Đồ án Nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu 01

Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe 02

1.1. Tổ chức biên chế công ty vận tải Hà Nội. 02

1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe của công ty. 07

1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe. 07

1.2.2. Cường độ sử dụng xe của công ty. 08

Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa 12

2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng - sửa chữa 12

2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm 12

Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm 18

3.1. Tính toán công nghệ 18

3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm 18

3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa 19

3.1.3. Tính toán số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng 23

3.1.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng - sửa chữa 26

3.1.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho trạm 27

3.1.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc trạm bảo dưỡng - sửa chữa 33

3.1.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động 46

3.2. Quy hoạch mặt bằng trạm 59

3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trạm 59

3.2.2. Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trạm 59

Chương 4: Các quy định trong trạm 68

4.1. Quy định chung 68

4.1.1. Biện pháp bảo đảm an toàn khi bảo dưỡng, sửa chữa 68

4.1.2. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi hàn cắt kim loại 69

4.1.3. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi sửa chữa bình điện 71

4.2. Quy định đối với trang thiết bị 72

4.2.1. Đối với thiết bị dùng khí nén 72

4.2.2. Đối với các giá rửa bầu lọc 72

4.2.3. Đối với các máy khoan điện 72

4.2.4. Đối với máy mài điện 72

4.2.5. Đối với một số thiết bị dụng cụ khác 73

4.3. Quy định về phòng cháy 73

Chương 5: Đánh giá tính kinh tế kỹ thuật 75

5.1. Đánh giá công suất của trạm được tính toán theo cường độ sử dụng xe trung bình 75

5.2. Về diện tích không gian sử dụng 75

5.3. Về phương án bố trí chung của trạm 76

5.4. Vấn đề thông gió 76

5.5. Vấn đề chiếu sáng, cung cấp điện, nước 76

5.6. Thiết bị bảo dưỡng sửa chữa 76

5.7. Bậc thợ và bố trí công nhân trong các phòng bảo dưỡng, sửa chữa 77

Kêt luận 78

Tài liệu tham khảo 79

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Ở nước ta hiện nay chủ yếu là khai thác sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài với nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng thực tế trong những năm qua việc khai thác xe ở các công ty trong nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa còn ít và hệ thống trạm xưởng chưa hoàn chỉnh. Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu, Thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô ở các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau: Chương 1: Phân tích đặc điểm tình hình sử dụng xe. Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng trạm. Chương 4: Các quy định trong trạm. Chương 5: Đánh giá tính kinh tế, kỹ thuật. Chương 1 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SỬ DỤNG XE 1.1. Tổ chức biên chế của công ty vận tải Hà Nội Tổng công ty vận tải Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó tổng công ty vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty trực thuộc. Tổng công ty sau khi được thành lập đã tập hợp và xây dựng được một đội ngũ các doanh nghiệp thành viên và liên kết sau: * Các đơn vị trực thuộc: - Xí nghiệp buýt Hà Nội - Xí nghiệp buýt 10 - 10 - Xí nghiệp buýt Thăng Long - Xí nghiệp xe điện Hà Nội - Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội - Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội - Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà Nội - Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm - Trung tâm Tân Đạt - Trung tâm thương mại và dịch vụ * Các đơn vị hạch toán độc lập chưa chuyển đổi hình thức sở hữu - Công ty quản lý bến xe Hà Nội - Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội * Các công ty cổ phần - Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hóa Hà Nội - Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội - Công ty cổ phần xây dựng giao thông đô thị Hà Nội - Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội - Công ty cổ phần Đóng tàu Hà Nội * Các công ty liên doanh liên kết - Công ty liên doanh TOYOTA TC Hà Nội - Công ty liên doanh SAKURA HANOI PLAZA - Công ty TNHH phát triển Giảng Võ. Tổ chức công ty Tên doanh nghiệp: Tổng công ty vận tải Hà Nội Tên giao dịch: Hanoi transport & Services corporation Tên viết tắt: Transerco Trụ sở giao dịch: Số 5 Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội Văn phòng: Số 32 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng - Hà Nội SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức tổng công ty vận tải Hà Nội   Ngành nghề kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hạ tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng … Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác. Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm. Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội; Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh của TRANSERCO; Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt; Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao; Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung chuyển, nhà chờ, …), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tư, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao; Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị; Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao; Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải; Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phương tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải; Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí; Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ; Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, …), công nghiệp (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại; Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo; Xuất khẩu lao động; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải; Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh;   Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác. Ngoài ra trong quá trình phát triển, TRANSERCO được bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Định hướng phát triển - Phát triển thành một Tổng công ty mạnh có tiềm lực về tài chính, quản lý, điều hành tiên tiến để giữ vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động của các Công ty con nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con, công ty liên kết; tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh; không ngừng nâng cao đời sống của người lao động trong Tổng công ty; - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại TRANSERCO và tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách liên tỉnh và dịch vụ công cộng; - Tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và định hướng cho các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết theo định hướng phát triển của Thành phố.    Theo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), hiện Transerco đang trực tiếp quản lý, vận hành 50/60 tuyến xe buýt của thành phố. Từ năm 2002 đến năm 2003 Tổng Công ty có 600 xe, từ năm 2003 đến năm 2005 số lượng xe tăng lên hơn 800 chiếc. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt, ngày 29/1/08 Transerco đã làm lễ tiếp  nhận 50 xe buýt nhãn hiệu Thaco Hyundai từ Công ty CP Trường Hải. Đây là loại xe khách nội thành có sức chứa 80 người và đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải mới nhất của cục đường bộ Việt Nam. Thực lực, biên chế trang bị kỹ thuật xe Tổng công ty vận tải Hà Nội cho thấy Tổng công ty được biên chế nhiều loại xe nhưng đều có tình trạng kỹ thuật tốt, hệ số kỹ thuật cao đây là điều kiện thuận lợi để cho tổng công ty hoàn thành mọi nhiệm vụ. 1.2. Phân tích cường độ sử dụng xe của công ty 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe Trong yếu tố sử dụng xe máy trang bị kỹ thuật có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ qui định, điều lệ công tác kỹ thuật còn xét đến các yếu tố ảnh hưởng chính sau: a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí: Việt Nam là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước đọng trên các vật liệu phi kim như gỗ, cao su, da, bọt…gây nên nấm mốc làm thay đổi tính cơ lý vật liệu như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa các vật liệu đó. Độ ẩm lớn làm cho hơi nước lọt vào các bề mặt làm việc của các mối ghép động, gây ra hao mòn nhanh, giảm tuổi thọ của chi tiết. b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ: Khi nhiệt độ ngoài trời cao thì hiệu suất làm mát cho động cơ và các cụm máy như ly hợp, hộp số, cầu xe, bộ phận treo… sẽ bị giảm rất nhiều dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm. Nhiệt độ cao làm các chi tiết bằng vật liệu cao su như xăm lốp, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa. c- Ảnh hưởng của điều kiện đường xá: Khi xe hoạt động trong điều kiện đường xá bụi bẩn nhiều, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào trong bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hơp, dải phanh và tang trống phanh làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của các chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết. Khi xe hoạt động trong điều kiện đường xá xấu như: đường có mấp mô lớn, trơn lầy nhiều, nhất là trong điều kiện đồi núi, sẽ dẫn đến khả năng thông qua của xe giảm, động cơ, hệ thống truyền lực và bộ phận treo, vận hành liên tục làm việc trong điều kiện nặng nhọc, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, độ tin cậy làm việc cũng như tính năng và tuổi thọ của các cụm, cơ cấu, các hệ thống và toàn xe. 1.2.2. Cường độ sử dụng xe của công ty Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT, từ khi địa bàn Hà Nội mở rộng, bình quân mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội có 10.500 lượt xe buýt hoạt động, vận chuyển trên 1,1 triệu hành khách/ngày, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007 và tăng 26,5% so với thời gian trước khi mở rộng. Riêng Tổng công ty Vận tải Hà Nội, có 50 tuyến buýt với 9.000 lượt xe vận chuyển bình quân khoảng gần 1 triệu hành khách/ngày). Tính đến hiện nay, toàn mạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vận chuyển đạt gần 1,12 triệu hành khách (riêng khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng đạt cao nhất từ trước đến nay là trên 217.020 người/tháng tăng 24% so với trước khi Hà Nội mở rộng. Hệ số sử dụng ghế xe bình quân hiện đã đạt từ 1,5 - 2 lần.   Trong tổng số 60 tuyến toàn mạng đang hoạt động có 11 tuyến buýt có lộ trình phục vụ đến khu vực Hà Nội mở rộng (trong đó Tổng công ty Vận tải có 10 tuyến): Sản lượng hành khách trên 11 tuyến này tăng rất mạnh (tăng trên 19,8% so với cùng kỳ năm 2007 và tăng 28,2% so với trước 1/8). Đặc biệt các tuyến có lộ trình từ trung tâm Hà Nội đến và qua quận Hà Đông tăng mạnh nhất. Do tổng công ty vận tải Hà Nội gồm rất nhiều công ty con mà mỗi công ty con này lại có mức độ sử dụng xe rất khác nhau nên để tính cường độ sử dụng xe của tổng công ty sẽ rất phức tạp. Ở đây ta chọn Trung tâm Tân Đạt là thành viên tiêu biểu nhất của Tổng công ty để tính cường độ sử dụng xe, vì Trung tâm Tân Đạt có số lượng xe chiếm một tỷ lệ khá lớn trong Tổng công ty và cường độ sử dụng xe của trung tâm tương đối ổn định, không thay đổi nhiều qua các năm.   TRUNG TÂM TÂN ĐẠT Thông tin chung về công ty Trung tâm Tân Đạt – Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Địa chỉ: 124 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội  Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm dịch vụ:  Theo số liệu thống kê năm 2005 Trung tâm Tân Đạt có 150 xe các loại, năm 2006 có 200 chiếc, đến năm 2007 tăng lên thành 250 chiếc. Hiện nay, Trung tâm Tân Đạt đang hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh tuyến Hà Nội – TPHCM với tần suất 03 chuyến/ngày. Các chuyến xe chạy trên hành trình này đều là loại xe đời mới  Hyundai Space 45 chỗ; giá vé đồng hạng 510.000/HK (bao gồm các bữa ăn, nước uống trên suốt hành trình). Các chuyến xe khởi hành từ BX Giáp Bát - Hà Nội lúc 11h, 13h và 16h; Tại BX Miền Đông - TPHCM lúc 11h và 17h và 20h. Ngoài ra Trung tâm Tân Đạt còn có 1 chuyến xe liên tỉnh tuyến Lương Yên (Hà Nội) - Tam Bạc (Hải Phòng) với tần suất 20 - 25 phút/chuyến được khai trương vào 17/05/2005 với 18 xe ô tô loại 80 chỗ và 05 tuyến buýt kế cận (tuyến 202: BX Lương Yên - BX Hải Dương bắt đầu hoạt động từ 30/10/2005; Tuyến 203: BX Lương Yên - BX Bắc Giang từ 05/11/2005; Tuyến 207: BX Giáp Bát - TT Văn Giang từ 14/01/2006; Tuyến 205: BX Lương Yên - BX Hưng Yên và Tuyến 209: Bến xe Giáp Bát - BX Hưng Yên được mở từ 19/08/2005) với tần suất 15-20 phút/chuyến. Việc sử dụng xe của công ty được duy trì theo một kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật, kế hoạch nhiệm vụ của công ty về nhu cầu đi lại của người dân và bảo đảm sinh hoạt chung. Căn cứ vào kế hoạch trên giao các doanh nghiệp thành viên lập kế hoạch sử dụng xe trong tháng và thống kê số km sử dụng ở các tháng trong năm. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tân Đạt, cường độ sử dụng xe của trung tâm ở các năm 2005, 2006, 2007 được chỉ ra ở bảng 1.1 Cường độ sử dụng xe của Trung tâm Tân Đạt Bảng 1.1 Chỉ tiêu Tháng  Số lần sử dụng xe trong tháng  Số km sử dụng xe trong tháng (km)  Số ngày sử dụng xe trong tháng    2005  2006  2007  2005  2006  2007  2005  2006  2007   01  2540  3430  4120  152000  258000  309000  25  26  27   02  2430  3290  3960  146000  251000  297000  24  25  25   03  2250  3160  3720  135000  212000  279000  24  25  26   04  2360  2780  3340  142000  204000  249000  23  24  25   05  2610  2970  3570  179000  231000  268000  24  25  24   06  2670  3190  3830  187000  249000  287000  25  26  25   07  2710  3520  4240  191000  265000  318000  26  27  27   08  2790  3380  4050  195000  255000  304000  25  26  26   09  2680  3140  3780  189000  246000  283000  25  24  25   10  2740  2930  3490  192000  219000  262000  24  25  24   11  2850  3020  3130  201000  227000  235000  25  26  26   12  2910  3210  3610  204000  241000  271000  26  26  27   Từ kế hoạch sử dụng xe của Trung tâm Tân Đạt qua các năm 2005, 2006, 2007 ta xây dựng được biểu đồ cường độ sử dụng xe ô tô như sau: Hình 1.2: Biểu đồ cường độ sử dụng xe của Trung tâm Tân Đạt năm 2005, 2006, 2007 Qua thực tế sử dụng xe các năm 2005, 2006, 2007 của Trung tâm ta thấy rằng: trong năm cường độ sử dụng xe tương đối đồng đều, cường độ sử dụng xe tăng tập trung vào các tháng trước, sau Tết nguyên đán và các tháng hè. Đó là các tháng mà nhu cầu đi lại tăng cao. Do cường độ sử dụng xe trong các tháng này tăng cao nên các cụm máy, bộ phận của xe phát sinh nhiều hư hỏng vì vậy số lần bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cũng tăng lên so với các tháng trong năm. Chương 2 PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRẠM BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA 2.1. Các yêu cầu đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa Trạm bảo dưỡng sửa chữa là nơi thực hiện công tác sửa chữa - bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với trạm bảo dưỡng, sửa chữa là: Bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy. Để thực hiện các yêu cầu trên trạm bảo dưỡng - sửa chữa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, đặc biệt là các thiết bị chuyên dùng, xây dựng đủ số cầu bảo dưỡng, sửa chữa. Phải biên chế đủ thợ theo yêu cầu công việc của trạm, sắp đặt các trang thiết bị hợp lý, đúng vị trí, phù hợp với quy trình công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa, tổ chức tốt quá trình bảo dưỡng, sửa chữa xe của công ty. 2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế trạm Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa, trong công ty đã xây dựng được một hệ thống bảo dưỡng - sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về bảo dưỡng - sửa chữa xe. Việc tiến hành thiết kế xây dựng trạm bảo dưỡng - sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe, đặc điểm tình hình nơi công ty làm việc và khả năng của công ty. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng trạm bảo dưỡng - sửa chữa hợp lý ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế trạm bảo dưỡng - sửa chữa, đó là: - Thiết kế theo mẫu: phương pháp này chủ yếu dựa vào trạm bảo dưỡng - sửa chữa hiện có để thiết kế. - Thiết kế cải tiến bổ xung: là phương pháp dựa vào các trạm đã có nhưng chưa hoàn chỉnh để thiết kế hoàn thiện hơn phù hợp với tình hình thực tế và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. - Thiết kế mới hoàn toàn Để đáp ứng yêu cầu của một trạm bảo dưỡng - sửa chữa ta phải áp dụng phương pháp thiết kế mới toàn bộ. Ta đã biết ở trạm bảo dưỡng - sửa chữa, tất cả các công việc bảo dưỡng - sửa chữa đều được thực hiện trên cầu bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng - sửa chữa trên các cầu có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp: phương pháp cầu vạn năng và phương pháp cầu dây chuyền. * Phương pháp cầu vạn năng: Với phương pháp này tất cả các công việc bảo dưỡng - sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng - sửa chữa. Tất cả các phương tiện, thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu. Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một thứ tự nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc. Với phương pháp này các cầu bảo dưỡng - sửa chữa có thể được bố trí theo một trong các phương án sau: - Bố trí như hình 2.1a các cầu bảo dưỡng đều là cầu cụt, xe ra vào bảo dưỡng theo một cửa, phương pháp này có ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Trang thiết bị bố trí từ 3 phía của cầu bảo dưỡng - sửa chữa về mùa đông giữ được nhiệt cho các phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa bố trí xung quanh phòng bảo dưỡng tạo sự cân đối của trạm, tạo điều kiện để bố trí phòng bảo dưỡng hợp lý nhất. Nhược điểm: Thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho phòng bảo dưỡng khó khăn và phức tạp. Vì không có cầu thông nên đưa xe vào cầu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là xe không tự cơ động được. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng của trạm. - Bố trí như hình 2.1b: Là phương án mà tất cả các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trạm theo hai chiều, phương án này có ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Dễ dàng cho xe vào bảo dưỡng - sửa chữa thuận tiện khi đưa xe chết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt. Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộ phận của trạm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau, gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa. - Bố trí như hình 2.1c: Là phương án kết hợp hai phương án trên, phương án này được áp dụng khi số cầu bảo dưỡng - sửa chữa tính toán lớn hơn một cầu. Nó tận dụng được ưu điểm của hai phương án trên, đồng thời khắc phục được nhược điểm cơ bản của chúng. 2.1a 2.1b 2.1c Hình 2.1: Một số phương án bố trí trạm theo phương pháp cầu vạn năng 2-1a - Phương án bố trí cầu cụt; 2.1b - Phương án bố trí cầu thông; 2-1c - Phương án kết hợp; (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa; * Phương pháp dây chuyền: Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng - sửa chữa được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định. Các xe vào bảo dưỡng - sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng. Sơ đồ bố trí trạm bảo dưỡng - sửa chữa theo phương án dây chuyền được thể hiện trên hình 2.2 Hình 2.2: Phương án bố trí trạm theo phương pháp dây chuyền (1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa; Theo phương án này các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải bảo đảm quá trình sản xuất liên tục có nhịp điệu nghĩa là: Thời gian tiến hành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi. Trên thực tế ở các trạm bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ điều này rất khó đạt được, khoảng thời gian đó luôn dao động trong một phạm vi lớn, vì nó phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng - sửa chữa. Như vậy nếu dùng phương pháp này thì quá trình bảo dưỡng - sửa chữa tiến hành không liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trạm, phương pháp này chỉ phù hợp với đơn vị sửa chữa lớn (các nhà máy, xí nghiệp…). Qua phân tích ở trên ta chọn cách bố trí như hình 2.1c (phương pháp cầu vạn năng kết hợp cả cầu cụt và cầu thông) làm phương án bố trí trạm vì nó hợp lý hơn cả. Trạm được thiết kế gồm khu bảo dưỡng có các cầu bảo dưỡng và bố trí xung quanh là các bộ phận cần thiết phục vụ cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa. Do diện tích cơ bản và công suất nhỏ nên các bộ phận cùng tính chất sẽ được bố trí một khu vực. Để giải quyết được các công việc phục vụ cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa, trong trạm được trang bị đủ các phương tiện, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết, chúng được bố trí phù hợp với quá trình công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa của trạm. Việc bố trí như vậy bảo đảm tính công nghệ, đồng thời bảo đảm khả năng thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt, nhất là khu vực bảo dưỡng kỹ thuật. Chương 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRẠM 3.1. Tính toán công nghệ 3.1.1. Phân tích cấu trúc trạm Trạm bảo dưỡng - sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và cấp 02 cho ô tô, sửa chữa nhỏ và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng - sửa chữa. Trạm gồm phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà. a- Phòng bảo dưỡng kỹ thuật. Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng xe, trong phòng được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe, cường độ sử dụng xe của công ty. Cầu gồm 2 loại: cầu cụt và cầu thông. Trong phòng bố trí các thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng như giá để chi tiết, giá rửa các bầu lọc, thiết bị hàn nguội, tủ đựng dụng cụ, kích nâng chuyển… Số lượng các trang bị đều được chọn và tính toán tỉ mỉ, đầy đủ. b- Các phòng sửa chữa: Gồm có: - Phòng nguội; - Phòng hàn điện, hàn hơi, rèn, gò; - Phòng sửa chữa thiết bị điện; - Phòng sửa chữa vỏ thùng xe; - Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu; - Phòng sửa chữa, nạp và bảo quản bình điện. Các bộ phận phục vụ bao gồm: - Phòng hành chính; - Phòng điện của trạm, kho dụng cụ vật tư. Để đảm bảo sinh hoạt cho công nhân cần bố trí các phòng khác nhau: phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng vệ sinh cửa ra vào trạm đặt cửa lớn (cả gian) có cánh đẩy. Từ phòng bảo dưỡng có các cửa nhỏ thông sang các phòng sửa chữa. Trong phòng bảo dưỡng có lắp hệ thống thông gió và dẫn thoát khí xả của xe cũng như khí thải của toàn bộ tòa nhà. 3.1.2. Tính toán nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa. 3.1.2.1. Các phương pháp tính: Việc tính toán nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa có thể được tiến hành bằng 2 phương pháp: a- Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của công ty. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của công ty hay bị thay đổi do biến động của thị trường. Vì vậy xác định theo cách này sẽ không thỏa mãn được giới hạn sai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho công ty nhỏ hoặc công ty có xe hoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định. b- Phương pháp thứ hai: Xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình. Bằng phương pháp này sẽ bảo đảm thiết kế hợp lý, trạm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị. Do vậy sử dụng phương pháp thứ hai xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa xe của công ty là phù hợp cả về lý thuyết và thực tế của đơn vị cơ sở. 3.1.2.2. Tính toán số xe vào bảo dưỡng - sửa chữa theo cường độ sử dụng trung bình. Theo tài liệu [2] số lượng xe sử dụng trung bình trong một ngày tính theo công thức:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh.doc
  • docBia chinh.doc
  • docBia phu.doc
  • dwgCuong do su dung xe.dwg
  • dwgMat bang tram.dwg
  • docMuc luc.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • dwgPhuong an thiet ke tram.dwg
  • dwgSo do qua trinh cong nghe bao duong xe.dwg
  • dwgSo do qua trinh cong nghe sua chua xe.dwg