Đồ án Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy họach phát triển kinh tế xã hội Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Phần I : MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết của đề tài trang 1

II. Mục đích nghiên cứu trang 1

III. Đối tượng nghiên cứu trang 2

IV. Phạm vi nghiên cứu trang 2

V Nội dung nghiên cứu. trang 2

VI. Phương pháp nghiên cứu trang 3

VI.1 Phương pháp luận trang 3

VI.2 Phương pháp cụ thể trang 3

Phần II : NỘI DUNG.

Chương I : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUY HOẠCH

 MÔI TRƯỜNG.

I.1 Nhừng khái niệm cơ bản về QHMT trang 5

I.1.1 Khái niệm về QHMT trang 5

I.1.2 Vị trí của quy hoạch trong công tác quản lý môi trường trang 6

I.1.3 Cơ sở pháp lý trong QHMT ở VN trang 7

I.1.4 Đặc điểm của QHMT trang 8

I.1.5 Nguyên tắc QHMT trang 10

I.2 Tình hình nghiên cứu QHMT trên thế giới và Việt Nam trang 11

I.2.1 Tình hình nghiên cứu QHMT trên thế giới trang 11

I.2.2 Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam trang 14

I.3 Những nội dung chính trong QHMT trang 15

 

I.4 Tiến trình QHMT trang 16

I.5 Các giải pháp thực hiện QHMT vùng trang 17

I.6 Mối quan hệ giữa QHMT và QHPT trang 18

 

doc146 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy họach phát triển kinh tế xã hội Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chế. Ở một số xã, việc thu dọn vệ sinh thường được UBND xã giao khoán cho tư nhân, phương tiện thu gom rác rất thô sơ và thường cũng chưa có bãi rác tập trung, mà chỉ đổ phân tán nơi ruộng vườn nhất là xuống sông rạch. Về môi trường, rác gây ô nhiễm không khí khá cao : bụi 0,05 mg/m3, NOx 0,004 mg/m3, SO2 0,07 mg/m3, ô nhiễm mùi nặng (H2S). Đặc biệt, ô nhiễm nước khá cao pH = 6,8, SS = 6mg/l, BOD5 = 16 mg/l, COD = 23 mg/l, N – NH4 = 0,39 mg/l, N – NO2 = 0,9 mg/l, coliform = 240.000 MPN/100 ml Qua kết quả trên cho thấy tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh có chiều hướng gia tăng, theo dự đoán, đến năm 2010 lượng rác thải trên địa bàn Thị xã khoảng 135 tấn/ngày. Bảng 19. Khối lượng rác phát sinh qua các năm tại Thị xã Bến Tre. STT Phân loại CTR Đơn vị 2003 2004 2005 1 Chất thải rắn sinh hoạt đô thị Tấn/ngày 66,205 70,441 74,619 2 Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Tấn/ngày Chưa thống kê được 3 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Kg/ngày 40 40 40 4 Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Tấn/ngày 2 2 2 5 Chất thải rắn y tế nguy hại Tấn/ngày 1,918 1,974 1,069 Tổng lượng chất thải Tấn/ngày 110,123 114,415 117,688 Nguồn: Công ty Công trình đô thị và Sở Y tế Bến Tre. Ø Thu gom chất thải rắn. Tỷ lệ hộ gia đìng đăng ký thu gom xử lý rác tăng 90,88% (5 phường nội ô), 19,78 % (8 phường ngoại ô). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng đã trang bị các thùng rác. Các phương tiện xe tải ép rác và xe đẩy tay được đầu tư mới về số lượng và khả năng vận chuyển. Bảng 20. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn các năm. STT Loại chất thải rắn Đơn vị 2003 2004 2005 1 Chất thải rắn sinh hoạt % 52,86 66,15 72,36 2 Chất thải rắn công nghiệp % 100 10 100 3 Chất thải rắn xây dựng Không Không Không Không 4 Chất thải rắn y tế nguy hại Bệnh viện YHCT Trần Văn An Kg/ngày 1.800 1.825 900 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu % 60 80 100 Nguồn : Công ty Công trình đô thị và Sở Y tế Bến Tre. Qua 2 năm thực hiện chỉ thị 03 – CT/TXU của Ban Thường vụ Thị xã Ủy về xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn Thị xã Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của Công ty Công trình đô thị, bộ mặt Thị xã thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường phố. Do khả năng thu gom chất thải rắn của Công ty ngày càng tăng qua các năm. ØXử lý chất thải rắn. Ä Chất thải rắn sinh hoạt. Thị xã Bến Tre có một bãi chôn lấp rác sinh hoạt với diện tích khoảng 2,7 ha ( ấp Phú thành, xã Phú Hưng), hoạt động từ năm 1991, do Công ty công trình đô thị đảm nhận. Hình thức bãi chôn lấp là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tình hình xử lý rác rò rỉ ra từ bãi rác là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rỉ từ bãi rác chảy ra bên ngoài. Hiện tại, bãi rác đã quá tải, UBND Tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 2 ha đất. Nhìn chung, công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải Tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là khai thác mụt (sàn) cung ứng cho nông dân với giá từ 120.000 – 150.000 đ/tấn, nhằm hạn chế sự quá tải của bãi rác hiện nay. Ä Rác thải công nghiệp nguy hại. Rác thải công nghiệp là rác thải sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Hiện nay, tại Thị xã Bến Tre có 836 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, chế biến đường có 98 cơ sở, chế biến dầu dừa thô có 12 cơ sở, chế biến bánh kẹo có 133 cơ sở, sản xuất gạch xây dựng có 30 cơ sở, sản xuất chỉ xơ dừa có 9 cơ sở, sản xuất than tiêu kết có 1 cơ sở, sản xuất nước mắm có 1 cơ sở, xay xát gạo có 110 cơ sở, may mặc có 96 cơ sở, sản xuất nước đá cây có 18 cơ sở, dệt chiếu thảm có 60 cơ sở, các ngành nghề khác là 231 cơ sở. Theo ước tính tổng lượng rác công nghiệp trên địa bàn Thị xã khoảng 3 – 4 tấn/ngày (trung bình 3,5 tấn/ngày) nhưng chỉ mới thu gom được 600 kg/ngày chiếm khoảng 17%. Lượng rác thải công nghiệp nguy hại của Thị xã chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra tại nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 2 tấn/ngày. Công nghệ xủ lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của Thị xã (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, Thị xã Bến Tre). ÄRác thải y tế nguy hại. Rác thải bệnh viện bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nguời nhà bệnh nhân và rác thải y tế sinh ra từ việc khám, chữa và điều trị bệnh. Trong đó, rác thải y tế đã được thế giới xếp vào loại rác thải độc hại nguy hiểm bởi trong rác thải có chứa nhiều vi trùng có khả năng gây bệnh cho người và súc vật. Hiện nay trên địa bàn Thị xã chỉ có 2 bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và Trần Văn An có hệ thống xử lý rác thải y tế. III.6 Cây xanh. Theo thống kê của Công ty Công trình đô thị trên toàn Thị xã có trên 900 cây xanh các loại như : phượng vĩ, bàng, điệp vàng, sao,... với tổng diện tích khoảng 515 m2. Bên cạnh đó, còn có các vườn hoa, công viên như : công viên Ngã ba Tháp có diện tích là 1,4 ha, công viên Hùng Vương có diện tích 5.620 m2, tạo cảnh quan sinh thái xanh, đẹp cho đô thị Thị xã Bến Tre III.7 Các sự cố môi trường II.7.1 Sạt lở bờ sông Bến Tre. Đoạn phần lõm uốn khúc thuộc xã Mỹ Thạnh An dài 600 – 700m, bờ lở đứng đoạn ngắn 100 – 150m, mức sạt lở từ 1 – 1,5m/năm. Khu vực từ cửa kênh Chẹt Sậy đến cửa rạch Gò Đàn dài khoảng 2km, tốc độ lở trung bình 2 – 4 m/năm. Quá trình sạt lở chủ yếu do ghe tàu đi lại. III.7.2 Sạt lở sông Hàm Luông. Đoạn từ phà Hàm Luông đến trại giam Bình Phú mức độ sạt lở từ 2 – 4 m/năm, khoảng chiều dài sạt lở 1 – 2 km. Nguyên nhân sạt lở chủ yếu là do tác động của sông, tàu thuyền đi lại và dòng chảy kết hợp với nền đất yếu. III.8 Hiện trạng quản lý môi trường của nhà nước. III.8.1 Về tổ chức III.8.1.1 Xây dựng tổ chức, tiềm lực. Trong các năm qua, từ năm 1998 đến 2000, Thị xã có 1 nhân sự chuyên trách quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường nằm trong biên chế của văn phòng HĐND & UBND Thị xã (nay đã thôi việc) để phối hợp giải quyết các tranh chấp về môi trường. Trước vấn đề bức xúc của Thị xã, trong 2000, UBND Thị xã đã thành lập Phòng Quản lý đô thị, trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải, các công trình vệ sinh công cộng,...biên chế có 1 kỹ sư môi trường. III.8.1.2 Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Trong các năm qua, Thị xã Bến Tre thường xuyên phối hợp tốt với Sở Khoa học công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra về Bảo vệ môi trường, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi đông dân cư và những nơi mà người dân phản ánh. III.8.2 Điều tra nghiên cứu về tài nguyên và môi trường. Nhìn chung, trong các năm qua, hoạt động điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thị xã chủ yếu là do các ngành Tỉnh phối hợp với các trường viện và UBND Thị xã thực hiện gồm các đề tài, đề án thuộc các lĩnh vực sau: Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998 – 2000 và 2010. Các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. Đề tài lập mạng lưới quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2000. Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản cát lòng sông phần thượng nguồn và hạ nguồn các sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre. Dự án quy hoạch, thu gom và xử lý rác các Thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ nay đến 2010. Dự án quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre. Đề tài khảo sát điều tra sạt lở bờ sông tỉnh Bến Tre. Đề tài điều tra hiện trạng môi trường Thị xã Bến Tre, xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị Thị xã Bến Tre đến năm 2010. III.8.3 Nhận xét về công tác quản lý môi trường trong thời gian qua Nhận thức về BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được nâng cao trong các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất và trong nhân dân. Thông qua công tác đăng ký, thẩm định môi trường, thanh tra xử lý bước đầu đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra, các cơ sở gây ô nhiễm bước đầu đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Thông qua các dự án kêu gọi đầu tư các dự án về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, nuôi thủy sản, xây dựng chiến lược về cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình về xử lý chất thải đã được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, trong công tác quản lý BVMT còn một số tồn tại phải quan tâm và khắc phục : Hệ thống tổ chức chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ các cấp. Ở huyện, thị chưa có bộ phận quản lý môi trường nên sự phối hợp chưa chặt chẽ. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước còn lớn kể cả ô nhiễm dầu và thuốc trừ sâu... Đây là vấn đề cần được tập trung có giải pháp tích cực tháo gỡ để góp phần BVMT, phát triển bền vững trong quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ mới 1/3 cơ sở sản xuất đưa vào diện quản lý môi trường, chưa có giải pháp kỹ thuật phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong TTCN (khói, lò than, chất thải cồn...). Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu thường xuyên, chưa phát huy hết vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng , các phong trào quần chúng trong BVMT. Trình độ dân trí thấp, việc BVMT chưa trở thành thói quen, tập quán trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân. Công tác quản lý Nhà nước về BVMT còn nhiều hạn chế, đội ngũ làm công tác quản lý môi trường các cấp còn thiếu, chưa đáp ứng với yêu cầu, đầu tư kinh phí, phương tiện, trang thiết bị cho công tác BVMT còn hạn chế và chưa kịp thời . III.9 Xác định những vấn đề môi trường bức xúc và khoanh định những khu vực suy thoái môi trường. II.9.1 Các vấn đề môi trường bức xúc Vấn đề ô nhiễm môi trường ở thị xã Bến Tre so với các nơi khác ở mức độ nhẹ-trung bình. Tuy nhiên, qua phân tích hiện trạng môi trường, cho thấy các thành phần ô nhiễm bức xúc đáng quan tâm và phải có giải pháp đồng bộ để tập trung giải quyết : Ø Ô nhiễm nguồn nước mặt Ø Ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực nuôi trồng thủy sản Ø Ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất CN-TTCN Ø Vấn đề rác thải thoát nước và vệ sinh công cộng ở đô thị Môi trường nhiều nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái : Ở khu vực đô thị : tình trạng ngập úng, ứ đọng nước vào mùa mưa ở nhiều khu dân cư chưa được khắc phục, thiếu công trình vệ sinh công cộng , nước thải từ các bệnh viện (mặc dù có dự án) nhưng chưa được đầu tư xử lý, đổ trực tiếp ra sông, rạch. Các bãi rác quá tải chưa được qui hoạch và chưa có công nghệ xử lý triệt để, chỉ để phân hủy tự nhiên gây ô nhiễm đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân, ý thức tự giác BVMT và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của số đông dân cư, việc thi hành pháp Luật Bảo vệ môi trường trong sản xuất CN-TTCN có nơi, có lúc chưa nghiêm túc. Ở vùng nông thôn : Số hộ được dùng nước sạch và xây dựng hố xí hợp vệ sinh còn thấp, phân trong chăn nuôi còn là vấn đề bức xúc bị thưa kiện nhiều, nguồn nước nhìn chung chưa cải thiện về chất lượng vẫn tiếp tục bị ô nhiễm , một số khu vực cống thủy lợi nước ngọt hơn nhưng dơ hơn. Quản lý Nhà nước về môi trường chưa bao quát trên các lĩnh vực, hệ thống văn bản pháp qui chưa đồng bộ, hiệu lực thực thi pháp Luật về BVMT còn thấp. III.9.2 Khoanh định những khu vực suy thoái môi trường Nhìn chung, hiện trạng môi trường khu vực Thị xã Bến Tre đã bị ô nhiễm trong các năm qua ở mức độ từ nhẹ đến chớm nặng. Chất lượng môi trường thay đổi theo mùa khô và mùa mưa rõ rệt và bị tác động sâu sắc bởi các chất thải tại chỗ và từ thượng nguồn đổ về. Dựa vào mức độ ô nhiễm và các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng có thể phân hiện trạng môi trường thị xã Bến Tre thành các vùng sau : Vùng ô nhiễm nặng: khu vực các phường nội ô và các trục lộ giao thông chính. Vùng ô nhiễm nhẹ: khu vực các chợ nông thôn và các sông lớn như sông Bến Tre, sông Hàm Luông. Vùng môi trường sạch : khu vực đồng ruộng và vườn cây ăn trái. Chương IV: GIỚI THIỆU VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ BẾN TRE ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020. IV.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN. Thị xã có vị trí thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đối với các huyện trong Tỉnh nói chung và giữa Bến Tre với các vùng bên ngoài nói riêng, là nơi tập trung các cơ sở công thương nghiệp và dịch vụ của Tỉnh và riêng Thị xã, nên có tiềm năng phát triển và sức hút đầu tư lớn đối với các hoạt động kinh tế trong toàn Tỉnh. Cao trình đất đai thuộc loại cao so với các địa bàn khác trong Tỉnh, thuận lợi cho việc phát triển đô thị, mặt khác cũng thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ – kỹ thuật cao, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, đặc biệt các vườn cây ăn trái đặc sản kết hợp với phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, tiến tới phát triển du lịch sinh thái. IV.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN. IV.2.1 Quan điểm. Trong thời kỳ quy hoạch 2001 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, công tác phát triển Thị xã Bến Tre dựa trên các quan điểm xuyên suốt sau đây: Phát huy mọi nguồn lực địa phương và tranh thủ các nguồn lực bên ngoải nhằm xây dựng Thị xã thành một đô thị loại 3 đạt chuẩn quốc gia và là một đơn vị kinh tế có nền thương nghiệp dịch vụ và công nghiệp hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho dẫn đầu các huyện trong Tỉnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh vừa hội nhập vừa cạnh tranh và trong mối quan hệ với các tỉnh trong khu vực. Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, bảo tồn văn hóa, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần người dân, tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội của đô thị trung tâm. Phát triển nguồn nhân lực bằng giáo dục, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, tổ chức và phân công lại lao động, tăng năng suất và hiệu quả. Phát triển kinh tế xã hội song song với bảo vệ môi trường. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị. IV.2.2 Mục tiêu. Ø Thị xã Bến Tre sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược như sau : Phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người vượt mức 1.500 USD/năm (4 USD/ngày/người). Phát triển nhanh các mặt giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục và y tế; và cùng với Tỉnh chuẩn bị phá thế "biệt lập do vị trí địa lý" đối với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước sau năm 2005, khi cầu Rạch Miểu được xây dựng xong. Định hình các khu cụm kinh tế công thương nghiệp chiến lược, khu du lịch sinh thái, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, củng cố cơ cấu kinh tế, tăng tốc phát triển ngay sau năm 2005. Tăng cường đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ cao và xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự cho yêu cầu trước mắt, chuẩn bị cho phát triển bền vững sau năm 2005. Kiến nghị Tỉnh ban hành các khung định chế và cơ chế phù hợp với xu thế tăng tốc phát triển và nâng cấp đô thị nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong những năm trước mắt và đến sau năm 2010. Ø Các mục tiêu chiến lược nêu trên được thể hiện qua các chỉ tiêu lớn sau đây : Ổn định tốc độ phát triển GDP từ 11,4% đến 12,1%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và từ 13,3% đến 14,1%/năm trong giai đoạn 2006-2010. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 10,6 triệu đồng đến 18 triệu vào năm 2010. Tiết kiệm trong dân đạt khoảng 17% - 18% GDP vào năm 2010. Tốc độ tăng dân số là 2,2% (riêng tăng tự nhiên là 0,72%) năm 2010. Mật độ đường ô tô là 6,6 km/km2; mật độ điện thoại đạt 24 máy/100 dân; tỷ lệ điện khí hóa đạt 99%; tỷ lệ dân nội thị được cung cấp nước hợp vệ sinh là 100%, dân nông thôn là 90% vào năm 2010. Tiếp tục phát triển, nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối và hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống đê bao, đảm bảo các vùng quy hoạch nông nghiệp chủ động được nguồn nước sản xuất, chống lũ và ngăn mặn có hiệu quả. Phổ cập Trung học cơ sở trên toàn Thị xã, phấn đấu để 100% giáo viên đạt chuẩn, 40% tổng số lao động được đào tạo, phấn đấu 100% cán bộ tốt nghiệp phổ thông trung học, cứ 415 dân có 1 bác sĩ và 95 dân có 1 giường bệnh, tăng cường hệ thống trung tâm văn hóa - thư viện - trạm truyền thanh - sân thể dục thể thao, phấn đấu đến năm 2010 đạt 97% gia đình văn hóa và 2/3 phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn xã văn hóa. Hộ nghèo đến năm 2010 chỉ còn dưới 2%. IV.3 Định hướng quy hoạch phát triển. Ø Phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở: Khai thác tối ưu vị trí trung tâm của Tỉnh, tài nguyên con người nhằm tạo ra một nền thương nghiệp và dịch vụ văn minh đóng vai trò trung tâm phục vụ và trung chuyển cho toàn tỉnh và nền công nghiệp với những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, làm động lực chính cho phát triển toàn nền kinh tế Tỉnh. Hình thành một Trung tâm thương mại lớn ngay cửa ngõ của Thị xã, hiện đại hóa các hoạt động thương mại dịch vụ, xây dựng bến vựa tại một số điểm dọc sông Hàm Luông khi xây dựng xong cầu Hàm Luông, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hoàn chỉnh hệ thống chợ, vựa nông ngư sản và tăng nhanh mối quan hệ thị trường tạo lực đẩy mới phát triển cho toàn Tỉnh. Hình thành một cụm công nghiệp mới về phía Tây Bắc dọc theo sông Hàm Luông nhằm tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp Thị xã, phát triển cụm công nghiệp điện nước tại Sơn Đông, sắp xếp cơ cấu lại và mở rộng cụm phường 8 – Phú Hưng, đón bắt thời cơ khi cầu Rạch Miễu xây dựng xong. Từng bước đổi mới công nghệ và đổi mới nhanh trang thiết bị và mở rộng quy mô công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hiện có. Hình thành khu du lịch sinh thái phục vụ vui chơi, giải trí chủ yếu cho dân nội thị Thị xã tại Mỹ Thạnh An, có dự trù mở trộng phục vụ cho dân trong Tỉnh và ngoài Tỉnh. Phát triển nông nghiệp theo hướng kỹ thuật cao làm hạt nhân phát triển toàn nến nông ngư nghiệp của tỉnh và phục vụ du lịch, xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao tại Mỹ Thạnh An. Giải quyết các trở ngại cho phát triển sản xuất kinh doanh bằng cách chuyển giao kỹ thuật (chương trình khuyến công, khuyến nông), chính sách vốn cho chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, chính sách phân cấp cho các xã. Ø Nhanh chóng xây dựng phát triển đô thị trung tâm : bằng cách mở rộng khu dân cư và kết cấu hạ tầng các phường, tái cấu trúc khu dân cư nội thị trên các trục đường chính theo hướng nâng tầng cao từ khoảng 1,2 hiện lên 2 – 3 , giải quyết các vấn đề hạ tầng đô thị (thoát nước, rác thải, đèn chiếu sáng,...) và an toàn đô thị (phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự), chỉnh trang cảnh quan (bờ kè, công viên, cây xanh,...), phát triển các khu dân cư đô thị tại ngã ba Tân Thành, ngã ba Bình Phú, ngã ba Phú Hưng, xã Mỹ Thạnh An phía ven sông Bến Tre. Ø Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và công trình công cộng đồng bộ. Nhanh chóng mở rộng và mở mới hệ thống đường chính đạt mức 0,25 m/người và 20 m2/người. Mở rộng QL60 đến công viên và tuyến QL60 đến cầu Hàm Luông trong tương lai, mở các đường vành đai đô thị, phát triển một số hẻm thành đường phố, mở rộng hẻm đồng bộ với hệ thoát nước, nâng cấp các tuyến đường nội thị và nông thôn, xây dựng cầu Hàm Luông, cầu Bến Tre 3, bến cảng Hàm Luông, bến ghe Phú Hưng, bờ kè sông Bến Tre, đặc biệt quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã du lịch Mỹ Thạnh An và xã vùng sâu Nhơn Thạnh. Tiến hành nhanh chóng mở rộng hệ thống cấp nước sạch đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, nhất là cho nhu cầu phát triển công thương nghiệp Thị xã. Tiếp tục hiện đại hóa mạng bưu chính viễn thông và phát triển hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật thị trường trên mạng Internet. Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công trình giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh. Ø Nâng cao trình độ học vấn, đào tạo lao động: có chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý phù hợp với hướng phát triển kinh tế xã hội của toàn Tỉnh và có khả năng thâm nhập thị trường lao động của tỉnh bạn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, đặc biệt là đào tạo lực lượng công nghệ tin học để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21. Ø Nâng cao năng lực quản lý xã hội, quản lý đô thị: nhằm làm điển hình và đầu tàu cho phát triển kinh tế xã hội của toàn Tỉnh và giải quyết tốt các vấn đế an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội và trật tự an toàn trên địa bàn. IV.4 Định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội IV.4.1 Các lĩnh vực kinh tế VI.4.1.1 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Từ nay đến năm 2010, sắp xếp, củng cố các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có, thành lập tổ khuyến công để hướng dẫn, phổ biến các thiết bị và công nghệ mới, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất, thiết lập các dự án đầu tư trọng điểm, tăng cường cổ động đầu tư, xây dựng và quảng cáo các thương hiệu mạnh, vận động thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã các nghề thủ công truyền thống, xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp điện nước về phía Bắc, cụm công nghiệp phía Tây tại Phường 8 – Phú Hưng (diện tích dự kiến 79 ha – tính từ cầu Gò Đăng tới cầu Chẹt Sậy) , xây dựng mới cụm công nghiệp phía Tây Bắc tại phường 7 – Bình Phú (diện tích dự kiến khoảng 100 ha), lập kế hoạch vận động các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu vực Thị xã di đời sang các cụm công nghiệp, đặc biệt tạo điều kiện và cơ hội kêu gọi đầu tư nước ngoài và trong nước đến phát triển công nghiệp tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNGLUANVAN.doc
  • docdanhmuccacbang.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmucluc.doc
  • docnhiemvu_lvan.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
Tài liệu liên quan