộ chợ Đền Lừ 83

3.4.2.1. Phân loại các tuyến đường nội bộ 83

3.4.2.2. Dự đoán số lượng xe lưu thông trong các tuyến đường nội bộ chính 3—86

3.4.2.3. Đề xuất lưu thông trong chợ Đền Lừ 87

3.4.3. Đề xuất bãi đỗ xe cho chợ đầu mối Đền Lừ. 88

3.4.3.1. Yêu cầu tổ chức bãi đỗ xe cho chợ đầu mối. 88

3.4.3.2. Xác định vị trí và diện tích bãi đỗ xe cho chợ đầu mối. 89

3.4.3.3. Đề xuất các mô hình tổ chức bãi đỗ xe trong chợ. 89

3.5. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHO DỰ ÁN MỞ RỘNG VÀ CẢI TẠO CHỢ ĐẦU MỐI ĐỀN LỪ 92

3.5.1. Đề xuất chính sách đầu tư xây dựng 92

3.5.2. Đề xuất cơ chế tài chính đầu tư 92

3.5.3. Đề xuất chuyển đổi cơ chế quản lý 93

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN 104

ĐỀ XUẤT 105

 

doc96 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4801 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu mô hình phát triển chợ đầu mối Thành phố Hà Nội, áp dụng xây dựng chợ đầu mối Đền Lừ, quận Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng và số lượng, đòi hỏi các hoạt động thương mại cũng phải được nâng cao trình độ văn minh và chất lượng phục vụ. Với tính ưu việt là càng ngày càng đa dạng về chủng loại hàng hoá và phương pháp trao đổi mua bán, hệ thống thương mại càng ngày càng phát triển, đáp ứng được thị hiếu và tiết kiệm thời gian mua sắm của người tiêu dùng. Chợ đầu mối đóng góp tầm qua trọng rất lớn trong hệ thống thương mại đó. Chợ đầu mối luôn mang tính phát triển và hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của đô thị. Cùng với tốc độ gia tăng dân số, gia tăng diện tích đô thị, khoảng cách giữa chợ đầu mối và trung tâm đô thị ngày càng lớn. Như vậy, đô thị phát triển đến đâu thì chợ đầu mối phát triển đến đấy và ngày càng có quy mô lớn hơn. CÁC NHÂN Tè t¸c ®éng ®Õn ho¹t ®éng kinh doanh cña chî ®Çu mèi Chợ đầu mối cũng như những thực thể khách quan luôn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình. Xét một cách chung nhất, các yếu tố tác động đến chợ đầu mối là yếu tố kinh tế, đô thị hóa, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất…Nhưng yếu tố tác động một cách trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối đó là: chợ đầu mối phải đặt trong mối quan hệ vùng và có vị trí giao thông thuận lợi. Có thể liệt kê các yếu tố tác động lên chợ đầu mối theo sơ đồ sau: Trong nguyên tắc xây dựng, bố trí chợ đầu mối - với phạm vị hoạt động không xác định thì vấn đề hợp lý quy hoạch chợ đầu mối được xem như một yếu tố khách quan có vai trò vô cùng quan trọng cho phép đánh giá khả năng và quy mô hoạt động của chợ sau này. Theo nghĩa đó, khi đặt chợ đầu mối trong mối quan hệ vùng ta cần xét đến vùng cung cấp và tiêu thụ hàng hóa chính. Theo ngành hàng thì mỗi loại hàng (Nông sản thực phẩm, xe máy, điện tử..) có những vùng cung cấp và vùng tiêu thụ khác nhau (Đánh giá theo sơ đồ sau). Ngoài ra, khả năng tiếp cận và tổ chức nội bộ là yếu tố chủ quan tác động đến sự phát triển hoạt động của chợ. Trong đó, các yếu tố nội bộ nói đến là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường, giao thông nội bộ và hoạt động tổ chức quản lý chợ đầu mối (giá vé cho thuê, giá bốc dỡ hàng hoá, giá vé vào chợ, thủ tục hành chính…). Khả năng tiếp cận có thể đánh giá qua hệ thống giao thông chính trực tiếp vào chợ. Vị trí xây dựng chợ đầu mối Có thể nói vị trí xây dựng chợ đầu mối là yếu tố quan trọng nhất trong tính toán thiết kế, quy hoạch chợ đầu mối. Thông thường các chợ đầu mối tuỳ theo lịch sử hình thành (chợ cũ) hay do hình thành theo quy hoạch (chợ mới) mà có hình thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự phân bố của các chợ đầu mối thường ở những nơi thuận tuyến đường giao thông và là cửa ngõ một khu vực đông dân cư hoặc là nơi tập trung các nhà máy xí nghiệp có nhu cầu cao về nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng. Vùng cung cấp hàng hoá chính Vùng cung cấp chính của chợ đầu mối khác với những chợ loại I khác. Theo khoảng cách từ vùng cung cấp đến chợ, có thể phân vùng cung cấp của chợ đầu mối thành ba loại: Vùng cung cấp xuyên quốc gia Đây là vùng cung cấp chủ yếu cho chợ đầu mối có quy mô vùng. Hiện nay, Chợ đầu mối NSTP Việt Nam thường được cung cấp từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan… Các mặt hàng cung cấp là các loại hàng xuất khẩu có chất lượng khá đảm bảo, nhất là hàng Thái Lan thường có giá cao hơn các loại NSTP bán đi từ Trung Quốc. Vùng cung cấp liên tỉnh Các loại hàng hoá trao đổi giữa các tỉnh cung cấp mặt hàng đặc thù như: Vĩnh Long (bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, cam sành), Đồng Tháp (sầu riêng Moong thoong), Hà Tĩnh (bưởi Phúc Trạch), Bắc giang (vải chín sớm Hùng Long, vải U Lai), Nam Định (gạo Hải Hậu)… Đây là vùng cung cấp cho tất cả các loại chợ đầu mối có quy mô khác nhau, hàng hoá được vận chuyển thông thường bằng các loại xe có tải trọng trên 10 tấn hoặc công ten nơ, trên xe có thể gắn các thiết bị phòng lạnh. Đối với chợ đầu mối Hà Nội thì vùng cung cấp liên tỉnh chủ yếu là Miền Nam với các loại NSTP có năng suất cao, chất lượng tốt như: quýt, bưởi, dưa hấu, cam… Cần quy hoạch hợp lý để hình thành những hệ thống chợ trái cây là khu chợ đầu mối chuyên kinh doanh các mặt hàng trái cây gồm các vựa, có cơ sở đóng gói, bảo quản và chế biến hiện đại để cung cấp trái cây xuất khẩu hay bán buôn cho các siêu thị ở các thành phố lớn. Đây là nơi chủ vườn mang sản phẩm đến bán và có điều kiện thu nhận, trao đổi thông tin cần thiết về thị trường, giá cả, định hướng thị trường, giống mới, kỹ thuật trồng, tập huấn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh trái cây có hiệu quả. Vùng cung cấp địa phương Thông thường vùng cung cấp phân bố xung quanh chợ với bán kính khoảng 10 km. Hàng hoá cung cấp từ bà con nông dân với số lượng nhỏ lẻ và không thường xuyên. Hoạt động của chợ thường tập trung vào ban đêm và có vai trò như một chợ dân sinh cùng với hoạt động của chợ xanh. Yếu tố này thể hiện rõ trong các chợ đầu mối chuyên doanh như: chợ đầu mối NSTP, chợ đầu mối hoa. Chợ đầu mối không chỉ có chức năng trung chuyển các loại hàng hoá với số lượng lớn, mà còn là nơi hoạt động của chợ xanh, chợ đêm truyền thống. Khi chợ có chức năng trung chuyển hàng hoá thì sự tác động của yếu tố này không rõ rệt, nhưng đối với các loại hàng hoá bán buôn với số lượng bé diễn ra trong các hoạt động chợ đêm như rau, củ, quả, hoa… thì đây là yếu tố chính tạo nên sức hút cho chợ đầu mối. Đối với hàng hoá là hoa thì chợ đầu mối càng gần vùng trồng hoa càng giúp cho người nông dân vận chuyển thuận tiện vì có hai lí do cần lưu ý: Hoa cung cấp cho các đô thị lớn thường xuất phát từ các làng hoa có thâm niên và có số lượng cung cấp hàng ngày lớn và một đặc tính của hoa là mặt hàng khó bảo quản, dễ hư hỏng khi vận chuyển (nhất là khi công nghệ bảo quản hoa của Việt Nam còn thô sơ, không khoa học) cần vận chuyển trên một đoạn đường ngắn. Chính điều này đã tạo ra thực trạng hiện nay của các làng hoa Việt Nam là nhiều hộ nông dân ngại đem hoa ra các chợ đầu mối mà thường bán hoa ngay trước cổng làng cho các mối lái với giá rẻ hơn bình thường. Chợ đầu mối hoa Quảng An hoạt động hiệu quả vì các làng cung cấp hoa chủ yếu cho chợ phân bố xung quanh chợ với khoảng cách ngắn (trung bình khoảng 3km) như làng hoa Quảng Bá, làng hoa Ngọc Hà… Quy trình và mối quan hệ thương mại trong hoạt động chợ đêm Đối với các chợ đầu mối NSTP thì yếu tố này chỉ quan trọng đối với các loại nông sản có số lượng nhỏ, vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe đạp, xe máy. Chợ đầu mối nông sản thực phẩm bố trí gần nơi cung cấp hàng hoá sẽ khuyến khích người nông dân tăng gia sản xuất. Và ngược lại, chính người nông dân cung cấp các loại hàng nhỏ lẻ này, khi tham gia đông đảo trong chợ tạo nên sức hút cho chợ đầu mối, tạo môi trường đầu tư tốt cho các loại NSTP vận chuyển với số lượng lớn. Khi quy hoạch chợ đầu mối NSTP thì vấn đề này cần được xem trọng. Vùng tiêu thụ hàng hoá chính Gắn với vùng tiêu thụ hàng hoá chính của chợ đầu mối, ta cần lưu ý đến mạng lưới chợ dân sinh phân bố trong khu vực và chú ý đến tác động ảnh hưởng của chợ đầu mối đến những loại chợ nhỏ lẻ này (khoảng cách từ chợ dân sinh đến chợ đầu mối, khả năng lưu thông, cơ sở hạ tầng của từng chợ…). Theo dây chuyền phân phối hàng hoá có thể sơ đồ hoá như sau: Vị trí chợ đầu mối tại trung tâm khu dân cư là yếu tố chính giúp chúng ta đánh giá tính hiệu quả của dự án: Thứ nhất, khu dân cư là đầu mối tiêu thụ hàng hoá chính của chợ, khi đánh giá đúng tiềm năng này thì đó là đánh giá được vai trò chợ đầu mối. Quan hệ cung cầu được thể hiện qua hai hình thức buôn bán: Hàng hoá từ chợ đầu mối chuyển đến những chợ nhỏ lẻ trong vùng rồi bán cho nhân dân, hai là người dân mua hàng trực tiếp từ chợ đầu mối mà không qua khu thương mại trung gian. Bán lẻ Bán buôn Trực tiếp CHỢ ĐẦU MỐI CHỢ DÂN SINH NGƯỜI DÂN TRUNG TÂM TM Mối quan hệ thương mại từ chợ đầu mối đến khu tiêu thụ Thứ hai, khi đặt tại các khu tập trung dân cư, thì chợ đầu mối được xem như là các công trình thương mại được liên kết với các công trình văn hoá, hành chính giúp tăng cường sử dụng các hoạt động công cộng của người dân đô thị được thuận tiện và sự liên kết này được xem như là một thực thể khách quan để tạo dựng nên bộ mặt của không gian kiến trúc và đô thị. Thứ ba, bố trí chợ đầu mối trong cụm đông dân cư phải chú ý đến các yếu tố liên kết xung quanh mới đảm bảo được khả năng lưu thông hàng hoá và hành khách như yếu tố giao thông, mạng lưới liên kết chợ, trung tâm thương mại xung quanh. Thứ tư, vị trí chợ đầu mối trong các khu dân cư đông đúc cần phải tính đến các thay đổi lâu dài như khả năng mở rộng khu dân cư, hướng mở rộng, tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu mua bán…Vì trong thực tế, có nhiều dự án xây dựng chợ do không được tính trước đến các khả năng này nên chỉ trong vài năm sau khi hoàn thành chợ hoạt động không hiệu quả vì vị trí không thuận tiện. Khả năng liên kết với vùng cung cấp và vùng tiêu thụ hàng hóa Đây có thể xem là yếu tố thứ ba tạo nên tính linh hoạt cho mô hình chợ đầu mối. Dù chợ hình thành theo hình thức nào (xây dựng, cải tạo trên nền móng chợ cũ, hay chợ xây dựng mới hoàn toàn theo quy hoạch) thì buộc phải tính toán yếu tố này. Vì nó xác định quy mô chợ đầu mối và giúp phân biệt chợ đầu mối với các loại chợ khác trong đô thị. Khả năng liên kết của chợ đầu mối chính là khả năng thuận tiện giao thông và khả năng phân phối hàng hoá cho các khu thương mại xung quanh khu vực (chợ và các trung tâm thương mại). Thông thường, chợ đầu mối lớn nằm tại vị trí đầu mối giao thông và cửa ngõ của đô thị lớn. Đối với giao thông đường bộ, chợ đầu mối nằm cạnh các đường cao tốc (đường vành đai và đường quốc lộ hướng tâm) hay các nhà ga mà tàu có thể xuất hàng hoá. Đối với giao thông đường biển, chợ đầu mối nằm cạnh các hải cảng lớn và có tuyến đường bộ quan trọng đi qua. Điều này cho phép chợ hoạt động liên tục mà không gây ách tắc giao thông. Các phương tiện vận chuyển hàng hoá với khối lượng lớn như ô tô, công ten nơ, tàu nhập hàng vào chợ mà không gây ách tắc cũng như thuận tiện cho bốc dỡ hàng hoá. Nhưng bên cạnh đó, chính các tuyến giao thông có lưu lượng phương tiện giao thông hạng nặng lớn gây tâm lý lo ngại cho các tiểu thương hay người dân đến kinh doanh tại chợ và đôi khi, một số chợ nằm cạnh các tuyến giao thông quan trọng nhưng lại quá xa các khu dân cư và các đại lý phân phối nên lượng người tham gia buôn bán là không nhiều. Tình trạng chung hiện nay cũng hay mắc phải điều này, như chợ đầu mối NSTP Bình Điền lớn nhất Việt Nam, dù được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và nằm trên vị trí cửa ngõ Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh nhưng mới hoạt động vài tháng mà lượng người tham gia giảm hẳn vì các tuyến giao thông cao tốc gây tâm lý lo ngại cho người dân. Bán kính phục vụ các chợ Khả năng phân phối hàng cho các đại lý thông thường được tính toán qua việc thuận tiện giao thông; khoảng cách giữa chợ đầu mối và các đại lý (chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng) và giữa các đại lý đến khu dân cư. Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, khi quy hoạch mạng lưới chợ, tuỳ theo mật độ dân cư của từng khu vực, trên cơ sở đó xác định quy mô và bán kính phục vụ của chợ để thuận tiện cho việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân cư trong khu vực (Xem hình 31): Chợ loại 1 không quy định bán kính phục vụ. Chợ loại 2 có bán kính đến 3000m (phục vụ từ 9 đến 12 vạn dân). Chợ loại 3 có bán kính đến 1200m (phục vụ từ 1,5 đến 2 vạn dân). Do đó, xác định vị trí xây dựng chợ đầu mối phải phù hợp với mạng lưới chợ hiện có, gắn với các khu vực dân cư, các khu trung tâm trong quy hoạch thành phố và thuận lợi với các nguồn cung cấp hàng chuyên doanh. Vị trí chợ đầu mối phù hợp với quy hoạch chung mạng lưới chợ Ngoài những yếu tố trên, khi quy hoạch mạng lưới chợ thì vị trí chợ đầu mối phải phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố. Khi các chợ đầu mối phân phối hàng hoá hợp lý cho các khu vực tập trung dân cư thì có nhiều tác dụng: Các phương tiện đi lại thuận lợi và tốn ít nhiên liệu. Khuyến khích người dân tham gia mua bán tại chợ đầu mối Các khoảng cách và hướng hoạt động tốt giúp các chợ đầu mối chuyên doanh theo một ngành hàng không cạnh tranh gay gắt và có hoạt động trợ giúp nhau trong phân phối hàng hoá. Đảm bảo chợ đầu mối hoạt động hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại khi chịu tác dụng xấu của xã hội, kinh tế…mang lại. Các yếu tố tác động đến hoạt động chợ đầu mối C¬ cÊu ho¹t ®éng chî ®Çu mèi Ban quản lý chợ đầu mối Là tên gọi chung cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý các hoạt động tại chợ theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo tính chất và quy mô của chợ, bộ phận này thường bao gồm: Phòng làm việc của lãnh đạo, Các phòng làm việc của nhân viên nghiệp vụ, Phòng họp, Phòng tiếp khách, Phòng thông tin điều hành, Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Phòng quản lý chất lượng hàng hoá, Phòng làm việc của tổ quản lý kỹ thuật, Phòng y tế, Phòng làm việc của đội bảo vệ... Những chợ có tính chất riêng và quy mô lớn như các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, ban quản lý chợ còn là sự phối hợp làm việc của nhiều cơ quan chức năng thuộc hệ thống của chính quyền địa phương có văn phòng đại diện đặt tại chợ như: Phòng thuế vụ, Phòng công an, Phòng quản lý chất lượng hàng hoá, Phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm… Các bộ phận chức năng chợ đầu mối BQL CHỢ Bộ phận kinh doanh thường xuyên (2 nhóm) Bộ phận kinh doanh hàng hoá Bộ phận kinh doanh dịch vụ Bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình (2 nhóm) Nhóm chức năng phụ trợ Nhóm chức năng kỹ thuật Bộ phận kinh doanh không thường xuyên (kinh doanh tự do) Bộ phận kinh doanh thường xuyên Là bộ phận có diện tích kinh doanh trong nhà. Bao gồm các điểm kinh doanh của chủ hàng (được bố trí cố định) và không gian giao thông mua hàng của khách. Diện tích các chức năng được lấy theo nhu cầu cụ thể của từng chợ. Bộ phận này cơ bản bảo đảm tính chất kinh doanh ổn định và thường xuyên của chợ, được chia thành 2 nhóm chức năng chính như sau: TT Bộ phận kinh doanh hàng hoá TT Bộ phận kinh doanh dịch vụ 1 Thực phẩm tươi sống 12 Ăn uống giải khát 3 Công nghệ phẩm 14 Trông giữ đồ 4 Thủ công mỹ nghệ 15 Sửa chữa dụng cụ gia đình 5 Bông vải sợi - May mặc 16 Các khu vui chơi, giải trí 6 Mỹ phẩm, Tạp hoá 17 Dịch vụ tắm rửa, giặt là công cộng 7 Văn phòng phẩm, Văn hoá phẩm 18 Bốc xếp hàng hoá 8 Đồ gia dụng 19 Thông tin thương mại 9 Sành sứ 20 Quảng cáo 11 Điện máy 22 Bưu chính viễn thông Bộ phận kinh doanh không thường xuyên Là bộ phận kinh doanh tự do, được bố trí bán hàng ở một khu vực riêng. Tuỳ theo điều kiện của từng chợ có thể bố trí trong mái hoặc ngoài trời. Diện tích của bộ phận này thường không phân chia cụ thể cho một chủ hàng nào và được lấy theo nhu cầu thực tế của từng chợ. Bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình trong chợ đầu mối Là các chức năng có vai trò cấu thành chợ, tuỳ theo điều kiện của từng chợ nó được cấu thành trực tiếp hay gián tiếp, cao cấp hay đơn giản, song không được thiếu. Bộ phận này được chia thành 2 nhóm chức năng chính như sau: Nhóm chức năng phụ trợ Bao gồm: Khu vệ sinh, Kho chứa hàng (là một dạng dịch vụ), Bãi để xe (là một dạng dịch vụ - tầng hầm, có mái, ngoài trời), Khu thu gom rác, xử lý rác, Phòng trực bảo vệ, Không gian tín ngưỡng, kho lạnh để chứa hàng tươi sống. Nhóm chức năng kỹ thuật công trình Bao gồm: Trạm biến áp điện, trạm máy phát điện dự phòng, Tủ bảng điện, Trạm bơm nước, bể chứa nước, Phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí, Phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, PCCC. ho¹t ®éng kinh doanh chÝnh trong chî ®Çu mèi vµ Y£U CÇU Bè trÝ kh«ng giAN CHøC N¡NG bu«n b¸n trong CHî Các khu vực chức năng hoạt động buôn bán chính của chợ đầu mối Chợ đầu mối được quy hoạch với các khu vực chức năng bao gồm các điểm kinh doanh và các khu dịch vụ khác như bãi đỗ xe, kho hàng khu ăn uống, vui chơi giải trí… Ðiểm kinh doanh tại chợ Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/ điểm. Có ba loại: Loại 1 Giao cho thương nhân sử dụng kinh doanh trong trường hợp có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong thời hạn nhất định sau khi chợ được xây dựng xong. Loại 2: cho thương nhân thuê để kinh doanh. Loại 3: Những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công...) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt, được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp nhận nội quy chợ. Mô hình điểm kinh doanh tại chợ đầu mối Hoạt động giao thông trong khu buôn bán chợ dân sinh Dây chuyền hoạt động trong chợ đầu mối Theo nghiên cứu bộ nông nghiệp và nông thôn, hiên nay có ba hình thức buôn bán hàng hoá nông sản thực phẩm đó là giao dịch theo hình thức trao ngay, giao dịch thứ cấp và thị trường giao sau. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, các chợ đầu mối mới xây dựng, hoạt động giao dịch chỉ giới hạn mua bán buôn giữa các doanh nghiệp và thương gia trong nước, giao dịch theo hình thức giao ngay, chưa có giao dịch thứ cấp và thị trường giao sau. Các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa đều do thương nhân đảm nhận. Các công ty kinh doanh chợ (một số chợ còn là Ban quản lý) chưa tham gia giao dịch, chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ như cho thuê mặt bằng, bốc dỡ hàng hóa, bảo vệ an ninh. Với lý do đó, dây chuyền hoạt động trong chợ có thể phân thành các gíai đoạn: Các phương pháp bốc dỡ hàng hoá Giai đoạn 1: Hoạt động nhập hàng. Xe từ đường chính vào chợ có thể vào qua bãi tập trung xe hoặc bãi riêng của từng nhà chợ chính sau đó là quá trình dỡ hàng hoá tại các nhà chợ chính. Hoặc xe có thể vào chợ và dỡ trực tiếp cho người mua hàng mà không phải qua trung gian nhà chợ chính. Hình thức này, thông thường phải có sự nhất trí giữa các doanh nghiệp tham gia giao dịch chợ chỉ có chức năng cho thuê mặt bằng hoạt động trung chuyển. Giai đoạn 2: Hoạt động xuất hàng. Xe xuất hàng có thể vào sớm hơn thời điểm giao dịch nhiều giờ để đảm bảo tìm được loại hàng hoá có giá cả và chất lượng, số lượng thích hợp. Do đó, cũng như xe nhập hàng, cần phải tổ chức bãi đỗ xe riêng cho xe xuất hàng thuận tiện được giao thông và hoạt động bốc hàng hoá. Đối với hoạt động bốc dỡ hàng hoá cả xe xuất và xe nhập, tuỳ theo cấu tạo nhà chính và kích thước xe mà có thể bốc dỡ trược tiếp vào các ky ốt hoặc sử dụng các xe bốc dỡ chuyên dụng thuê ở chợ. Trong hoạt động bốc dỡ hàng hoá, sự phức tạp và cấu tạo nhà chợ chính cần có các hình thức bốc xếp hàng hoá trong chợ hợp lý. Hình 38 cho ta một vài phương pháp nghiên cứu mô hình bốc dỡ hàng hoá. Đối với chợ đầu mối, do yêu cầu khả năng bốc dỡ hàng hoá nhanh và với khối lượng lớn nên nhà chợ chính thường được thiết kế một tầng trệt, do vậy mô hình bốc dỡ 1 và 2 là các mô hình chính được chỏn lựa. Mô hình 1 cho phép xe có thể chảy trực tiếp vào các kiốt dỡ hàng, mô hình 2 buộc xe dừng ngoài nhà chợ chính và chỉ được phép vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện khác. Yêu cầu tổ chức không gian đặc trưng của chợ đầu mối. Theo dây chuyền hoạt động trong chợ đầu mối, theo quá trình vận chuyển hàng hoá từ xe nhập hàng và xe xuất hàng, các chủ thể hoạt động xuất hiện với các chức năng khác nhau tuỳ theo sự tham gia vào quá trình hoạt động của bộ phận quản lý. Khác với các chợ dân sinh khác, chợ đầu mối ngoài các không gian chức năng cần thiết kế như đã nêu trên còn phải đề cập đến không gian cho những cá thể đặc trưng sau: Lái xe: Thông thường một xe có 2 lái xe thay nhau điều khiển vì đây là các phương tiện vận chuyển đường dài. Một chợ có quy mô hoạt động lớn như chợ đầu mối thì thông thường có khoảng 300 – 500 xe hoạt động mỗi ngày. Như vậy, cần tổ chức không gian chức năng vệ sinh, giải trí, nghỉ ngơi ngay trong chợ với quy mô sức chứa khoảng 200 người. Các phân khu chức năng này cần tổ chức gần các bãi đỗ xe của chợ. Bộ phận bốc dỡ hàng hoá: Có hai hình thức tổ chức bốc dỡ hàng hoá, đó là hình thức bộ phận bốc dỡ hàng hoá do chính ban quản lý chợ phụ trách và làm hợp đồng với từng đối tượng bốc dỡ. Hình thức này thông thường đảm bảo được thực hiện đúng luật lao động và đảm bảo được cuộc sống của các cá thể tham gia bốc dỡ nhưng thường cho hiệu quả thấp và chỉ được áp dụng với các chợ mà ban quản lý chợ hay các doanh nghiệp quản lý chợ tham gia giao dịch. Hình ảnh bốc dỡ hàng hoá tại chợ Long Biên Dây chuyền hoạt động và yêu cầu tổ chức không gian C¸c dù ¸n ¶nh h­ëng ®Õn m« h×nh chî ®Çu mèi thµnh phè hµ néi vµ ®Þnh h­íng x©y dùng m« h×nh chî ®Çu mèi phÝa nam Các dự án ảnh hưởng đến mô hình phát triển chợ đầu mối thành phố Hà Nội Định hướng phát triển vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Mục tiêu và định hướng phát triển dự án Mạng lưới giao thông liên kết và hệ thống đô thị Mục tiêu lớn nhất của việc lập quy hoạch Vùng thủ đô là hướng tới sự phát triển kinh tế; cần khai thác mạnh hướng đông tây: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trục Nam Bắc: Hà Nội - đồng bằng sông Hồng, vừa là hành lang kinh tế, vừa là trục phát triển đô thị. Việc chọn vị trí các đô thị phát triển ở các địa bàn để tổ hợp thành mạng đô thị hiện đại, đồng bộ, điều hòa mọi mối quan hệ của vùng là vô cùng phức tạp để có thể làm cho các địa phương kề cận với Hà Nội khai thác được thế mạnh của thủ đô, các địa phương khác vừa phát huy được nội lực bản thân, vừa phát huy thế mạnh tổng hợp cả vùng tập trung phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Theo định hướng vùng Thủ đô Hà Nội sẽ bao gồm toàn bộ các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm và thủ đô Hà Nội sẽ là ''cốt lõi'' của đô thị trung tâm. Xung quanh đó, trong một cự ly thích hợp, các Đô thị mang chức năng đối trọng hoặc vệ tinh hỗ trợ cho Đô thị trung tâm sẽ hình thành. Các đô thị đối trọng và vệ tinh sẽ được xác định trong phạm vi từ 50 -100km. Ranh giới nghiên cứu mở rộng tới 15 - 16 tỉnh, thành phố trong đó có Hải Phòng và Quảng Ninh. Đô thị đối trọng và vệ tinh trong vùng liên hệ với nhau theo những đường giao thông riêng, không phải cắt qua Thành phố trung tâm. Quan hệ Bắc - Nam có 2 trục chính: trục nhánh quốc lộ 1A và cao tốc Bắc Nam; quan hệ Đông - Tây có 2 trục chính: đường cao tốc 18 và Việt Trì - Nội Bài - Hạ Long và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hệ thống giao thông này sẽ kết hợp liên hoàn với đường Vành đai 4 tạo thành ''bộ xương cứng'' cho toàn Vùng. Một vành đai đầu mối đường bộ, đường sắt sẽ bao quanh Hà Nội nhằm phân bố các luồng xe quá cảnh không vào sâu trong Thành phố, giảm ách tắc từ xa cho trung tâm. Vùng thủ đô Hà Nội với trách nhiệm là thúc đẩy và góp phần phát triển đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Việc phân bố tỷ trọng cơ cấu kinh tế vùng cũng như xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được nghiên cứu toàn diện và đi từ hai hướng: Xây dựng những chính sách khuyến khích các tỉnh, thành phố trong vùng phát huy khả năng của mình, chủ động xây dựng các mục tiêu sát thực của từng địa phương, tạo ra một kế hoạch phát triển hợp lý. Bằng chính sách thích hợp tạo điều kiện cho tất cả các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý mỗi vùng và liên vùng; đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, phát triển nhanh và ổn định, có sức cạnh tranh; khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Đối với nông nghiệp, nông thôn vùng: Hiện tại dân cư nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% số dân trong vùng. Tuy nhiên, đời sống dân cư đô thị và nông thôn có khoảng cách đáng kể, nông dân còn nghèo. Cần xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ quản lý kinh tế cho nông thôn đồng thời với chọn mô hình sản xuất để có lộ trình công nghiệp hóa nông thôn. Trong quy hoạch đối với nông nghiệp, việc sử dụng đất đai để bảo đảm an ninh lương thực với giống và công nghệ mới, chỉ cần tối đa 2/3 diện tích đang canh tác, còn khoảng 1/3 diện tích nên tính toán kỹ, có hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa mà chủ yếu tổ chức các dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp dưới dạng doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn để tăng thu nhập và tạo việc làm cho nông dân. Ảnh hưởng của dự án đến hệ thống chợ đầu mối Thành phố Hà Nội Định hướng phát triển vùng trước hết tác động đến hệ thống giao thông cấp vùng và hệ thống vùng cung cấp hay vùng tiêu thụ cho hàng hoá vận chuyển đến và đi qua Thủ đô Hà Nội. Qua đó, định hướng các tuyến đi chính vào thành phố (quốc lộ hướng tâm) cùng với quá trình đô thị hoá mở rộng ranh giới định hình vị trí các chợ đầu mối. Chợ đầu mối hình thành và phát triển nhờ vào sự phát triển đô thị và có xu hướng dịch xa về phía ngoại thành dọc các tuyến đường liên kết với các đô thị vệ tinh và các vùng kinh tế trọng điểm khác Định hướng quy hoạch chung mạng lưới chợ của Thành phố Hà Nội đến năm 2020 Nội dung dự án Theo định hướng điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt thì hướng mở rộng Thành phố Hà Nội về hướng Tây Bắc, Tây Nam và Phía Bắc. Thủ đô Hà Nội được chia làm ba khu vực với đặc tính tương đối khác nhau. Khu vực Hà Nội hiện nay Đây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChợ đầu mối hà nội - thực trạng và giải pháp.doc